Đánh Giá Các Nghiên Cứu Qua Lược Khảo Và Khoảng Trống Nghiên Cứu Của Luận Án

8


dịch vụ nhà hàng giảm từ 32,0% xuống còn 31,1% và doanh thu từ hoạt động kinh doanh khác giảm xuống còn 1,7%. Nhìn chung, lợi nhuận gộp của phân khúc khách sạn cao cấp năm 2019 tăng nhẹ ở mức 0,6% so với năm trước. Năm 2019, nguồn thu từ ngành du lịch khách sạn Việt Nam là 510.900 tỷ đồng, tăng 27,78% so với năm 2018. Tổng lượng khách đến tăng 19% (từ 72 triệu lượt năm 2018 đến 86 triệu lượt năm 2019). Thị trường khách sạn cao cấp (3-5 Sao) bao gồm 79 mới được đưa vào hoạt động và tổng số phòng năm 2019 so với năm 2018 tăng 10%. Giá phòng bình quân khách sạn 4 sao 75,2 USD một đêm, tăng 1% còn phòng 5 sao đạt 107,6 USD một đêm, tăng 4,2% so với năm 2018. Doanh thu trên mỗi phòng của các khách sạn tăng lần lượt 7,6% cho hạng 4 sao và 10,2% cho hạng 5 sao. Công suất phòng được cải thiện , cụ thể khách sạn 4 sao tăng 4,8% và tăng 5% của khách sạn với 5 sao.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch, ngành du lịch Việt Nam tiếp tục tăng trưởng trong năm 2019 nhưng có chậm hơn so với năm 2018. Theo Sở du lịch TP. Hồ Chí Minh thống kê, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, quý I năm 2020 có 90% các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đã tạm thời đóng cửa và lượng khách quốc tế giảm 43% tương ứng mức giảm là 1,3 triệu lượt. Nhu cầu du lịch trong nước vẫn ổn định, ngành KS-NH có dấu hiệu phục hồi nhanh chóng. Năm 2021, dịch vụ lưu trú, các công ty lữ hành và dịch vụ du lịch đã ngừng hoạt động hoặc tạm thời đóng cửa vì hầu hết các chuyến bay quốc tế và nội địa đều bị hủy hoặc gián đoạn đáng kể do hạn chế về du lịch. Tỉ lệ lấp đầy phòng của các dịch vụ lưu trú là khoảng 20% vào năm 2020 và dưới 10% trong năm 2021.

Thực tiễn nêu trên cho thấy, ngành du lịch, nhà hàng và khách sạn đang trên đà tăng trưởng. KQKD của các doanh nghiệp hoạt động trong ngành này đang được cải thiện. MTKD cho thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến KQKD của các doanh nghiệp. Xét những khía cạnh bên ngoài doanh nghiệp, yếu tố môi trường như luật pháp, sự cạnh tranh trong ngành, nhu cầu của du khách, dịch bệnh…ảnh hưởng đến KQKD cung cấp sản phẩm và dịch vụ của các doanh nghiệp. Xét những khía cạnh bên trong, chiến lược định hướng phát triển kinh doanh, năng lực phục vụ của nhân

9


viên ảnh hưởng lớn đến sự hài lòng và lòng trung thành của du khách. Trên cơ sở mối quan hệ nhân quả, yếu tố lòng trung thành đem lại sự ổn định trong doanh thu của các doanh nghiệp du lịch, nhà hàng và khách sạn. Ngoài ra, trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư, yếu tố sự đổi mới đóng vai trò quan trọng trong việc nắm bắt cơ hội kinh doanh và thích ứng với sự thay đổi của môi trường. Sự đổi mới trong môi trường năng động đem lại KQKD của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, sự cạnh tranh của các doanh nghiệp KS-NH tại TP Hồ Chí Minh đang ngày càng trở nên gay gắt. Khách hàng đã sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp KS-NH, được xem là đối tượng quan trọng mà doanh nghiệp hướng đến và tập trung khai khác. Do đó, vấn đề đặt ra đối với các chủ doanh nghiệp du lịch, KS-NH tìm kiếm khách hàng nhằm tạo ra nguồn thu cho doanh nghiệp. Vì vậy, sự nỗ lực nhằm định hướng nhóm khách hàng không chỉ đơn thuần là cố gắng nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mà còn phải nâng cao giá trị cảm nhận chung của khách hàng khi sử dụng các sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Do đó, doanh nghiệp cần phải kết hợp các nguồn lực và các hoạt động khác nhau để nâng cao giá trị cảm nhận của khách hàng nhằm đem lại KQKD cho doanh nghiệp. Do đó, các yếu tố về ĐHTT, ĐHHH, và sự đổi mới có vai trò quan trọng trong việc cải thiện KQKD của doanh nghiệp du lịch, KS-NH. Việc thực hiện tốt các yếu tố này ĐHTT, ĐHHH và đổi mới có thể giúp DN phát huy các nguồn lực sẵn có một cách tối đa nhằm đáp ứng nhu cầu, mong muốn của khách hàng, góp phần nâng cao KQKD của doanh nghiệp du lịch, KS- NH.

Trên cơ sở phân tích trên, câu hỏi nghiên cứu của luận án được đặt ra là:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 296 trang tài liệu này.

(1) Yếu tố ĐHTT và ĐHHH có thúc đẩy sự đổi mới và đem lại KQKD của doanh nghiệp trong ngành khách sạn - nhà hàng (KS-NH) hay không?

(2) Yếu tố MTKD có giữ vai trò điều tiết trong các mối quan hệ giữa ĐHHH, ĐHTT, sự đổi mới và KQKD của các doanh nghiệp MTKD hay không?

Mối quan hệ giữa định hướng thị trường, định hướng học hỏi với kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp khách sạn – nhà hàng Trường hợp nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh - 4

(3) Yếu tố đổi mới có đóng vai trò trung gian giữa ĐHTT, ĐHHH và KQKD của các doanh nghiệp MTKD hay không?

10


Xuất phát từ vấn đề thực tiễn trên, để trả lời hai câu hỏi nghiên cứu, luận án xem xét và kiểm định mối quan hệ giữa yếu tố ĐHTT, ĐHHH, sự đổi mới và KQKD: vai trò điều tiết của yếu tố MTKD là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

1.1.3 Đánh giá các nghiên cứu qua lược khảo và khoảng trống nghiên cứu của luận án

Thông qua lược khảo các nghiên cứu trước cho thấy, vai trò trung gian của sự đổi mới giữa ĐHTT, ĐHHH và KQKD của doanh nghiệp đã được kiểm định trên các thị trường trước đó. Đa phần các nghiên cứu trên được thực hiện tại các thị trường trên thế giới như: Bỉ, Ghana, Ai Cập. v.v. Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi. Kết quả nghiên cứu ở lĩnh vực kinh tế tại các nước phát triển chưa phù hợp với điều kiện kinh tế đang phát triển như Việt Nam (Nguyễn Văn Thắng, 2017). Thứ nhất, do sự khác biệt về văn hóa sẽ làm thay đổi mối quan hệ giữa các cá nhân hay trong tổ chức. Do đó, kết quả nghiên về mối quan hệ giữa ĐHTT, ĐHHH, sự đổi mới và KQKD có thể khác biệt trong các nền văn hóa khác. Thứ hai, thể chế ở các nước đã phát triển hoàn thiện cao hơn so với các nước đang phát triển. Vì vậy, sự khác biệt về thể chế và văn hóa nên chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng theo (Peng, 2000), đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, nhà hàng và khách sạn.

Theo lý thuyết tổ chức công nghiệp cho thấy yếu tố MTKD thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện chiến lược giúp nhằm giúp doanh nghiệp đem lại lợi thế cạnh tranh và cải thiện KQKD của doanh nghiệp. Các nghiên cứu trước cho thấy MTKD và KQKD có mối quan hệ cùng chiều và yếu tố MTKD đóng vai trò là biến độc lập (Kean và cộng sự, 1988). Tuy nhiên, yếu tố môi trường đóng vai trò điều tiết giữa các nguồn lực doanh nghiệp (ĐHTT, ĐHHH) và KQKD hoặc điều tiết giữa sự đổi mới và KQKD chưa được kiểm định rộng rãi từ những nghiên cứu trước đó. Do đó, luận án này thực hiện nhằm lấp vào khoảng trống lý thuyết về vai trò điều tiết của yếu tố môi trường giữa nguồn lực doanh nghiệp, sự đổi mới và KQKD của doanh nghiệp, đặc biệt là ngành du lịch, KS-NH tại thị trường chuyển đổi như Việt Nam.

11


Harrison (1996) cho thấy yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự phát triển của tổ chức. MTKD luôn năng động với các mức độ khác nhau. Hoặc Oyebanji (1994) nhận định MTKD là những yếu tố có thể ảnh hưởng đến các tổ chức kinh doanh cá nhân. Tại Việt Nam với thị trường năng động (theo khảo sát của GEM 2018), MTKD của Việt Nam luôn luôn thay đổi. Một số thay đổi về công nghệ, thị hiếu nhu cầu của khách hàng trên thị trường có xu hướng tăng cao. Từ sự thay đổi đó, doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn đang trở nên cạnh tranh gay gắt. Sự cạnh tranh về giá, thay đổi về nhu cầu của khách hàng, môi trường pháp luật và công nghệ tạo ra cho các doanh nghiệp nhiều khó khăn và thách thức. Tuy nhiên, doanh nghiệp hoạt động trong nhà hàng và khách sạn thích ứng với sự thay đổi của môi trường sẽ tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh và đem lại hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp.

Để đáp ứng sự thay đổi nhanh chóng của môi trường, doanh nghiệp cần có nguồn lực đặc biệt để thích ứng với sự thay đổi đó (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009). Theo nghiên cứu này, ĐHTT, ĐHHH và năng lực sáng tạo là các nguồn năng lực động thỏa mãn tiêu chí VRIN (giá trị, khan hiếm, khó bắt chước và thay thế) sẽ giúp doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh và đem lại KQKD. Điều này phù hợp với lý thuyết cạnh tranh động (theory of dynamic capability) của Teece (1997). Như vậy, yếu tố MTKD có làm thay đổi mối quan hệ giữa ĐHTT, ĐHHH, sự đổi mới đến KQKD của các doanh nghiệp hoạt động trong nhà hàng, khách sạn hay không? Đây là vấn đề nghiên cứu mà luận án xem xét nhằm đóng góp và lấp vào khoảng trống lý thuyết khi mà các nghiên cứu trước chưa kiểm định.

Trên cơ sở phân tích trên, khung lý thuyết nghiên cứu của luận án được xây dựng như sau:

12


Các năng lực doanh nghiệp

Môi trường kinh doanh

Kết quả kinh doanh

2. Định hướng học hỏi


3. Đổi mới

1. Định hướng thị trường

Hình 1.1 Khung nghiên cứu tổng quát của luận án

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)


Theo nghiên cứu của Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2009), ĐHTT và ĐHHH là nguồn lực vô hình, thuộc dạng năng lực động. Theo lý thuyết về năng lực động của Teece (1997), hai loại nguồn lực có thể đem lại KQKD kinh doanh cho doanh nghiệp.

Mối quan hệ giữa ĐHTT, ĐHHH và KQKD của doanh nghiệp: vai trò trung gian của sự đổi mới được kiểm định tại thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa chúng vẫn còn khan hiếm và chưa được kiểm định rộng rãi tại thị trường chuyển đổi như Việt Nam. Do đó, mối quan hệ giữa ĐHTT, ĐHHH và KQKD của doanh nghiệp: vai trò trung gian của sự đổi mới tại thị trường chuyển đổi sẽ khác với thị trường đã phát triển (Nguyễn Văn Thắng, 2014). Ngoài ra, các mối quan hệ trên đã được kiểm định tại các ngành nghề như: ngân hàng (Abdulai Mahmoud và cộng sự, 2016), ngành sản xuất và dịch vụ (Abeer Zayed và Nawal Alawad, 2017). Vì vậy, để tổng quát kết quả nghiên cứu, các mối quan hệ trên là rất cần thiết được kiểm định lại, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, nhà hàng và khách sạn khi mà các nghiên cứu trước chưa được kiểm định. Do đó, điểm mới của luận án đó là vai trò điều tiết của yếu tố MTKD.

Vai trò điều tiết của yếu tố MTKD giữa nguồn lực doanh nghiệp (ĐHTT, ĐHHH) và KQKD hoặc điều tiết mối quan hệ giữa sự đổi mới và KQKD cũng rất cần thiết được kiểm định tại thị trường chuyển đổi như Việt Nam. Việt Nam là quốc

13


gia được đánh giá có thị trường năng động, đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á (GEM, 2018).

Tóm lại, một số nghiên cứu trước đã các mối quan hệ như ĐHTT đem lại KQKD cho các doanh nghiệp (Pardi và cộng sự (2014); Zayed và Alawad (2017); Haryanto và cộng sự (2017). ĐHHH cũng góp phần quan trong trong việc cải thiện KQKD (Pardi và cộng sự, 2014; Suliyanto và Rahaba, 2012; Kharabsheh và Ensour, 2017). Sự đổi mới là một trung gian liên kết giữa ĐHTT, ĐHHH và KQKD (Sandvik và Sandvik, 2003, Aris và cộng sự, 2017). Tuy nhiên, vai trò điều tiết của yếu tố MTKD cho các mối quan hệ giữa ĐHTT, ĐHHH và sự đổi mới đến KQKD vẫn chưa được kiểm định rộng rãi. Vì vậy, luận án này thực hiện nhằm xem xét vai trò điều tiết của yếu tố MTKD nhằm lấp khoảng trống nghiên cứu đặc biệt cho các doanh nghiệp thuộc ngành khách sạn, nhà hàng tại TP. Hồ Chí Minh.

1.1.4 Lý do chọn không gian nghiên cứu tại TP. Hồ Chí Minh

TP. Hồ Chí Minh là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp KS-NH. Theo báo cáo của Sở Du lịch TPHCM, tính đến tháng 2-2020, thành phố có 1.926 khách sạn được xếp hạng sao với 48.182 phòng, số còn lại là căn hộ du lịch và nhà nghỉ du lịch. Trong đó, có 116 khách sạn 3-5 sao với 14.641 phòng. Môi trường hoạt động của các KS-NH mang tính năng động và cạnh tranh cao… Vì vậy, các KS-NH tại TP. Hồ Chí Minh mang tính đại diện cho tổng thể tại của các KS-NH tại Việt Nam là tương đối cao.

Ngoài ra, TP. Hồ Chí Minh là địa phương có đóng góp lớn đến nguồn thu ngân sách cả nước. Một trong số các hoạt động kinh doanh đem lại nguồn thu lớn cho địa phương là hoạt động kinh doanh du lịch, nhà hàng và khách sạn. Thị trường khách sạn TP. Hồ Chí Minh năm 2018 có dấu hiệu phục hồi. Công suất phòng của khách sạn 5 sao tăng nhẹ ở mức 0,5% trong khi công suất phòng khách sạn 4 sao giảm 1,0%. Giá phòng bình quân năm 2018 đã tăng 1,6% (giá phòng khách sạn 5 sao tăng ở mức 4,1%, còn giá phòng khách sạn 4 sao giảm ở mức 2,3%). Về nguồn cung phòng khách sạn tăng 2% theo năm, tăng trưởng này nhằm đáp ứng lượng khách lưu trú tăng. Số lượng khách du lịch quốc tế đến Thành phố tăng 15,6% so

14


với cùng kỳ, đạt 26,3% kế hoạch năm 2018. Tổng doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ du lịch bao gồm dịch vụ lưu trú, nhà hàng và du lịch lữ hành tăng 14,4% so với cùng kỳ, đạt 23% kế hoạch năm 2018 (138.000 tỷ đồng). Mặt khác, trong năm 2018 số doanh nghiệp dịch vụ lưu trú tăng hơn 20% so với cùng kỳ. Trong quý 1/2020, công suất và giá phòng trung bình giảm đáng kể, đối với khách sạn 4 sao công suất giảm 27 điểm % theo năm và khách sạn 5 sao giảm 31 điểm % theo năm.

Ngoài ra, sự phát triển toàn cầu của ngành du lịch đòi hỏi các doanh nghiệp phải chủ động trong công tác ĐHTT để thúc đẩy sáng kiến kinh doanh và nâng cao KQKD. Bên cạnh đó, như chúng ta biết, ngành KS-NH đang từng bước phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Trong phạm vi của nghiên cứu này, tác giả tập trung phân tích cho ngành KS-NH tại TP. Hồ Chí Minh.

Trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp hoạt động trong KS-NH tại TP. Hồ Chí Minh, các yếu tố ĐHTT và ĐHHH đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện KQKD của doanh nghiệp. Sự hài lòng của khách hàng đóng vai trò quan trọng trong ngành dịch vụ cũng như nhà hàng – khách sạn nói riêng. Yếu tố cam kết chất lượng phục vụ, sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và gia tăng sự hài lòng là các ĐHTT mà các doanh nghiệp KS-NH tại TP. Hồ Chí Minh rất quan tâm trong bối cảnh hiện nay. Ngoài ra, trong lĩnh vực MTKD, yếu tố kĩ năng đóng vai trò quan trọng trong năng lực phục vụ của nhân viên. Do đó, các doanh nghiệp KS-NH cần định hướng để nhân viên học hỏi và cải thiện kĩ năng, thái độ và năng lực phục vụ.

Vì vậy, trong MTKD đầy biến động, các doanh nghiệp MTKD trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh cần ĐHTT, ĐHHH để cải thiện năng lực phục vụ, doanh nghiệp đổi mới nhằm đáp ứng sự thay đổi môi trường sẽ góp phần gia tăng KQKD. Hơn nữa, theo cơ chế thị trường, sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong lĩnh vực KS-NH là rất lớn. Thị trường tại TP. Hồ Chí Minh là rất năng động nên sự thay đổi về công nghệ, nhu cầu sở thích thị hiếu của khách hàng luôn luôn thay đổi. Ngoài ra, để đảm bảo sự phát triển của các doanh nghiệp trong lĩnh vực KS-NH theo khuôn khổ pháp luật, vai trò điều tiết của Chính phủ rất quan trọng. Do đó, để đáp ứng trước sự thay đổi của yếu tố MTKD, doanh nghiệp trong lĩnh vực khách

15


sạn, nhà hàng tại TP. Hồ Chí Minh cần thực hiện chiến lược phát triển về ĐHTT, ĐHHH và sự đổi mới là rất quan trọng.

Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn và nền tảng lý thuyết, luận án kế thừa các nhân tố ĐHTT, ĐHHH, đổi mới dẫn đến KQKD. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Suliyanto và Rahaba (2012) còn có hạn chế chưa kiểm định của yếu tố môi trường đến KQKD. Ngoài ra, tình hình thực tế tại TP. Hồ Chí Minh cho thấy yếu tố môi trường đầy biến động sẽ giúp các doanh nghiệp du lịch, KS-NH thay đổi chiến lược về ĐHTT, định hướng học nhằm đổi mới để đem lại KQKD tốt hơn. Kế thừa từ nghiên cứu của Suliyanto và Rahaba (2012), luận án xem xét mối quan hệ giữa yếu tố ĐHTT, ĐHHH tác động đến KQKD thông qua vai trò trung gian của yếu tố sự đổi mới và sự điều tiết của MTKD cho các doanh nghiệp KS-NH tại TP. Hồ Chí Minh. Do vậy, đề tài “Mối quan hệ giữa định hướng thị trường, định hướng học hỏi với kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp khách sạn – nhà hàng: Trường hợp nghiên cứu tại Thành phố Hồ Chí Minh” là rất cần thiết được thực hiện trong bối cảnh hiện nay.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu nghiên cứu tổng quát là xác định mối quan hệ của ĐHTT, ĐHHH lên KQKD của doanh nghiệp KS-NH thông qua vai trò trung gian của sự đổi mới và sự điều tiết của MTKD. Dựa trên kết quả nghiên cứu, luận án đưa ra hàm ý quản trị nhằm nâng cao hơn nữa KQKD của doanh nghiệp du lịch, nhà hàng – khách sạn tại TP. Hồ Chí Minh.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Để đạt được mục tiêu chung, luận án cần đạt được các mục tiêu cụ thể sau:

Mục tiêu 1: Xác định mối quan hệ giữa ĐHTT, ĐHHH và KQKD của các doanh nghiệp KS-NH tại TP.HCM;

Mục tiêu 2: Xác định mối quan hệ và kiểm định vai trò trung gian của sự đổi mới đến ĐHTT, ĐHHH và KQKD của các doanh nghiệp KS-NH tại TP.HCM;

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/03/2023