Bài Tập Hướng Dẫn Học Sinh Thông Hiểu Cắt Nghĩa Ngôn Ngữ Văn Bản

+ BT yêu cầu HS phát hiện ra các câu, từ ngữ, chi tiết, hình ảnh của văn bản:

Kiểu BT này nhằm giúp HS nhớ lại từng phần của văn bản, bước đầu chỉ ra các từ mới hoặc các từ mà các em không hiểu nghĩa. BT cũng có thể yêu cầu HS phát hiện được các điểm nhấn, các hình ảnh, chi tiết quan trọng để hiểu nội dung biểu hiện của bài. Hình thức BT là tìm, gạch chân câu, chi tiết, hình ảnh hoặc những câu hỏi Ai? Gì? Nào? mà câu trả lời có sẵn, hiển thị trên ngôn từ của văn bản.

+ Bài tập minh họa:

Bài tập 1: Trong bài Bảo vệ rừngtác giả sử dụng từ “ngừng” trong câu “Chúng ta nên cùng nhau bảo vệ thú rừng bằng cách ngừng chặt cây phá rừng và không đốt cháy rừng” với nghĩa là gì?

(Bảo vệ rừng, tr 23)

a. Có nghĩa là dừng lại, thôi, không làm nữa.

b. Có nghĩa là tiếp tục làm, làm nữa.

Bài tập 2: Hãy khoanh vào trước câu đúng nhất mà nói về Trạm khí tượng”.

a. Nơi thu thập thông tin về sự thay đổi khí hậu

b. Nơi thu thập thông tin các loại thực vật trong rừng

c. Nơi thu thập thông tin các loại động vật trong rừng

d. Nơi thu thập thông tin về các cây thuốc trong rừng.

(Trạm khí tượng, tr 167).

Bài tập 3: Những chi tiết nào cho chúng ta thông tin về đất nước Lào?

Nước Lào có tên đầy đủ là “Đất nước Lào Triệu Voi”

Nước Lào có tên đầy đủ là “Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào”

Đất nước Lào có non sông đẹp đẽ và tài nguyên thiên nhiên phong phú

Nhân dân Lào chỉ có duy nhất một dân tộc

Nhân dân Lào có nhiều nơi làm ăn, sinh sống

Diện tích của nước Lào khoảng 234.500 Km2

(Quê hương Lào, tr.121)

+ BT yêu cầu HS phát hiện đoạn ý của văn bản:

Kiểu BT này nhằm giúp HS nhận ra những dấu hiệu hình thức của đoạn (đối với văn bản văn xuôi) và chia thành các khổ thơ (với văn bản thơ). Để tìm được ý

chính của đoạn văn, khổ thơ, HS thường phải sử dụng các thao tác tư duy, phân tích, tổng hợp, phán đoán, lập luận… Lệnh của bài tập là xác định đúng đoạn văn và ý chính đoạn văn trong bài đọc.

* Bài tập minh họa:

Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước ý mà em cho là câu trả lời đúng (hoặc đúng nhất) trong các bài tập sau:

Bài tập 1: Đọc khổ thơ đoạn 3 và 4 “Lời nhắc nhở của người thầy” em thấy tác giả nói về:

a. Người thầy bảo HS nên ghi bài

b. Người thầy không yêu cầu HS ghi bài

c. Người thầy bảo HS không nên ghi bài vì có thể nhớ được hết.

(Lời nhắc nhở của người thầy, tr 125)

Bài tập 2: Các em đọc đoạn 3 (Từ “Hiện nay” đến hết) của bài “Giá trị của thời gian” tác giả muốn nói:

a. Thời gian là điều có giá trị, chạy không ngừng và không đợi ai làm cho Bounchan tập chung học tập tranh với thời gian, không cho nó vượt qua.

b. Thời gian là điều không có giá trị, lúc chạy lúc ngừng và có thể đợi một ai đó làm cho Bounchan không tập trung học tập bơi vì nó nghĩ rằng học khi nào cũng được lên lớp.

c. Thời gian là điều có giá trị, chạy không ngừng nhưng có thể đợi một ai đó làm cho Bounchan vừa xem TV vừa học tập vì nó nghĩ rằng thời gian sẽ đợi.

(Giá trị của thời gian, tr 134)

2.3.2.2. Bài tập hướng dẫn học sinh thông hiểu cắt nghĩa ngôn ngữ văn bản

* Mục tiêu: Nhóm BT này đóng vị trí then chốt trong số các nhóm bài tập đọc hiểu. Những bài tập thuộc nhóm này yêu cầu sự nỗ lực của học sinh ở mức độ cao hơn, phải có thao tác cắt nghĩa, biết khái quát hoá và suy ý để rút ra được các ý nghĩa của các đơn vị trong văn bản (hoặc tác phẩm).

* Cách thức xây dựng:

Nhóm BT hướng dẫn học sinh thông hiểu cắt nghĩa ngôn ngữ văn bản có thể thiết kế các dạng BT sau:

+ BT giải nghĩa từ ngữ: Văn bản đọc hiểu trong SGK hiện hành chứa nhiều từ ngữ mới, từ ngữ khó với HS. Có nghĩa là các từ ngữ HS đã học nhưng được dùng với nét nghĩa mới hoặc các từ ngữ mới được dùng với nét nghĩa phù hợp với ngữ cảnh cụ thể. Trong VBNT, đó là các từ giàu màu sắc biểu cảm như các từ láy, Những từ đa nghĩa, những từ mang nghĩa bóng, có sự chuyển nghĩa, những từ bộc lộ cảm xúc. Kiểu bài này nhằm giúp HS biết sử dụng thao tác cắt nghĩa, khái quát hóa nghĩa từ ngữ làm cho các em hiểu sâu sắc giá trị của những từ ngữ đó để các em hiểu hơn nội dung của bài. Hình thức của BT.

* Bài tập minh họa:

Bài tập 1: Từ “Danh làm thắng cảnh” trong câu “Khamdy vừa đi bộ vừa thường thức danh làm thắng cảnh xung quanh với sự khác thường và ngạc nhiên!” có nghĩa là gì?

a. Cảnh đẹp có sự thu hút, hấp dẫn ai cũng muốn đi ngắm đi xem.

b. Đồng lúa rộng rãi.

c. Đường có rất nhiểu xe cộ tham gia.

(Về thăm quê hương, tr 175).

Bài tập 2: Câu chuyện con nai, con chim và con rùa muốn khuyên chúng ta điều gì?

a. Trong cuộc sống chúng ta phải cẩn thận, đừng chủ quan sẽ không gặp bị nguy hiểm.

b. Chúng ta yêu quý nhau, khi gặp những nguy hiểm khó khăn và nguy hiệm, mình không nên giúp đỡ, cứ đi xa để mình an toàn.

c. Trong cuộc sống, chúng ta cần phải biết yêu thương, khi gặp khó khăn, hoạn nạn chúng ta nên đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.

(Con nai, con rùa và con chim, tr 139).

Bài tập 3: Điền từ trong bài tập đọc phù hợp với nghĩa trong bảng sau:


Từ

Nghĩa từ

a)………….

Nơi tập trung học sinh, bàn nghế, bảng, dụng cụ học…

b)………….

Nơi người sống ở, ăn, ngủ; có phòng khách, phòng ngủ,

phòng vệ sinh…

c)…………..

Nơi HS và GV tập trung để tập thể dục khi nghỉ giải lao giữa

giờ học.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Dạy học đọc hiểu cho học sinh lớp 4 nước CHDCND Lào theo định hướng phát triển năng lực - 9

( a) lớp học; b) nhà ở; c) sân trường)

(Giữ vệ sinh, tr 15)

+ BT làm rõ ý nghĩa của các câu, khổ thơ, đoạn, chi tiết, hình ảnh.

Những bài tập thuộc nhóm này yêu cầu học sinh phải có thao tác cắt nghĩa, biết khái quát hoá, làm rõ nghĩa các câu, khổ thơ, đoạn, chi tiết hay hình ảnh khó hoặc quan trọng trong văn bản,và suy ý để rút ra được các ý nghĩa của các đơn vị trong văn bản (hoặc tác phẩm) đó.

* Bài tập minh họa

Bài tập 1: Khi rùa nghe thấy người dân kêu rằng: “Thiên nga khiêng rùa!

Thiên nga khiêng rùa! Vậy rùa muốn nói với con người điều gì?

a. Tôi là rùa đặc biệt có thể khiêng 2 thiên nga này đi được.

b. Thiên nga có thể khiêng rùa.

c. Thiên nga không khiêng được rùa.

(Thiên nga khiêng rùa, tr 138)

Bài tập 2: Chó sói nói với cầy hương rằng: “Ôi! Con người có gì mà giỏi đâu! Tớ muốn gặp con người, nếu cậu thấy con người lần sau thì bảo tớ nhé, tớ sẽ cắn cho cậu xem, đến mực con người không thể đi được luôn”. Em hiểu Chó sói nói như vậy thì có thể làm được như vậy không?

a. Có. Chó sói có thể cắn người đến mức không thể đi được.

b. Không. Chó sói chỉ nói khoe khoang với cầy hương.

c. Không. Chó sói chạy ngay khi nhìn thấy.

d. Có. Con người chạy ngay khi nhìn thấy chó sói.

(Chó sói khoe khoang, tr 59).

Bài tập 3: Em hiểu câu nói của tác giả: “tham lam thường mất lộc” như thế nào

a. Tác giả bày tỏ người nào tham lam và truy cầu những thứ mình không có, thì những thứ mà mình có sẽ bị mất bởi vì tham lam ắt sẽ vô phúc.

b. Tác giả bày tỏ người tham lam luôn luôn phúc lộ.

c. Vô phúc không phải do tham lam.

d. Nếu muốn giàu có nhanh chóng thì nên tham lam.

(Gà đẻ trứng thành vàng, tr 151).

+ BT xác định ý nghĩa của văn bản

Để xác định được ý nghĩa của văn bản, HS phải được trang bị những hiểu biết về tác giả, mục đích viết văn bản của tác giả, hoàn cảnh xã hội mà tác giả sáng tác

văn bản. Người đọc còn phải phát hiện xem sự kiện, nhân vật nào thể hiện lí tưởng của tác giả, trở thành công cụ để biểu đạt tư tưởng của tác giả. Yêu cầu tình cảm mà tác giả muốn thông qua tác phẩm gửi đến người đọc là gì?

* Bài tập minh họa: Khoanh vào chữ cái đặt trước ý em cho là đúng (hoặc đúng nhất)

Bài tập 1: Dựa vào ý của các khổ thơ trong bài “Giáo dục toàn diện” và mối quan hệ về ý nghĩa của các khổ thơ ấy, em hãy chọn ý đúng:

a. Bài thơ tràn đầy 5 tiêu chuẩn giáo dục như: Giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, gáo dục thể chất, giáo dục nghệ thuật và giáo dục lao động.

b. Bài thơ tràn đầy 5 tiêu chuẩn giáo dục như: Giáo dục công nghệ, giáo dục tri tuệ, gáo dục thể chất, giáo dục nghệ thuật và giáo dục lao động.

c. Bài thơ tràn đầy 4 tiêu chuẩn giáo dục như: Giáo dục đạo đức, giáo dục tri tuệ, giáo dục nghệ thuật và giáo dục lao động.

d. Bài thơ tràn đầy 4 tiêu chuẩn giáo dục như: Giáo dục đạo đức, giáo dục tri tuệ, gáo dục thể chất và giáo dục lao động.

(Giáo dục toàn diện, tr 19)

Bài tập 2: Từ ý của các khổ thơ trong bài “Người chỉ đường” em hãy xác định đại ý của bài này bằng cách viết tiếp vào ô trống:

Ý khổ thơ 1: Cha mẹ là người nuôi nấng nên người.

Ý khổ thơ 2-3: Mọi người được cha mẹ và giao viên dậy tập nói, viết và nhiều kiến thức về chuyên môn và giáo dục toàn diện để biết phân biệt bạn hữu và kẻ thù.

Ý khổ thơ 4: Trẻ em Lào cả Nam và Nữ được GV nhắc nhở hãy chung tay nhau xây dựng, bảo vệ và phát triển Tổ quốc.

(Người chỉ đường, tr 39)

2.3.3. Bài tập hướng dẫn học sinh hồi đáp văn bản

* Mục tiêu: Nhóm BT hồi đáp văn bản rất mới nhưng lại là nhóm BT có tác dụng tích cực trong việc bồi dưỡng năng lực tư duy cho HS. Thông qua việc làm quen với các dạng BT trong nhóm, học sinh đồng thời được làm quen với lối tiếp nhận ý kiến của người khác một cách có phê phán, có sự năng động chủ quan, đó là phẩm chất cần được hình thành ở những lớp người sống trong hiện tại và tương lai.

* Cách thức xây dựng:

Đây là nhóm bài tập đọc hiểu yêu cầu tính độc lập làm việc của HS cao nhất. Những bài tập phản hồi cũng cho thấy văn bản được đọc đã tác động đến HS như thế nào, các em học tập được gì từ nội dung và hình thức nghệ thuật của văn bản. Việc xây dựng các câu hỏi mở phong phú, sẽ đem lại nhiều hứng thú cho các em khi đọc các tác phẩm văn chương.

Căn cứ vào mục tiêu của biện pháp, có thể chia nhóm BT hướng dẫn HS hồi đáp văn bản thành hai loại BT như sau:

2.3.3.1. Bài tập hồi đáp nội dung của văn bản

Trước hết học sinh phải nắm được thái độ, tinh thần chung mà tác giả thể hiện trong văn bản, học sinh biết phát hiện, nêu ra được nhận xét, bình giá của mình về nội dung, nghệ thuật của văn bản.

* Bài tập minh họa:

Bài tập 1: Theo em, bài văn “Người chỉ đường” thể hiện nhiệm vụ gì của người thầy đối với trẻ em?

a. Nhắc nhở và dậy mọi trẻ em và mọi điều để có thể xây dựng và phát triển tổ Quốc.

b. Nhắc nhở và chỉ bảo trẻ em thông minh và học giỏi.

c. Nhắc nhở và chỉ dậy trẻ em học kém, còn người giỏi thì dành cho cha mẹ dậy.

Bài tập 2: Tình cảm của cha mẹ của bạn Bounhueng trong bài “Giúp đỡ bạn bè” khi nghe con được bạn Khamsin và bà của Khamsin giúp đỡ?

a. Cha mẹ của bạn Bounhueng rất vui và 2-3 hôm sau họ cùng nhau đi thăm và giử lời cảm ơn.

b. Cha mẹ của bạn Bounhueng không hài lòng và đi nhà Khamsin ngay để phê bình Khamsin.

c. Cha mẹ của bạn Bounhueng hài lòng nhưng không đi thăm Khamsin.

(Giúp đỡ bạn bè, tr 35)

Bài tập 3: Trong bài “Giúp đỡ bạn bè” quan hệ giữa 2 gia đình sau khi Bounhueng bị sốt và được Khamsin và bà của Khamsin giúp đỡ.

a. Yêu thương và giúp đỡ nhau mãi mãi.

b. Không yêu thương lẫn nhau.

c. Một gia đình yêu thương và muốn giúp đỡ, còn bên kia không chấp nhận.

(Giúp đỡ bạn bè, tr 35)

Bài tập 3: Trong bài “Lời nhắc nhở của bố” tại sao Khamsone trở thành người chỉ theo ý mình? Và lí do nào Khamsone mới trở thành người tốt?

a. Vì Khamsone là con độc của gia đình và vì lời nhắc nhở của bố lúc đi chơi rừng cùng bố.

b. Vì Khamsone là con một của gia đình và vì lời nhắc nhở của bố lúc đi chơi rừng cùng bố.

c. Vì Khamsone là con út của gia đình và vì lời nhắc nhở của bố lúc đi chơi rừng cùng bố. (Lời nhắc nhở của bố, tr 85)

2.3.3.2. Bài tập hồi đáp đích tác động của văn bản

Kiểu bài này nhằm giúp HS học sinh bộc lộ sự tiếp nhận văn bản của mình. Có thể sử dụng một số hình thức BT sau: Yêu cầu HS rút ra những bài học bổ ích mà tác giả hướng đến trong văn bản; Liên hệ với bản thân mình để có thái độ, hành động, tình cảm đúng đắn.

* Bài tập minh họa:

Bài tập 1: Ngày Quốc tế thiếu nhi cũng là ngày quốc gia trồng cây của Lào, trong ngày đó HS sẽ làm gì để đất nước Lào có rừng xanh bao trùm đến 95%?

(Ngày Quốc tế thiếu nhi, tr 205)

Bài tập 2: Trong bài “Lời dặn của bố” có đoạn:

Bố nói rằng: “Con phải nhớ, nếu con được gặp bạn bè hay người khác con phải hỏi với tiếng lịch sự, người đó sẽ nói lịch sự với con, Nếu con nói tiếng lời thôi lỗ, người đó cũng trả lời thôi lỗ với con như vậy”.

Con trả lời: “Từ nay trở đi, con sẽ cố gắng nói lễ phép, lịch sự với bố, mẹ và người khác”

Theo em, em có đồng ý với người con trong bài này hay không? Vì sao?

(Lời dặn của bố, tr 85)

Bài tập 3: Hãy xác định trách nhiệm của bản thân: Em cần phải làm gì trong ngày “Tết năm mới Lào (Boun Pi May Lao)” để giữ gìn phong tục truyền thống tốt đẹp của Nước Lào?

(Tết năm mới Lào, tr 191)

Bài tập 4. Trong bài: “Giá trị của thời gian” có một câu nói: “Bây giờ, Bunchan mới hiểu thời gian có giá trị, thời gian nó đi mãi mãi không dừng lại đợi ai”. Theo em, bạn Bunchan sau khi nhận ra giá trị của thời gian thì bạn ấy sẽ thay đổi không? Nếu có thì thay đổi như thế nào?

(Giá trị của thời gian, tr 133).

Bài tập 5: Bài tập đọc “Gà đẻ trứng thành vàng” giúp các em rút ra bài học gì ?

(Gà đẻ trứng thành vàng, tr 151)

Bài tập 6: Bài thơ “Tinh thần ngày Quốc khánh” nói về điều gì?

(Tinh thần ngày Quốc khánh, tr 151)

Bài tập 7: Từ “ngày 12 tháng 12” trong bài thơ “Tinh thần ngày Quốc khánh” có ý nghĩa và giá trị như thế nào? Tại sao lại được nhấn mạnh nhiều lần so với từ khác?

(Tinh thần ngày Quốc khánh, tr 101)


Tiểu kết chương 2

Chương 2 đề xuất ba nhóm biện pháp chính để dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4 nước CHDCND Lào: dạy học đọc hiểu văn bản dựa vào vốn hiểu biết về tự nhiên, xã hội và năng lực ngôn ngữ nền tảng của học sinh; dạy học đọc hiểu dựa vào năng lực thực hiện các thao tác đọc hiểu và dạy học đọc hiểu dựa vào hệ thống bài tập, hướng dẫn học sinh.

Trong đó, chúng tôi chú trọng vào nhóm biện pháp thứ hai và cũng khẳng định, có nhiều con đường để giúp học sinh hình thành các kĩ năng đọc hiểu văn bản song quan trọng nhất là xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập hướng dẫn học sinh đọc hiểu.

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 17/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí