xv
ABSTRACT
During the Covid-19 pandemic, the business environment was volatile, many hotel and restaurant businesses in Ho Chi Minh City were severely affected, leading to a decrease in business results and a bankruptcy rate. The dissolution of enterprises is increasing. In that context, hotel - restaurant businesses need to have a strategy of internal resources to adapt to the business environment.The dessertation is conducted to test the relationship between market orientation, learning orientation and business results through the mediating role of innovation and the role of regulation of the business environment. By using quantitative research combined with qualitative research method, the structural equation modelling (SEM) is performed with a sample size of 503 observations, respondants are leaders of the enterprises in hotel, restaurant sector. The results show that there is a positive relationship between market orientation, learning orientation, innovation and business results. The business environment has the role of moderating relationships between market orientation, learning orientation, innovation and business results. Through the regulatory role, the business environment plays a role in increasing the business results of hotel - restaurant businesses. Innovation partially mediates market orientation, learning orientation, and business performance. In addition, the research results also show that there is a difference between the business results through the characteristics of the type of operation, the education level of the board of directors and the size of the business. The results have brought practical significance to the hotel - restaurant businesses. Leaders needs to focus on market orientation, learning orientation, and innovation strategies to improve business results. In addition, in the face of fluctuations in the business environment, restaurant and hotel businesses need to take advantage and grasp to adjust their market-oriented, learning-oriented and innovation strategies accordingly to contribute to the improvement of their business. improve business results. Finally, some limitations are also mentioned in this study.
Keywords: Market orientation, learning orientation, innovation, business results
1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Chương 1 trình bày các nội dung như tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa về mặt thực tiễn và ý nghĩa về mặt lý thuyết, cuối cùng là kết cấu của nghiên cứu.
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Có thể bạn quan tâm!
- Mối quan hệ giữa định hướng thị trường, định hướng học hỏi với kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp khách sạn – nhà hàng Trường hợp nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh - 1
- Mối quan hệ giữa định hướng thị trường, định hướng học hỏi với kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp khách sạn – nhà hàng Trường hợp nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh - 2
- Đánh Giá Các Nghiên Cứu Qua Lược Khảo Và Khoảng Trống Nghiên Cứu Của Luận Án
- Tổng Quan Về Vấn Đề Nghiên Cứu
- Lý Thuyết Về Năng Lực Động Doanh Nghiệp
Xem toàn bộ 296 trang tài liệu này.
1.1.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Vấn đề nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh (KQKD) của các doanh nghiệp (DN) đã được các học giả trên thế giới cũng như trong nước quan tâm. KQKD của doanh nghiệp là mức độ đạt được mục tiêu của doanh nghiệp (Buzzell và Gale, 1987) hoặc đạt được mục tiêu khác nhau về lợi nhuận, tăng trưởng thị phần, doanh thu và các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp (Cyert và March, 1992) và đáp ứng tốt nhu cầu và sở thích của khách hàng (Ledwith và O'Dwyer, 2009). Một số nhà nghiên cứu đã xem xét các yếu tố ảnh hưởng KQKD thông qua các nguồn lực nội tại (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009) và sự đổi mới (Mahmoud và cộng sự, 2016; Zayed và Alawad, 2017) v.v. Một số dòng nghiên cứu điển hình như sau:
1.1.1.1 Dòng nghiên cứu về ảnh hưởng của định hướng thị trường đến KQKD của doanh nghiệp
Định hướng thị trường (ĐHTT) là nguồn lực vô hình của doanh nghiệp, có vai trò quan trọng trong việc đóng góp đến KQKD. ĐHTT đã được xem là có ý nghĩa đối với doanh nghiệp để tạo ra lợi thế so sánh (Han và Srivastava, 1998). Narver và Slater (1990) chỉ ra rằng các nhà nghiên cứu về tiếp thị đã tập trung nghiên cứu và cho rằng ĐHTT ảnh hưởng đến KQKD. Hơn nữa, đó là một nguồn lợi thế cạnh tranh bền vững, tập trung vào việc tìm kiếm gia tăng cơ hội trên thị trường của doanh nghiệp (Kirca, Jayachandran, và Bearden, 2005). Han, Kim và Srivastava (1998) cho thấy ĐHTT là một hành vi tổ chức tập trung vào khách hàng, đối thủ cạnh tranh và các chức năng nội bộ. Một số nghiên cứu về tiếp thị đã tìm thấy vai trò quan trọng của ĐHTT dẫn đến KQKD (Slater và Narver, 1994). Day (1994) chỉ
2
ra rằng ĐHTT là một yếu tố quan trọng đóng góp đến kết quả của doanh nghiệp, bao gồm nhận thức của ban quản lý về sự thành công của lợi thế sản phẩm. Ledwith và O'Dwyer (2009) cho thấy ĐHTT bao gồm định hướng khách hàng, định hướng đối thủ cạnh tranh có ý nghĩa đối với sự thành công trong các doanh nghiệp nhỏ. Một số nghiên cứu điển hình đã kiểm định mối quan hệ giữa ĐHTT lên KQKD của doanh nghiệp: Pardi và cộng sự (2014); Zayed và Alawad (2017); Haryanto và cộng sự (2017); Suliyanto và Rahaba (2012).
1.1.1.2 Dòng nghiên cứu về ảnh hưởng của định hướng học hỏi đến KQKD của doanh nghiệp
Định hướng học hỏi (ĐHHH) là nguồn lực vô hình của doanh nghiệp, thuộc năng lực động của các DN (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009). Nguồn lực này được dùng để hỗ trợ các tổ chức tạo và chia sẻ kiến thức giữa các nhân viên trong nỗ lực cải thiện kết quả của doanh nghiệp. Sự chia sẻ và phổ biến kiến thức trong nội bộ doanh nghiệp làm cho việc học hỏi trở nên quan trọng hơn đối với sự phát triển của các doanh nghiệp và cũng là một công cụ hữu hiệu để tạo ra lợi thế cạnh tranh (Garvin, Edmondson, & Gino, 2008). Một số nghiên cứu cho thấy yếu tố ĐHHH ảnh hưởng cùng chiều đến KQKD của doanh nghiệp: Pardi và cộng sự (2014); Suliyanto và Rahaba (2012); Kharabsheh và Ensour (2017).
1.1.1.3 Dòng nghiên cứu về ảnh hưởng của sự ĐM đến KQKD của doanh nghiệp
Sự đổi mới đã đóng góp quan trọng trong KQKD của doanh nghiệp. ĐM trong DN được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau: đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm, đổi mới thị trường.v.v. Nghiên cứu của Wattanasupachoke (2009) cho thấy doanh nghiệp càng thực hiện đổi mới sản phẩm thì KQKD của doanh nghiệp sẽ có xu hướng tăng. Radas và Bozic (2009) đã khẳng định rằng sự đổi mới về sản phẩm và được giới thiệu ra thị trường là rất quan trọng cho sự tồn tại và tăng trưởng ổn định cho lợi nhuận của doanh nghiệp. Các nghiên cứu điển hình đã kiểm định mối quan hệ giữa ĐM và KQKD của doanh nghiệp: Mahmoud và cộng sự (2016); Zayed và Alawad (2017); Haryanto và cộng sự (2017).
3
1.1.1.4 Dòng nghiên cứu về đánh giá vai trò trung gian của sự đổi mới giữa ĐHTT, ĐHHH và KQKD của doanh nghiệp
Sự đổi mới đóng vai trò trung gian trong việc ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp giữa ĐHTT, ĐHHH lên KQKD của doanh nghiệp. Điều này đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu. Nghiên cứu của Slater và Narver (1994) đã chứng minh rằng giữa ĐHTT và KQKD xuất phát từ sự đổi mới sản phẩm. Một số nghiên cứu điển hình trong trường hợp này:
Pardi và cộng sự (2014) đã xem xét mối quan hệ giữa ĐHTT, ĐHHH, đổi mới, định hướng kinh doanh, lợi thế cạnh tranh và KQKD. Kết quả cho thấy rằng ĐHTT, ĐHHH không ảnh hưởng đến kết quả tiếp thị; ĐHTT ảnh hưởng đến ĐHHH và sự đổi mới; ĐHHH ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh; định hướng kinh doanh ảnh hưởng đến ĐHHH.
Nghiên cứu của Mahmoud và cộng sự (2016) xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến KQKD của doanh nghiệp: ĐHTT, ĐHHH, đổi mới. Kết quả cho thấy ĐHTT, ĐHHH có ảnh hưởng đến sự đổi mới. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm.
Nghiên cứu của Shehu và Mahmood (2014) kiểm tra vai trò trung gian của văn hóa tổ chức giữa ĐHTT và KQKD. Kết quả cho thấy yếu tố văn hóa tổ chức đóng vai trò trung gian giữa ĐHTT và KQKD.
Nghiên cứu của Aris và cộng sự (2017) xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến KQKD: ĐHTT, ĐHHH, đổi mới. Kết quả cho thấy ĐHTT, ĐHHH ảnh hưởng đến KQKD và đổi mới; đổi mới ảnh hưởng đến KQKD.
Nghiên cứu của Suliyanto và Rahaba (2012) có các yếu tố dẫn đến KQKD: ĐHTT, ĐHHH, đổi mới. Kết quả cho thấy đổi mới ảnh hưởng đến KQKD, ĐHTT có thể tăng cường cho ĐHHH và đổi mới. Tuy nhiên, kết quả cho thấy độ chính xác của mô hình còn thấp.
Aber và cộng sự (2017) cho thấy có các yếu tố ảnh hưởng KQKD: ĐHTT, ĐHHH, đổi mới, văn hóa. Kết quả cho thấy có mối quan hệ giữa đổi mới và KQKD,
4
vai trò điều tiết mối quan hệ giữa đổi mới và KQKD; không có mối quan hệ giữa ĐHHH và đổi mới.
1.1.1.5 Một số nghiên cứu được thực hiện tại Việt Nam về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp
Nghiên cứu của Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2009) đã xem xét nguồn lực doanh nghiệp thuộc dạng năng lực động ảnh hưởng đến KQKD. Một số năng lực động của doanh nghiệp thỏa mãn 4 tiêu chí VRIN (có giá trị, khan hiếm, khó thay thế và khó bắt chước) sẽ đem lại hiệu quả hoạt động cho các doanh nghiệp. Trong đó, yếu tố định hướng kinh doanh, năng lực học hỏi là năng lực động của doanh nghiệp. Nghiên cứu của Lê Nguyễn Hậu và Phạm Ngọc Thúy (2007) cho thấy ĐHTT cũng ảnh hưởng đến KQKD. Hoặc nghiên cứu của Lại Văn Tài và Hứa Kiều Phương Mai (2007) cho thấy định hướng khách hàng đem lại KQKD của các doanh nghiệp.
1.1.1.6 Khoảng trống lý thuyết
Qua lược khảo các dòng nghiên cứu trên cho thấy mối quan hệ giữa ĐHTT, ĐHHH và KQKD thông qua vai trò trung gian của sự đổi mới đã được thực hiện từ các nghiên cứu trước đó. Cụ thể, nghiên cứu của Pardi và cộng sự (2014) và nghiên cứu của Mahmoud Abdulai Mahmoud và cộng sự (2016) đã đề cập các mối quan hệ trên.
Xét về phương diện cạnh tranh, các dòng nghiên cứu trên tiếp cận về các yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh chủ yếu là dựa vào lý thuyết nguồn lực – gồm năng lực và nguồn lực (bao gồm năng lực động). Tuy nhiên, sự tiếp cận về lý thuyết tổ chức công nghiệp (Industrial organisation) - lợi thế cạnh tranh là từ quyền lực của thị trường hay môi trường kinh doanh (MTKD) theo trường phái định vị còn khan hiếm các nghiên cứu trước sử dụng trong việc tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Trong luận án này các yếu tố tạo lợi thế cạnh tranh bao gồm năng lực ĐHTT, ĐHHH và sự đổi mới được tiếp cận từ lý thuyết nguồn lực dựa theo quan điểm của Barlett (1979) và Ghoshal (1986), Wernerfelt (1984), Barney (1991), Prahalad và Hamel (1990), Nonaka (1991), Hamel (2000), Pfeffer và Sutton (2000)…Tuy nhiên,
5
điểm mới của luận án được xét xét thêm yếu tố MTKD được tiếp cận theo trường phái định vị của quan điểm của Porter (1980, 1986). Trong lý thuyết tổ chức công nghiệp nhấn mạnh vai trò của yếu tố MTKD trong việc tạo lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp và đem lại KQKD. Yếu tố MTKD đóng vai trò là biến điều tiết trong các mối quan hệ giữa ĐHTT, ĐHHH, sự đổi mới và KQKD. Đây là đóng góp mới của luận án, vai trò điều tiết chưa được kiểm định từ các nghiên cứu trước. Điều này được luận giải như sau:
Thứ nhất, yếu tố MTKD là yếu tố nằm trong cấu trúc thị trường (Structure market) thuộc lý thuyết tổ chức công nghiệp. Yếu tố MTKD ảnh hưởng đến hành vi và chiến lược (Conduct/Strategy) của doanh nghiệp và tác động đến KQKD của các doanh nghiệp trong ngành (performance). Yếu tố môi trường là tập hợp các khuôn khổ pháp lý, sự quản lý, và các điều kiện chính sách tổng thể đặt ra và ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến KQKD của doanh nghiệp (Essia, 2012). MTKD bao gồm các thách thức trong cạnh tranh về giá, hành động của đối thủ cạnh tranh, sự thay đổi về nhu cầu và khẩu vị của khách hàng là không thể đoán trước, sự can thiệp của chính phủ và cuối cùng là sự thay đổi về công nghệ (Shehu và Mahmood, 2015). Trước tác động của yếu tố MTKD, doanh nghiệp cần thực hiện chiến lược kinh doanh nhằm tạo lợi thế cạnh tranh và đem lại hiệu quả hoạt động (Barney, 1986, Porter, 1981). Một số chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp như chiến lược ĐHTT, chiến lược đổi mới được tiếp cận từ lý thuyết cạnh tranh của Porter (1980). Để thực hiện các chiến lược đó, doanh nghiệp cần xây dựng nguồn lực bên trong tổ chức. Các nguồn lực được tiếp cận từ lý thuyết nguồn lực dựa theo quan điểm của Wernerfelt (1984), Barney (1991), được xem là nguồn năng lực động doanh nghiệp. Các nguồn lực này sẽ đem lại lợi thế cạnh tranh và KQKD (Teece, 1997). Vì vậy, doanh nghiệp thực hiện chiến lược là phải chú trọng đến các nguồn lực nội tại như ĐHTT, ĐHHH và sự đổi mới để đem lại hiệu quả hoạt động. Yếu tố MTKD càng biến động sẽ thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện chiến lược (ĐHTT, ĐHHH, và sự đổi mới, nhờ thực hiện chiến lược (conduct) sẽ giúp doanh nghiệp đem lại hiệu quả hoạt
6
động. Như vậy, yếu tố môi trường đóng vai trò điều tiết mối quan hệ giữa ĐHTT, ĐHHH, và sự đổi mới đến KQKD của doanh nghiệp.
Thứ hai, Aziz và Yasin (2010) báo cáo rằng môi trường bên ngoài (sự thay đổi về công nghệ và mức độ cạnh tranh) điều tiết mối quan hệ giữa ĐHTT và KQKD. Sự đổi mới mang lại giá trị gia tăng cao hơn cho khách hàng, tạo ra lợi thế cạnh tranh và KQKD tốt hơn (Wattanasupachoke, 2009). Shehu và Mahmood (2015) cho thấy rằng MTKD bao gồm sự cạnh tranh về giá, chiến lược của đối thủ cạnh tranh, sự thay đổi về nhu cầu, sở thích của khách hàng và công nghệ, và sự can thiệp của Chính phủ. Yếu tố MTKD càng biến động có ảnh hưởng lớn đến chiến lược và KQKD của doanh nghiệp. Khi yếu tố MTKD thay đổi (chẳng hạn như công nghệ) doanh nghiệp cần phải đào tạo nguồn nhân lực có khả năng nắm bắt và vận hành công nghệ để đáp ứng xu thế mới. Do đó, yếu tố ĐHHH của doanh nghiệp cần thiết thực hiện, nhân viên của doanh nghiệp rất cần thiết được cải thiện kỹ năng làm việc, hỗ trợ và hợp tác lẫn nhau để hoàn thàn công việc. Một số kĩ năng khác như thúc đẩy năng lực sáng tạo của nhân viên và tạo động lực để nhân viên chấp nhận rủi ro khi thực hiện nhiệm vụ là các yếu tố quan trọng trong ĐHHH. Từ đó, ĐHHH góp phần cải thiện KQKD của doanh nghiệp. Như vậy, lập luận trên cho thấy rằng yếu tố MTKD càng thay đổi sẽ điều tiết mối quan hệ giữa định hướng hỏi và KQKD của doanh nghiệp.
Thứ ba, khi yếu tố về sự thay đổi sở thích, thị hiếu của khách hàng trong MTKD thay đổi, doanh nghiệp cần phải định hướng lại thị trường hiện tại và thị trường mục tiêu để đáp ứng trước sự thay đổi đó. Ví dụ, doanh nghiệp cần cam kết về chất lượng sản phẩm/dịch vụ trong việc phục vụ và đáp ứng nhu cầu của khách hàng, từ đó thúc đẩy sự hài lòng của khách hàng. Đối với thị trường tiềm năng, doanh nghiệp cố gắng tìm hiểu nhu cầu của khách hàng và nỗ lực để thỏa mãn nhu cầu để gia tăng sự hài lòng của khách hàng. Trước sự thay đổi của yếu tố MTKD, doanh nghiệp cần phải ĐHTT nhằm tạo ra giá trị mới cho khách hàng để gia tăng sự hài lòng. Khi sự hài lòng của khách hàng gia tăng sẽ góp phần đem lại KQKD của
7
doanh nghiệp. Vì vậy, yếu tố MTKD đóng vai trò điều tiết mối quan hệ giữa ĐHTT và KQKD của doanh nghiệp.
Cuối cùng, sự cạnh tranh gay gắt trong ngành cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động đổi mới của doanh nghiệp. Sự đổi mới sẽ thúc đẩy lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp và KQKD của doanh nghiệp (Teece, 1997). Khi MTKD càng biến động, doanh nghiệp cần cải tiến sản phẩm/dịch vụ, tìm kiếm những cách thức kinh doanh mới, cố gắng thử nghiệm những ý tưởng mới để tạo ra giá trị mới cho khách hàng và từ đó góp phần cải thiện KQKD. Do đó, yếu tố MTKD cũng điều tiết mối quan hệ giữa sự đổi mới và KQKD của doanh nghiệp.
Tóm lại, việc nghiên cứu mối quan hệ giữa định hướng thị trường, ĐHHH và KQKD thông qua vai trò trung gian của sự đổi mới và yếu tố MTKD đóng vai trò là biến điều tiết của doanh nghiệp trong thị trường chuyển đổi, đặc biệt là ngành khách sạn – nhà hàng (KS-NH) vẫn còn khan hiếm các nghiên cứu trước kiểm định. Luận án đã hệ thống và củng cố cơ sở lý thuyết để làm rõ mối quan hệ này. Vì vậy, kết quả nghiên cứu góp phần giúp các doanh nghiệp KS-NH, các nhà hoạch định chính sách có những giải pháp tháo gỡ khó khăn, đưa hoạt động du lịch nói chung, ngành du lịch KS-NH nói riêng của TP. Hồ Chí Minh sớm phục hồi và phát triển.
1.1.2 Bối cảnh thực tiễn
Việt Nam có lợi thế trong phát triển du lịch, nhà hàng và khách sạn. TP. Hồ Chí Minh có nền kinh tế trọng điểm phía Nam, có tốc độ tăng trưởng kinh tế lớn nhất cả nước. Một trong những nguồn thu đóng góp quan trọng vào ngân sách Nhà nước được kể đến là nguồn thu từ ngành du lịch, nhà hàng và khách sạn của TP. Hồ Chí Minh. KQKD kinh doanh từ ngành du lịch, nhà hàng và khách sạn đã đóng góp không nhỏ đến sự phát triển kinh tế của địa phương cũng như trong cả nước.
Tại thị trường du lịch ở Việt Nam, ngành du lịch, nhà hàng và khách sạn có vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế. Doanh thu của khách sạn Việt Nam được tính từ 3 mảng chính: bộ phận phòng, dịch vụ nhà hàng và các dịch vụ khác (bao gồm trung tâm spa, tiệc, hội nghị…). So với năm 2018, năm 2019 tỉ lệ doanh thu từ hoạt động buồng phòng tăng 59,0% lên đến 61,5%, doanh thu từ hoạt động