Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Tại Thành Cổ Và Văn Miếu Diên Khánh, Tỉnh Khánh Hòa

sản Thành nhà Hồ biên soạn. Hai cuốn sách nói trên đều được biên soạn theo 2 hai thứ tiếng: tiếng Việt và tiếng Anh, có dung lượng từ 80-180 trang đã đưa ra giá trị nổi bật toàn cầu và các tiêu chí được UNESCO ghi nhận là Di sản Thế giới cùng nội dung: khẳng định và giải trình rõ những giá trị nổi bật toàn cầu của di sản Thành nhà Hồ, mô tả được những di tích phụ cận mang tính chất lịch đại và đồng đại có liên quan đến vùng kinh đô cổ Tây Đô.

Ngoài ra, để hỗ trợ cho công tác xúc tiến, quảng bá hình ảnh du lịch cho Thành nhà Hồ, các cấp chính quyền địa phương còn cho ra những loại hình ấn phẩm CD – Video, album ảnh, tờ rơi, tờ gấp, pano, áp phích...đa dạng nhiều chủng loại để tăng tính hiệu quả trong công tác tiếp thị du lịch

Một số kết quả đạt được trong hoạt động du lịch tại Thành nhà Hồ

Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa (2019): với những nỗ lực từ chính quyền địa phương, đặc biệt là phía Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ, 6 tháng đầu năm 2019, trung tâm đã đón, tiếp và giới thiệu về di sản Thành Nhà Hồ cho 91.590 lượt khách tham quan (tăng 45% so với cùng kỳ năm 2018), trong đó khách trong nước 87.105 (chiếm 95 %), khách quốc tế 4.485 lượt người (chiếm 5%) tăng 26% so với cùng kỳ năm 2018...

1.6.2. Những bài học ở ngoài nước

Bài học về phát triển du lịch tại quần thể di tích Angkor, Campuchia

Năm 2018, Campuchia đã đón tiếp 6,2 triệu lượt du khách nước ngoài, trong đó có 2 triệu lượt du khách Trung Quốc, với tổng doanh thu đạt 4,35 tỷ USD. Đến tháng 11/2019 nước này đã đón 4,81 triệu lượt du khách nước ngoài trong giai đoạn từ tháng 1-9/2019, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2018.

Hồi giữa tháng 10/2019, tạp chí du lịch danh tiếng Conde Nast Traveler đã đưa Campuchia vào danh sách 20 quốc gia nên đến du ngoạn nhất trong năm tới.

Như vậy, chưa đầy một tháng sau khi Vương quốc Campuchia tăng ba bậc từ vị trí 101 lên 98 về Chỉ số Cạnh tranh Du lịch và Lữ hành (TTCI), quốc gia này được tạp chí Conde Nast Traveler đánh giá cao hơn trong năm 2020 sau khi không lọt Top 20 năm 2019.

Có được thành công trên do Campuchia đã xác định rõ di tích lịch sử-văn hoá là sản phẩm du lịch trọng điểm, nên đã có những chính sách bảo tồn tích cực, khoa học và hữu hiệu cho phát triển du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

Với quần thể Angkor – Di sản văn hoá thế giới do UNESCO xếp hạng, công tác bảo tồn, quản lý được thực hiện một cách chuyên nghiệp và có tính bền vững cao. Những ngôi đền trong khu Angkor Wat bị thực vật xâm lấn, nhất là loại cây cổ thụ có tên gọi là cây Tung. Khi rễ cây Tung phát triển đến đâu, nó sẽ đâm thủng những viên gạch và sập mái, tường. Thế nhưng, thay vì trát ximăng hay những vật liệu hiện đại để tạo sự kết dính bền vững như nhiều công trình ở Việt Nam, các chuyên gia tại Campuchia chỉ dùng gạch, gỗ chống đỡ, xếp gọn những tảng đã bị sập lại trong lúc tạm thời chưa có biện pháp phục chế hữu hiệu. Cách làm này đã giữ nguyên được kiến trúc cổ của Angkor trong nhiều năm qua mà không bị “làm mới”, không bị lai tạp.

Sau khi Angkor được công nhận là Di sản thế giới, lượng khách du lịch đổ về tăng mạnh mỗi năm. Có thời điểm khách đến Angkor chiếm 40% tổng lượng khách quốc tế đến Campuchia. Tuy nhiên, ngay khi có cảnh báo của UNESCO về đe doạ xuống cấp Angkor vì khách tham quan quá đông, ngành du lịch Campuchia ngay lập tức nghiên cứu và thực hiện biện pháp kiểm soát và hạn chế khách du lịch. Năm 2003, khách vào đền Angkor Wat chỉ được tối đa 300 khách mỗi lượt và thời gian tham quan chỉ kéo dài tối đa 2 giờ đồng hồ. Đến nay, các biện pháp hạn chế khách vẫn tiếp tục được nghiên cứu và đề xuất để đối phó với nhu cầu tham quan không ngừng tăng lên hằng năm. Việc phát triển các khu du lịch biển tại các hòn đảo và thị trấn Kép thuộc Sihanoukville ngoài mục đích khai thác tài nguyên du lịch biển còn nằm trong chủ trương giãn khách khỏi Angkor, hướng khách du lịch những sản phẩm du lịch khác để giảm sức ép cho di sản.

Nghiên cứu phát triển du lịch tại Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa - 5

Việc quy hoạch đô thị để phát triển du lịch bền vững được chính phủ Campuchia thực hiện gắt gao. Các khách sạn quanh khu Angkor ở Siem Riep không được phép cao quá 3 tầng, bất kể đó là khách sạn 4 sao hay 5 sao. Tất cả các phố mặt tiền đều được quy hoạch tổng thể và tuân thủ chặt chẽ các quy chuẩn về kiến

trúc, chỉ giới xây dựng. Thậm chí, các tuyến phố cổ, phố cũ nằm trong khu vực bảo tồn và các nhà phải sơn cùng một màu.

Khi Campuchia phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng hàng loạt các tuyến đường giao thông mới để phục vụ cho du lịch, một quy định được ban hành là tất cả các cây cầu cổ phải giữ nguyên. Người ta chấp nhận làm đường vòng xa hơn và tốn kém hơn để giữ lại những cây cầu bằng đá ong, đá cẩm thạch và không có phương tiện cơ giới đi qua những cây cầu này. Nhờ thế mà rất nhiều cầu cổ có từ thế kỷ thứ IX, X ở Campuchia đã trở thành điểm tham quan du lịch hấp dẫn, đặc biệt là cây cầu 1300 tuổi mang tên KampongKdei (nằm cách Siem Riep 65km về phía Nam).

Bảo tồn di sản để phát triển du lịch bền vững chỉ là một trong những quan điểm du lịch, chính sách du lịch hiệu quả của Campuchia. Đất nước của nụ cười Bayon này còn thực thi nhiều giải pháp đáng để các quốc gia khác học tập trong việc thúc đẩy du lịch.

Có thể kể đến những tiêu chí bắt buộc với một Hướng dẫn viên du lịch tại Angkor. Những hướng dẫn viên được hành nghề ở đây đều phải trải qua những khoá đào tạo bài bản từ chính UNESCO hoặc những địa chỉ dạy nghề có uy tín đã được Nhà nước thừa nhận. Và dĩ nhiên, giá thuê hướng dẫn viên không thể rẻ, tối thiểu là 30USD/ngày. Chính vì quy định khắt khe này mà hiện nay Angkor thiếu rất nhiều hướng dẫn viên song không vì thế mà cơ quan quản lý di tích này nới lỏng điều kiện trình độ.

Vé tham quan Angkor cũng là một điều thú vị. Với khách quốc tế, giá vé được phân định theo thời gian tham quan: trong ngày là 37 USD, 3 ngày là 62 USD và 7 ngày là 70 USD cũng là mức giá tối đa áp dụng cho cả tuần hay cả tháng. Mức giá này thể hiện quan niệm: nếu bạn yêu Angkor đến mức thăm nó tới 3 ngày liền chưa chán thì bạn đượ giảm dần theo độ dài thời gian tham quan tại đây. Cách làm này không chỉ tạo tâm lý được tiếp đón của du khách mà còn kích thích du khách ham muốn khám phá, tìm hiểu sâu kỹ về quần thể di tích vĩ đại này. Khách càng tìm hiểu sâu, nền văn hoá - lịch sử Campuchia càng được quảng bá rộng và đó là cách quảng bá, xúc tiến tại chỗ tốt đến không thể tốt hơn.

Chính phủ Campuchia cũng thực hiện một loạt các chính sách về du lịch như tổ chức hàng loạt chương trình quảng bá, xúc tiến tại các quốc gia châu Á, Âu, Mỹ; cải thiện hệ thống đường sá, phát triển nhiều điểm du lịch sinh thái tại các tỉnh miền sâu, miền xa phía Bắc; đơn giản hoá thủ tục xuất nhập cảnh như cấp visa ngay tại các cửa khẩu, sân bay, miễn visa cho một số quốc gia; bố trí cảnh sát du lịch tại tất cả các điểm du lịch… Tất cả những chính sách này đã tạo ra hình ảnh mới về một Campuchia thân thiện, cởi mở, sẵn sàng chào đón và cực kỳ chuyên nghiệp.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh là những di tích văn hóa nghệ thuật, kiến trúc và khảo cổ có tiềm năng phát triển du lịch nhưng hoạt động du lịch ở đây vẫn chưa thực sự trở mình mạnh mẽ do chưa tìm được hướng đi phù hợp bởi nhiều lý do. Vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá kinh nghiệm thành công trong thực tiễn công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản, di tích văn hóa đối với sự phát triển du lịch của các quốc gia và tỉnh thành có ý nghĩa lớn trong việc rút ra bài học, đem áp dụng vào điểm du lịch Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh để có thể phát triển tương xứng với những tiềm năng vốn có của chúng.Tại Việt Nam, du lịch di sản đã và đang phát triển ở nhiều địa phương với nhiều cách khai thác khác nhau trong những năm gần đây. Điều này thu hút sự quan tâm chú ý rất lớn đối với du khách trong và ngoài nước, cho thấy sự đóng góp tích cực của hoạt động du lịch văn hóa đối sự phát triển chung của ngành du lịch Việt Namtrong quá trình hướng tới trở thành điểm đến của nhiều thị trường khách du lịch lớn trên thế giới.

Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI THÀNH CỔ VÀ VĂN MIẾU DIÊN KHÁNH, TỈNH KHÁNH HÒA

2.1. Khái quát về Thành cổ Diên Khánh và Văn miếu Diên Khánh

2.1.1. Thành cổ Diên Khánh

2.1.1.1. Vị trí địa lý, cảnh quan và môi trường

Thành cổ Diên Khánh nằm cách TP. Nha Trang chừng 10km về phía Nam, địa phận khóm Đông Môn, thị trấn Diên Khánh. Vùng đất xanh um cây trái này đã chứng kiến biết bao sự kiện lịch sử, lưu lại trong lòng người nhiều giai thoại khó quên.

Thành chiếm diện tích khoảng 36.000m2. Tường thành hình lục giác dài 2.693m, 6 cạnh không đều nhau.

Trên mỗi cạnh, tường thành lại chia ra nhiều đoạn nhỏ, uốn lượn nên các góc thành không nhô hẳn ra mà vẫn bảo đảm quan sát được hai bên. Tường thành đắp đất cao chừng 3m50, mặt ngoài tường thành hơi dựng đứng. Mặt trong có độ thoải và được đắp thành hai bậc, tạo một đường vận chuyển thuận lợi ven thành.

Bên ngoài thành là hào nước sâu khoảng 3 - 4m, có đoạn sâu tới 5m. Bề rộng mặt hào cũng không đều nhau, tại các góc thành thường hẹp hơn (chừng 15m) và rộng nhất là trước các cổng thành, chừng 40m, lòng hào thường xuyên đầy nước từ sông Cái dẫn vào. Bên ngoài hào nước đắp một đường đi - gọi là đường ngoài hào để tuần tra, vận chuyển, nhân dân gọi là đường quan phòng.

Đặc biệt, mặt Bắc thành giáp sông Cái thường bị xói mòn vào mùa mưa lụt do nước thượng nguồn tràn về, dâng cao, chảy xiết nên những người xây thành đã trồng nhiều cây gỗ sao - một loại cây có khả năng giữ đất chống xói mòn, sụt lở. Sao trồng thành hàng dày, nên nhân dân thường gọi là Hàng Sao. Sau đó, sao phát triển thành bãi chi chít và tới nay bị hủy hoại nhiều chẳng còn mấy nhưng tên Hàng Sao vẫn giữ nguyên.

Khi xây dựng xong (1793) thành Diên Khánh có 6 cửa (cổng), 6 cạnh tường thành. Hiện nay chỉ còn lại 4 cửa: Đông, Tây, Tiền (Nam), Hậu (Bắc). Năm 1823, cửa Tả và cửa Hữu đã bị lấp, tới nay không còn dấu vết gì, tuy vậy ta có thể dự đoán hai cổng cũng nằm trên hai cạnh tường thành Tây Nam và Đông Nam.

Theo khảo cứu của Thụy Khuê (2017) thì hai người trực tiếp đắp thành được ghi trong Đại Nam liệt truyện là Tôn Thất Hội và Vũ Viết Bảo. Còn người thiết kế, chỉ huy việc đắp thành cho đến giờ không thấy ai nhắc đến.

2.1.1.2. Lịch sử hình thành

Cùng với Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) và kinh thành Huế, Thành Diên Khánh (Khánh Hòa) là ba thành cổ còn tương đối nguyên vẹn so với kiến trúc ban đầu ở nước ta. Trong đó, thành Diên Khánh từng có một vị trí chiến lược quan trọng ở Nam Trung bộ, nơi lưu dấu nhiều sự kiện lịch sử quan trọng.

Năm 1653 chúa Nguyễn Phúc Tần sai Cai cơ Hùng Lục hầu cầm quân đánh dẹp quân Chiêm, nhân đó lấy đất từ phía Đông sông Phan Rang đến đầu địa giới Phú Yên đặt làm hai phủ Thái Khang và Diên Ninh. Nhận thấy phần đất này liền núi, cạnh sông, gần biển, Hùng Lục hầu cho thiết lập đồn lũy để tăng cường phòng thủ. Năm 1690, phủ Thái Khang đổi tên là phủ Bình Khang. Năm 1742 lại đổi tên là phủ Diên Ninh thành phủ Diên Khánh.

Năm 1773, nghĩa quân Tây Sơn khởi binh đánh bại quân của chúa Nguyễn, mở rộng căn cứ ở Bình Định rồi tiến vào phía Nam, chiếm thành Diên Khánh làm lỵ sở của dinh Bình Khang.

Năm 1775, sau khi đánh bại quân của Tống Phúc Hiệp chỉ huy, quân Tây Sơn chiếm lại Phú Yên, Bình Khang, Diên Khánh và mở rộng vùng kiểm soát vào tận Bình Thuận. Năm 1792, vua Quang Trung băng hà, nhà Tây Sơn suy yếu dần. Năm 1793, Nguyễn Ánh cùng Võ Tánh và nguyễn Văn Trương đem quân đánh chiếm Diên Khánh. Sau khi đẩy lùi quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh quyết định xây dựng thành Diên Khánh thành căn cứ quân sự vững chắc để duy trì vùng kiểm soát của mình. Sách Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn có ghi “Năm Quí Sửu (1793), đại binh tiến đánh Tây Sơn ở Quy Nhơn. Khi trở về vua nghỉ chân ở Diên Khánh, xem xét địa thế, nhân chỗ đồn cũ đắp thành đất, mở sáu cửa, mỗi cửa đều có lầu, bốn góc thành đều có núi đất. Ngoài thành có hào, ngoài hào có xây lũy chắn ngang. Các cửa thành đều có xây cầu đi qua, trước thành, sau thành đều có núi sông bảo vệ, thật là một nơi hiểm trở vô cùng…”. Thành Diên Khánh ra đời từ đó.

Năm 1794, nhà Tây Sơn phái tướng Trần Quang Diệu đem quân vào tấn công thành Diên Khánh nhưng không đạt được mục đích.Thành Diên Khánh vẫn nằm trong tay quân chúa Nguyễn và trở thành lỵ sở của nhà Nguyễn tại dinh Bình Khang, sau đó dinh Bình Khang đổi thành Bình Hòa (năm 1803) rồi Khánh Hòa (năm 1832)

Năm 1858, thực dân Pháp đem quân xâm lược nước ta. Đến năm 1885, phong trào Cần Vương bùng nổ. Tại Khánh Hòa, ông Trịnh Phong cùng các ông Lê Nghị và Trần Đường cùng các sĩ phu đứng lên chiêu tập quân sĩ hưởng ứng hịch Cần Vương, chọn Thành Diên Khánh trở thành Tổng hành dinh của quân Cần Vương Khánh Hòa.

Năm 1886, quân Pháp từ Nam Kỳ kéo ra, đổ bộ lên Nha Trang và diễn ra các trận chiến ác liệt với nghĩa quân Cần Vương tại đây, Thành Diên Khánh trở thành chiến địa giữa đôi bên và cuối cùng rơi vào tay Pháp.

Tháng 8 năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Khánh Hòa, hàng ngàn quần chúng cách mạng tiến vào thành Diên Khánh khởi nghĩa và giành chính quyền. Lần đầu tiên trong lịch sử, thành Diên Khánh trở thành trụ sở chính quyền cách mạng, chính quyền của nhân dân.

Tháng 9 năm 1945, Pháp trở lại xâm lược, kháng chiến bùng nổ, các cơ quan lãnh đạo của tỉnh Khánh Hòa, sở chỉ huy Mặt trận Nha Trang và nhiều cơ sở quân y, quân giới, cơ khí, vận tải dời về thành Diên Khánh, thành lập tổng hành dinh của cuộc kháng chiến chống Pháp tại Khánh Hòa. Cuối tháng Giêng năm 1946, đồng chí Võ Nguyên Giáp (là đặc phái viên của Chính phủ được Bác Hồ giao nhiệm vụ kiểm tra tình hình chiến trường ở Nam Trung bộ) đã triệu tập một cuộc họp tại nội thành Diên Khánh để truyền đạt chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” của Trung ương. Đêm ngày 01 tháng 2 năm 1946, đơn vị giải phóng quân cuối cùng rút khỏi thành Diên Khánh, đánh dấu thắng lợi của 101 ngày đêm giữ mặt trận Nha Trang. Từ đó thành Diên Khánh bị thực dân Pháp chiếm đóng.

Pháp thua rút quân về nước, đất nước Việt chia làm 2 miền sau hiệp định Giơ ne vơ. Tháng 4 năm 1975, kết hợp với lực lượng chủ lực, lực lượng vũ trang và

Xem tất cả 130 trang.

Ngày đăng: 09/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí