Một Số Giải Pháp Góp Phần Phát Triển Du Lịch Tại Thành Cổ Và Văn Miếu Diên Khánh, Tỉnh Khánh Hòa

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh, hai di tích cấp quốc gia tại Khánh Hòa với những nét lịch sử, văn hóa, kiến trúc. Hoạt động phát triển du lịch nhằm khai thác hết các giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc, khảo cổ...ở nơi này vẫn nằm ở mức tiềm năng và chưa thực sự trở mình mạnh mẽ so với những di sản văn hóa khác. Với xu hướng phát triển du lịch chung hiện nay, việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh nhận đang được quan tâm của các cấp chính quyền, nhân dân và khách du lịch trên hai bình diện: bảo tồn, phát huy di sản văn hóa vào việc phát triển du lịch và bảo tồn, duy trì các giá trị kiến trúc, văn hóa, khảo cổ mà không ảnh hưởng đến quy hoạch tổng thể không gian kiến trúc đô thị. Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh được đưa vào phục vụ phát triển du lịch không những là mang niềm tự hào của người dân của địa giới thiệu với du khách trong và ngoài nước mà còn đem lại nhiều giá trị về kinh tế du lịch, nâng cao chất lượng sống của người dân quanh khu vực và cũng là cơ hội quảng bá hình ảnh văn hóa của mảnh đất Khánh Hòa nói chung và Diên Khánh nói riêng.

Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI THÀNH CỔ VÀ VĂN MIẾU DIÊN KHÁNH, TỈNH KHÁNH HÒA


3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp

3.1.1. Căn cứ pháp lý

3.1.1.1. Các chính sách phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước

Ngày 16/01/2017, Nghị quyết 08/NQ-TW của Bộ chính trị được ban hành về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đây có thể là một bước tiến lớn mở ra nhiều cơ hội và thách thức lớn cho ngành du lịch Việt Nam trong việc hoạch định chiến lược phát triển kinh tế du lịch trong những năm sắp tới

Để cụ thể hoá, Chính phủ Việt Nam cũng định hướng khai thác các di sản văn hoá phục vụ phát triển du lịch.Di sản văn hóa và du lịch di sản văn hóa được đề cập đến trong nhiều văn bản pháp luật, chủ trương, chính sách và chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam, đặc biệt trong: Luật Du lịch; Luật Di sản văn hóa;Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã đưa ra mục tiêu tổng quát: “…phát triển du lịch mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc…”, văn hóa vừa là động lực vừa là mục tiêu trong phát triển du lịch; sản phẩm du lịch mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc là yếu tố cuốn hút và nâng cao sức cạnh tranh của du lịch Việt Nam với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Mục tiêu phát triển du lịch văn hóa cũng được nêu ra trong Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2016. Trong đó nêu rõ:Đưa du lịch văn hóa trở thành một trong những ngành kinh tế dịch vụ quan trọng, phát triển rõ rệt về chất và lượng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế. Đến năm 2020, ngành du lịch văn hóa chiếm từ 10-25% trong tổng số 18-19 tỷ USD doanh thu từ khách du lịch. Đến năm 2030, du lịch văn hóa chiếm từ 15-20% trong tổng số 40 tỷ USD doanh thu từ khách du

lịch. Vì vậy, du lịch văn hoá cũng được xác định là 1 trong 4 sản phẩm du lịch chính của Việt Namtại Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

3.1.1.2. Định hướng phát triển du lịch tại Khánh Hòa và địa phương

Đối với tỉnh Khánh Hòa

Nghiên cứu phát triển du lịch tại Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa - 11

Về định hướng phát triển du lịch

Khánh Hòa là một địa phương có thế mạnh về du lịch đã và đang xác lập vị trí của mình với tư cách là điểm đến trên thị trường khách du lịch. Việc xây dựng chiến lược tổng thể định hướng phát triển trong tương lai luôn là một vấn đề cấp thiết. Nghị quyết số 27/NQ-HĐND ngày 05/12/2018 về kế hoạch phát triển xã hội năm 2019 đã thể hiện rõ quyết tâm đưa Khánh Hòa tiếp tục với đà phát triển hiện có. Tiếp tục triển khai có hiệu quả Chương trình hành động số 14-CTr/TU ngày 24 tháng 7 năm 2017 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; phấn đấu đến năm 2020 đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh; hoạt động du lịch là động lực để phát triển các ngành, lĩnh vực khác trong tổng thể kinh tế - xã hội của tỉnh. Xây dựng hoàn thành và triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Khánh Hòa đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030; Đề án cơ cấu lại ngành du lịch Khánh Hòa.

Về định hướng bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử - văn hóa

Ngày 11/9/2019, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa ban hành Chỉ thị số 21-CT/TU về tăng cường bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh.Theo Chỉ thị, trong những năm qua, việc bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử - văn hóa (gọi tắt là di tích) trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm chỉ đạo thực hiện, đã đạt được một số kết quả như: Một số di tích đã được gắn bia, tôn tạo cảnh quan, gắn với quảng bá và phát triển du lịch; giáo dục lịch sử, truyền thống văn hóa, lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ... Bên cạnh đó, việc bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích còn một số hạn chế, khó khăn như: Một số di tích chưa lập hồ sơ xếp hạng, nhất là các di tích gắn với các sự kiện lịch sử tiêu biểu của các thời kỳ cách mạng, kháng chiến của tỉnh; việc khoanh vùng một số di tích để xác định khu vực bảo vệ I cần bảo vệ

nguyên trạng; việc khai thác giá trị của di tích phục vụ tuyên truyền, quảng bá du lịch chưa được quan tâm đúng mức...

Đối với Diên Khánh

Với những tiềm năng về du lịch đã có, tại kỳ họp chuyên đề lần 2, HĐND Huyện Diên Khánh khóa IX đã ban hành Nghị quyết số 02/2007/NQ-HĐND ngày 16/4/2007 về chương trình phát triển Du lịch - Dịch vụ thương mại của huyện đến năm 2010 và sau 2010, trong đó mục tiêu phát triển Du lịch của huyện Diên Khánh được xác định với 2 loại hình du lịch chủ yếu đó là: Du lịch Văn hóa và Du lịch sinh thái.

Trên cơ sở tiềm năng của địa phương, Diên Khánh tập trung đầu tư tôn tạo, khai thác có hiệu quả các điểm di tích lịch sử - văn hóa kết hợp các dịch vụ hoạt động văn hóa, lễ hội truyền thống nhằm phát triển loại hình du lịch văn hóa có hiệu quả; Đồng thời kêu gọi đầu tư, khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân, các tổ chức khai thác cảnh quan môi trường sinh thái, các nhà vườn… nhằm khai thác các loại hình du lịch sinh thái với nhiều hình thức đa dạng.

Để thực hiện tốt mục tiêu, phương hướng mà Nghị quyết HĐND huyện đề ra, chương trình phát triển du lịch huyện Diên Khánh trong thời gian đến cần tập trung triển khai có hiệu quả các giải pháp sau:

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bao gồm tôn tạo các di tích, cảnh quang môi trường, đầu tư hạ tầng kỷ thuật về đường giao thông, điện, nước… khuyến khích kêu gọi vốn đầu tư trên cơ sở Nhà nước tạo mọi thuận lợi cho các nhà đầu tư về đất đai, một phần kết cấu hạ tầng và các chính sách khác theo qui định của pháp luật.

- Quy hoạch và phát triển các điểm du lịch sinh thái như: Suối Tiên, Nhân Tâm, Memento Country Home, khu nhà cổ với vườn sinh thái, khu di tích Hòn Dữ - Đá Đen.

- Phát triển loại hình du lịch văn hóa trọng điểm:

+ Thành Cổ Diên Khánh: Do ngân sách tỉnh và Trung ương trùng tu, tôn tạo theo qui hoạch, tiếp tục đề xuất trình Trung ương phê duyệt.

+ Văn Miếu:Năm 2008, từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và nguồn ngân sách của tỉnh Khánh Hòa đã thực

hiện tu bổ Văn miếu Diên Khánh về kết cấu giữ như kiến trúc từ năm 1959.Tiếp tục đề xuất mở rộng giai đoạn 2 với tổng diện tích 2 ha đã được Nghị quyết HĐND huyện thông qua qui hoạch. Mục đích của dự án phục hồi lại Văn miếu tỉnh Khánh Hòa là để bảo tồn và phát huy giá trị di tích, trong đó gìn giữ bản sắc văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh, tinh thần về đạo học, đạo hiếu cho nhân dân; đồng thời nơi đây sẽ là địa điểm hoạt động văn hóa, giáo dục của cộng đồng, của ngành giáo dục… nhằm khuyến học, khuyến tài, khai trí, tôn vinh nhân tài và sự sáng tạo của nhân dân trong tỉnh.

+ Suối Đỗ: Đã hoàn thành đường giao thông, sắp đến nâng cấp, nhựa hóa và kêu gọi đầu tư khai thác.

+ Di tích Am Chúa: Tiếp tục phát huy giá trị di tích mang yếu tố tâm linh, thờ Mẫu, khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất hiện có. Kiến nghị tỉnh đầu tư giai đoạn 2.

+ Đầu tư các điểm du lịch sinh thái tại Suối Tiên, Diên Hòa, Diên Xuân bằng nguồn vốn của tư nhân.

- Công tác quản lý và bảo vệ môi trường du lịch: Trước mắt, tăng cường quản lý Nhà nước về đất đai, bảo vệ rừng, trồng rừng… Phát huy thuần phong mỹ tục, giữ gìn cảnh quan sinh thái, trật tự vệ sinh, văn minh, an toàn các điểm du lịch, bảo vệ môi trường, tài nguyên du lịch.

- Công tác thông tin, quảng bá, xúc tiến du lịch: Tập trung tuyên truyền, từng bước làm chuyển biến nhận thức về tầm quan trọng của ngành du lịch trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, từ đó nâng cao trình độ dân trí, hình thành ý thức tự giác bảo vệ, giữ gìn cảnh quan môi trường sạch đẹp, xây dựng nếp sống văn minh, lịch sự và truyền thống hiếu khách của địa phương. Khuyến khích các ngành nghề truyền thống nhằm sản xuất, tạo ra những sản phẩm, các mặt hàng phục vụ khách du lịch. Hình thành và phát triển các dịch vụ vui chơi, giải trí, dịch vụ ẩm thực. Hoàn thành các tư liệu, tài liệu giới thiệu về di tích lịch sử - văn hóa, giới thiệu các tuyến điểm du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng và giới thiệu phục vụ khách tham quan. Kết hợp với các Công ty lữ hành du lịch, Phòng xúc tiến du lịch để thông tin, quảng bá, tiếp thị, xúc tiến du lịch…

Hoàn thành các mục tiêu và triển khai đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp trên chắc chắn công tác du lịch trên địa bàn Huyện Diên Khánh sẽ tạo sự chuyển biến một cách mạnh mẽ với nhiều triển vọng.

Diên Khánh có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển du lịch văn hóa, lịch sử, tâm linh. Toàn huyện có 260 di tích, trong đó có 5 di tích cấp quốc gia và 45 di tích cấp tỉnh, có lễ hội Am Chúa thu hút lượng lớn khách trên mọi miền đất nước về dâng hương và các lễ hội khác ở địa phương; có các làng nghề truyền thống như: đúc đồng, làm bún, bánh tráng, chằm nón… cùng với văn hóa lịch sử lâu đời. Bên cạnh đó, điều kiện tự nhiên với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp cùng nhiều mô hình kinh tế trang trại, kinh tế vườn tạo điều kiện để phát triển du lịch sinh thái, tham quan, dã ngoại. Vị trí sát TP. Nha Trang cũng tạo cơ hội phát triển dịch vụ, thương mại trên địa bàn.

Theo Chương trình phát triển Du lịch - Thương mại từ nay đến năm 2020 và sau năm 2020 vừa được HĐND huyện Diên Khánh thông qua tại kỳ họp thứ 5, nhiệm kỳ 2016 - 2021, huyện sẽ quy hoạch phát triển du lịch sinh thái cảnh quan dọc sông Cái; các vùng sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao gắn với phát triển du lịch; tổ chức các điểm dừng chân, dịch vụ du lịch đan xen trong vùng cảnh quan nông nghiệp. Bên cạnh đó, trùng tu, tôn tạo Thành cổ Diên Khánh, quy hoạch mở rộng Khu đô thị mới Nam Sông Cái, trong đó có quy hoạch khu nhà cổ và bến thuyền phục vụ khách du lịch. Đồng thời, phối hợp, liên kết với các trung tâm, đơn vị kinh doanh du lịch hình thành các tuyến du lịch chính. Trong đó, tuyến phía đông tham quan các di tích, đình, chùa, miếu ở Diên An, Diên Toàn, KDL Suối Đổ. Tuyến phía bắc - tây bắc tham quan các đình, chùa, miếu ở Diên Sơn, Diên Điền, di tích Am Chúa, hồ Am Chúa, KDL sinh thái Nhân Tâm. Tuyến phía tây tham quan các di tích ở Diên Lạc, Diên Hòa, KDL nhà vườn Memento, KDL dã ngoại sinh thái Suối Tiên. Tuyến trung tâm tham gia tìm hiểu Thành cổ, đền Trần Quý Cáp, miếu Trịnh Phong, Văn Miếu, các làng nghề truyền thống ở thị trấn. Tuyến du lịch sông Cái kết hợp tham quan Thành cổ, Văn Miếu. Huyện cũng sẽ tập trung phát triển các điểm du lịch văn hóa trọng điểm như: Thành cổ Diên Khánh, Văn Miếu, Suối Đổ, di tích Am Chúa, đền Trần Quý Cáp, miếu Trịnh Phong.

Chính quyền huyện sẽ đẩy mạnh kêu gọi đầu tư cho du lịch, trong đó nâng cấp mở rộng các điểm du lịch hiện có và từng bước hình thành KDL mới như: KDL Suối Đổ, KDL cách mạng Hòn Dữ, làng du lịch sinh thái Diên Bình, làng nghề yến sào. Mặt khác, hỗ trợ đầu tư có trọng điểm một số hộ cải tạo vườn, khôi phục một số ngành nghề truyền thống để đa dạng hóa các dịch vụ, sản phẩm du lịch…

Huyện Diên Khánh phấn đấu đến năm 2020 thu hút 500.000 - 700.000 lượt khách, doanh thu du lịch đạt khoảng 30 tỷ đồng. Đến năm 2025 đạt khoảng 700.000 đến 1 triệu lượt khách, doanh thu khoảng 50 tỷ đồng. Lượt phòng lưu trú du lịch từ 200 đến 300 phòng. Tốc độ tăng trưởng số khách trung bình 15 - 20%/năm, trong đó khách quốc tế tăng 5 - 7%/năm.

3.1.2. Căn cứ thực tiễn

Với định hướng phát triển hai loại hình du lịch chủ yếu là du lịch văn hóa lịch sử và du lịch sinh thái, những năm qua, huyện Diên Khánh (Khánh Hòa) đã tập trung đầu tư, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa kết hợp tổ chức lễ hội truyền thống. Tổng lượng khách tham quan du lịch đến Diên Khánh từ năm 2011 - 2016 đạt khoảng 600.000 lượt, tổng doanh thu hàng năm khoảng 6 tỷ đồng.

Tuy nhiên, hoạt động du lịch trên địa bàn huyện phát triển còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của địa phương. Sản phẩm du lịch còn ít, dịch vụ du lịch còn thiếu và chưa có sản phẩm đặc trưng; chưa hình thành được các tour. Bên cạnh đó, tuyến kết nối các điểm du lịch; cơ sở lưu trú có nhiều hạn chế. Công tác quản lý nhà nước về du lịch còn bất cập, nhân lực thiếu, hạn chế về trình độ chuyên môn nghiệp vụ; công tác thông tin, tuyên truyền, quảng bá xúc tiến du lịch chưa được quan tâm đúng mức.

Công tác đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực du lịch chưa đáp ứng đủ nhu cầu, đặc biệt đang thiếu về số lượng và hạn chế về chất lượng hướng dẫn viên tiếng Trung, tiếng Nga, Hàn quốc và một số ngôn ngữ hiếm khác. Bên cạnh đó, lĩnh vực lữ hành, hướng dẫn du lịch còn bộc lộ nhiều hạn chế. Tình trạng người nước ngoài nhập cảnh để kinh doanh lữ hành, làm hướng dẫn viên trái phép, bên cạnh đó là ý thức chấp hành pháp luật của một số tổ chức, cá nhân trong nước chưa tốt khi tiếp tay cho người nước ngoài núp bóng, kinh

doanh, tổ chức tour trái phép làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ, thương hiệu du lịch Nha Trang - Khánh Hòa nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung.

Khách du lịch chủ yếu đến với Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh với mục đích tham quan, mà lại đa dạng về thành phần quốc tịch và văn hóa, do đó đội ngũ hướng dẫn viên cùng nhân viên phục vụ tại chỗ ngoài ngôn ngữ Anh ra còn nên bổ sung thêm một vài ngoại ngữ để phục vụ khách tốt hơn như tiếng Trung, tiếng Hàn...

3.2. Các giải pháp cụ thể góp phần phát triển du lịch tại Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh

3.2.1. Giải pháp phát triển thị trường, khách du lịch

Ở chương 2, tác giả đã đề cấp đến vấn đề thị trường khách du lịch đến Khánh Hòa hiện nay đang ở tình trạng “phát triển nóng”. Đây là một tín hiệu vừa mừng lại vừa lo bởi sự mất cân đối thành phần du khách, các thị trường phát triển nóng đôi khi chưa phải là thị trường truyền thống hoặc có nhiều đóng góp cho lợi ích kinh tế du lịch. Vì vậy việc phát triển thị trường khách du lịch phải tiến hành đồng bộ các giải pháp sau nhằm khai thác tối đa hiệu quả các giá trị của di sản văn hóa Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh ở các góc độ sau:

Đối với thị trường khách nội địa: bên cạnh những nỗ lực có sẵn của chính quyền cấp huyện trong việc khuyến khích người dân bản địa tham quan, học tập tại Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh thì bản thân ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa cũng nên đưa hoạt động du lịch Thành cổ và Văn Miếu Diên Khánh thành chủ đề như Năm du lịch Diên Khánh – Khánh Hòa để tập trung khai thác các nguồn lực du lịch, tập trung vào các địa phương có nhiều di sản văn hóa hình thành chu kỳ của năm chủ đề. Mặt khác, trong các hội chợ xúc tiến, quảng bá du lịch cũng cần chỉ ra rằng ở Khánh Hòa không chỉ có du lịch biển đảo là thế mạnh mà du lịch di sản văn hóa cũng có nhiều nét nổi trội. Lượng khách nội tỉnh cũng là một lực lượng du khách khá đông đảo và thường xuyên cầm nhắm tới, bên cạnh đó là tranh thủ lượng khách được khai thác trên các tuyến Nha Trang – Đà Lạt tham quan nghỉ dưỡng bởi khách đi di lịch thông qua tuyến này thường sử dụng phương tiện giao thông đường bộ,

Xem tất cả 130 trang.

Ngày đăng: 09/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí