TÓM TẮT CHƯƠNG 4
Chương 4, tác giả đã làm rò đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sự PTBV du lịch Khánh Hòa. Đồng thời, dựa trên hệ thống chỉ tiêu đánh giá tính bền vững trong phát triển du lịch để thực hiện thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp nhằm phân tích và đánh giá thực trạng PTBV du lịch Khánh Hòa thời gian qua giai đoạn 2011-2019 theo ba trụ cột kinh tế, xã hội và môi trường. Kết hợp sử dụng phương pháp chuyên gia để đánh giá thêm tính bền vững của phát triển du lịch Khánh Hòa và cũng đã cho những kết quả đánh giá tương đồng có nghĩa cho luận án. Trong chương này luận án cũng đã đánh giá sức chứa của một số điểm du lịch cụ thể trên địa bàn tỉnh nhằm góp phần đánh giá tính bền vững trong phát triển du lịch Khánh Hòa. Đặc biệt chương này đã đánh giá được thực trạng phát triển du lịch Khánh Hòa thời gian qua theo ba góc độ kinh tế, xã hội và môi trường. Kết quả đánh giá đã chỉ ra được một số điểm nổi bật thể hiện tính bền vững trong phát triển du lịch Khánh Hòa đó là: (1) Tốc độ tăng trưởng lượt khách trong và ngoài nước cũng như doanh thu tăng đều liên tục qua các năm cho thấy mức độ phát triển lâu dài và ổn định; (2) Mức độ đóng góp của ngành du lịch vào ngân sách địa phương, tạo việc làm và nâng cao đời sống vật chất cho cộng đồng địa phương; (3) Thu hút được nhiều nhà đầu từ vào phát triển các hoạt động dịch vụ du lịch với chất lượng và tầm ảnh hưởng quốc tế; (4) Đã thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động du lịch và tạo cơ hội cho du lịch được phát triển hướng đến tính bền vững; và (5) Đã chú trọng hơn đến công tác bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử, phát huy giá trị văn hóa của địa phương nhằm hỗ trợ du lịch phát triển bền vững. Đồng thời luận án cũng chỉ ra những điểm còn chế trong phát triển du lịch Khánh Hòa như: (1) Cơ cấu nguồn khách chưa đa dạng. (2) Thời gian lưu trú và chi tiêu của du khách thấp, (3) Cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, (4) Số lượng lao động thiếu, chất lượng lao động còn thấp, (5) Sự tham gia của cộng đồng vào phát triển du lịch còn hạn chế,
(6) Môi trường du lịch chưa thực sự đảm bảo. Cuối cùng chương này đã sử dụng phương pháp chuyên gia đánh giá hạn chế và nguyên nhân gây ra hạn chế làm cơ sở để xuất giải pháp góp phần phát triển du lịch Khánh Hòa theo hướng bền vững trong thời gian tới.
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH KHÁNH HÒA
5.1. Quan điểm, định hướng phát triển du lịch Khánh Hòa
5.1.1 Quan điểm phát triển du lịch theo hướng bền vững
Trên cơ sở các quan điểm chung theo chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, căn cứ các đặc điểm riêng của địa phương, quan điểm đối với phát triển du lịch tỉnh Khánh Hoà trong giai đoạn tới bao gồm:
Thứ nhất, Phát triển du lịch không thể tách rời Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam và của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và thống nhất với các quy hoạch ngành, lĩnh vực khác có liên quan trên địa bàn.
Thứ hai, Phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo hướng bền vững trên cơ sở khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế, chú trọng khai thác các thế mạnh đặc thù về du lịch, phát triển du lịch phải gắn liền với bảo tồn các giá trị tài nguyên, môi trường, văn hoá, đóng góp tích cực cho nỗ lực xoá đói giảm nghèo và ứng phó có hiệu quả với tác động của biến đổi khí hậu.
Thứ ba, phát triển du lịch dựa vào nội lực, có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng chất lượng tăng trưởng và tính chuyên nghiệp, đa dạng hoá sản phẩm du lịch cùng với việc ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, xây dựng thương hiệu và nâng cao tính cạnh tranh của điểm đến.
Thứ tư, Phát triển du lịch không tách rời các mục tiêu bảo đảm quốc phòng - an ninh và trật tự an toàn xã hội.
Thứ năm, Phát triển du lịch trong mối liên kết chặt chẽ và thực chất với các địa phương trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và các địa bàn trọng điểm du lịch để phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh chung về du lịch.
5.1.2. Định hướng phát triển du lịch Khánh Hòa
Đến năm 2025, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại, sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hoá truyền thống, Khánh Hoà thực sự trở thành Trung tâm du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, là điểm đến du lịch đẳng cấp, hấp dẫn có tính cạnh tranh cao không chỉ trong nước mà còn trong khu vực và quốc tế. Đến năm 2030, Khánh Hoà là địa phương có ngành du lịch phát triển.
Đến năm 2025: Khánh Hoà đón 2,1-2,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 5,7 - 6,3 triệu lượt khách du lịch nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt 35.574 tỷ USD, đóng góp 23.100 tỷ đồng (tương ứngtỷ lệ 6,5 - 7%) vào GRDP của tỉnh, có tổng số 46.000 buồng lưu trú với 35 - 40% đạt chuẩn từ 3 đến 5, tạo ra 162.000 việc làm trong đó có 60.000 lao động trực tiếp.
Đến năm 2030: Khánh Hoà đón 2,8-3,2 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 7,4-8,0 triệu lượt khách du lịch nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt 56.760 tỷ USD, đóng góp 37.400 tỷ đồng (tương ứng tỷ lệ 6,5 - 7%) vào GRDP của tỉnh, có tổng số 61.000 buồng lưu trú với 35 - 40% đạt chuẩn từ 3 đến 5 sao, tạo ra 254.000 việc làm trong đó có 85.000 lao động trực tiếp.
5.1.3. Phân tích ma trận SWOT
Dựa trên kết quả phân tích đánh giá thực trạng, thành tựu đạt được, hạn chế chế nguyên nhân, kết hợp với phương pháp chuyên gia, tác giả đề xuất ma trận SWOT nhằm tổng hợp cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu từ đó đề xuất một số giải pháp chiến lược trong phát triển du lịch Khánh Hòa thời gian tới. Các chiến lược sẽ được cụ thể hóa thành giải pháp cụ thể, kết quả phân tích như sau:
Bảng 5.1: Ma trận SWOT trong phát triển du lịch Khánh Hòa thời gian tới
O | T | |
O1. Sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch thế giới O2. Nhu cầu du lịch có xu hướng tăng lên O3. Xu hướng dịch chuyển luồng khách từ châu Âu, châu Mỹ sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương O4. Chính sách ưu tiên phát triển du lịch quốc gia (xem du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn) | T1. Sự gia tăng các loại dịch bệnh (Covid-19) T2. Sự gia tăng cạnh tranh của các điểm đến tương đồng T3. Sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ kỹ thuật số T4. Vấn đề ô nhiễm môi trường toàn cầu, quốc gia và địa phương T5. Biến đổi khí hậu toàn cầu và sự nóng lên của trái đất T6. Tình hình an ninh chính trị trên thế | |
O5. Sự gia tăng của khách du lịch quốc | giới và khu vực | |
tế (Nga và Trung Quốc) | T7. Mâu thuẫn về sắc tộc và văn hóa giữa | |
O6. Nhu cầu nâng cao chất lượng dịch | các quốc gia lớn | |
vụ du lịch tại Khánh Hòa | ||
S | Phối hợp S1,2 + O1,2,3 (Phát huy điểm mạnh để tận dụng các cơ hội) với giải pháp chiến lược trọng tâm là: Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch đặc trưng | Phối hợp S3,4 + T3,4,5 (Phát huy điểm mạnh để né tránh các nguy cơ) với giải pháp chiến lược trọng tâm là: Bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch bền vững |
S1. Tài nguyên du lịch đặc trưng biển đảo S2. Có ba vịnh biển đẹp (trong đó Nha Trang là 1 trong 29 vịnh biển đẹp của thế giới) S3. Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của Khánh Hòa S4. Chính sách ưu tiên phát triển du lịch Khánh Hòa (thu hút các nhà đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật kinh doanh du lịch) S5. Trung tâm du lịch khu vực duyên hải Nam Trung Bộ S6. Nhiều cơ sở đào tạo du lịch có chất lượng | ||
Phối hợp S3,4,5 + O3,4 (Phát huy điểm mạnh để tận dụng các cơ hội) với giải pháp chiến lược trọng tâm là: Tạo nguồn khách ổn định và bền vững | Phối hợp S4,5,6 + T2,3 (Phát huy điểm mạnh để né tránh các nguy cơ) với giải pháp chiến lược trọng tâm là: Tăng cường công tác xúc tiến quảng bá du lịch, hợp tác liên kết vùng, tìm kiếm | |
và mở rộng thị trường |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Tính Bền Vững Phát Triển Du Lịch Khánh Hòa Bằng Phương Pháp Chuyên Gia Dưới Góc Độ Xã Hội
- Đánh Giá Tính Bền Vững Phát Triển Du Lịch Khánh Hòa Bằng Phương Pháp Chuyên Gia Dưới Góc Độ Môi Trường
- Kết Quả Đánh Giá Chuyên Gia Về Những Hạn Chế Và Nguyên Nhân
- Tăng Cường, Nâng Cao Tính Trách Nhiệm Và Khả Năng Tham Gia Của Cộng Đồng Trong Quá Trình Phát Triển Du Lịch
- Tăng Cường Công Tác Xúc Tiến Quảng Bá Du Lịch, Hợp Tác Liên Kết Vùng, Tìm Kiếm Và Mở Rộng Thị Trường
- Đánh Giá Khả Năng Thực Hiện Các Giải Pháp Được Đề Xuất Trong Thời Gian Tới
Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.
Phối hợp W3 + O4,6 (Nhanh chóng | Phối hợp W5,6 + T4,7 (Nhanh chóng | |
W1. Cơ cấu nguồn khách chưa đa dạng. W2. Thời gian lưu trú và chi tiêu của du khách thấp. W3. Cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ. W4. Số lượng lao động thiếu, chất lượng lao động chưa cao. W5. Sự tham gia của cộng đồng vào phát triển du lịch còn hạn chế. W6. Môi trường du lịch chưa thực sự đảm bảo. W7. Sản phẩm du lịch chưa đa dạng, thiếu tính hấp dẫn cao. | khắc phục điểm yếu để tận dụng cơ | khắc phục điểm yếu để né tránh nguy |
hội) với giải pháp chiến lược trọng | cơ) với giải pháp chiến lược trọng tâm | |
tâm là: | là: | |
Cải thiện cơ sở hạ tầng du lịch | Tăng cường, nâng cao tính trách | |
nhiệm và khả năng tham gia của | ||
Phối hợp W4,5 + O3,4,5 (Nhanh chóng khắc phục điểm yếu để tận dụng cơ hội) với giải pháp chiến | cộng đồng trong quá trình phát triển du lịch hướng đến tính bền vững | |
lược trọng tâm là: | ||
Phát triển nguồn nhân lực du lịch đảm bảo chất lượng và số lượng | Phối hợp W6 + T4,5 (Nhanh chóng khắc phục điểm yếu để né tránh nguy cơ) với giải pháp chiến lược trọng tâm | |
là: | ||
Xây dựng các cơ chế chính sách đối với | ||
bảo vệ tài nguyên môi trường tại địa | ||
phương |
Nguồn: Tổng hợp của tác giả, 2020
5.2 Giải pháp phát triển bền vững du lịch Khánh Hòa
5.2.1 Một số giải pháp góp phần phát triển bền vững du lịch Khánh Hòa
Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng phát triển du lịch Khánh Hòa thời gian qua, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, ngành du lịch Khánh Hòa vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định, tác giả kết hợp sử dụng phương pháp chuyên gia đánh giá hạn chế và nguyên nhân gây ra hạn chế, sử dụng phân tích SWOT, đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần PTBV du lịch Khánh Hòa trong thời gian tới, cụ thể như sau:
5.2.1.1 Cải thiện cơ sở hạ tầng du lịch
Cơ sở hạ tầng du lịch là một trong những nhân tố quan trọng cho sự phát triển nền kinh tế của mỗi địa phương. Việc tập trung đầu tư xây dựng và phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch là yêu cầu bức xúc đối với sự phát triển du lịch của Khánh Hòa hiện nay và đảm bảo bền vững cho tương lai. Để giải quyết vấn đề này cần phải:
(1) Đầu tư xây dựng các khu, điểm du lịch
Xây dựng chiến lược đầu tư đồng bộ các khu, điểm du lịch phù hợp với quy hoạch và mục tiêu phát triển du lịch của tỉnh đồng thời đáp ứng được các tiêu chuẩn khu vực và quốc tế.
Hệ thống các khu, điểm du lịch phải thực sự gắn với thế mạnh là tài nguyên biển đảo nhằm tạo sự hấp dẫn và đặc trưng của du lịch Khánh Hoà đối với du khách trong và ngoài nước.
Nâng cấp, cải tạo và tăng cường khai thác hệ thống các khu, điểm du lịch tại các địa phương khác trong tỉnh nhằm giảm sự quá tải điểm đến Nha Trang. Cụ thể, phát triển các điểm du lịch có ý nghĩa vùng và địa phương, là những điểm di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng, các điểm danh thắng, cảnh quan biển đảo, hồ nước, sông, thác, rừng tự nhiên, các điểm bùn khoáng nóng, các điểm vui chơi giải trí, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Các điểm du lịch trên địa bàn huyện Vạn Ninh như: đình Phú Cang, Biển Đại Lãnh gắn với cảnh quan đèo Cổ Mã, Hồ Đá Bàn, Thảm rừng ngập mặn (rừng Bần)
dọc bán đảo Hòn Gốm, đảo Điệp Sơn. Các điểm du lịch trên địa bàn huyện Ninh Hòa như: Hồ Khe Lao, Chiến khu Hòn Hèo, Ba Hồ, Căn cứ lịch sử Hòn Dữ, lăng Bà Vú, thác Bay, suối khoáng nóng Xuân Trường. Các điểm du lịch trên địa bàn huyện Diên Khánh như: Cảnh quan trên sông Cái, thành cổ Diên Khánh, văn miếu Diên Khánh, di tích Am Chúa và hồ Am Chúa – suối Ồ, đền thờ Trần Quý Cáp, miếu Trịnh Phong, làng dân tộc Raglai Khánh Bình, thác Yang bay. Các điểm du lịch trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh như: khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà, mộ Yersin. Các điểm du lịch trên địa bàn huyện Khánh Sơn như: di tích đàn đá Khánh Sơn, thác Tà Gụ, di tích cách mạng Tô Hạp. Các điểm du lịch trên địa bàn thành phố Cam Ranh như: cảnh quan mũi Cô Tiên, đảo Bình Ba, đảo Bình Hưng, bãi dài.
Các điểm du lịch có ý nghĩa địa phương trên đã được đầu tư khai thác phục vụ nhu cầu tham quan, nghiên cứu trải nghiệm của khách du lịch khi đến với Khánh Hòa, tuy nhiên cần đẩy mạnh và quảng bá hơn nữa để giảm tải lượng khách đối với điểm đến Nha Trang, hướng đến các điểm du lịch địa phương khác góp phần tạo nên bức tranh đa sắc màu và hấp dẫn của du lịch Khánh Hòa.
(2) Phát triển một cách đồng bộ hệ thống cơ sở lưu trú và dịch vụ bổ trợ
Việc đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống cơ sở lưu trú và dịch vụ bổ trợ là yêu cầu cấp thiết đối với du lịch cả nước nói chung và du lịch Khánh Hòa nói riêng nhằm kéo dài thời gian lưu trú và tăng khả năng chi tiêu của du khách.
Hiện nay đối với Khánh Hòa hệ thống cơ sở lưu trú và dịch vụ bổ trợ đã được đầu tư xây dựng mới và nâng cấp, tương đối đáp ứng đủ nhu cầu lưu trú cho khách du lịch. Tuy nhiên, trong xu thế phát triển và hội nhập, đặc biệt là các loại hình du lịch hội nghị, hội thảo, du lịch MICE đang ngày càng phát triển thì khả năng đáp ứng của hệ thống cơ sở lưu trú và dịch vụ bổ trợ của Khánh Hòa chưa thỏa mãn nhu cầu một cách tốt nhất. Chính vì vậy cần phải:
Tiếp tục đầu tư nâng cấp, xây dựng mới hệ thống các khách sạn, đặc biệt là khách sạn thương mại, khách sạn nghỉ dưỡng cao cấp để phục vụ và thỏa mãn nhu cầu của du khách.
Các công trình vui chơi, giải trí và thể thao tổng hợp phải được đầu tư xây dựng một cách đồng bộ để đáp ứng nhu cầu của du khách, đặc biệt là khách du lịch
nội địa - đây là thị trường khách có nhu cầu cao sử dụng các dịch vụ vui chơi giải trí, thể thao trong khi tham quan du lịch.
Xây dựng chiến lược hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, các tổ hợp mua sắm hướng đến sự hài lòng và thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của du khách.
Xây dựng các khu hội chợ triển lãm, hội nghị hội thảo quốc tế gắn với trung tâm thành phố, khu vực quanh vịnh Nha Trang hình thành nên một khu trung tâm mới hiện đại đúng chuẩn quốc tế và đáp ứng được nhu cầu của du khách tạo ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách hứa hẹn sự quay lại đối với điểm đến .
(3) Phát triển đồng bộ hệ thống giao thông phục vụ du lịch
Phát triển đồng bộ hệ thống giao thông nhằm tạo điều kiện thuận tiện cho sự di chuyển đến các khu, điểm du lịch trong tỉnh và kết nối với các điểm đến khác trong và ngoài nước. Cụ thể:
Nâng cấp và phát triển các tuyến xe buýt công cộng: Nha Trang - Cam Ranh, Nha Trang - Ninh Hoà - Dốc Lết và Nha Trang - Vạn Ninh - Đầm Môn.
Nâng cấp và phát triển hệ thống các bến tàu/thuyền du lịch kết nối bến tàu Nha Trang với các điểm du lịch trong vịnh Nha Trang, đầm Nha Phu, vịnh Vân Phong và từ Cam Ranh ra các đảo Bình Ba, Bình Hưng. Hoàn thành việc nâng cấp và sớm đưa vào sử dụng cảng biển du lịch Nha Trang đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Mở rộng đường bay trực tiếp quốc tế từ các thị trường trọng điểm, đặc biệt là từ các nước Tây Âu đến Khánh Hoà.
(4) Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thiết yếu
Xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng thiết yếu phục vụ du lịch như : điện, nước, xử lý chất thải, vệ sinh công cộng, bưu chính viễn thông,…tại các khu, điểm du lịch.
(5) Thu hút vốn đầu tư phục vụ cơ sở hạ tầng du lịch
Nha Trang Khánh Hòa là một trong những tỉnh có nhiều tiềm năng du lịch nhất cả nước, tuy nhiên việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho lĩnh vực du lịch chưa được chú trọng nhiều. Mặt khác, không thể chỉ trông chờ vào nguồn vốn đầu tư cho du lịch từ ngân sách mà phải tận dụng và kêu gọi sự hợp tác hay xã hội hóa từ nguồn vốn đầu tư các doanh nghiệp không chỉ trong nước mà cả nước ngoài để