Sốá Lượnùng Khácùch Du Lịch Đếnán Khánùnh Hòaứa


2.1.2. Tàiứi nguyênân du lịch

Tài nguyên du lịch tự nhiên

Nha Trang – Thành phố cực đông của Tổ quốc Việt Nam nơi “có bờ biển đẹp nhất Việt Nam” một đô thị lớn của miền trung, là trung tâm Kinh tế-Chính trị- Văn hóa-Xã Hội của tỉnh Khánh Hòa, một trong vài trung tâm du lịch nghỉ mát, điều dưỡng lớn nhất của cả nước.

Vònh Nha Trang với diện tích 500 km2 bao gồm 19 đảo lớn, nhỏ nằm rải rác gần xa tạo nên một khung cảnh vừa kỳ vĩ, vừa thơ mộng. Vịnh Nha Trang được tổ chức TDAU SSAC có trụ sở Canada (thành lập năm 1997 tại cộng hòa liên bang Đức) xếp vào hàng ngũ 29 vịnh đẹp nhất thế giới vào tháng 7-2003.

Vònh Nha Trang có khí hậu rất tốt, nhiệt độ trung bình 26oC hầu nhưng quang năm ngập tràn ánh nắng, phong cảnh sơn thủy hữu tình, nhiều điểm du lịch nổi tiếng như : Hồ Cá Trí Nguyên, Hòn Tằm, Hòn Mun, Bãi Trũ và Hòn Ngọc Việt-khu du lịch 5 sao đầu tiên quy mô lớn trên đảo ở Khánh Hòa và cả Việt Nam. Môi trường biển ở vịnh Nha Trang có hệ sinh thái đa dạng với các hệ sinh thái san hô, với khoảng 350 loài san hô và 230 loài cá. Vịnh Nha Trang có khu bảo tồn biển đầu tiên của Việt Nam đó là khu vực đảo Hòn Mun được thiết lập tháng 6-2001.

Bãi biển Đại Lãnh nằm giữa đèo Cả và đèo Cổ Mã, bãi tắm Đại Lãnh được cấu tạo thuần khiết từ một loại cát thủy tinh trắng mịn, được đầm, nén tự nhiên rất chặt lại có độ thoải lớn, chứ không dốc như các bãi Nha Trang, từ xưa Đại Lãnh được liệt vào danh lam thắng cảnh.

Hòn Gốm-Vân Phong, một thắng cảnh một dãi đất mênh mông những cồn cát trắng phau và tinh khiết, một địa điểm còn hoang sơ với những cánh rừng nguyên sinh trên đảo, một vị trí lý tưởng cho một hệ thống cảng nước sâu đóng vai trò trung chuyển hàng hóa quốc tế, và là nơi có thể xây dựng hoàn chỉnh những quần thể du lịch lớn mang tầm khu vực và quốc tế.


Bán đảo Vịnh Cam Ranh cách Nha Trang 37 km, bán đảo có chiều dài 30 km. Trên bờ đông, nữa phía bắc của bán đảo là Bãi Dài, một dải cồn cát thiên nhiên dài tới 15 km, cát trắng phau và tinh khiết có thể kiến tạo thành những bãi tắm thiên nhiên lý tưởng có một không hai ở Việt Nam.

Đầm Nha Phu là vùng biển cạn có nhiều đảo nhỏ: Hòn Rứa, Hòn Lăng, Hòn Sầm, Hòn Thị, Hòn Lao. Hòn Lao với diện tích tới 1 km2, nếu tính riêng đảo thì chỉ chừng 0,3 km2 bây giờ gọi là đảo khỉ. Đây là khu du lịch tham quan xem khỉ biểu diễn và cuộc sống tự nhiên của chúng.

Dốc Lết được cấu tạo hoàn toàn bằng cát trắng, mịn và tinh khiết, Dốc lết có bãi biển uốn cong hình lưỡi liềm và kéo dài cả chục Km, chỗ nào cũng đẹp.

- Ngoài các tài nguyên thiên nhiên gắn liền với biển Khánh Hoà còn có các suối có cảnh quan thiên nhiên hết sức kỳ thú như: Suối Ba Hồ nằm ở địa phận huyện Ninh Hoà. Đây là con suối bắt nguồn từ độ cao trên 660m chảy giữa 2 triền núi đá chảy xuống cánh đồng đổ ra biển. Trong quá trình vượt núi, băng rừng để xuống với biển có ba lần suối mở lòng ra ngay trên núi tạo liên tiếp ta ba cái hồ với cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, mỗi hồ mỗi khác khiến từ xưa con suối đã được biết đến với những huyền thoại ly kỳ hấp dẫn gắn liền với nó. Đây là một điểm du lịch hết sức hấp dẫn đối với khách leo núi, mạo hiểm để tìm đến tận cùng của cảnh đẹp.

Suối Tiên nằm ở phía nam huyện Diên Khánh, xuất phát nguyên từ khu vực Hòn Bà, một ngọn núi cao trên 800m có khí hậu gần như khí hậu cao nguyên. Suối chảy quanh co trong các hẻm núi, cây rừng và thung lũng cao, trước khi chảy xuống đồng bằng suối gặp một đập đá thiên nhiên chắn ngang tách dòng chảy thành hai nhánh có cảnh quan hết sức hấp dẫn giống như cảnh tiên. Suối Tiên rất phù hợp cho phát triển du lịch sinh thái thu hút du khách trong và ngoài nước.

Suối Hoa Lan cách Nha Trang khoảng 18km về phía Bắc là nơi có vẻ đẹp tự nhiên của biển trời, non nước, rừng cây, thác nước. Với cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp, với vẻ hoang sơ mà tạo hoá ban tặng cho thì suối Hoa Lan đã trở thành nơi du lịch sinh thái, dã ngoại đầy thú vị.


Suối khoáng nóng Tháp Baứ nằm ngay trong lũng thành phố Nha Trang. Nước khoỏng núng cũng như bựn khoỏng Silic ngoài tỏc dụng thư gión, kớch thớch sự hoạt động của hệ thần kinh cũn cú tỏc dụng tớch cực đối với làn da, chữa một số bệnh ngoài da thụng thường và làm cho da mịn màng, sỏng đẹp hơn. Đõy là một loại hỡnh dịch vụ chăm súc sức khỏe độc đỏo: ngõm tắm bựn khoỏng, ngõm tắm khoỏng núng, hồ bơi khoỏng ấm và hồ phun mưa khoỏng núng rất phự hợp cho du lịch nghĩ dưỡng.

Tóm lại với tất cả những tài nguyên du lịch tự nhiên hết sức phong phú, đa dạng và kỳ thú mà thiên nhiên đã ban tặng cho mình, Khánh Hoà rất có điều kiện để phát triển các loại hình du lịch ờ vùng bờ biển theo mô hình 3S: SEA, SUN, SAND, cũng như phát triển các loại hình sinh thái ở các vùng hồ nước, núi rừng, thác suối có cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, hoang sơ, tạo ra khả năng phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch của tỉnh Khánh Hoà.

Tài Nguyên du lịch nhân văn

Dân số tỉnh Khánh Hoà theo kết quả điều tra năm 2005 là 1.125.977 người trong đó dân tộc kinh chiếm 95.3% dân tộc Ra-glay chiếm 3.4%, dân tộc Hoa chiếm 0.86%, Cờho chiếm 0.34%, Êđê chiếm 0.25%. Dân số trong độ tuổi lao động là 475.669 người chiếm 45,1% dân số. Khánh Hoà là vùng đất có bề dày lịch sử văn hoá, các tài liệu khảo cổ học đã khẳng định ngay từ thời tiền sử đã có bề dày lịch sử – văn hoá, các tài liệu khảo cổ học đã khẳng định ngay từ thời tiền sử đã có con người sinh sống ở đây.

Ở Hòn Tre trong vịnh Nha Trang, từ xa xưa các nhà khảo cổ đã phát hiện nhiều công cụ bằng đá của “Nền nông nghiệp dùng cuốc”. Ngược dòng thời gian, Khánh Hoà vốn là đất KauTha Ra nơi sinh sống của bộ tộc Cau, còn là một trong hai thị tộc chính của vương quốc Chămpha xưa. Hơn thế, nơi đây đã từng là thành đô của vương quốc Chămpa, với khu tháp thờ bà mẹ xứ ở Ponaga- Ngày nay gọi là tháp bà Pônaga. Đây là một khu tháp được xây trên một ngọn đồi trong vùng núi Cù lao nằm trong thành phố Nha Trang. Tháp Bà là một khu di tích tháp thể


hiện phong cách kiến trúc và điêu khắc có giá trị về nhiều mặt: Lịch sử, dân tộc học, khảo cổ học.

Chính vì vậy tháp Bà Pônaga đã trở thành một nơi thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Ngoài tháp Bà, ở Khánh Hoà còn có nhiều di tích văn hoá Chămpa như: Bia Võ Cạnh có niên đại khoảng cuối thế kỷ III, là tấm bia cổ vào bậc nhất ở nước ta và khu vực Đông Nam Á. Bia Võ Cạnh là một di sản văn hoá nằm ở làng Võ Cạnh thuộc phía tây Nha Trang là nơi có vô vàn di tích dành cho khách du lịch tham quan sưu khảo. Di tích Am Chúa được xây dựng trên một ngọn núi thuộc huyện Diên Khánh, là nơi thờ nữ thần Pônaga. Theo truyền thuyết dân gia thì đây là nơi phát tích của nữ thần. Ngoài ra còn có Thành Hời, miếu Ông Thạch…

Bên cạnh đó Khánh Hoà còn có các di tích văn hoá của dân tộc Kinh như thành lũy Diên Khánh là một công trình văn hoá vật thể đã được cha ông ta xây dựng khi bắt đầu khai điền, lập ấp mở rộng bờ cõi cho sự phát triển phồn vinh của dân tộc về Phương Nam. Hệ thống đình chùa khắp các thôn làng trong vùng đất Khánh Hoà vẫn còn lưu trữ để tôn thờ những vị tiền hiền có công với đất nước như đền thờ Trần Quý Cáp nhà chiến sĩ yêu cầu nước của phong trào Duy Tân ở huyện diên Khánh. Hệ thống các chùa chiền Phật giáo, Thiên chúa giáo, Cao đài, Tin lành… cũng là những nơi thu hút khách du lịch đến thăm quan.

Ngoài ra Khánh Hoà còn có bảo tàng tỉnh với số sưu tập hiện vật tiêu biểu như tập rìu đá, đồ trang sức bằng đá thuộc văn hoá xóm Cồn, trống đồng, điêu khắc đá…Đã thu hút rất nhiều khách tham quan trong nước và quốc tế. Viện Hải Dương học với hơn 20.000 mẫu vật của hơn 4.000 loại sinh vật biển và nước ngọt đã được sưu tầm. Nơi đây có một bộ xương cá voi khổng lồ dài gần 26m đã được phục chế đầy đủ để phục vụ nghiên cứu khoa học và khách tham quan du lịch.

Cùng với các di sản văn hoá hữu thể là các di sản văn hoá phi vật thể có bản sắc riêng trong dòng văn hoá dân tộc mà tiêu biểu là các lễ hội như: Lễ hội đền Hùng được tổ chức hàng năm vào ngày 10/3 âm lịch với nghi thức trang trọng,


độc đáo thể hiện truyền thống tốt đẹp cao quý của dân tộc “Uống nước nhớ nguồn”, “Chim có tổ người có tông”. Lễ hội Tháp Bà được tổ chức vào ngày 20 đến 23/3 âm lịch hàng năm. Đây là lễ hội lớn nhất trong khu vực để tưởng niệm nữ thần Mẹ xứ sở. Lễ hội Am Chúa được tổ chức vào ngày 22/4 Âm lịch để tưởng niệm nữ thần Thiên Y A Na được nhân dân trong vùng tôn thờ là Bà chúa, bà mẹ của xứ xở tại Am Chúa nơi thờ nữ thần Ponaga. Lễ hội cá Voi được tổ chức hàng năm vào ngày ông lỵ (cá voi chết) và hai kỳ xuân tế, thu tế, cúng cầu ngư vào mùa đánh bắt của mỗi năm. Nghi lễ cúng như nghi lễ tế đình có kéo dài đến 5-7 ngày…Các lễ hội đã thu hút rất đông khách tham dự.

Tuy các lễ hội diễn ra rất rầm rộ, nhưng vẫn mang tính chất tự phát, phong trào chớ chưa được nghiên cứu một cách có tổ chức, có hệ thống của cơ quan văn hoá. Chính vì vậy mà các lễ hội vẫn còn mang tính thần thánh, lạc hậu, mê tín làm giảm đi nét đẹp truyền thống, văn hoá dân tộc. Nhưng dù sao thì đây cũng là một tài nguyên văn hoá phục vụ cho phát triển du lịch của Khánh Hoà.

Ngoài ra với hệ thống tượng đài, bia tưởng niệm đã và đang được xây dựng khắp nơi trên Khánh Hoà: Biệt thự Cầu Đá, mộ Yersin, trung tâm văn hoá tỉnh, những công viên tráng lệ, những tượng đài đầy ấn tượng sẽ góp phần vẽ nên bức tranh văn hoá hoành tráng, hùng vĩ làm phong phú thêm các hoạt động tham quan du lịch.

2.2. Thực trạng kinh doanh du lịch tỉnh Khánh Hòa

Hoạt động kinh doanh du lịch của tỉnh trong 5 năm qua phát triển mạnh mẽ không chỉ thể hiện ở số lượng mà còn có sự chuyển biến rõ nét về chất. Du lịch Nha Trang-Khánh Hòa ngày càng được khẳng định uy tín trên thị trường, và đặc biệt các hãng du lịch tàu biển quốc tế đã chọn Nha Trang trong hành trình của mình (năm 2005 có 15 chuyến tàu với 6.300 lượt khách). Thị trường khách quốc tế đến Khánh Hòa cũng có chuyển biến tốt với 6 thị trường dẫn đầu: Mỹ, Úc, Pháp, Anh, Đức, Nhật.


2.2.1. Sốá lượnùng khácùch du lịch đếnán Khánùnh Hòaứa


Năm

Số khách đến (người)

Người Việt Nam

Người nước ngoài

Số ngày khách lưu trú (ngày)

Người Việt Nam

Người nước ngoài

2000

398.693

280.324

118.369

791.952

501.220

290.732

2001

494.804

353.156

141.648

983.450

641.627

341.823

2002

539.827

344.834

194.993

1.023.196

596.517

426.679

2003

584.127

400.656

183.471

1.115.857

714.969

400.888

2004

699.420

489.270

210.150

1.352.430

876.448

475.982

2005

900.289

651.234

249.055

1.810365

1.216.208

594.157

8 Tháng

2006

749.761

574.809

174.952

1.514.070

1.101.907

412.163

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 65 trang tài liệu này.

Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch tỉnh Khánh Hòa đến năm 2010 - 3

Bảng 2.1: Số lượng khách du lịch đến Khánh Hòa giai đoạn 2000-2005 và 8 tháng đầu năm 2006


(Nguồn cục thống kê tỉnh Khánh Hòa)

Từ bảng 2.1 ta thấy lượng khách tới Khánh Hòa luôn tăng trong giai đoạn 2000-2005, nhưng về cơ cấu nguồn khách thì có sự thay đổi như : vào năm 2002 lượng khách nội địa giảm, nhưng lượng khách quốc tế lại tăng nhanh, bởi vì sau vụ khủng bố ngày 11-09-2001 tình hình an ninh chính trị thế giới bất ổn, Việt Nam được xem là điểm đến an toàn do vậy lượng khách quốc tế đến Việt Nam đông hơn. Đến năm 2003 do ảnh hưởng của bệnh SARS hoàn hành ở Châu Á lượng khách quốc tế đến Việt Nam giảm nên cũng ảnh hưởng đến Khánh Hòa. Trong đó tốc độ tăng bình quân của khách nội địa là 19% còn khách quốc tế là 16%.

Bên cạnh đó nhìn vào bảng 2.1 ta thấy số ngày lưu trú trung bình của khách là 2 ngày là quá thấp so với tiềm năng hiện có của du lịch Khánh Hòa, do vậy sở Du Lịch-Thương mại cần có chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng phục vụ, đầu tư thêm nhiều khu vui chơi giải trí nhằm kéo dài ngày lưu trú của khách du lịch.

Một số so sánh số lượng khách quốc tế đến Khánh Hòa và các tỉnh Đà Nẵng, Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu đây là những tỉnh cạnh tranh với Khánh Hòa về du lịch biển và nghỉ dưỡng.


Bảng 2.2: Số lượt khách quốc tế tới các tỉnh

(Khánh Hòa, Đà Nẵng, Bình Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu)


Năm

Số lượt khách quốc tế đến lưu trú tại (người)

Khánh Hòa

Đà Nẵng

Bình Thuận

BR-VT

2001

141.650

194.670

69.775

146.800

2002

194.993

214.137

90.000

162.000

2003

183.471

174.453

90.000

172.000

2004

210.150

236.459

102.000

199.000

2005

248.578

269.563

150.000

210.000

B/q tăng

16%

10%

22%

9%


Từ bảng 2.2 ta thấy bình quân khách quốc tế tới Khánh Hịa giai đoạn 2001-2005 tăng 16% đứng sau Bình Thuận, bởi vì Bình Thuận là tỉnh mới phát triển du lịch trong những năm gần đây nên lượng khách quốc tế đến ngày càng tăng nhanh, còn lại các tỉnh đều có tốc độ tăng bình quân thấp hơn Khánh Hịa.

2.2.2. Doanh thu

Bảng 2.3: Doanh thu du lịch Khánh Hòa giai đoạn 2000-2005

(đơn vị:triệu đồng)

Chỉ tiêu

2000

2001

2002

2003

2004

2005

Doanh thu du lòch

107.089

135.259

162.272

197.502

266.330

367.852

Thuê phòng

89.727

113.472

124.700

137.020

188.665

282.055

Lữ hành

2.436

3.511

4.800

6.942

9.837

10.553

Vận chuyển khách

1.484

2.854

2.503

4.500

7.943

16.520

Thu khác

13.442

15.422

30.269

49.040

59.885

58.724

Doanh thu bán hàng hóa

23.858

27.944

38.297

50.200

42.879

58.031

Doanh thu bán hàng ăn uống

57.065

70.248

81.632

92.750

122.885

179.316

Doanh thu khác

11.003

12.655

15.072

19.750

2.906

37.937

Tổng cộng

199.015

246.106

297.273

360.202

456.000

643.136

(nguồn cục thống kê tỉnh Khánh Hòa)

Nhìn vào bảng 2.3 ta thấy doanh thu du lịch luôn tăng trưởng nhanh từ 2000-2005 với tốc độ tăng bình quân là 27%, điều này cũng cho thấy những nổ lực


không ngừng của ngành du lịch Khánh Hòa, cũng như được quan tâm chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo tỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch ngày càng phát triển, khẳng định uy tín của thương hiệu Nha Trang-Khánh Hòa, xứng đáng là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Nhờ vậy mà trong các năm qua ngành du lịch luôn vượt chỉ tiêu do tỉnh đề ra như bảng đánh giá sau:

Chỉ tiêu

ÑV

tính

TH 2001

Năm 2005



Kế

hoạch

Thực

hiện

So với

2001(%)

So với KH

(%)

Doanh thu

Triệu Đồng

246.106

320.000

644.000

262%

202%

Lượt khách lưu trú

Người

495.000

700.000

902.500

183%

129%

Bảng 2.4: Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh du lịch giai đoạn 2001-2005


Nhìn vào bảng 2.4 ta thấy doanh thu của năm 2005 tăng 262% so với năm 2001, còn lượt khách đến Khánh Hòa năm 2005 tăng 183% so với năm 2001, và đặc biệt trong năm 2005 đã vượt chỉ tiêu kế hoạch về doanh thu là 202% và lượt khách đến tăng 129%, điều này chứng tỏ Nha Trang-Khánh Hòa ngày càng được nhiều khách du lịch lựa chọn.

2.2.3. Doanh nghiệpọp kinh doanh dịch vụï du lịch:

Cùng với đường lối đổi mới kinh tế, số lượng doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch đã tăng lên nhanh chóng nhất là sau khi luật doanh nghiệp ra đời, tình đến ngày 31/12/2005 toàn tỉnh có 701 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, trong đó có: 26 doanh nghiệp Nhà nước, 5 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 42 chi nhánh, 75 công ty cổ phần, 230 công ty TNHH, 350 doanh nghiệp tư nhân và 18 đơn vị-tổ chức tham gia kinh doanh du lịch . Một số doanh nghiệp kinh doanh lữ hành tiêu biểu của tỉnh: Công ty du lịch Khánh Hoà, Công ty cung ứng Tàu Biển, Công ty Thương mại và dịch vụ Nha Trang, Công ty du lịch Long Phú, Công ty đầu tư và phát triển du lịch Nha Trang, Công Ty Thương Mại Đầu Tư Khánh Hoà, Chi nhánh Công ty TNHH Đặng Gia, Chi nhánh du lịch thanh niên Hà Nội…

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/11/2023