Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch tỉnh Khánh Hòa đến năm 2010 - 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM



VÕ THÀNH CHÍ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH KHÁNH HÒA 2


VÕ THÀNH CHÍ


MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH KHÁNH HÒA ĐẾN NĂM 2010


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 65 trang tài liệu này.

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch tỉnh Khánh Hòa đến năm 2010 - 1

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2006


CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Khái niệm về du lịch

1.1.1 Hiệnọn tượnùng vàø bảnỷn chấtát củaỷa du lịch

Hiện tượng

Theo từ điển Hán - Việt du lịch có nghĩa là đi chu du thiên hạ.Vậy du lịch là trong những nhu cầu khách quan của con người, từ thời cổ đại đến thời hiện đại, từ Đông sang Tây … Lúc đầu hiện tượng du lịch xuất hiện là do nhu cầu hành hương, dần dần nó phát triển và đòi hỏi phải có nhà trọ, quán ăn, để họ nghỉ và khi có điều kiện thuận lợi hơn thì số người đi hành hương, buôn bán càng đông. Thế là thúc đẩy du lịch ngày càng phát triển.

Ngày nay, con người được sống trong thời kỳ hiện đại, quá trình đô thị hóa ngày càng nhanh, chiến tranh ít dần, dân số tăng nhanh làm cho ta có cảm giác trái đất ngày càng thu nhỏ lại, khoảng không gian dành cho mỗi người ngày càng hạn chế. Thêm vào đó là nạn ô nhiễm môi trường ngày một nghiêm trọng, diện tích cây xanh bị thu hẹp dần cộng với áp lực của công việc gia tăng dẫn đến những căn bệnh stress, đau tim… tăng, vì vậy nhu cầu tìm đến nơi nào đó để thư giản tăng lên, cơ sở hạ tầng tốt giúp cho người ta dễ dàng thực hiện ước mơ của họ hơn.

Bản chất của du lịch

Để có thể hiểu rõ bản chất của du lịch, ta lần lượt xem xét hiện tượng đó từ những góc độ sau:

Từ nhu cầu của khách du lịch

Hầu hết khách du lịch là những người tích lũy tiền, dùng thời gian nhàn rỗi để tiến hành một chuyến du ngoạn, thưởng thức danh lam thắng cảnh, những di tích lịch sử, văn hóa lễ hội, chữa bệnh, thể thao, tiếp thị… nhưng không nhằm mục đích sinh lợi. Nơi đến du ngoạn thuộc về thiên nhiên là những nơi như: bãi biển,


đảo, ốc đảo, núi, rừng, sông, suối, thác, ao, hồ, hang động… hay các danh lam thắng cảnh nhân tạo như: Di tích lịch sử, di tích chiến tranh, đền, đài, chùa chiền… Khách du lịch đến một nơi nào đó không phải để tìm cái vốn có của họ mà muốn tìm một cái mới, cái lạ có tính độc đáo cao, cũng có thể họ tìm đến những tàn dư xa xưa của tổ tiên họ hoặc của chính bản thân họ, muốn tai nghe mắt thấy những gì mà thiên hạ nói, những gì mà họ biết được qua các luồng thông tin khác, họ muốn tự mình khẳng định lại một lần nữa những gì họ đã nghe hoặc chưa biết hết. Do vậy, xuất phát nhu cầu từ khách du lịch, ta có thể đi đến kết luận:

“Bản chất của du lịch là du ngoạn để được hưởng những giá trị vật chất và tinh thần manh tín căn hóa cao”.

Các quốc sách phát triển du lịch

Tiềm năng du lịch vốn là yếu tố quan trọng trong việc phát triển du lịch tại các nước có du lịch phát triển như: Ý, MỸ, NHẬT, PHÁP… đều dựa vào đó rồi hoạch định cho các chiến lược phát triển ngắn hạn, trung hạn, dài hạn … và có những đối sách thích hợp cho sự phát triển chúng. Vậy nền tảng để phát triển du lịch là những di sản văn hóa có giá trị cao, độc đáo. Điều đó cũng nói lên được những bản chất du lịch là du ngoạn để thẩm định những điểm – tuyến – làng – vùng có giá trị văn hóa đặc sắc.

Sản phẩm du lịch

Chất lượng sản phẩm du lịch phần lớn đặt lên vai của người hướng dẫn viên, việc đánh giá chất lượng sản phẩm du lịch lại thuộc về phần du khách. Hướng dẫn viên du lịch, có gây được ấn tượng hay không trong suốt quá trình tour là do những kiến thức căn bản, tổng quát đến những kiến thức chuyên môn cũng như là cách giải quyết công việc, cách đối nhân xử thế của người hướng dẫn viên. Như vậy, nếu xét từ góc độ chương trình du lịch, sản phẩm du lịch cũng nói lên được bản chất du lịch là thẩm định giá trị văn hóa cáo thông qua người hướng dẫn viên.

Tìm kiếm thị trường


Nếu không có khách du lịch thì mọi chuyện coi như bị đổ vỡ và sản phẩm du lịch sẽ không có người sử dụng, cho dù sản phẩm có chất lượng đến đâu đi chăng nữa, hướng dẫn viên có tài ba hay khôi hài bao nhiêu đi nữa cũng không cứu vãng được tình thế. Vì vậy mà việc tìm kiếm thị trường là một việc làm sống còn, cùng một chất lượng nhưng đối với mỗi khách hàng khác nhau thì sẽ có sự đánh giá khác nhau hay cảm nhận khác nhau.

Như vậy, nếu xét từ góc độ du lịch, ta cũng thấy được dáng vóc bản chất của du lịch là thẩm định giá trị vật chất và tinh thần mang tín văn hóa cao. Tóm lại, suy cho cùng bản chất du lịch là du ngoạn để hưởng thụ những giá trị vật chất và tinh thần mang tín văn hóa cao, đặc sắc… trong đó quan trọng nhất là thỏa mãn được những mong muốn của du khách

1.1.2. Kháiùi niệmọm vềà du lịch

Có khá nhiều khái niệm về du lịch, nhưng cho đến nay khái niệm được xem là đầy đủ nhất là khái niệm của tổ chức du lịch thế giới (WTO) như sau:

“Du lịch là tập hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ cuộc hành trình và lưu trú của cá thể ở bên ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ với khoảng thời gian không quá một năm với mục đích hòa bình, nơi đến cư trú không phải là nơi đến làm việc”.

1.1.3.Kháiùi niệmọm vềà du khácùch

Theo tổ chức quốc tế, dựa vào mối quan hệ trao đổi giữa các quốc gia có những hình thức du lịch như sau:

- Du lịch nội địa (Domestic Tourism): Là chuyến du hành của những cư dân trong phạm vi quốc gia của họ .

- Du lịch hướng nội (Inbound): Là chuyến du hành của những người không phải là cư dân của quốc gia đến du lịch.

- Du lịch hướng ngoại (Outbound Tourism): Là chuyến du hành của những cư dân quốc gia này đến một quốc gia khác.

1.1.4. Tuyếnán điểmồm du lịch vàø cácùc loạiùi hình du lịch

Tuyến điểm du lịch


Là nơi có những đặc trưng về tự nhiên, nhân tạo có khả năng hấp dẫn du khách từ các nơi khác. Ví dụ: Hòn Mun, Hòn Chồng, Hồ Cá Trí Nguyên….

Các loại hình du lịch

Các loại hình du lịch rất đa dạng và phong phú:

+ Căn cứ vào mục đích của khách du lịch

- Du lịch chữa bệnh: Đối với khách có nhu cầu điều trị bệnh, phục hồi sức khỏe. Ngày nay một số nước phát triển đã biết kết hợp có hiệu quả việc khai thác sử dụng nước khoáng, khí hậu miền núi, miền biển… với mục đích kinh doanh và phục vụ khách du lịch.

- Du lịch nghỉ ngơi: Là du lịch của khách có nhu cầu nghỉ ngơi phục hồi sức khỏe gần gũi thiên nhiên và thay đổi không khí, môi trường sống hằng ngày, loại du lịch này cũng mang ít nhiều đặc biệt của du lịch chữa bệnh.

- Du lịch khoa học, văn hóa: Là loại du lịch của khách du lịch có nhu cầu mở rộng sự hiểu biết của mình. Khách du lịch loại này thường tham quan các di tích lịch sử, kiến trúc, kinh tế, xã hội, phong tục tập quán ở nước mà họ đến du lịch.

- Du lịch thể thao: Khách du lịch là các vận động viên đến để thi đấu, các cổ động viên đi xem và ủng hộ.

- Du lịch công vụ: Khách du lịch là những người đi dự hội nghị, hội thảo, chuyên đề, lễ kỷ niệm quốc khánh, hội chợ, phục vụ hội nghị…. Họ vừa kết hợp công tác với du lịch.

1.2. Kinh doanh du lòch

Khái niệm:

“Kinh doanh du lịch là quá trình tổ chức sản xuất lưu thông, mua bán hàng hóa du lịch trên thị trường nhằm bảo đảm hiệu quả về mặt kinh tế xã hội.”

Kinh doanh du lịch cũng như những hình thức kinh doanh khác diễn ra theo một chu trình chặt chẽ gồm các bước:

- Tổ chức hàng hóa du lịch.

- Ký kết các hợp đồng kinh tế du lịch.

- Tổ chức thực hiện hợp đồng.


- Thanh toán, quyết toán hợp đồng và rút kinh nghiệm để bước vào chu trình mới.

Các bước của chu trình kinh doanh được thể hiện trong quá trình hoạt động kinh doanh ở các hãng lữ hành, khách sạn, vận chuyển và các trung tâm thông tin du lịch. Những hãng này gọi chung là cơ sở kinh doanh. Trong đó kinh doanh lữ hành là một trong những lĩnh vực kinh doanh hàng đầu của kinh doanh du lịch.

Kinh doanh lữ hành là kinh doanh các chương trình du lịch (tours). Đây là ngành kinh doanh đặc trưng của du lịch. Kinh doanh lữ hành được tổ chức thành các hãng lữ hành mà công việc của họ chuyên xây dựng tổ chức các chương trình du lịch và bán các chương trình đó cho du khách hay làm đại lý cho các hãng lữ hành khác.

Muốn trở thành một hãng lữ hành, đặc biệt là lữ hành quốc tế phải tuân thủ những nguyên tắc quy định chặt chẽ theo thông lệ quốc tế và hoàn cảnh cụ thể của từng quốc gia. Những tiêu chuẩn đó được thể chế hóa bằng những quy định của quốc gia.

1.2.1. Cầuàu Du Lịch

“Là hệ thống các yếu tố tác động đến sự hình thành chuyến đi của du khách trong suốt cuộc hành trình và lưu trú của họ”. Các yếu tố đó gồm: Thời gian nhàn rỗi, thu nhập, trình độ văn hóa, mode…

Các yếu tố cấu thành cầu du lịch

- Thời gian nhàn rỗi: người ta chỉ đi du lịch khi có thời gian nhàn rỗi, cùng với việc gia tăng năng suất sản xuất và chế độ dinh dưỡng, thời gian nghỉ ngơi của những người lao động được kéo dài ra và số kỳ nghỉ trong năm cũng tăng lên. Trong khoảng thời gian đó người ta nảy sinh ra các nhu cầu tìm kiếm cái mới, tìm nơi để thư giãn và vui chơi giải trí… Vì thế họ quyết định đi du lịch. Khi thời gian nhàn rỗi càng nhiều thì có thể nhu cầu đi du lịch càng tăng.

- Thu nhập: những người có tiền mới đi du lịch. Có người để dành tiền cho chi tiêu du lịch, người đi du lịch phải có một số tiền nhất định để chi tiêu cho các chuyến


đi du lịch của họ, do đó những người có thu nhập cao sẽ đi du lịch nhiều hơn những người có thu nhập thấp. Khi mức thu nhập gia đình tăng lên thì nhu cầu đi du lịch sẽ tăng theo, điều này cũng có nghĩa là ngành du lịch luôn phát triển, đặc biệt khi công nghiệp hóa càng cao thì nhu cầu đi du lịch càng cao.

- Trình độ văn hóa: Dân gian có câu “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, khi dân trí càng cao, sự hiểu biết càng nhiều thì nhu cầu đi du lịch càng cao, vì vậy khi dân chúng được giáo dục tốt hơn kèm theo việc gia tăng thu nhập thì việc tìm kiếm cái mới sẽ dễ dàng được thực hiện hơn.

- Nghề nghiệp: Có liên hệ mật thiết tới thu nhập và giáo dục, các lối sống dựa trên nền tảng giáo dục và mức thu nhập là vấn đề quan trọng hình thành nên cầu du lịch.

- Mode: Hiện nay có một thái độ đang thay đổi đối với du lịch trong các kỳ nghỉ. Nhiều người cho rằng chính yếu tố quan trọng trong cuộc sống của họ chứ không phải là kỳ nghỉ ngơi mà thôi. Ngoài ra du lịch trở thành phong trào, một lối sống tiêu biểu lôi cuốn mọi người trong xã hội tham gia.

Trên đây là một số yếu tố chính hình thành nên cầu du lịch. Ngoài ra vẫn còn nhiều yếu tố khác có ảnh hưởng rất nhiều đến các chuyến du lịch của du khách. Đôi khi du khách cũng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nên nhu cầu du lịch có thể được hình thành trên những động cơ tổng hợp mà các nhà nghiên cứu phải tìm ra và dự báo những xu hướng mới hình thành những chuyến du lịch để có những chương trình phát triển du lịch toàn diện.

Nhu cầu và lợi ích của du lịch

Trong suốt chuyến đi du lịch, du khách đòi hỏi những nhu cầu và lợi ích sau:

Tiết kiệm:

Các chương trình du lịch được lập ra phải đảm bảo nhu cầu tiết kiệm của du khách, tức là phải có một mức giá vừa phải, nếu giá cao thì chất lượng phải tương ứng với nó. Các chương trình du lịch phải tiết kiệm được thời gian và sức khỏe của du khách.


Khám phá: Du khách phải có những lợi ích về sự mới mẻ, luôn thay đổi, sự khoái cảm, tính độc lập và sự cải tiến trong suốt tuyến du lịch.

Uy tín: Khách hàng cần có sự thân thiện, sự bình đẳng và sự tham gia phối hợp trong các hoạt động cùng với dân địa phương tại nơi đến. Họ muốn hòa mình vào cuộc sống của dân bản xứ để có cái nhìn thân thiện và sâu sắc hơn về bản sắc của dân bản xứ.

Danh dự: có nghĩa là du khách có nhu cầu khoe khoang, họ khoe khoang những vật có thể sờ mó được, cái được thể hiện qua hàng hóa cụ thể mà khách hàng đã mua trong khi đi du lịch để làm quà lưu niệm. Ngoài ra họ còn khoe khoang những vật vô hình như: Danh tiếng của Khách sạn họ đã ở, nhà hàng mà họ đã đến ăn…

1.2.2. Cung sảnỷn phẩmồm du lịch:

Là hệ thống các yếu tố mà cơ sở kinh doanh du lịch cung ứng cho du khách trong suốt cuộc hành trình và lưu trú của họ như: Vận chuyển ăn ở tham quan. Cung du lịch được thực hiện bởi các đơn vị kinh doanh cung ứng du lịch, đó là những cơ sở kinh doanh cung cấp cho khách một phần hay toàn bộ dịch vụ cung ứng. Đơn vị cung ứng có thể là các tuyến điểm du lịch, khách sạn, nhà hàng hoặc Công ty lữ hành. Để thu hút được nhiều du khách phải kết hợp các yếu tố của cung du lịch và các yếu tố liên quan đến cầu du lịch.

Những điều tất yếu mà các nhà cung ứng phải biết:

- Du lịch như là cách sử dụng mang tính xã hội

- Du lịch như là một hiện tượng địa lý

- Du lịch như là một nguồn lực

- Du lịch như là một hoạt động kinh doanh

- Du lịch như là một ngành công nghiệp

Các hình thức cung sản phẩm du lịch

- Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành

- Doanh nghiệp kinh doanh lưu trú

- Doanh nghiệp kinh doanh ăn uống

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/11/2023