Điểm Mạnh, Điểm Yếu, Cơ Hội Và Thách Thức Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam Hiện Nay


2.2.2.6. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay

Mô hình phân tích SWOT


Điểm mạnh

S1: Mạng lưới rộng khắp


S2: Đội ngũ nhân viên am hiểu về thị trường trong nước và thông thạo văn hóa của khách hàng.


S3:Đội ngũ khách hàng của NHTMVN đông đảo và đa dạng


S4:Chiếm thị phần lớn về hoạt động tín dụng, huy động vốn và dịch vụ.


S5:Hoạt động dựa trên công nghệ ngân hàng lõi (core banking), quản lý dữ liệu tập trung, giúp cho việc cải thiện chất lượng của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống và mở ra được một số sản phẩm ngân hàng hiện đại làm phong phú thêm danh mục sản phẩm của các NHTMVN nhờ vào ứng dụng khoa học công nghệ như sản phẩm thẻ, sản phẩm ngân hàng điện tử....

Cơ hội

O1: Hội nhập kinh tế quốc tế tạo động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới và cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam về vốn, năng lực quản lý, cải thiện chất lượng dịch vụ, đầu tư công nghệ hiện đại, hệ thống tư duy xây dựng hệ thống văn bản pháp luật.Giúp các NHTMVN học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng nước ngoài. Mở ra cơ hội trao đổi, hợp tác quốc tế giữa các NHTM trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, nâng cao uy tín và vị thế của hệ thống NHTMVN trong các giao dịch quốc tế. Có điều kiện mở rộng kênh phân phối theo định hướng phát triển ứng dụng công nghệ thông tin vào phát triển các sản phẩm mới

O2:Có được sự quan tâm và hỗ trợ đặc biệt từ phía Ngân hàng nhà nước.

O3:Môi trường pháp lý thuận lợi và lộ trình của các cam kết WTO tạo điều kiện cho các NHTM trong nước có thời gian để củng cố, hoàn thiện mình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 173 trang tài liệu này.

Mô hình phân tích năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 14


Điểm yếu

W1: Mặc dù vốn tự có của các NHTMVN liên tục gia tăng trong thời gian gần đây nhưng nhìn chung vốn tự có của các NHTMVN vẫn còn rất nhỏ so với Ngân hàng trong khu vực.

W2: Sản phẩm dịch vụ chưa đa dạng, phong phú, phần lớn mới chỉ tập trung vào các nghiệp vụ có tính truyền thống, tính tiện ích chưa cao.

W3: Chất lượng dịch vụ do các ngân hàng Việt Nam cung cấp (thể hiện ở tốc độ xử lý nghiệp vụ, độ an toàn, chính xác, tính tiện lợi) chưa cao, thủ tục giao dịch còn rườm rà, phức tạp,…

W4: Năng lực quản lý, điều hành còn nhiều hạn chế so với yêu cầu của NHTM hiện đại

W5: Hệ thống văn bản, cơ chế chính sách của các NHTM chưa hoàn thiện

W6: Thiếu sự liên kết giữa các NHTM với nhau.

W7: Việc thực hiện chương trình hiện đại hóa của các NHTMVN chưa đồng đều nên sự phối kết hợp trong việc phát triển các sản phẩm dịch vụ và quản trị ngân hàng còn nhiều hạn chế.

Thách thức

T1: Do khả năng cạnh tranh thấp, việc mở cửa thị trường tài chính sẽ làm tăng số lượng các ngân hàng có tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ, trình độ quản lý làm cho áp lực cạnh tranh tăng dần.

T2: Áp lực cải tiến công nghệ và kỹ thuật cho phù hợp để có thể cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài.

T3: Hệ thống pháp luật trong nước, thể chế thị trường chưa đầy đủ, chưa đồng bộ và nhất quán, còn nhiều bất cập so với yêu cầu hội nhập quốc tế về ngân hàng.

T4: Khả năng sinh lời của hầu hết các NHTMVN còn thấp hơn các ngân hàng trong khu vực, do đó hạn chế khả năng thiết lập các quỹ dự phòng rủi ro và quỹ tăng vốn tự có.

T5: Trong quá trình hội nhập, hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng chịu tác động mạnh của thị trường tài chính thế giới, nhất là về tỷ giá, lãi suất, dự trữ ngoại tệ, trong khi phải thực hiện đồng thời nhiều nghĩa vụ và cam kết quốc tế.

T6: Hội nhập kinh tế, quốc tế làm tăng các giao dịch vốn và rủi ro của hệ thống ngân hàng, trong khi cơ chế quản lý và hệ

thống thông tin giám sát ngân hàng còn


W8: Hoạt động kinh doanh phát triển mới nặng về số lượng, chưa đi vào chất lượng.


W9: Các ngân hàng thương mại Việt Nam đầu tư quá nhiều vào doanh nghiệp nhà nước, trong khi phần lớn các doanh nghiệp này đều có thứ bậc xếp hạng tài chính thấp, và thuộc các ngành có khả năng cạnh tranh yếu. Đây là nguy cơ tiềm tàng rất lớn đối với các NHTM.


W10: Nguồn nhân lực được giáo dục về đạo đức nghề nghiệp và có trình độ chuyên môn cao đáp ứng yêu cầu hoạt động của ngân hàng hiện đại trong điều kiên hội nhập còn thiếu nhiều.

rất sơ khai, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế.

T8: Cấu trúc hệ thống Ngân hàng tuy phát triển mạnh mẽ về chiều rộng (cả ở khu vực quản lý lẫn khu vực kinh doanh) nhưng còn quá cồng kềnh, dàn trải, chưa dựa trên một mô hình tổ chức khoa học làm cho hiệu quả và chất lượng hoạt động còn ở mức kém xa so với khu vực.

T9: Các NHTMVN chưa có các chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ hợp lý để lôi kéo và giữ chân các nhân viên giỏi.

T10: Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép mở rộng mạng lưới và trở thành ngân hàng bán lẻ với công nghệ hiện đại

T11: Lợi thế cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay còn rất yếu


2.3. Đánh giá những kết quả đạt được của việc áp dụng mô hình SWOT trong phân tích năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam

2.3.1. Kết quả đạt được

- Sử dụng mô hình phân tích SWOT để phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam đã giúp chúng ta hiểu được khá toàn diện thực trạng về năng lực tài chính (VCSH, CAR), năng lực hoạt động (huy động vốn, cho vay, đầu tư, tốc độ tăng trưởng tài sản, tình hình nợ xấu), năng lực quản trị điều hành (khả năng sinh lời, khả năng đảm bảo an toàn hoạt động), chất lượng


nguồn lực và trình độ công nghệ của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đặc biệt là trong giai đoạn từ sau 2011 khi chính thức các cam kết mở cửa ngân hàng khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO có hiệu lực. Tóm tắt thực trạng năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam và trình bày theo ma trận SWOT gồm 4 ô, 2 dòng, 2 cột, chúng ta cũng có thể dễ dàng nhìn nhận được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh hiện tại để làm cơ sở cho việc hoạch định kế hoạch chiến lược kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam phù hợp với điều kiện thực tế đồng thời giúp các nhà quản lý đưa ra các chính sách quản lý khả thi và hiệu quả hơn.

- Phân tích năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam bằng ma trận phân tích SWOT đã tạo ra được một danh sách các yếu tố cần quan tâm giúp các nhà quản lý ngân hàng nhận ra những vấn đề trong quá trình hoạt động để quản lý rủi ro và tận dụng những lợi thế về nguồn lực của ngân hàng mình để tăng lợi nhuận và củng cố được thị phần trong bối cảnh có sự xâm nhập ngày càng sâu vào thị trường ngân hàng tài chính của các NHNNg và NHLD.

- Qua việc so sánh trực tiếp số liệu của các ngân hàng cũng giúp chúng ta nhận định được những ngân hàng có vị trí dẫn đầu và tương ứng với việc phân tích được họ sở hữu những lợi thế cạnh tranh nào để làm cơ sở cho việc định hướng cho việc phát triển kinh doanh của ngân hàng đó.

- Kết quả của quá trình phân tích SWOT giúp chúng ta cũng có thể dễ dàng nhìn nhận một cách khái quát những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh hiện tại để thực hiện những bước tiếp theo như: hình thành chiến lược, mục tiêu chiến lược chiến thuật và cơ chế kiểm soát chiến lược cụ thể. Chiến lược hiệu quả là những chiến lược tận dụng được các cơ hội bên ngoài và sức mạnh bên trong, cũng như hạn chế được những nguy cơ bên ngoài và khắc phục được những yếu kém của bản thân ngân hàng. Đồng thời với các kết quả phân tích rõ ràng, cụ thể giúp các nhà quản lý đưa ra các chính khả thi và hiệu quả để cấu trúc lại hệ thống ngân hàng ngân hàng Việt Nam thành một hệ thống ngân hàng hiện đại an toàn, phát triển bền vững.


2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại

2.3.2.1. Tồn tại

- Đây là phương pháp truyền thống và phần nào phản ánh được năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam.Tuy nhiên, hạn chế của việc sử dụng mô hình SWOT trong việc phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam là không đánh giá được một cách toàn diện dựa trên những tiêu chí thống nhất để xếp hạng năng lực cạnh tranh cho cả hệ thống ngân hàng mà chỉ có thể thực hiện so sánh số liệu hoạt động và nhận xét đánh giá từng yếu tố, từng ngân hàng cụ thể.Vì vậy, kết quả phân tích khá phân tán, thiếu tính tập trung.

- Sử dụng mô hình SWOT trong phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam cho thấy nhiều thông tin cũng có phần hạn chế do khi sắp xếp vào các ô tương ứng trong ma trận SWOT đã bị giản lược. Điều này dẫn đến một số thông tin bị gò ép vào vị trí không phù hợp với bản chất vấn đề, nhiều đề mục có thể bị trung hòa hoặc nhầm lẫn giữa hai thái cực S-W và O-T do quan điểm của nhà phân tích.

- Do phân tích SWOT không lượng định được các tiêu chí, vì vậy, để đảm bảo tính chính xác thì người phân tích phải thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau gây tốn kém chi phí và thời gian. Mặt khác,số liệu và thông tin về tình hình hoạt động và cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam từ các nguồn khác nhau lại cho kết quả không giống nhau gây khó khăn cho việc phân tích tình hình.

- Phân tích SWOT mất nhiều thời gian phân tích tìm hiểu các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của từng ngân hàng trong thời kỳ hội nhập quốc tế nhưng kết quả phân tích SWOT lại chung chung, không phục vụ nhiều được cho việc ra quyết định chiến lược nhằm phát triển năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

- Kết quả phân tích năng lực cạnh tranh bằng sử dụng ma trận SWOT tạo ra một danh mục những điểm mạnh, điểm yếu,cơ hội và thách thức của các ngân hàng thương mại Việt Nam nhưng những yếu tố trong ma trận SWOT không chỉ ra mức độ quan trọng của mỗi yếu tố đối với năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Muốn xác


định được đâu là yếu tố mục tiêu lại cần phải thảo luận và như vậy sẽ tốn thời gian và dễ gặp phải vấn đề bất đồng quan điểm. Như vậy, việc xây dựng kế hoạch chiến lược và quyết định kinh doanh sẽ gặp khó khăn.

- Phân tích năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam bằng mô hình SWOT hoàn toàn tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm của các NHTMVN từ quan điểm của nhà phân tích theo hình thức quy nạp, tạo ra lý thuyết, và quan điểm diễn giải, không chứng minh mà chỉ có giải thích.

2.3.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại

- Do thiếu một cơ sở thông tin dữ liệu ngân hàng đầy đủ, cập nhật và mang tính tập trung phục vụ cho việc phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt nam.

- Do mô hình phân tích SWOT được áp dụng phân tích năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong chương 2 mới chỉ áp dụng phương pháp phân tích định tính và phương pháp chuyên gia.

- Do những hạn chế về kỹ thuật của mô hình phân tích SWOT như luận án đã đề cập ở trên.


Kết luận chương 2


Từ những phân tích thực trạng hoạt động và năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam thông qua việc sử dụng mô hình SWOT một phần nào đã cho ta thấy được những điểm mạnh, điểm yếu cũng như những cơ hội và thách thức của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.Tuy nhiên,quá trình phân tích tác giả cũng đã đánh giá được những ưu điểm cũng như một số điểm hạn chế của việc sử dụng mô hình SWOT trong phân tích năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương Việt Nam làm cơ sở để lựa chọn một mô hình phân tích năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại Việt Nam ưu việt hơn trong chương 3.


Chương 3

LỰA CHỌN MÔ HÌNH PHÂN TÍCH NĂNG LỰC

CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ÁP DỤNG MÔ HÌNH


3.1. Cơ sở lựa chọn mô hình phân tích năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam

3.1.1. Căn cứ vào kết quả của các nghiên cứu trước

Các nghiên cứu về mô hình phân tích năng lực cạnh tranh của ngân hàng, tiếp cận theo phương pháp phân tích định lượng (phương pháp phân tích nhân tố) để đánh giá, chấm điểm và xếp hạng NLCT của các NHTM của Trung Quốc và Iran như trong nghiên cứu của XIA Bin1, PAN Bin2, và XIA Hui3 (2008) và Mohammad Bakhtiar Nasrabadi (2010) [73] [59]. Các tác giả đã sử dụng cách tiếp cận là

phương pháp phân tích nhân tố tìm kiếm (EFA) để đảm bảo tính khoa học, khách quan cho mô hình điểm số được rút ra từ kết quả của quá trình nghiên cứu với các nhân tố và các trọng số ảnh hưởng đến điểm số năng lực cạnh tranh của từng nhân tố nói riêng và điểm số cạnh tranh tổng thể của ngân hàng nói chung.

3.1.1.1. XIA Bin1, PAN Bin2, XIA Hui3 (2006)

Cho rằng với những thay đổi mạnh mẽ của môi trường kinh doanh ngân hàng ở Trung Quốc là dấu hiệu cho thấy tầm quan trọng của việc phân tích và đánh giá xếp hạng năng lực cạnh tranh. Theo hướng này tác giả xây dựng một hệ thống chỉ số đánh giá toàn diện năng lực cạnh tranh của các ngân hàng và áp dụng phương pháp toán học vào việc phân tích thống kê để nghiên cứu mối liên hệ tương quan giữa các chỉ tiêu để loại bỏ sự ảnh hưởng tương quan giữa các chỉ số khi đánh giá. Vì vậy, hệ thống các chỉ số đánh giá toàn diện NLCT giảm bớt được số lượng xuống còn 14 chỉ số biểu thị những đặc trưng năng lực cạnh tranh cơ bản của ngân hàng Trung Quốc là:


STT

Chỉ số

STT

Chỉ số

X1

Tổng tài sản

X8

Tỷ lệ nợ xấu

X2

Tốc độ tăng trưởng tài sản

X9

Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD

X3

Tỷ lệ tăng trưởng nguồn VHĐ

X10

Tỷ lệ tiền gửi trên dư nợ

X4

Tỷ suất sinh lời trên VCSH

X11

Tỷ lệ cho vay trên vốn huy động

X5

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản

X12

Đổi mới kinh doanh

X6

Tỷ lệ thu nhập lãi ròng

X13

Nguồn vốn con người

X7

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu

X14

Hiệu quả quản lý


Trong đó có 11 chỉ số được biểu thị bằng con số, còn lại 3 chỉ số X12 Đổi mới hoạt động kinh doanh, X13 nguồn vốn con người và X14 hiệu quả quản lý không được biểu thị bằng các con số hay nói khác đi đó là những biến định tính. Phương pháp phân tích nhân tố được sử dụng trong nghiên cứu với sự hỗ trợ của phần mềm thống kê SPSS và phương pháp Delphi lượng hóa 3 biến định tính X12, X13, X14. Trên cơ sở các số liệu điều tra từ nhà quản trị ngân hàng, các chuyên gia tư vấn, hay tập hợp ý kiến trực tiếp của khách hàng, ngân hàng có thể đánh giá khách quan tầm quan trọng của các yếu tố định tính để chấm điểm cho 3 chỉ tiêu định tính cuối cùng i/ mức độ đổi mới hoạt động kinh doanh, ii/ nguồn nhân lực và ii/ khả năng quản lý điều hành của các ngân hàng Trung Quốc tương ứng với 3 mức 1, 2 hoặc 3. Ngân hàng nào được cho là có mức độ đổi mới hoạt động kinh doanh như đưa ra nhiều mẫu mã, sản phẩm dịch vụ mới đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng nhất sẽ được chấm điểm 3, ít hơn sẽ chấm điểm 2 hoặc 1.Tương tự như vậy đối với chỉ tiêu nguồn nhân lực và trình độ quản lý của ngân hàng. Phương pháp Delphi này cho phép các chuyên gia biểu thị tính độc lập của mình trong việc đưa ra các ý kiến nên có thể khó áp dụng ở Việt Nam vì mất nhiều thời gian, tốn kém chi phí và có thể không đi đến quyết định được do các chuyên gia có nhiều ý kiến khác nhau.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/05/2023