Mục Tiêu: Qua Bài Học Hs Cần Đạt Được:


PHỤ LỤC 3

MỘT SỐ GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM Tiết 98. PHÉP NHÂN

(Trang 92 - SGK Toán 2)


I. MỤC TIÊU: Qua bài học HS cần đạt được:

1. Kiến thức

- Cung cấp cho HS kiến thức về phép nhân.

- Hình thành cho HS thuật ngữ phép nhân và ký hiệu của phép nhân. Giúp HS hiểu được nghĩa trong toán học của thuật ngữ này.

- Nhận biết mối liên hệ giữa phép cộng và phép nhân.

2. Kĩ năng

- Hình thành kĩ năng thực hiện phép tính nhân.

- Rèn luyện kĩ năng sử dụng NNTH trong thực hành tính toán với phép cộng và phép nhân.

- Rèn luyện kĩ năng giao tiếp bằng NNTH trong học tập toán.

3.Thái độ

Tích cực tham gia các hoạt động học tập, hăng hái phát biểu xây dựng bài.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

- Các tấm bìa hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình quả xoài, quả táo.

- Phiếu học tập.

- Bảng phụ ghi bài tập 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1. Ổn định tổ chức Kiểm tra sĩ số lớp.

2. Kiểm tra bài cũ

HS tính tổng của nhiều số hạng bằng nhau.

2 + 2 + 2 + 2 = 14 + 14 + 14 + 1 4 =

5 + 5 + 5 + 5 = 12 + 12 + 12 =


3. Bài mới


Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

HĐ 1. Tổ chức cho HS hình thành phép tính nhân

HĐTP 1. GV tổ chức cho HS sử dụng NNTH tiếp nhận khái niệm phép nhân

- Mỗi tấm bìa có mấy chấm tròn?

- Có mấy tấm bìa?

- Có 5 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 2 chấm tròn, có tất cả mấy chấm tròn?

- Làm thế nào có được kết quả 10 chấm tròn?

- Phép toán trên có mấy số hạng?

- Nhận xét các số hạng trong phép tính. GV dẫn dắt giúp HS chuyển từ phép cộng 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10 thành phép

nhân 2 5 = 10.

GV giúp HS nhận ra 2 được lấy 5 lần và được viết 2 5 = 10

HĐTP 2. Tổ chức cho HS dùng NNTH thực hành, vận dụng phép nhân

- GV tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi để đưa ra các phép toán cộng rồi từ đó hình thành phép tính nhân. Chẳng hạn 1HS nói và viết 4 + 4 + 4 = 12, 1 HS nói và viết 4

3 = 12 rồi đổi nhiệm vụ cho nhau.

- GV cho HS liên hệ với thực tiễn bằng cách đưa ra các tình huống có thật và hình thành phép nhân.


Có 2 chấm tròn Có 5 tấm bìa 10 chấm tròn


Thực hiện phép tính cộng 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10

5 số hạng

Các số hạng bằng nhau


Mỗi con gà có 2 chân.

2 con gà có 2 + 2 = 4 chân.

2 2 = 4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Một số biện pháp giúp học sinh các lớp đầu cấp tiểu học sử dụng hiệu quả ngôn ngữ toán học - 21



HĐ 2. Thực hành luyện tập

Bài 1. GV tổ chức cho HS quan sát bức tranh và viết theo mẫu.

Bài 2. GV tổ chức cho HS chuyển từ phép cộng sang phép nhân.

Bài 3.

a) GV tổ chức cho HS quan sát bức tranh và đặt câu hỏi giúp HS đọc hiểu được nội dung bức tranh và hình thành phép tính cộng. Từ đó HS hình thành phép tính nhân 5 2 = 10.

b) GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm 4 để đọc hiểu nội dung toán học và viết được phép nhân 4 3 = 12.

HĐ 3. Củng cố

- Củng cố cách viết phép nhân.

HĐ 4. Dặn dò


5 3 = 15

3 4 = 12


9 3 = 27

10 5 = 50

Có 2 hàng, mỗi hàng có 5 bạn. Tất cả có 5 + 5 = 10 bạn. 5 được lấy 2 lần và

viết 2 5 = 10


Dụng ý sư phạm của giáo án

Trước khi học “Phép nhân” HS được học “Tổng của nhiều số” do đó HS hoàn toàn có thể tính được tổng của nhiều số hạng bằng nhau. Do đó HĐ 1 nhằm tổ chức hình thành cho HS ngữ nghĩa và cách viết phép nhân trên cơ sở kiến thức đã biết. Qua đó tập luyện cho HS sử dụng NNTH trong khi hình thành khái niệm phép nhân.

HĐ 2 giúp HS sử dụng NNTH và rèn kĩ năng giao tiếp bằng NNTH. HS được nghe bạn đọc phép tính cộng, hiểu và viết được phép tính nhân. Đồng thời rèn luyện cho HS khả năng chuyển dịch NNTH từ hình trực quan sang ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.

Thông qua các hoạt động thiết kế trong bài, HS hiểu và nắm vững ngữ nghĩa, cú pháp của phép nhân. Hiểu và có liên hệ được với thực tiễn cuộc sống.


Tiết 108. ĐƯỜNG GẤP KHÚC – ĐỘ DÀI ĐƯỜNG GẤP KHÚC

(Trang 103 - SGK Toán 2)


I. MỤC TIÊU: Giúp HS:

1. Kiến thức

- Hình thành biểu tượng về đường gấp khúc.

- Biết cách tính độ dài đường gấp khúc.

2. Kĩ năng

- Hình thành kĩ năng vẽ đường gấp khúc gồm hai, ba đoạn thẳng.

- Rèn luyện kĩ năng tính độ dài đường gấp khúc.

- Rèn luyện kĩ năng giao tiếp bằng NNTH trong học tập toán.

3.Thái độ

Tích cực tham gia các hoạt động học tập, hăng hái phát biểu xây dựng bài.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

- Sách giáo khoa, sách bài tập.

- Thước kẻ, bút chì, dây thép.

- Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1. Ổn định tổ chức

Kiểm tra sĩ số lớp.

2. Kiểm tra bài cũ

Bài tập: Đọc số đo độ dài của đoạn thẳng AB, BC. Tính độ dài đoạn thẳng AC.


3cm 2cm

A B C


3. Bài mới


Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

HĐ 1. Tổ chức cho HS hình thành biểu tượng về đường gấp khúc và cách tính HĐTP 1. GV tổ chức cho HS sử dụng NNTH tiếp nhận biểu tượng đường gấp khúc

GV gắn bảng phụ có vẽ 4 điểm A, B, C, D lên bảng và đặt câu hỏi:

- Trên bảng có mấy điểm? Đọc tên các điểm đó.

- Bốn điểm A, B, C, D có thẳng hàng không?

GV yêu cầu HS lên bảng nối điểm A với điểm B, điểm B với điểm C, điểm C với điểm D.

GV giới thiệu cho HS: đường gấp khúc ABCD.

Yêu cầu HS chỉ vào đường gấp khúc và nêu “đường gấp khúc ABCD”.

GV đặt câu hỏi:

- Đường gấp khúc ABCD gồm mấy đoạn thẳng?

- Đọc tên các đoạn thẳng tạo thành đường gấp khúc.

Yêu cầu HS tìm trong bảng chữ cái in hoa các chữ có dạng đường gấp khúc

HĐTP 2. Tổ chức cho HS sử dụng NNTH tiếp nhận cách tính độ dài

đường gấp khúc


Trên bảng có 4 điểm. Điểm A, điểm B, điểm C, điểm D.

Bốn điểm này không thẳng hàng.


Đường gấp khúc ABCD gồm 3 đoạn thẳng.

Đoạn thẳng AB, đoạn thẳng BC, đoạn thẳng CD.

Chữ N, M, V, L, Z.



Yêu cầu HS nhìn hình vẽ đọc độ dài các đoạn thẳng tạo thành đường gấp khúc ABCD.

Yêu cầu HS tính tổng độ dài các đoạn thẳng AB, BC, CD.

GV giới thiệu: Độ dài đường gấp khúc ABCD là tổng độ dài các đoạn thẳng AB, BC, CD.

Đường gấp khúc ABCD có độ dài bằng bao nhiêu?

Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta làm thế nào

HĐ 2. Tổ chức cho HS tập luyện sử dụng NNTH trong thực hành luyện tập Bài 1.

a) GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân để nối các điểm tạo thành đường gấp khúc gồm hai đoạn thẳng.

b) GV tổ chức hoạt động nhóm. Sau khi hoạt động nhóm xong, GV cho HS hoạt động toàn lớp.

GV yêu cầu nhóm 1 trình bày kết quả thảo luận của nhóm.

GV gọi 1 HS ở nhóm khác trình bày lại các thao tác của nhóm 1 để được đường gấp khúc ABCD. Nếu HS không trình bày lại được thì GV yêu cầu HS nhìn vào đường gấp khúc của nhóm 1 và đặt câu hỏi gợi mở giúp HS hiểu vấn đề

được nghe.

Độ dài đoạn thẳng AB là 2cm, độ dài của đoạn thẳng BC là 4cm, độ dài của đoạn thẳng CD là 3cm.

Tổng độ dài các đoạn thẳng là: 2cm + 4cm + 3cm = 9 cm.


Đường gấp khúc ABCD có độ dài bằng 9cm.

Tính tổng độ dài các cạnh tạo thành đường gấp khúc.


A B

D

C


Nhóm 1 trình bày thao tác nối các điểm để được đường gấp khúc:

+ Nối điểm A với điểm B.

+ Nối điểm B với điểm C.

+ Nối điểm C với điểm D.



GV đặt câu hỏi: Nhận xét kết quả thảo luận của nhóm 1? Nhóm nào có kết quả khác?

Khi đó, chẳng hạn nhóm 3 nhận xét kết quả của nhóm 1 là đúng. Nhóm 3 đưa ra kết quả thảo luận.

GV yêu cầu HS trong lớp nhắc lại cách thực hiện của nhóm 3 (lặp lại bước 2) GV yêu cầu nhận xét kết quả của nhóm 3 và trình bày kết quả của nhóm


Trong trường hợp các nhóm không còn kết quả khác thì GV có thể cho HS thêm thời gian để thảo luận tìm các kết quả khác hoặc GV gợi ý cho HS.


GV tổ chức cho HS nhận xét các kết quả. Từ đó giúp HS thấy được qua 4 điểm có thể nối được nhiều được gấp khúc gồm 3 đoạn thẳng.

Khi đó được đường gấp khúc ABCD gồm 3 đoạn thẳng AB, BC, CD.


A B

C D

Thao tác nối các điểm để được đường gấp khúc ACBD: nối điểm A với điểm C, nối điểm C với điểm B, nối điểm B với điểm D. Khi đó đường gấp khúc ACBD gồm 3 đoạn thẳng AC, CB, BD. Các kết quả tìm được có thể là:

A B

C D

A B

D

C

B

A

D

C


A B

D

C

B

A

D

C



Bài 2. GV hướng dẫn HS bài mẫu. Sau đó cho HS thảo luận cặp đôi và hoàn thành bài tập.

Bài 3. Yêu cầu HS đọc đề bài.

GV treo bảng phụ có vẽ hình như trong SGK và hỏi HS:

- Đoạn dây đồng được uốn thành hình gì?

- Hình tam giác này có được coi là một đường gấp khúc không?

- So sánh độ dài của đoạn dây và độ dài của đường gấp khúc.

- Để tính độ dài đường gấp khúc này ta thực hiện phép tính gì?

Yêu cầu HS nêu phép tính.

Ngoài phép tính cộng, để tính độ dài đoạn dây ta còn có thể thực hiện phép tính gì?

GV yêu cầu HS giải bài toán bằng hai cách.


HĐ 3. Củng cố

Yêu cầu HS chỉ các đường gấp khúc có trong lớp học.

HĐ 4. Dặn dò

Bài giải

Độ dài đường gấp khúc ABC là: 5 + 4 = 9 (cm)

Đáp số: 9cm.


Hình tam giác Có

Độ dài đoạn dây bằng độ dài đường gấp khúc

Thực hiện phép tính cộng 4 + 4 + 4 = 12 (cm)

Phép nhân


Cách 1: Độ dài đoạn dây là:

4 + 4 + 4 = 12 (cm)

Đáp số: 12cm.

Cách 2: Đoạn dây dài là:

4 3 = 12 (cm)

Đáp số: 12cm.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/08/2023