Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch tỉnh Khánh Hòa đến năm 2010 - 7


hình) và chú ý đăng ký phát sóng truyền hình giới thiệu về du lịch Nha Trang- Khánh Hòa ở các tỉnh, thành phố như : TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ…

- Đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục kiến thức về di sản văn hóa và lòng mến khách đến cộng đồng dân cư.

- Bên cạnh đó các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cũng nên sử dụng “Thư cám ơn” đối với khách hàng mua sản phẩm của mình là rất quan trọng, công việc này làm cho khách hàng cảm thấy mình “Quan Trọng”, khi mà họ thấy hài lòng thì họ sẽ “Truyền miệng” cho những người thân trong gia đình, bạn bè về những hình ảnh đẹp của Nha Tranh-Khánh Hòa, ngoài ra kèm theo thư cám ơn là những lời chào mời hấp dẫn cho những tour mới và những phiếu thăm dò ý kiến của khách du lịch, nhờ đó sẽ góp phần đánh giá đúng chất lượng dịch vụ của khách du lịch.

3.4.2. Giảiỷi phápùp phátùt triểnồn nguồnàn nhânân lựcùc

Con người là yếu tố quyết định đến chất lượng của dịch vụ, do đó đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnh Khánh Hòa. Mà đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên và đội ngũ quản lý ngành du lịch còn yếu và thiếu cả về chất lượng và số lượng. Do đó ngành du lịch Khánh Hòa cần phải quan tâm hơn nữa về nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý và kinh doanh du lịch, thông qua các chương trình đào tạo ở nước ngoài, các lớp bồi dưỡng ngắn hạn trong nước, đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên giỏi.

Có chính sách khuyến khích tham gia học tập nâng cao trình độ của nhân viên ngành du lịch theo chương trình đào tạo. Xây dựng chính sách ưu đãi những sinh viên giỏi, trí thức của địa phướng đang học tập và làm việc trong nước và nước ngoài về làm việc tại Khánh Hòa.

Đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam chuẩn bị gia nhập Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế, do đó ngành du lịch Việt Nam cũng phải vương tới hội nhập với các


nước khu vực và thế giới. Cho nên đội ngũ cán bộ công nhân viên ngành du lịch cũng phải nâng lên để đạt được những chuẩn quy định của quốc gia và quốc tế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 65 trang tài liệu này.

Kết hợp với các giáo viên có kinh nghiệm, các chuyên gia từ các trường chuyên ngành ở các nước có ngành dịch vụ du lịch phát triển như : (Mỹ, Canada, Pháp, Singapore…) đến đào tạo cho các lớp ngắn hạn. Phối hợp với các trường, viện chuyên nghiệp tổ chức các khóa học chuyên đề về quản lý, kinh doanh du lịch, Marketing du lịch, các khóa học về phong cách phục vụ, ẩm thực.

3.4.3. Giảiỷi phápùp phátùt triểnồn cơ sởû vậtọt chấtát-hạï tầnàng du lịch

Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch tỉnh Khánh Hòa đến năm 2010 - 7

Đầu tư xây dựng các tuyến điểm tham quan

Hiện nay hầu hết các tuyến điểm tham quan du lịch đều đã được đầu tư tốt, bên cạnh đó cần đầu tư thêm các nhà vệ sinh công cộng và các chòi cứu hộ dọc trên bờ biển Nha Trang. Nâng cấp chất lượng khu du lịch Đại Lãnh.

Phát triển cơ sở lưu trú, nhà hàng

Mặc dù hiện nay số lượng khách sạn ngày càng tăng nhưng vẫn thiếu cả về số lượng và chất lượng. Hiện toàn tỉnh chỉ có 1 khách sạn 5 sao, 3 khách sạn 4 sao, 5 khách sạn 3 sao. Do vậy cần chỉ đạo nâng cấp khách sạn lên 4-5 sao đạt tiêu chuẩn quốc tế để thuận lợi cho sau này phát triển loại hình du lịch (Hội thảo, hội nghị, hội chợ, triển lãm, tưởng thưởng nhân viên). Đầu tư xây dựng nhà hàng đủ năng lực phục vụ một lượng khách lớn.

Đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch

Tỉnh cần tập trung, đẩy nhanh xây dựng các tuyến điểm du lịch quốc gia, nâng cấp các tuyến đường vào khu du lịch Suối Tiên. Khảo sát xây dựng các khu du lịch dọc theo đường Khánh Lê-Lâm Đồng, đầu tư khai thác khu du lịch thác TàGu.

Phát triển các dịch vụ phục vụ khách du lịch

Phát triển thêm nhiều khu vui chơi giải trí, thương mại, siêu thị phục vụ du khách, đẩy mạnh việc bán hàng lưu niệm cho du khách, xây dựng hệ thống các


làng nghề truyền thống, tạo điều kiện mở rộng các tour du lịch văn hóa giới thiệu các đặc trưng nổi bật của mỗi địa phương trên địa bàn tỉnh.

3.4.4. Giảiỷi phápùp thu hútùt nguồnàn vốnán

Các nguồn vốn huy động để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch như :

- Hổ trợ từ nguồn vốn ngân sách trung ương cho các dự án du lịch trọng điểm quốc gia.

- Vốn từ quỹ đất, vốn ngân sách của tỉnh và kêu gọi BOT.

- Khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đầu tư phát triển hoạt động kinh doanh du lịch.

- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài hoặc liên kết liên doanh với nước ngoài.

- Tranh thủ các nguồn vốn của các tổ chức về bảo vệ môi trường và di sản văn hóa. Tranh thủ hổ trợ đầu tư từ các nguồn trái phiếu chính phủ, kêu gọi vốn hỗ trợ phát triển (ODA), Ngân Hàng phát triển Châu Á, Ngân Hàng Thế Giới, tài trợ của chính phủ Nhật Bản.

3.4.5. Giảiỷi phápùp tănêng cườnứng quảnỷn ù nhàø nướcùc đốiái vớiùi hoạtùt độnọng du lịch

- Tuyên truyền hướng dẫn thực thi các văn bản pháp luật trong kinh doanh du lịch cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

- Đẩy nhanh đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, bảo vệ, tôn tạo tài nguyên môi trường du lịch, quảng bá, xúc tiến du lịch.

- Áp dụng các hình thức thanh toán hiện đại để tạo điều kiện thuận lợi cho du khách khi thanh toán mua dịch vụ hàng hóa.

- Đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách tại các điểm thăm quan và lưu trú của du khách.

- Sắp xếp đổi mới doanh nghiệp du lịch theo hướng cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước.

- Triệt để loại bỏ các tour kém chất lượng, không đảm bảo vệ sinh môi trường, an ninh, an toàn cho du khách. Đẩy mạnh hoạt động của hiệp hội du lịch tỉnh.


- Tăng cường đào tạo trình độ đại học chuyên ngành du lịch, khuyến khích các hình thức đào tạo du lịch trên địa bàn tỉnh. Cần quan tâm hơn nữa về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý du lịch thông qua chương trình đào tạo trong và ngoài nước.

3.4.6.Giảiỷi phápùp phátùt triểnồn du lịch bềnàn vữnõng

Ngày nay, phát triển du lịch bền vững đã trở thành xu hướng chung của toàn thế giới. Bên cạnh những lợi ích mà ngành du lịch mang lại vẫn còn những tiêu cực của nó như : sự tổn hại đến môi trường thiên nhiên, văn hóa, xã hội… Vì vậy lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa rất quan tâm đến phát triển du lịch bền vững. Phát triển du lịch bền vững phải đạt được 4 mục đích chủ yếu :

Phát triển du lịch bền vững nhằm tối ưu hóa các lợi ích Kinh tế và Xã hội.

Phát triển du lịch bền vững là để bảo tồn môi trường, tài nguyên thiên nhiên, văn hóa, xã hội và khai thác có hiệu quả các tài nguyên này.

Phát triển du lịch bền vững là để bảo vệ các giá trị văn hóa bản địa, truyền thống và khai thác tốt các giá trị này.

Phát triển du lịch bền vững phải đảo bảo chia sẻ lợi ích kinh tế một cách công

bằng cho cộng đồng dân cư và sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch.

Do đó, để ngành du lịch tỉnh phát triển du lịch bền vững, cần tập trung những việc sau :

Sở Tài Nguyên Môi Trường cần liên kết chặt chẽ với các sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, sở Thương Mại-Du lịch, sở Xây Dựng, sở Y Tế cùng các phường, xã xây dựng chương trình giám sát thi hành luật môi trường, quản lý và xử lý chất thải, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành luật môi trường, xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm.

Tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng, in ấn phổ biến các tài liệu về chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường.

Giữ gìn thành phố văn minh, sạch đẹp, nhất là các điểm tham quan, đặc biệt là các tuyến đảo, tình trạng vứt rác xuống biển rất phổ biến.


Cương quyết loại bỏ các dự án phát triển du lịch gây ảnh hưởng đến môi trường thiên nhiên, giải quyết dứt điểm tình trạng ăn xin, nài ép khách du lịch.

Tăng cường đầu tư ngân sách cho các dự án bảo vệ, tôn tạo và phát huy giá trị của di tích trong các lĩnh vực du lịch, giáo dục đào tạo… cùng với mục đích mang lại lợi ích kinh tế và nâng cao ý thức về truyền thống yêu nước của dân tộc.

Di tích lịch sử và văn hóa truyền thống là tài nguyên vô cùng quý giá của dân tộc và ngành du lịch. Chính vì vậy, việc bảo tồn và phát triển du lịch bền vững là nhiệm quan trọng đối với ngành văn hóa, du lịch và cộng đồng địa phương.

Có kế hoạch tổng thể và chi tiết xác định rõ các khu vực ưu tiên cho phát triển, loại sản phẩm ưu tiên phù hợp với sự phát triển từng vùng.

Có chính sách đầu tư, khuyến khích những dự án phát triển mang tính bền vững, quy định rõ việc sử dụng đất và quản lý nghiêm ngặt.

Có chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trong hoạt động du lịch và quản lý du lịch. Đề ra các tiêu chuẩn, các nguyên tắc hoạt động du lịch để đảm bảo duy trì và nâng cao lượng chung của môi trường.

Khuyến khích các cơ sở lưu trú nâng cao chất lượng, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin. Khuyến khích đầu tư xây dựng các chương trình thu hút khách du lịch (hội thảo, hội nghị, triển lãm, tưởng thưởng nhân viên).

Vì sự phát triển bền vững ngành du lịch tỉnh nhà, các doanh nghiệp lữ hành cần có trách nhiệm với môi trường như: Giáo dục nhân viên, nâng cao nhận thức của du khách và cộng đồng địa phương, đóng góp tài chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý kinh doanh, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng tuyến du lịch, nối kết với các địa phương. Hạn chế tình trạng cạnh tranh giảm giá để lôi kéo khách.

Tóm lại, các giải pháp trên được đưa ra nhằm mục đích góp phần thúc đẩy ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa phát triển nhanh, toàn diện và bền vững, đạt mục tiêu đề ra trong chương trình phát triển du lịch từ năm 2006-2010.


3.5. KIẾN NGHỊ

3.5.1. Khiếnán nghị vớiùi Chính Phủ,û, Ban Ngànứnh Trung Ương

Ngành du lịch là ngành công nghiệp dịch vụ có liên quan chặt chẽ đến nhiều ngành khác. Do vậy muốn du lịch phát triển tốt thì cần phải có sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng với các ngành khác như: Hải Quan, Công an, Bộ Giao Thông Vận Tải.

- Cải tiến thủ tục xuất nhập cảnh, các thủ tục đăng ký lưu trú đối với khách quốc

tế.

- Tổng cục du lịch có chiến lược quảng bá mạnh hơn nữa hình ảnh du lịch Việt Nam ra thế giới.

- Mở rộng thêm nhiều diện miễn Visa nhập cảnh vào Việt Nam cho du khách ở thị trường tiềm năng.

- Ưu tiên hỗ trợ ngân sách đầu tư cơ sở hạ tầng cho các khu du lịch trọng điểm quốc gia ở Khánh Hòa.

- Cần có những qui định cụ thể về tiêu chuẩn vệ sinh ăn uống ở những nơi phục vụ khách du lịch, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.

- Có chính sách ưu đãi thuế nhập khẩu các thiết bị phục vụ xây dựng các khu du lịch, khu vui chơi giải trí và các phương tiện vận chuyển khách du lịch.

- Nâng cấp sân bay Cam Ranh thành sân bay quốc tế, đầu tư xây dựng cảng du lịch Nha Trang để thu hút khách quốc tế qua đường hàng không và đường thủy.

- Chỉ đạo các ngành Hải quan, Công an các cửa khẩu phải tạo hình ảnh thân thiện, nhiệt tình, tránh gây phiền hà cho du khách.

3.5.2. Kiếnán Nghị Vớiùi Ủyỷy Ban Nhânân Dânân, Thànứnh Phố,á, Cácùc Huyệnọn

- Chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cấp các cơ sở lưu trú, khu du lịch, ưu tiên phát triển các dự án xây dựng khu du lịch tổng hợp.

- Tỉnh chỉ đạo các ngành, các cấp có kế hoạch đầu tư, tôn tạo, bảo vệ cảnh quan môi trường thành phố Nha Trang tương xứng với danh hiệu là 1 trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới. Quy hoạch và bảo vệ tài nguyên du lịch: các bãi biển,


đảo,vịnh Nha Trang, các khu du lịch ven biển, tài nguyên sinh thái rừng. Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch từ cấp cơ sở trở lên, đảm bảo cho hoạt động du lịch phát triển lành mạnh, ổn định và bền vững. Thường xuyên kiểm tra, nắm tình hình các phương tiện vận tải thủy phục vụ khách du lịch, đảm bảo phục vụ tốt, an toàn và chu đáo cho khách du lịch, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

- Tích cực tham gia các tổ chức du lịch quốc tế và khu vực, thường xuyên tham gia các hội chợ, triển lãm, hội thảo chuyên ngành trong và ngoài nước. Thông qua đó, quảng bá, tuyên truyền, kêu gọi đầu tư, giao lưu rộng rãi với bạn bè quốc tế.

- Thường xuyên tổ chức các chương trình bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch, mời các chuyên gia nước ngoài tham gia cố vấn quy hoạch du lịch, tham gia giảng dạy nghiệp vụ du lịch cho nhân viên, đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên, nhằm đáp ứng nhu cầu và nâng cao đội ngũ cán bộ quản lý du lịch và lực lượng lao động trong các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Tạo điều kiện và hổ trợ cho hiệp hội du lịch của tỉnh hoạt động và phát huy vai trò tác dụng của hiệp hội trong việc xây dựng môi trường kinh doanh văn minh, lành mạnh, đúng pháp luật, bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và củng cố thương hiệu Nha Trang-Khánh Hòa.

Xem tất cả 65 trang.

Ngày đăng: 18/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí