Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch tỉnh Khánh Hòa đến năm 2010 - 2


- Doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển.

1.3. Vai trò của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế-xã hội

Du lịch trên thế giới ngày càng phát triển mạnh mẽ, có nguồn thu lớn, tốc độ tăng trưởng cao và tạo nhiều công ăn việc làm. Năm 2005 ngành du lịch thế giới đón 763 triệu khách quốc tế đạt doanh thu 622 tỷ USD, tương đương 9% tổng sản phẩm quốc dân (GDP) toàn cầu, thu hút 240 triệu người lao động trực tiếp. Các nước trong khu vực đã đặc biệt quan tâm phát triển du lịch, dựa vào du lịch để cải thiện cán cân thanh toán và khắc phục những khó khăn về xã hội, điển hình là Thái Lan, Singapore và Malaysia.

Trong khi đó, du lịch Việt Nam còn đang trong quá trình phát triển, ngành du lịch từng bước đi lên góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới của đất nước. Du lịch phát triển đã đem lại hiệu quả trên nhiều mặt, cả về kinh tế, chính trị (đưa vào nhiều ngoại tệ tác động đến cán cân thanh toán, thu hút đầu tư về cơ sở hạ tầng, về vận chuyển và các dịch vụ công cộng...), văn hóa và xã hội (tạo cơ hội huấn luyện, đào tạo để tăng thêm công ăn việc làm ở địa phương, tăng thêm giá trị quốc gia, mở rộng giao lưu văn hóa với các dân tộc), du lịch phát triển góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tăng tỷ trọng dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân, rút ngắn khoảng cách so với các nước phát triển trong khu vực.

Nhìn thấy được vai trò quan trọng của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, Đảng và Nhà nước đã đặc biệt quan tâm đến ngành du lịch như văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần IX đã chỉ rõ: “...Phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa, lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ phát triển du lịch của khu vực...”

1.4. Những tác động của môi trường đến ngành du lịch

1.4.1. Môiâi trườnứng vĩ môâ


Những tác động của môi trường vĩ mô bao gồm những yếu tố bên ngoài phạm vi doanh nghiệp nhưng có thể gây ra ảnh hưởng lớn đối với hoạt động của doanh nghiệp, và doanh nghiệp khó có thể kiểm soát được mà chỉ có thể tận dụng nó nếu là cơ hội và né tránh nếu là những nguy cơ. Môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố sau :

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 65 trang tài liệu này.

Kinh tế : Phản ánh sự phát triển, thu nhập nền kinh tế của một nước và điều kiện kinh tế được xem là một trong những nhân tố tác động mạnh đến thị trường. Các yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến doanh nghiệp bao gồm: Tổng thu nhập quốc dân (GDP), lạm phát, lãi suất, chính sách tiền tệ, thất nghiệp...

Văn hóa : Môi trường văn hóa của xã hội thường ảnh hưởng đến nhận thức, tính cách và giá trị của các cá nhân trong xã hội, điều này tác động đến hành vi tiêu dùng của cá nhân.

Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch tỉnh Khánh Hòa đến năm 2010 - 2

Chính trị pháp luật : Các yếu tố về pháp luật như : Hiến pháp, luật, pháp lệnh, nghị định, văn bản pháp luật, các chính sách nhà nước liên quan đến doanh nghiệp... quy định hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh của mình và tạo sân chơi công bằng cho các doanh nghiệp trong kinh doanh.

Các yếu tố về chính trị : Sự ổn định về chính trị, thể chế, quan hệ chính trị với các nước và tổ chức quốc tế...có thể kìm hãm, thúc đẩy phát triển kinh tế của quốc gia Kỹ thuật công nghệ : các yếu tố về kỹ thuật công nghệ bao gồm : tiến bộ sinh học, đồ dùng điện tử, công nghệ thông tin... Ngày nay nhờ sự tiến bộ của công nghệ thông tin, du khách có thể tìm hiểu các hoạt động du lịch, văn hóa của các quốc gia khác nhau trên thế giới.

1.4.2. Môiâi trườnứng vi môâ

Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố tác động tương đối trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp như : Khách hàng, các đối thủ cạnh tranh, những nhà cung cấp, công chúng, trung gian.


Đối thủ cạnh tranh : Trong môi trường hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp đều có những đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực của mình. M. Porter đã đưa ra 5 thế lực cơ bản trong môi trường cạnh tranh trực tiếp của doanh nghiệp :

Sự thâm nhập thị trường của các doanh nghiệp : Các doanh nghiệp mới thâm nhập

vào thị trường sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh của các doanh nghiệp đang hoạt động. Sự cạnh tranh diễn ra hầu hết các lĩnh vực từ phân chia thị trường, tới các nguồn cung cấp, các hoạt động khuyến mãi.

Thế lực (sức ép) của các nhà cung cấp : Các nhà cung cấp có thể tác động đến tương lai và lợi nhuận của doanh nghiệp. Họ có thể tăng giá bán hoặc hạ thấp chất lượng để đạt được lợi nhuận cao hơn.

Thế lực của người mua : Người mua có thể dùng những biện pháp như ép giá, giảm khối lượng mua, hoặc đòi hỏi chất lượng cao hơn.

Cường độ cạnh tranh giữa các đối thủ: Mức độ cạnh tranh giữa các đối thủ ngày càng tăng, thể hiện ở những cuộc cạnh tranh về giá, các chiến dịch khuyến mãi, các sản phẩm mới liên tục được tung ra.

Khả năng của các sản phẩm thay thế: Các sản phẩm có khả năng thay thế sản phẩm của doanh nghiệp sẽ làm ảnh hưởng tới mức giá, thị trường của các sản phẩm hiện có của doanh nghiệp.

Khách hàng: Là yếu tố sống còn của doanh nghiệp, mỗi khách hàng có thái độ, động cơ, hành vi khác nhau làm ảnh hưởng đến cách thức doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu của khách hàng sẽ khác nhau.

Các nhà cung ứng : Các doanh nghiệp bao giờ cũng liên kết với những nhà cung cấp, để được cung cấp những tài nguyên khác nhau như : Nguyên vật liệu, nhân công, vốn. Các nhà cung ứng có thể gây áp lực lên các doanh nghiệp, cho nên việc nghiên cứu để hiểu biết về những người cung ứng các nguồn lực cho doanh nghiệp là không thể bỏ qua trong quá trình nghiên cứu môi trường.

Các trung gian: Đó là các đơn vị cá nhân giúp công ty trong việc xúc tiến bán hàng và phân phối hàng hóa và dịch vụ đến khách hàng. Họ là những người trung


gian, những đơn vị phân phối, những công ty dịch vụ Marketing và các trung gian tài chính.

Nhóm công chúng: Theo Philip Kotler, các nhóm công chúng có thể chia làm 7 loại : Giới tài chính, các tổ chức truyền thông đại chúng, các cơ quan chính quyền, các tổ chức quần chúng trực tiếp, quần chúng địa phương, quần chúng nói chung, cán bộ viên chức doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần tranh thủ tình cảm của công chúng dành cho sản phẩm doanh nghiệp, điều đó giúp doanh nghiệp tăng lợi thế trên thị trường.

1.5. Kinh nghiệm phát triển du lịch của các nước trong khu vực

Ngành du lịch của các quốc gia trong khu vực luôn có xu hướng mới và biến đổi. Các nước có nhiều kinh nghiệm phát triển du lịch như : Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia... có thể làm bài học cho Việt Nam nói chung và Khánh Hòa nói riêng.

Kinh nghiệm phát triển du lịch của Thái Lan

Kế hoạch phát triển từ năm 2001-2005 với chủ đề “Vùng đất cho một cuộc sống trọn vẹn” với mục đích “Thủ phủ của du lịch Châu Á”, vào năm 2005 du lịch Thái Lan đứng đầu về chất lượng bảo vệ môi trường, an toàn và bền vững bằng cách:

Cải tạo các khu nghỉ dưỡng đạt tiêu chuẩn quốc tế thông qua một chương trình phát triển toàn diện và cụ thể.

Bảo vệ có hệ thống các di sản và di tích lịch sử thành “Bảo tàng sống” tức là tái hiện nếp sống cỗ xưa bằng người thật.

Bảo vệ các khu rừng và khu bảo tồn thiên nhiên, nhằm đảm bảo yêu cầu bảo tồn và phát triển bền vững.

Triển khai một số dịch vụ cụ thể như: Chăm sóc sức khỏe, thể thao, mua sắm, nghệ thuật nấu ăn và quản lý hội nghị.

Có kế hoạch xây dựng các công viên chủ đề và các hoạt động vui chơi giải trí như công viên voi.

Thái Lan hợp tác với các nước trong chiến dịch quảng bá như: “ Hai quốc gia một điểm đến” kết hợp với Việt Nam, “ Hai vương quốc một điểm đến” kết hợp với Campuchia.


Kinh nghiệm phát triển du lịch của Indonesia

Đẩy mạnh công tác tiếp thị, tăng cường khuyến mãi ở nước ngoài các sản phẩm du lịch Indonesia.

Thường xuyên làm phong phú thêm các sản phẩm du lịch về mọi mặt, đồng thời làm mới hoặc sữa chữa giao thông đến các điểm du lịch.

Phát triển mạnh du lịch nội địa.

Kiện toàn mối quan hệ liên ngành giữa du lịch với Bộ Giao thông vận tải, An ninh quốc phòng và Giáo dục đào tạo.

Nâng cao nghiệp vụ tay nghề cho nhân viên trong ngành du lịch, tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích tư nhân tham gia đầu tư vào ngành du lịch.

Bảo tồn văn hóa cổ truyền và bản sắc riêng.

Giáo dục cho người dân hiểu tầm quan trọng của du lịch đối với nền kinh tế.

Kinh nghiệm phát triển du lịch của Singapore

Singapore đã cố gắng tạo ra hình ảnh du lịch hấp dẫn du khách trong điều kiện thiếu những cái hấp dẫn của tài nguyên thiên nhiên, ví dụ như :” Singapore đất nước sạch và xanh”, “ Sân bay Changi là một trong những sân bay tốt nhất thế giới” ,” Sở thú Night Safari hàng đầu thế giới”,”Đài phun nước Thịnh vượng lớn nhất thế giới”, ”Mecca-Thiên đường mua sắm của du khách”… Một đất nước không rộng, không dồi dào tài nguyên du lịch nhưng họ đã làm tốt công tác bảo vệ môi trường, trên cơ sở nâng cao trình độ dân trí, rèn luyện ý thức nghiêm túc chấp hành pháp luật cho người dân, bên cạnh đó cũng xử lý nghiêm ngặt các trường hợp vi phạm, kể cả người nước ngoài. Vi dụ : vứt tàn thuốc lá nơi công cộng phạt 50 đô la Singapore, có cầu vượt cho người đi bộ nhưng nếu đi băng qua đường vi phạm phạt 500 đô la Singapore.

Trên đây là một số kinh nghiệm phát triển du lịch của Thái Lan, Indonesia, Singapore. Nhìn chung họ thành công là nhờ họ có những chiến lược phát triển du lịch lâu dài, rõ ràng và đặc biệt là có được sự đồng thuận của toàn xã hội, nhờ đó ngành du lịch của họ ngày càng phát triển.


Việt Nam chúng ta với truyền thống lịch sử lâu đời, có nhiều tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú, nhiều di sản thế giới và đặc biệt có nhiền bãi tắm biển đẹp. Đây là những điều kiện rất thuận lợi để Việt Nam phát triển du lịch, trên cơ sở đó chúng ta cần phải học hỏi kinh nghiệm phát triển du lịch của các nước trong khu vực, tham khảo ý kiến của các chuyên gia, từ đó xây dựng, tiếp thị hình ảnh Việt Nam ra thế giới được ấn tượng hơn, thu hút hơn, để đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.


CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA DU LỊCH KHÁNH HÒA TRONG THỜI GIAN QUA

2.1. Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Khánh Hòa

2.1.1. Vị trí, điềuàu kiệnọn tựï nhiênân, dânân sốá

Vị trí địa lý

Tỉnh Khánh Hòa nằm ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Phía Bắc giáp tỉnh Phú Yên, phía Nam giáp tỉnh Ninh Thuận, phía Tây giáp hai tỉnh Đăk Lăk và Lâm Đồng. Trên bản đồ Việt Nam, Khánh Hòa nằm ở tọa độ từ 1080 40’33”đến 109o27’55” kinh độ Đông và từ 11o42’50” đến 12o52’15” vĩ độ Bắc. Khánh Hòa nằm trên quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc – Nam, là cửa ngõ của Tây Nguyên xuống đồng bằng qua quốc lộ 26, là tỉnh có nhiều cảng biển quan trọng, đặc biệt là cảng Cam Ranh –một trong ba cảng biển có điều kiện tự nhiên nổi tiếng trên thế giới. Khánh Hòa còn có đường hàng không nằm trong hành lang bay của đường bay nội địa Bắc – Nam.

Diện tích tự nhiên

Diện tích tự nhiên của Khánh Hoà, gồm đất liền và hơn 200 đảo, quần đảo là 5.197km2. Địa hình tỉnh Khánh Hòa hẹp và thon ở hai đầu, có nơi chỉ rộng 10- 12km, nơi rộng nhất trên 60km với hai vùng đồng bằng là Diên Khánh và Ninh Hòa. Đất nông nghiệp tương đối phì nhiêu, thuận lợi cho sản xuất các loại cây lương thực, cây công ngiệp và cây ăn quả có giá trị kinh tế cao.

Thế mạnh về biển

Bờ biển tỉnh Khánh Hòa kéo dài từ mũi Đại Lãnh tới cuối vịnh Cam Ranh, có độ dài khoản 385 km (tính theo mép nước) với nhiều cửa lạch, đầm vịnh, với hàng trăm đảo lớn. Đặc biệt, huyện đảo trường Sa là nơi có vị trí kinh tế, an ninh- quốc phòng quan trọng của cả nước. Biển Khánh Hòa có tài nguyên phong phú, với nhiều loại đặc sản như tôm, mực, các loại cá, đặc biệt là yến sào- loại đặc biệt quý hiếm được coi là vàng trắng có giá trị xuất khẩu cao.


Khánh Hòa là vùng đất không rộng, nhưng được thiên nhiên ưu đãi nhiều danh lam thắng cảnh. Các bãi biển như Đại Lãnh, Dốc Lết, Bãi Trũ, Nha Trang, Vịnh Vân Phong, Cam Ranh,… là những địa danh nổi tiếng từ xa xưa, được du khách trong và ngoài nước biết đến.

Tài nguyên rừng

Núi rừng Khánh Hòa chiếm 3/4 diện tích toàn tỉnh, phần lớn có độ cao trên dưới 1.000m , gắn với dải Trường sơn. Nằm ở phần cuối phía bắc cực Nam, địa hình Khánh Hòa khá đa dạng, tạo ra nhiều cảnh quan đẹp và gắn liền với nhiều truyền thuyết dân gian. Rừng ở Khánh Hòa có nhiều lâm thổ sản có giá trị kinh tế cao như dáng hương, bằng lăng, cẩm lai, mun,… đặt biệt trầm hương có loại hương liệu và dược liệu có giá trị kinh tế cao. Động vật rừng gồm nhiều loại cầm thú rất phong phú.

Hệ thống sông ngòi

Sông ngòi ở Khánh Hòa không lớn, nhưng mật độ sông suối khá dày. Toàn tỉnh có khoảng trên 40 con sông, trong đó có hai sông chính là sông cái Nha Trang (Sông Cù) dài 79km và sông cái Ninh Hòa (Sông Dinh) dài 49km.

Khí hậu

Nằm trong khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, Khánh Hòa chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng khô ráo và ôn hòa, quanh năm nắng ấm thường chỉ có hai mùa rõ rệt: mùa khô kéo dài 8-9 tháng và mùa mưa ngắn, chỉ trong 3-4 tháng. Nhiệt độ trung bình hàng năm thường trên dưới 26oc, các tháng cuối năm và đầu năm hơi lạnh nhưng không rét buốt, mùa hè ít bị ảnh hưởng của gió tây. Lượng mưa cũng tương đối ít, trung bình năm 1.200-1.800mm. Với các điều kiện tự nhiên ưu đãi nói trên, Khánh Hòa là vùng đất có nhiều thuận lợi để phát triển nền kinh tế hàng hóa, dịch vụ – du lịch, cũng như xây dựng củng cố an ninh – quốc phòng.

Dân số

Dân số toàn tỉnh 1.125.977 người (năm 2005) với mật độ trung bình 217 người/Km2 (năm 2005) (Nguồn cục thống kê Khánh Hòa).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/11/2023