58
chương trình chung cho các CSĐT với tiêu chí bám sát tiêu chuẩn, kỹ năng nghề, tăng cường kỹ năng thực hành, ngoại ngữ và tin học, thí điểm đào tạo một số ngành nghề bằng ngoại ngữ, đặc biệt Tiếng Anh, Trung, Hàn, Nhật, Pháp... Xây dựng khung CTĐT tiên tiến, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế; tăng cường mối liên hệ gắn bó, hỗ trợ lẫn nhau giữa các CSĐT chuyên NDL. Đồng thời, các cơ quan quản lý nhà nước cần có cơ chế, chính sách đãi ngộ thu hút, các giải pháp trước mắt và lâu dài cho quá trình ĐTNLDL; liên kết, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch với các DNDL; các CSĐT chuyên NDL trong công tác PTNLDL cho tỉnh Quảng Ninh nói riêng, khu vực phía Bắc nói chung đáp ứng yêu cầu hội nhập.
Tỉnh Quảng Ninh đã dành nguồn lực nhất định từ ngân sách nhà nước và công tác xã hội hoá đào tạo, ký kết với các trường đào tạo chuyên NDL để mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về du lịch tại các CSĐT trong và ngoài nước. Từ năm 2012 - 2016 tỉnh đã tranh thủ được nguồn vốn của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thông qua dự án của tổ chức EU đã tổ chức được 46 khoá tập huấn về du lịch có trách nhiệm với 3.791 nhân lực từ các DNDL và của 12/14 địa phương trong tỉnh, tham gia tổ chức các khoá đào tạo viên VTOS. Ngoài ra, Sở Du lịch cũng đã phối hợp với trường Đại học Hạ Long, Hiệp hội đào tạo chuyên môn về du lịch Việt Nam ký kết hợp tác PTNLDL chất lượng cao cho Quảng Ninh [86]. Như vậy, PTNLDL tỉnh Quảng Ninh đã và đang được triển khai đồng bộ, có tính chiến lược dài hạn từ việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chương trình, thực hiện các biện pháp có tính cấp bách, thường xuyên. Cho nên, NLDL trên địa bàn tỉnh hiện nay đã có sự chuyển biến rõ rệt, đổi mới, nâng cao về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề và ngoại ngữ, thái độ nghề nghiệp nghiêm túc từng bước đáp ứng yêu cầu hoạt động của các DNDL theo cơ chế thị trường. Hiện tại, có nhiều DNDL ở tỉnh Quảng Ninh đã áp dụng mô hình quản trị nguồn nhân lực tiên tiến, làm tốt các khâu tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhân lực đạt hiệu quả cao.
Tuy nhiên, số lượng NLDL qua đào tạo chuyên NDL mới đạt khoảng 42%, trong đó có 13% được đào tạo trình độ đại học trở lên, 22% có trình độ cao đẳng và
59
trung cấp, 40% có trình độ sơ cấp nghề, chứng chỉ bồi dưỡng ngắn hạn [86]. Thực tế, NLDL gián tiếp có thể đã được đào tạo trong ngành nghề của họ, nhưng kiến thức về du lịch, về kỹ năng giao tiếp, tinh thần, thái độ phục vụ đang hạn chế cần phải được đào tạo, bồi dưỡng liên tục và cao hơn theo hướng chuyên nghiệp và hiệu quả.
2.3.2.2. Kinh nghiệm phát triển nhân lực du lịch ở tỉnh Khánh Hòa
Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ với 385 km bờ biển có vùng biển đảo rộng lớn hơn 200 hòn đảo lớn nhỏ, khí hậu ôn hòa, nhiệt độ trung bình 26oC, có hơn 300 ngày nắng trong năm. Khánh Hòa cũng là một tỉnh ven biển, có tài nguyên du lịch đa dạng với tài nguyên du lịch nhân văn khá phong phú, với nhiều di tích cấp quốc gia như: Tháp Bà Ponagar, Di tích lưu niệm nhà bác học A.Yersin, nhiều lễ hội đặc sắc như lễ hội Tháp Bà Ponagar, lễ hội cầu ngư, lễ hội Yến sào… và có nhiều điểm tham quan nổi tiếng.
Có thể bạn quan tâm!
- Quan Niệm Phát Triển Nhân Lực Du Lịch
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Nhân Lực Du Lịch
- Kinh Nghiệm Thực Tiễn Trong, Ngoài Nước Và Bài Học Rút Ra Cho Phát Triển Nhân Lực Du Lịch Ở Thành Phố Đà Nẵng
- Cơ Sở Hạ Tầng Du Lịch Của Thành Phố Đà Nẵng
- Chiều Cao, Cân Nặng Của Nhân Lực Ở Các Doanh Nghiệp Du Lịch Trên Địa Bàn Thành Phố Đà Nẵng Năm 2017
- Kết Quả Đánh Giá Mức Độ Tận Tụy Với Công Việc Của Nhân Lực Tại Các Doanh Nghiệp Du Lịch Trên Địa Bàn Thành Phố Đà Nẵng, Năm 2017
Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.
Trước sự phát triển nhanh chóng của KDL đến với tỉnh Khánh Hòa trong thời gian qua làm cho nhu cầu về NLDL của tỉnh Khánh Hòa cũng ngày một tăng lên. Cho nên, tỉnh Khánh Hòa đã tập trung xây dựng chiến lược PTNLDL vào một số lĩnh vực cụ thể như: Phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và nhà trường trong triển khai xây dựng hành lang pháp lý cho công tác đào tạo; Khuyến khích xã hội hóa các CSĐT du lịch; Liên kết giữa các CSĐT với doanh nghiệp; Phối hợp chặt chẽ trong tổ chức quản lý KDDLDL từ đầu vào, đầu ra và giám sát KDDLDL trong suốt quá trình đào tạo và sử dụng nhân lực… Bên cạnh về cung cấp số lượng nhưng CLNLDL cũng được tỉnh và các doanh nghiệp đặt lên hàng đầu cho nên các ngành đã quan tâm đổi mới CTĐT theo hướng tiếp cận tiêu chí nghề du lịch với khu vực và thế giới, gắn kết giữa đào tạo lý thuyết và kỹ năng thực hành nghề, kỹ năng giao tiếp, kinh nghiệm thực tiễn và kỹ năng xử lý công việc chuyên môn. Đồng thời, các DNDL trên địa bàn luôn xác định được vai trò quan trọng trong quá trình tổ chức đào tạo, tham gia quá trình tổ chức đào tạo với các CSĐT để đảm bảo CLNLDL đáp ứng yêu cầu thực tiễn hiện nay ở tỉnh Khánh Hòa.
Hiện tại, tỉnh khánh Hòa có 14 CSĐT NLDL, trong đó có 4 trường đại học, cao đẳng có khoa du lịch, 9 trường trung cấp và 1 trung tâm đào tào nghề du lịch, cung cấp cho thị trường bình quân một năm khoảng 3.300 sinh viên, học viên chuyên NDL. Tuy nhiên, mỗi năm nhu cầu lao động của NDL tỉnh Khánh Hòa cần khoảng
60
4.650 lao động đã qua đào tạo nghề du lịch, như vậy cung NLDL mới chỉ đáp ứng được khoảng 68,8% nhu cầu thực tế ở địa phương. Mặc dù, các CSĐT đã quan tâm đầu tư, đổi mới từ nội dung chương trình đến hình thức đào tạo nhưng chất lượng chưa cao nên vẫn còn hiện tượng sinh viên, học viên sau khi tốt nghiệp được tuyển dụng thì kiến thức và kỹ năng nghề chưa đủ điều kiện để đáp ứng nhu cầu thực tế, họ thiếu tự tin khi bắt tay vào công việc cụ thể. Chính vì vậy, các doanh nghiệp sau khi tuyển dụng hầu hết phải đào tạo lại thì mới có thể sử dụng được theo đúng yêu cầu từng vị trí công việc. Theo kết quả khảo sát nhanh của Sở Lao động - Thương binh Xã hội tỉnh Khánh Hòa về nhu cầu đào tạo ngoại ngữ ở 34 doanh nghiệp (có 25 doanh nghiệp lưu trú và 9 doanh nghiệp lữ hành), với tổng số 3.700 lao động, thì có đến 1.700 lao động có nhu cầu đào tạo lại, chiếm tỷ lệ 45,9% [85]
Để giải quyết được vấn đề nêu trên các doanh nghiệp cần tiếp tục tạo điều kiện cho sinh viên thực tập hoặc làm việc bán thời gian, nhằm khắc phục thiếu nhân lực cho doanh nghiệp, vừa giúp sinh viên được tiếp xúc với công việc mà mình được đào tạo. Thường xuyên tạo mối liên kết giữa nhà trường với doanh nghiệp, cần có hợp đồng đào tạo theo đặt hàng, đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp. Tỉnh Khánh Hòa tiếp tục xây dựng chính sách hỗ trợ các DNDL thực hiện đòa tạo và tự đào tạo lại cho lao động, đồng thời xây dựng chính sách hỗ trợ đào tạo nghiệp vụ sư phạm cho người có tay nghề cao đang làm việc tại các DNDL, để bổ sung đội ngũ giảng viên cho các CSĐT nghề trong lĩnh vực du lịch hiện có ở tỉnh.
2.3.3. Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho thành phố Đà Nẵng về phát triển nhân lực du lịch
Từ kinh nghiệm thực tiễn về PTNLDL của các nước trong khu vực ASEAN và một số tỉnh trong nước, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho thành phố Đà Nẵng về PTNLDL như sau:
Một là, xây dựng chiến lược và tăng cường quy hoạch phát triển nhân lực du lịch
Từ bài học thành công của Singapore về phát triển NLDL (PTDL phải theo hướng bền vững) cần có sự liên kết giữa các địa phương trong vùng để có phối hợp và thực hiện hiệu quả chiến lược PTNLDL, đặc biệt là NLDL CLC. Vì vậy, Đà Nẵng nhanh xúc tiến thành lập Ủy ban PTNLDL của khu vực trên cơ sở liên kết với các địa phương và Ủy ban này là một tổ chức đứng ra để quản lý, đảm bảo sự thống nhất
61
trong quy hoạch PTDL chung của vùng nhằm thu hút NLDL, đặc biệt là NLDL CLC từ trong và ngoài nước về làm việc cho khu vực này. Coi trọng việc xây dựng quy hoạch PTNL một cách bài bản khoa học, nội dung quy hoạch phải rõ ràng đáp ứng được nhu cầu PTNL của các DNDL. Ngoài ra, doanh nghiệp cần dự báo được số lượng nhân lực cần tuyển mới, đào tạo lại, đào tạo mới. Hàng năm doanh nghiệp cần có sự đánh giá một cách kịp thời kết quả việc thực hiện quy hoạch để điều chỉnh cho phù hợp với thực tế của DNDL. Trong quá trình xây dựng quy hoạch PTNL cần được phân tích đánh giá một cách toàn diện, gắn quy hoạch vào quy hoạch tổng thể phát triển của NDL và hoạt động kinh doanh trong vùng, địa phương để đảm bảo PTNL cho doanh nghiệp mình có tính khả thi, mang lại hiệu quả cao.
Hai là, thực hiện xã hội hóa nguồn vốn, thành lập, sử dụng quỹ đào tạo, phát triển nhân lực du lịch
Quá trình thực hiện PTNLDL ở Malaysia, Singapore, Chính phủ đã có cơ chế ưu đãi về thuế cho doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư vào CSĐT NLDL, và ngược lại những doanh nghiệp nào không tham gia vào ĐTNLDL thì bắt buộc phải đóng góp phí đào tạo hoặc thu thuế cho việc sử dụng NLDL đã qua đào tạo ở các CSĐT NLDL. Đồng thời, Nhà nước ban hành chính sách về học phí theo từng ngành nghề được đào tạo chuyên NDL để đảm bảo bù đắp được chi phí đào tạo, và hoạt động theo nguyên tắc bồi hoàn kinh phí. Đặc biệt, khuyến khích các DNDL và khu vực tư nhân tham gia vào quá trình đào tạo, PTNL theo hướng hình thành CSĐT trong doanh nghiệp và thành lập các CSĐT tư nhân với mục đích giảm các chi phí đào tạo và tối đa lợi nhuận cho doanh nghiệp. Hiện nay, Chính phủ Malaysia đã thành lập Quỹ PTNLDL và trực tiếp cung cấp tài chính cho các CSĐT (chủ yếu là cấp cho giáo dục bắt buộc) thông qua phát triển và điều hành hệ thống trường công lập và đóng góp một tỷ lệ ban đầu cho Quỹ PTNLDL. Ngoài ra, các DNDL cần thành lập Quỹ đào tạo và PTNL tại doanh nghiệp bằng cách trích từ lợi nhuận của doanh nghiệp (khoảng 10% từ lợi nhuận), nguồn kinh phí hỗ trợ từ tổng công ty, từ các chương trình dự án, các nguồn vốn tư nhân hóa để đảm bảo thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cho người lao động một cách kịp thời trong năm và trong từng giai đoạn cụ thể. Đồng thời, việc mở rộng quan hệ liên kết đào tạo cũng rất cần thiết để góp phần tiết kiệm chi phí.
62
Ba là, tạo mối liên hệ giữa ba bên trong việc phát triển nhân lực du lịch (nhà nước - nhà trường - nhà doanh nghiệp)
Kinh nghiệm PTNLDL của Singapore, Malaysia đều cho thấy vai trò của chính phủ từ người thực hiện sang vai trò tạo điều kiện là chính, phát huy tối đa của các cấp chính quyền địa phương. Vì vậy, cơ quan quản lý nhà nước tập trung xây dựng và ban hành các chính sách phát triển; chiến lược, kế hoạch PTNLDL gắn với quy hoạch tổng thể về phát triển của NDL. Cụ thể là, Nhà nước cần xây dựng một hệ thống chính sách và pháp luật về Du lịch đồng bộ thu hút, sử dụng đội ngũ chuyên gia du lịch giỏi và có tính chuyên môn hóa cao làm việc trong Chính phủ, các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch. Ngoài ra, khuyến khích các DNDL tham gia vào đào tạo, dạy nghề theo hướng hình thành CSĐT, dạy nghề du lịch trong doanh nghiệp; thành lập các CSĐT, dạy nghề du lịch tư nhân; phát huy vai trò của các Hiệp hội nghề du lịch; tăng cường liên kết giữa các địa phương và các bên có liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng NLDL là các cơ quan quản lý nhà nước, CSĐT, dạy nghề và doanh nghiệp sử dụng NLDL không chỉ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nói riêng mà của cả các tỉnh trong khu vực miền Trung nói chung.
Mặt khác, mối quan hệ giữa các CSĐT và doanh nghiệp phải đảm bảo đầu vào và đầu ra cho thị trường SLĐ. Vì vậy, khi xây dựng nội dung kế hoạch hợp tác cần phải đảm bảo các yêu cầu: xây dựng, đánh giá, thẩm định CTĐT; tham gia vào công tác đào tạo, bồi dưỡng (kỹ năng thực hành); thẩm định chất lượng sinh viên sau khi ra trường; nghiên cứu khoa học... Đặc biệt, DNDL có thể đề ra các nội dung đào tạo mà doanh nghiệp mong muốn sinh viên cần được học thông qua chương trình giảng dạy, trao đổi chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn, nghiên cứu khoa học, trao đổi thông tin giữa DNDL. Tổng kết đánh giá những tồn tại, hạn chế trong công tác phối hợp với tư cách DNDL là người sử dụng sản phẩm, CSĐT là người tạo ra sản phẩm và đưa ra những giải pháp để giải quyết những vấn đề đó một cách kịp thời, hiệu quả.
Bốn là, xem giáo dục, đào tạo là yếu tố quyết định nâng cao chất lượng nhân lực du lịch đảm bảo năng lực thực hiện, nhu cầu doanh nghiệp và xã hội.
Trong quá trình thực hiện PTNLDL Singapore đã thực hiện mô hình đào tạo theo năng lực để đào tạo đội ngũ có năng lực đáp ứng yêu cầu của xã hội với 5 trụ cột: Chương trình đào tạo - Đội ngũ giảng viên - Thiết bị - Đánh giá chất lượng đào
63
tạo - Lãnh đạo và quản lý trong ĐTNLDL CLC. Theo mô hình này của Singapore thì quá trình PTNLDL sẽ chuyển dần theo hướng đào tạo chuyên sâu, tăng cường kỹ năng thực hành và khuyến khích tạo điều kiện phát triển hệ thống đào tạo kép gắn đào tạo lý thuyết của nhà trường với đào tạo thực hành tại doanh nghiệp, đã cung cấp được NLDL đảm bảo số lượng và chất lượng đáp ứng được yêu cầu đối với sự triển NDL của quốc gia này. Hiện nay, ĐTDL dựa trên năng lực thực hiện gắn với nhu cầu xã hội là yêu cầu chung của phát triển kinh tế thị trường. Cho nên, ở NDL Việt Nam nói chung và NDL Đà Nẵng nói riêng sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn phải đặt chiến lược PTNLDL (nhân viên điều hành, thiết kế, tiếp thị, lễ tân và hướng dẫn viên, giám đốc điều hành, quản lý...) có thể lực, trí lực tốt, có kiến thức, kỹ năng về chuyên NDL, khả năng giao tiếp ngoại ngữ giỏi theo mô hình PTNLDL của Singapore, Malaysia, và một số tỉnh trong nước (Quảng Ninh, Khánh Hòa) làm bài học kinh nghiệm là phù hợp. Vì vậy, luận án cho rằng để PTNLDL ở thành phố Đà Nẵng có thể lấy bài học kinh nghiệm của các nước, tỉnh thành trong nước và tập trung xây dựng chiến lược phát triển GD-ĐT; tăng đầu tư, thực hiện xã hội hóa cho GD-ĐT và mở rộng, phát triển hệ thống đào tạo nghề; đổi mới nội dung, CTĐT... nhằm đảm bảo số lượng và chất lượng cho NLDL ở thành phố đến năm 2030.
64
Chương 3
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC DU LỊCH Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2011 - 2017
3.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2011 - 2017
3.1.1. Tiềm năng về phát triển du lịch của thành phố Đà Nẵng
- Tài nguyên du lịch tự nhiên
Đà Nẵng là thành phố biển nằm trung độ của cả nước, có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên khá đặc biệt, là thành phố mệnh danh “núi trong lòng thành phố, phố trong lòng biển khơi”, thiên nhiên đã ban tặng cho Đà Nẵng nhiều danh lam thắng cảnh hùng vĩ như: Ngũ Hành Sơn, Bà Nà - Núi Chúa, bán đảo Sơn Trà, đèo Hải Vân, Suối Lương, Suối Hoa, suối Ngầm Đôi, núi Thần Tài... có giá trị lớn để khai thác, phát triển các loại hình du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng phục vụ du khách. Đặc biệt, quần thể du lịch Bà Nà - Suối Mơ được nhiều du khách ví như là Đà Lạt, Sapa của miền Trung, cùng với “Nam Thiên danh thắng” - Ngũ Hành Sơn và “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” - đèo Hải Vân là những điểm du lịch lý tưởng khi du khách đến với Đà Nẵng [77].
Với 30 km chiều dài bờ biển, có vịnh nước sâu Đà Nẵng nằm chắn bởi sườn núi Hải Vân và Sơn Trà. Biển Đà Nẵng nổi tiếng với bãi cát vàng còn hoang sơ chạy dài hàng km, nước biển trong xanh, hiền hòa và có nhiều bãi biển đẹp như bãi biển Nam Ô, Xuân Thiều, Thanh Bình, Phạm Văn Đồng, Bắc Mỹ An, bãi biển Non Nước, và bãi biễn Mỹ Khê là một trong 6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh do tạp chí Forbes (Mỹ) bình chọn. Hơn thế, bờ biển có hình vòng cung chạy quanh bán đảo Sơn Trà trải dài hàng chục km với những bãi san hô lớn tuyệt đẹp, rất thuận lợi trong việc phát triển các loại hình du lịch biển.
- Tài nguyên du lịch nhân văn
Có thể nói, tài nguyên du lịch nhân văn của Đà Nẵng đa dạng, bao gồm các di tích lịch sử văn hóa, các làng nghề, lễ hội truyền thống, các công trình kiến trúc đặc sắc,… là điều kiện thuận lợi để thành phố tạo ra nhiều SPDL, thu hút lượng KDL ngày càng lớn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng trưởng của NDL ở thành phố Đà Nẵng trong quá trình thực hiện CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức của cả nước nói chung.
65
+ Các di tích lịch sử văn hóa: Đà Nẵng nằm trong vùng đất được tôn vinh là “Ngũ phụng tề phi” gắn liền với truyền thống hiếu học và say mê sáng tạo, là nơi giao lưu và hội tụ những nét văn hóa của nhiều vùng, miền trong cả nước với các di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng như Bảo tàng Chăm, Bảo tàng Quân khu V, Bảo tàng Đà Nẵng, Đình làng Túy Loan, Thành Điện Hải, Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh. Bên cạnh đó, Đà Nẵng là một thành phố nằm trong quần thể của 06 di sản thiên nhiên và văn hóa thế giới bao gồm Cố đô Huế, Nhã nhạc Cung đình Huế, Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn, Phong Nha Kẻ Bàng, không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên thuộc khu vực miền Trung - Tây Nguyên, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển đa dạng các loại hình du lịch như tham quan, nghiên cứu văn hóa.
+ Làng nghề truyền thống: Đến nay, Đà Nẵng còn lưu giữ và phát triển những làng nghề truyền thống như làng đá mỹ nghệ Non Nước, làng nước mắm Nam Ô, làng dệt chiếu Cẩm Nê. Trong đó, làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước thuộc quận Ngũ Hành Sơn được hình thành vào khoảng thế kỷ XVII cách đây khoảng bốn trăm năm đã được các nghệ nhân bảo tồn, gìn giữ, lưu truyền qua nhiều thế hệ, dần dần trở thành di sản và được phản ảnh trong đời sống văn hóa, tinh thần của cộng đồng cư dân sống của người dân; Làng nghề nước mắm Nam Ô là nghề truyền thống, được hình thành từ đầu thế kỷ XX và sản phẩm đã được truyền nối qua nhiều thế hệ, trở thành thương hiệu nổi tiếng nhưng hiện tại quy mô làng nghề nhỏ, thị trường chưa ổn định, sản phẩm làm ra chủ yếu phục vụ cho người dân thành phố [77].
+ Các công trình kiến trúc đặc sắc, sự khác biệt của thành phố Đà Nẵng với các địa phương khác bởi các công trình kiến trúc độc đáo mang tầm quốc gia, đã để lại trong lòng du khách với ấn tượng mạnh mẽ như Tượng Phật Bà ở chùa Linh Ứng (bán đảo Sơn Trà), cầu Sông Hàn, cầu Rồng, cầu Trần Thị Lý, cầu Thuận Phước, Cầu tình yêu, tòa nhà Trung tâm Hành chính của thành phố, cung thể thao văn hóa Tuyên Sơn..., đây cũng là nét đặc trưng của một thành phố trẻ, năng động, đã và đang tạo đà cho PTDL trong tương lai.
+ Các lễ hội truyền thống, được tổ chức hàng năm với các lễ hội Quan Thế Âm, lễ hội Cầu Ngư, lễ hội Đình làng Tuý Loan, lễ hội Đình làng Hòa Mỹ, lễ hội Đình Làng Hải Châu... có thể nói đây là nét văn hóa đặc sắc của người dân địa phương và đã được lưu giữ cho đến nay. Đây cũng là cơ hội, điều kiện thuận lợi để quảng bá hình ảnh du lịch, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến với