PHỤ LỤC 3
DU LỊCH PHÚ QUỐC : GIỮ GÌN HAY TÀN PHÁ MÔI TRƯỜNG ?
Theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đảo Phú Quốc thời kỳ 2006-2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2020, nơi này phải trở thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, giao thương quốc tế lớn có tầm cỡ trong khu vực và thế giới. Tuy nhiên hiện nay, ô nhiễm môi trường đang trở thành một vấn đề gay gắt tại đây.
Rác rưởi từ ngoài biển, trôi dạt vào bãi cát, tụ lại thành từng mảng lớn. Vào mùa gió nam, sóng biển xô rác từ đất liền, các hòn khác... dập đầy vào những bãi biển phía Tây của đảo ngọc như bãi Trường, bãi Ông Lang... Đến mùa gió bấc, dòng rác lại lũ lượt trôi về nằm phơi trên bãi Sao, bãi Thơm... Sông Dương Đông, Dinh Cậu, bãi An Thới... nơi nào cũng đầy rác.
Rừng ở Phú Quốc đang đứng trước nguy cơ bị xoá sổ. Từ khi Phú Quốc trở thành đảo du lịch sinh thái chất lượng cao, những cánh rừng nơi đây bị triệt hạ dần. Người dân đua nhau bạt rừng, chiếm núi để kinh doanh du lịch. Rừng ngập mặn bị tàn phá nghiêm trọng.
Các loài động vật hoang dã bị biến thành đồ lưu niệm.
San hô, vỏ ốc... cũng được bày bán tràn lan.
Khách sạn Sài Gòn - Phú Quốc là một địa chỉ quen thuộc với du khách đến Phú Quốc. Đây là nơi nghỉ ngơi sang trọng, đầy đủ các điều kiện cho việc thư giãn và cũng là một trong các khách sạn nêu cao tinh thần bảo vệ môi trường với tấm biển gây chú ý “Cùng bảo vệ hành tinh xanh của chúng ta”.
Tuy nhiên, nguồn nước thải của khách sạn vẫn hàng ngày, hàng giờ đổ thẳng ra biển thông qua một đường ống lớn. Ai dám chắc nguồn nước thải này đã được xử lý an toàn?
Để phấn đấu trở thành một trung tâm du lịch, thu hút 2-3 triệu lượt khách/năm, Phú Quốc và những nhà đầu tư, những người dân nơi đây cần trân trọng và bảo vệ môi trường, cảnh quan tuyệt đẹp vốn được thiên nhiên ưu đãi, và trang bị những dịch vụ “hạ tầng” cần thiết như hệ thống thu gom và bãi xử lý rác, nhà vệ sinh công cộng...
PHỤ LỤC 4
PHÁT HIỆN LOÀI CULI LỚN Ở PHÚ QUỐC
21:01' 08/06/2006 (GMT+7)
Theo VietNamNet Mới đây, các nhân viên thuộc tổ chức bảo vệ môi trường Widlife At Risk đã phát hiện loài Culi lớn hiện diện ở Phú Quốc.
Ngày 8/6, ThS. Nguyễn Vũ Khôi, thuộc tổ chức Widlife At Risk, cho biết, trong hai chuyến khảo sát vào tháng 1/2005 và tháng 4/2006, đã phát hiện được sự hiện diện của một loài Culi lớn tại đảo Phú Quốc.
Đây là lần đầu tiên người ta phát hiện Culi lớn ở Phú Quốc. Trước đó, các tài liệu khoa học ghi nhận, loài vật này chỉ sống từ phía biên giới phía Bắc Việt Nam vào đến Thừa Thiên Huế.
Một hộ nông dân trên đảo Phú Quốc đã bắt giữ 3 con Culi lớn tại vườn nhà (tháng 10/2005 bắt 2 con và tháng 12/2005 bắt 1 con). Chúng từ bìa rừng bò vào rẫy (sát rừng) của một hộ dân để ăn trái mít và trái điều được trồng trong vườn.
Mô tả sơ bộ ban đầu của 3 con Culi được chụp hình, chiều dài từ đầu đến hết phần thân 37cm, lông dày màu nâu nhạt so với loài Culi nhỏ và có một sọc nâu chạy dọc theo sống lưng.
4/2006 tại Phú Quốc, với chiều dài từ đầu đến hết
Theo nông dân và lực lượng Kiểm lâm của vườn Quốc gia cho biết, Culi lớn (Nycticebus bengalensis) chụp tháng loài Culi ở đây có con lớn và con nhỏ. Chúng còn tương đối phổ biến phần thân là 37cm. (Ảnh: ThS N. Vũ Khôi). trong rừng và nhất là sau mùa mưa, chúng hay xuất hiện dọc ven đường,
bìa rừng vào ban đêm.
Các hình ảnh chụp loài Culi này cũng đã được kiểm chứng với chuyên gia của Viện Sinh Thái và Tài Nguyên Sinh Vật, Ông Đặng Huy Phương, cùng với chuyên gia của Trung tâm Cứu Hộ Thú Linh Trưởng Nguy Cấp tại Vườn Quốc Gia Cúc Phương, Tiến sĩ Ulrike Streicher. Loài này được xác nhận là loài Culi lớn (Nycticebus bengalensis).
Hiện nay, hộ dân này đã chủ động thả 3 cá thể Culi này về rừng.
Culi là loài cấm săn bắn vì được liệt vào sách đỏ Việt Nam và các quy định của ngành Kiểm lâm.
Trong thời gian tới, các nhà khoa học sẽ tiếp tục khảo sát về độ phong phú của quần thể các loài Culi tại Phú Quốc.
Ảnh: Culi lớn (Nycticebus bengalensis) chụp tháng 4/2006 tại Phú Quốc:
Phần đầu của loài Culi lớn, màu nâu nhạt và có sọc dài chạy dọc sống lưng. | |
Bàn tay, chân phải |
Bàn tay, chân trái |
Có thể bạn quan tâm!
- Đầu Tư Và Thu Hút Vốn Đầu Tư Cho Du Lịch Phú Quốc.
- Hoàn Thiện Hệ Thống Tổ Chức Quản Lý Về Du Lịch.
- Một số giải pháp phát triển du lịch Phú Quốc đến năm 2020 - 12
- Một số giải pháp phát triển du lịch Phú Quốc đến năm 2020 - 14
Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.
Culi lớn lần đầu tiên được phát hiện tại đảo Phú Quốc, với chiều dài từ đầu đến hết thân là 37cm
Ảnh Culi nhỏ (Nycticebus pygmaeus) chụp trong đất liền để kiểm chứng (2006):
Loài Culi nhỏ trong đất liền ...
... lông sậm màu hơn.
PHỤ LỤC 5
PHÁT HIỆN HAI LOÀI LAN QUÝ HIẾM Ở PHÚ QUỐC
Ngày 13/8, Tổ chức Wildlife At Risk (WAR) cho biết, thêm hai loài lan hiếm được ghi nhận tại Phú Quốc. Đó là loài Ái lan Lá đẹp (tên khoa học là: Malaxis calophylla) và loài Âm lan núi (tên khoa học là Aphyllorchis Montana).
Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam, các chuyên gia thực vật học ghi nhận về loài Ái lan Lá đẹp (Malaxis calophylla).
Trong khi đó, đối với loài Âm lan núi (Aphyllorchis Montana) theo các thông tin của chuyên gia cho biết số liệu nghiên cứu ngoài hiện trường còn thiếu chưa đủ để đánh giá tình trạng hiện nay của loài.
Mỗi loài lan mới, các chuyên gia chỉ phát hiện được một mẫu cây duy nhất, do đó chúng rất cần được bảo vệ.
Trong cuộc khảo sát trước đây vào tháng 5/2007, một loài lan hài quý hiếm (Lan Vân Hài), Paphiopedilum callosum, đã được ghi nhận có mặt tại Vườn Quốc gia Phú Quốc, một trong những ghi nhận đầu tiên về sự có mặt của loài lan trên đảo.
Trong ba loài lan được ghi nhận gần đây, loài Ái lan Lá đẹp được ghi nhận lần đầu tại Việt Nam, loài lan Vân Hài đang bị khai thác mạnh tại các vùng khác của quốc gia và tình trạng bảo tồn của cả ba loài đều đang bị đe doa nghiêm trọng.
Các cuộc khảo sát này nằm trong chương trình bảo tồn lớn hơn đang được WAR hợp tác thực hiện với Vườn Quốc Gia Phú Quốc từ đầu năm 2007. Mục đích chính là bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú của đảo, một trong những phần quan trọng của sự đa dạng sinh học tại Việt Nam.
Theo các nhà thực vật, ba ghi nhận gần đây về các loài lan tại Phú Quốc chỉ là “phần nổi” của một tảng băng thông tin về thực vật Phú Quốc
PHỤ LỤC 6
Quần đảo Cát Bà - Mô hình thí điểm về học tập vì sự phát triển bền vững
Việt Nam là một trong các quốc gia "tốp đầu" được Liên Hợp Quốc và UNESCO chọn làm thí điểm đưa mạng lưới các khu dự trữ sinh quyển, di sản và công viên địa chất thành những mô hình học tập vì sự phát triển bền vững. Vinh dự này được trao cho khu dự trữ sinh quyển thế giới đầu tiên nước ta - quần đảo Cát Bà...
Dốc lòng nuôi dưỡng khu dự trữ sinh quyển
Ngay khi quần đảo Cát Bà được công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới, thành phố Hải Phòng đã cử ông Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố làm Trưởng Ban quản lý và ban hành ngay Quy chế quản lý để "bảo tồn và phát triển" tài sản thiên nhiên quí giá này. Quy hoạch bảo tồn và phát triển Khu dự trữ sinh quyển được lồng ghép vào Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Cát Hải đến năm 2010 tầm nhìn 2020.
Ban quản lý đã giữ mối quan hệ chặt chẽ với các tổ chức quốc tế, tạo điều kiện cho các tổ chức quốc tế thực hiện các chương trình, dự án bảo tồn, hỗ trợ cộng đồng tại khu vực. Mô hình làng sinh thái tại xã Xuân Đám như một điển hình cho phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Việc nuôi trồng thủy sản gắn liền với bảo vệ môi trường biển thông qua quy hoạch sắp xếp các bè, lồng cá trên biển, chuyển giao công nghệ sinh sản Tu Hài và ươm nuôi Tu Hài thương phẩm, nuôi ghép cá và nhuyễn thể để lọc nước cải tạo môi trường, nuôi cấy rong cước có giá trị kinh tế cao, thu gom rác... Đối với rừng, đã tiến hành khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên và trồng mới rừng tại vùng đệm. Khôi phục việc trồng cam tại xã Gia Luận, sản xuất rau an toàn và trồng tre măng, cây dược liệu, khai thác nhựa thông tại vùng đệm đang trở thành mô hình kinh tế phù hợp với đời sống người dân địa phương. Riêng hai xã Xuân Đán và Việt Hải đang là mô hình thử nghiệm làng Kinh tế-Sinh thái...
Mô hình mẫu cho cả khu vực và thế giới?
Ý tưởng coi các khu dự trữ sinh quyển trở thành phòng thí điểm về học tập vì sự phát triển bền vững chỉ mới xuất hiện tại Hội nghị Toàn thể lần thứ 19 (10/2006) của Hội đồng Điều phối quốc tế các khu dự trữ sinh quyển của Chương trình Con người và Sinh quyển (MAB).