Nhìn chung từ biểu đồ trên cho thấy khá rõ về nhịp độ phát triển của vùng DHCNTB đối với các chỉ tiêu về du khách và doanh thu: từ 2001-2005 nhịp độ phát triển khá đều và tương đối mạnh, từ 2006-2010 tốc độ tăng vượt nhanh và có vẻ bức phá, rất tích cực nhất là đối với chỉ tiêu doanh thu từ du lịch (xem chi tiết ở phần phụ lục C).
b/ Về tình hình khách du lịch nội địa: nhờ vào lợi thế gần thành phố Hồ Chí Minh, Đà Lạt và Nha Trang, lại có nhiều nguồn tài nguyên du lịch nỗi tiếng nhất là du lịch biển nên vùng DHCNTB hàng năm thu hút một lượng lớn khách du lịch nội địa. Đặc biệt với địa bàn Bình Thuận thu hút khách du lịch nội địa đạt trên 1,6 triệu lượt khách/năm. Từ 2001-2009 tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm về khách du lịch nội địa khá cao, khoảng 22,41%, năm cao nhất đạt 31% (năm 2006). Khách DLNĐ đến Ninh Thuận ít hơn vì địa bàn xa và lại là điểm mới, chỉ được biết trong mấy năm gần đây.
Bảng 2.7: Tình hình khách du lịch nội địa đến vùng DHCNTB từ 2001-2010
Tổng Số khách DL nội địa đến vùng DHCNTB( lượt khách) | Trong đó | ||
Ninh Thuận | Bình Thuận | ||
2001 | 620,688 | 75,824 | 544,864 |
2002 | 743,580 | 97,005 | 646,575 |
2003 | 906,653 | 136,325 | 770,328 |
2004 | 1,069,781 | 165,935 | 903,846 |
2005 | 1,329,339 | 206,432 | 1,122,907 |
2006 | 1,747,907 | 346,317 | 1,401,590 |
2007 | 2,088,125 | 465,000 | 1,623,125 |
2008 | 2,256,705 | 474,205 | 1,782,500 |
2009 | 2.505.365 | 505.365 | 2.000.000 |
2010 | 2.868.072 | 613.302 | 2.254.770 |
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Chỉ Tiêu Kinh Tế Xã Hội Chủ Yếu Của Vùng:
- Hệ Thống Khu Bảo Tồn Biển –Hải Đảo (Btb) Một Dạng Tài Nguyên Dlst Độc Đáo Ở Vùng Dhcntb:
- Vị Trí Địa Lý Kinh Tế Du Lịch Của Vùng Dhcntb So Với Toàn Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ:
- Tình Hình Đầu Tư Phát Triển Dlst: A/ Tình Hình Đầu Tư Phát Triển Du Lịch Chung:
- Tổng Hợp Kết Quả Khảo Sát Và Phân Tích:
- Khách Dlst Nội Địa: (Khảo Sát Tại Địa Bàn Hai Tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận)
Xem toàn bộ 175 trang tài liệu này.
(Nguồn : Sở VH-TT&DL, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thống kê Bình Thuận và Ninh Thuận)
c/ Các hoạt động thu hút khách DLST:
Với lợi thế vị trí tiếp giáp với 2 tỉnh có hoạt động DLST tương đối phát triển là Lâm Đồng và Bà Rịa-Vũng Tàu, với 3 VQG và KBTTN lớn và nỗi tiếng trong cả nước: VQG Cát Tiên, VQG Bidup-Núi Bà, KBTTN Bình Châu - Phước Bữu. Đặc biệt từ năm 2005 đến nay, nhờ mạng lưới đường giao thông đến các vùng giáp ranh được đầu tư mở rộng nên ngoài các tuyến DLST ven biển, hải đảo, các vùng rừng núi hoang
sơ, các VQG đã được nối tuyến giáp với các điểm DLST lớn của các tỉnh lân cận nhờ vậy cũng khai thông các tour DLST liên vùng liên tỉnh ngày càng thu hút khách DLST trong và ngoài nước.
Bảng 2.8: Tình hình khách DLST đến vùng DHCNTB thời kỳ 2005-2010
Năm 2005 | Năm 2007 | Năm 2008 | Năm 2009 | Năm 2010 | Tốc độ tăng BQ(%) | |
Toàn vùng DHCNTB + Khách DLST quốc tế + Khách DLST nội địa Chia ra: - Khu vực Ninh Thuận + Khách DLST QT + Khách DLST NĐ - Khu vực Bình Thuận + Khách DLST QT + Khách DLST NĐ | 275.986 22.091 253.895 81.746 3.166 78.580 194.240 18.925 175.315 | 435.470 38.505 396.965 101.170 5.020 96.150 334.300 33.485 300.815 | 531.859 48.074 483.785 121.164 6.409 114.755 410.695 41.665 369.030 | 670.423 57.226 568.197 158.438 6.691 151.747 511.985 50.535 416.450 | 835.191 69.327 765.864 186.271 8.197 178.074 648.920 61.130 587.790 | 31,89 33,10 31,79 32,14 44,19 31,74 27,83 26,43 27,37 |
(Nguồn : Sở NN&PTNT Bình Thuận, Ban QL KBTTN Núi Ông và Tà Kou,UBND Xã Vĩnh Hảo,Chi Cục Kiểm lâm và Sở VHTT-Du Lịch Bình Thuận, Cục Thống kê Bình Thuận BQL VQG Núi Chúa, VQG Phước Bình và Công ty du lịch lữ hành Phan Rang, Phòng Nghiệp vụ Sở VHTT-DL Ninh Thuận )
Số lượng khách DLST mặc dù đạt tốc độ tăng khá nhanh trong những năm gần đây nhưng quy mô chỉ mới chiếm khoảng ¼ trong tổng lượng du khách đến. Khách DLST nội địa tăng chậm hơn khách DLST quốc tế, đặc biệt trên địa bàn Ninh Thuận nhờ lợi thế tài nguyên DLST độc đáo nên tốc độ tăng hàng năm của khách DLST rất cao.
d/ Các tuyến, điểm DLST đang hình thành gắn với các loại hình DLST đang được khai thác ở địa bàn vùng DHCNTB:
Toàn vùng hiện có trên 85 điểm DLST đang được đưa vào khai thác, gắn với trên 20 tour DLST nội vùng và liên vùng. Cụ thể như sau:
i/ Các điểm DLST đang khai thác:
*Khu vực Ninh Thuận: gắn với các tuyến DLST, khu vực Ninh Thuận có các điểm đến DLST được hình thành bao gồm :
- VQG núi Chúa – vịnh Vĩnh Hy (Ninh Hải); VQG Phước Bình (Bác Ái); khu vườn cây Lâm Sơn-Thác Sakai và đèo Ngoạn Mục (Ninh Sơn); Thác Tiên (Hòa Sơn), Suối nước nóng Mỹ Á (Mỹ Sơn); Suối Thưong (Tân Sơn), Khu bản làng dân tộc Trà Co và bẫy đá Pinăng Tắc, Khu du lịch Ba Chi – Ma Trai và hồ sông Trâu; các bãi biển Ninh Chữ, bãi Cà Tiên, bãi Thùng, bãi Hời, bãi Cà Ná, bãi Tuấn Tú, bãi Từ Thiện,.. Vùng Đầm Nại và Phương Cựu; khu Hòn Đỏ (Mỹ Hải), Đồi cát Nam Cương, vườn cây ăn trái nho Ba Mọi, các vườn nho ở Phước Mỹ, đồi cát đỏ Phước Dinh; Đập Nha Trinh – Lâm Cấm; ga đường ray móc Sông Pha và cầu đường sắt D’rain, khu di tích tháp Chàm PoKlông-Gia rai (Nhơn Sơn), tháp Pô rô Mê (Phước Hữu); tháp Hòa Lai (Ba Tháp); làng nghề gốm Bàu Trúc; làng nghề dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp, làng Chăm Hậu Sanh, làng Chăm Văn Lâm, làng Chăm Chung Mỹ. ...
Trong các điểm DLST nêu trên, hiện nay ở khu vực Ninh Thuận có khoảng 12 điểm đến DLST có tần suất đón khách DLST đông nhất chủ yếu các vị trí ven biển như : VQG Núi Chúa, vịnh Vĩnh Hy, thác Tiên, khu vườn cây Lâm Sơn-thác Sakai, đồi cát Phước Dinh, Nam Cương, cụm tháp Chăm Poklong Garai, làng gốm Bàu Trúc, làng thổ cẩm Mỹ Nghiệp,…. Các điểm DLST còn lại, kể cả VQG Phước Bình số lượng khách đến không đáng kể.
*Khu vực Bình Thuận: do gần các điểm DLST lớn của các tỉnh lân cận, lại được các công ty du lịch lữ hành nối tuyến khai thác liên hoàn về DLST nên ở khu vực Bình Thuận đã sớm hình thành các điểm DLST được du khách biết đến như sau:
- Thác Bà (Tánh Linh), thác Reo, thác Tiên (Đức Linh), Thác Trượt, thác Đầu Trâu, thác Mưa bay (Tánh Linh), Hồ Đa Mi–Hàm Thuận (Hàm Thuận Bắc); Hồ Sông Quao (Hàm Thuận Bắc), Hồ Biển Lạc (Tánh Linh); Hồ Cà Giây, hồ sông Lũy (Bắc Bình), hồ Đá Bạc, hồ Sông Lòng Sông (Tuy Phong), Suối Tiên (Hàm Tiến), Đồi Hồng (Mũi Né), Đồi cát Trinh Nữ (Hoà Thắng), Bàu Trắng (Hoà Thăng), Hải Đăng Kê Gà, Suối nước nóng Bưng Thị (Hàm Thuận Nam), Núi Tà Kou (Hàm Thuận Nam); Khu nước suối khoáng Vĩnh Hảo, Đảo cù lao Câu (Tuy
Phong); Khu thể thao biển Hàm Tiến và biển Hồng Phong, biển Hoà Thắng, đảo Hòn Tranh-Phú Quý.
- Các điểm DLST văn hoá: tháp PôShainư, di tích Dục Thanh, chùa Núi Tà Kou, dinh Thầy Thím, chùa Hang, khu bảo tàng Chăm–Phan Hiệp (Bắc Bình), các làng nghề của dân tộc Chăm như dệt thổ cẩm Phan Hiệp và làng gốm ghọ ở Trì Đức…
Trong các điểm DLST kể trên, quan trọng phải kể đến điểm DLST hồ Bàu Trắng- đồi cát Trinh Nữ, thác Bà, hồ Đa Mi-Hàm Thuận, hồ Biển Lạc, suối Tiên, Đồi Hồng, hải đăng Kê Gà, KBTTN Takou, nước khoáng Vĩnh Hảo, khu bảo tàng Chăm Phan Hiệp, tháp Poshainu –lầu ông Hoàng. Các điểm này có lượng khách đến hằng năm khá đông góp phần hình thành hoạt động DLST kh1 rõ nét.
ii/ Các tuyến DLST đang khai thác: toàn vùng bước đầu hiện đang hình thành khoảng 16 tuyến DLST chính, cụ thể gồm:
*Khu vực Ninh Thuận: hiện nay với sự phối hợp của Công ty du lịch Ninh Thuận, các hãng du lịch lữ hành tại TPHCM, Đà Lạt, Phan Thiết, Khánh Hòa tổ chức khai thác bước đầu gồm 9 tuyến du lịch sinh thái thuộc hai cụm chủ yếu như sau:
+ Cụm tuyến DLST lên vùng phía Bắc:
- Tuyến Phan Rang-Lâm Sơn đèo Ngoạn Mục: loại hình DLST hỗn hợp
- Tuyến Phan Rang –Tháp Chàm – Nhơn Sơn: DLST lễ hội, sinh thái nông nghiệp
- Tuyến Phan Rang- Mỹ Sơn – Hòa Sơn - Ma Nới: loại hình DLST hỗn hợp
- Tuyến Phan Rang–Trà Co-Phước Đại-VQG Phước Bình: loại hình DLST hỗn hợp
- Tuyến Phan Rang – Phước Thuận – Phước Hà - Nhị Hà: DLST nông nghiệp
- Tuyến Phan Rang – Ba Tháp – Ba Chi – Ma Trai : loại hình DLST hỗn hợp
+ Cụm tuyến DLST về phía Nam và Đông Bắc:
- Tuyến Phan Rang – Bầu Trúc–Mỹ Nghiệp -Văn Lâm – Phước Hữu: DLST làng nghề, Nông nghiệp
- Tuyến Phan Rang – Phước Dinh – Phước Diêm - Cà Ná: DLST biển –đảo
- Tuyến Phan Rang – Ninh Chữ - Đầm Nại – Phương Cựu-Vĩnh Hy-VQG Núi Chúa: DLST Biển và VQG
Trong các cụm tuyến thuộc khu vực Ninh Thuận tần suất khai thác cao phải kể đến tuyến Phan Rang đi Tháp Chàm –Nhơn Sơn, tiếp đến là tuyến Phan Rang đi Lâm Sơn -Đèo Ngoạn Mục, tham quan cụm tháp Poklông Giarai, và đi tham quan đèo Ngoạn Mục. Riêng tuyến kéo dài Phan Rang-Ninh Chữ-Đầm Nại- Phương Cựu-Vĩnh Hy-VQG Núi Chúa là tuyến trọng điểm, chiếm một lượng trên 50% khách DLST đến Ninh Thuận nhờ vào các dạng tài nguyên thiên nhiên đa dạng, độc đáo và hấp dẫn vốn có, tiếp đến là tuyến Phan Rang-Bàu Trúc –Mỹ Nghiệp là tuyến khá nổi tiếng nhưng khối lượng du khách thấp hơn, thời gian tham quan ngắn hơn. Nhìn chung hạn chế của các cụm tuyến DLST này là cơ sở hạ tằng còn yếu, dịch vụ còn sơ khai, hình thức tổ chức chưa chuyên nghiệp, các sản phẩm còn nhỏ lẽ đơn điệu, khai thác tự phát và thiếu tính đồng bộ.
* Khu vực Bình Thuận: xuất phát chủ yếu từ trung tâm Phan Thiết, cụ thể gồm:
- Tuyến Phan Thiết – Tà Kou – Hàm Tân: loại hình DLST biển, khám phá khu BT TN và du lịch văn hóa
- Tuyến Phan Thiết – Mũi Né – Hoà Thắng: DLST biển, đồi cát, hồ nước, rừng khộp Savan
- Tuyến Phan Thiết – Hàm Thuận Bắc – Đa Mi Hàm Thuận – Bảo lộc: DLST khám phá thiên nhiên, hồ nước, du lịch văn hóa
- Tuyến Phan Thiết –Hàm Tân- Núi Ông –Biển Lạc –Đa Mi: DLST hỗn hợp
- Tuyến Cà Ná –Vĩnh Hảo– Cù lao Câu: DLST biển đảo, du lịch vườn nông nghiệp, DL văn hóa.
- Tuyến Phan Thiết – đảo Phú Quý: DLST biển đảo, DL văn hóa.
- Tuyến Phan Thiết- Lương Sơn –Đại Ninh –Bảo Lộc: DLST khám phá thiên nhiên, hồ nước, du lịch văn hóa
Trong 7 tuyến DLST nêu trên, thu hút được lượng lớn du khách trong và ngoài nước phải kể đến 3 tuyến chính là: Phan Thiết-Mũi Né- Hòa Thắng; Phan Thiết-
Takou-Hàm Tân, Phan Thiết-Cà Ná-Vĩnh Hảo-cù lao Câu, còn lại các tuyến khác chưa thường xuyên và lượng khách phân bố rời rạc.
iii/ Các loại hình DLST đang khai thác:
Nhờ vào kinh nghiệm tổ chức và khai thác các điểm DLST của các hãng du lịch lữ hành trong và ngoài nước. Gắn với các tour, điểm DLST là các loại hình hoạt động của DLST đang được khai thác nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách bao gồm:
*Khu vực Ninh Thuận:
- Du lịch thám hiểm khám phá: Trên địa bàn Ninh Thuận đây là loại hình DLST phát triển chỉ trong 3 năm trở lại đây. Du lịch kết hợp thám hiểm, vừa chinh phục các mõm núi vừa tham qua các cảnh đẹp thiên nhiên, vừa tìm hiểu những điều kỳ thú của điểm đến hiện đang được du khách trong và ngoài nước quan tâm chọn lựa. Các nội dung thuộc dạng tour du lịch này bao gồm: tour “chinh phục các bãi biển hoang sơ từ Vĩnh Hy đến Mũi Cà Tiên bằng thuyền kết hợp đi bộ và chèo thuyền thúng” tổ chức tại bãi như bãi Bình Tiên, bãi Bà Điên, bãi Thùng, bãi Đá Vách, bãi Hời,... tour « khám phá rừng Núi Chúa và suối Lồ Ồ”; tour « khám phá vùng san hô Vĩnh Hy và chinh phục mũi đá Vách.”; tour « đi bộ xuyên rừng và cắm trại, câu cá đêm ở bãi Bà Điên”; tour « thử sức với thuyền thúng để khám phá mũi đá Vách”; tour « chèo thuyền trên vịnh Vĩnh Hy và khám phá đầm đăng nơi giăng lưới bắt các đàn cá thu”; tour « Tham quan thác Sakai kết hợp tham quan vườn cây ăn trái ở Lâm Sơn và chinh phục đèo Ngoạn Mục”; tour « khám phá VQG Phước Bình và tham quan di tích bẫy đá Pinăng tắc »; tour « tham quan Thác Tiên và khám phá rừng nguyên sinh Ma Nới »; tour « tham quan ngọn hải đăng Mũi Dinh và biển Cà Ná”; tour « chèo thuyền trên đầm Nại và tham quan núi Hòn Thiêng và núi đá Dao”; tour « tham quan đồi cát vàng Nam Cương và đồi cát đỏ Phước Dinh tham gia các trò chơi trượt cát, thả diều”; ...Các tour du lịch sinh thái khám phá thiên nhiên đang thực sự thu hút khách đến với Ninh Thuận trong những năm qua, loại hình du lịch này có tốc độ tăng trưởng khá cao trên 20%/năm.
- Du lịch văn hoá - lễ hội-tâm linh: trong các tour DLST gắn với văn hoá Chăm Pa và cộng đồng dân tộc Raglay như tour « tham quan cụm tháp chàm Poklong
–Gia Rai và dự lễ hội tết Katê”; tour « tham quan công trình đập Nha Trinh kết hợp với lễ hội chặn nguồn nước để dẫn thủy nhập điền”,… tour « về vùng Bác Ái của người Raglay và Cơ Ho là vùng chiến trường xưa”; tour « tham quan các bản làng dân tộc Raglay kết hợp tham dự các lễ hội cúng mừng được mùa, cúng mừng lúa mới,..”
- Du lịch tham quan các vườn cây ăn quả đặc sản như tour « tham quan vuờn trồng nho và xưởng chế biến nho Ba Mọi tại Phước Thuận”; tour « tham quan vườn cây ăn trái đặc sản tại Sông Pha”, vườn cây sinh thái Ba Chi-Ma Trai,...
Nhìn chung trên địa bàn Ninh Thuận hiện nay các loại hình DLST đang thu hút du khách và quy mô tổ chức tour ngày càng phát triển gồm các loại hình như: du lịch nghỉ dưỡng kết hợp tham quan các thắng cảnh thiên nhiên, DLST khám phá biển-rừng
– leo núi và khám phá các bãi san hô, DLST tham quan khám phá VQG Núi Chúa, DLST tham quan các vườn cây ăn quả và HST nông nghiệp, kế đến là các loại hình DLST văn hóa lễ hội- tham quan các di tích lịch sử, DLST tham quan các làng nghề,…Các loại hình DLST khác cũng được tổ chức nhưng số lượng ít và không thường xuyên.
*Khu vực Bình Thuận:
- Du lịch thám hiểm khám phá: đây là loại hình DLST phát triển khá mạnh hiện nay ở Bình Thuận, du lịch kết hợp thám hiểm, vừa chinh phục các cảnh đẹp thiên nhiên vừa tìm hiểu những điều kỳ thú của điểm đến hiện đang được du khách trong và ngoài nước quan tâm chọn lựa. Các nội dung thuộc dạng tour du lịch này bao gồm: tour “chinh phục biển- đồi và Team Building” tổ chức tại điểm DLST hải đăng Khe Gà; tại Đồi Hồng (Phan Thiết); tour khám phá suối Tiên và những đồi cát đỏ hoang sơ ở Phan Thiết; tour “chinh phục thác 9 tầng tuyến Đa Mi-Hàm Thuận”; tour “điểm đến của những kỷ lục” nhằm tìm hiểu chinh phục những cái nhất của Bình Thuận như ngôi chùa Núi cao nhất và có tượng Phật lớn nhất, Dinh Vạn có bộ xương cá Ông lớn nhất và bộ sưu tập nhiều
cá Ông nhất, hoặc tour “khám phá Hòn Lao- Phan Thiết”. Về tour khám phá biển còn có tour lặn khám phá các rạn san hô và xem cá ở cù lao Câu (do Cty du lịch lữ hành quốc tế Scuba-Diving tổ chức); tour khám phá san hô ở gành Hang, bãi Lạch Dù – Phú Quý; tour khám phá các vùng rừng khộp bán khô hạn và vùng hồ Đại Ninh kết hợp tham quan các bản làng dân tộc người K’ho; tour “ theo vết chân bác sĩ Yersin khám phá cao nguyên Lang Biang”, Tour Phan Thiết-Tuy Phong “ hành trình theo dòng di sản văn hoá Chăm pa”…
- Du lịch tham quan các vùng thiên nhiên hoang dã, kỳ thú: loại hình du lịch này vốn có từ lâu nhưng được các công ty lữ hành tại TPHCM bố trí kết cấu lại nội dung để phục vụ du khách quốc tế và một phần khách nội địa có yêu cầu, điển hình gồm: tour tham quan rừng nguyên sinh núi Ông-Thác Bà –Thác 9 tầng; thác Đầu Trâu, thác Trượt; tour thác Bà–thác Mưa Bay–hồ Đa Mi–Hàm Thuận; tour thác Reo–thác Sương Mù – ĐaMi; tour hồ sông Quao – hồ Đa Mi –Hàm Thuận; tour tham quan Bàu Trắng và đồi Trinh Nữ, tham quan vùng rừng savan trên đồi cát ở Hoà Thắng–Bắc Bình…
- Du lịch văn hoá-tâm linh-lễ hội: trong các tour DLST gắn với văn hoá bản địa lâu đời nhất phải kể đến tour: Phan Thiết – chùa Núi Takou (tổ chức vào tháng giêng ÂL): nguồn du khách chủ yếu là khách nội địa từ TPHCM và Đồng Nai, khách hành hương về chùa Linh Sơn Trường Thọ; tour Phan Thiết – chùa Hang (Tuy Phong) tổ chức vào các ngày rằm lớn ÂL, nguồn du khách chủ yếu ở TPHCM; tour Phan Thiết – Dinh Thầy Thím (Hàm Tân), các Tour văn hoá lễ hội chủ yếu tham gia các lễ hội được tổ chức của người Hoa: lễ hội Nghinh Ông, lễ Vía Bà Thiên Hậu,… của người Chăm: như lễ tết Ka Tê tổ chức tại tháp Pô Shainư, lễ hội Thánh mẫu Thiên Y Ana,…của người Raglay và Cơ Ho: có lễ hội cúng mừng được mùa, cúng mừng lúa mới, khai nước dẫn thủy nhập điền… Ngày nay có nhiều lễ hội của người Việt cũng được khôi phục và được tổ chức trên quy mô lớn thu hút được nhiều khách trong và ngoài nước tham gia như: lễ Tết Nguyên đán với hội đua thuyền trên sông Cà Ty; lễ hội Trung Thu, lễ hội cầu ngư tổ chức tại Vạn Thuỷ Tú–Phan Thiết,…