còn lại là Hòn Một trên đảo Hòn Một và Trí Nguyên nằm trên đảo Hòn Miếu. Có khoảng 982 hộ với 5.611 nhân khẩu sống trong khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang. Dân cư sinh sống ở đây không phải là người dân gốc địa phương mà là từ những vùng biển bên cạnh di cư tới các khóm đảo này sinh sống.
Bảng 4.3. Dân cư địa phương sống trên các đảo
Diện tích (m2) | Dân số Số hộ Số người | |
Hòn Tre | 32.553.392 | |
Vũng Ngán | 103 500 | |
Bích Đầm | 176 986 | |
Đầm Bấy Hòn Miếu Trí Nguyên | 1.047.670 | 36 162 580 3.700 |
Hòn Một | 501.826 | 58 299 |
Hòn Mun (KBTB) | 1.316.020 | Do ở đây nằm trong vùng lõi khu vực khu |
Hòn Nọc | 40.081 | bảo tồn biển, đồng thời có những đảo |
Hòn Rơm | 9.179 | được xử dụng chuyên về du lịch nên hầu |
Có thể bạn quan tâm!
- Đường Trần Phú Nằm Cạnh Bãi Biển Nha Trang
- Những Người Có Liên Quan Trong Đánh Giá Tác Động Xã Hội
- Nha Trang - Một Vịnh Đẹp - Nơi Cư Ngụ Của Những Loài Sinh Vật Biển Quý, Hiếm
- Các Vấn Đề Môi Trường Được Cộng Đồng Quan Tâm
- Tỷ Lệ Ý Kiến Đánh Giá Hoạt Động Du Lịch Ảnh Hưởng Đến Mt
- Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Và Quản Lý Tài Nguyên – Môi Trường
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
Hòm Tằm 1.162.315 như không có người dân sinh sống.
Nguồn: Ban Quản lý KBTB Vịnh Nha Trang
- Các vấn đề xã hội bao gồm vấn đề giáo dục, điều kiện sống và lối sống và các vấn đề về việc làm của người dân địa phương.
Về giáo dục: phần lớn người dân trong và trên độ tuổi lao động trong KBTB Vịnh Nha Trang chỉ mới học xong tiểu học hay chỉ biết đọc hoặc biết viết. Tình trạng bị cô lập cao và tỷ lệ cao người có học vấn thấp đã ngăn cản họ tiếp cận với các thông tin cần thiết về phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. Mặc dù trong những năm gần đây cuộc sống vật chất của người dân đảo trong KBTB Vịnh Nha Trang đã được cải thiện đáng kể nhưng chỉ mới khoảng một nửa số hộ gia đình có tivi, radio,.v…v. nhưng tình trạng không có điện lưới cũng làm cho họ không có điều kiện tiếp xúc đầy đủ với những nguồn thông tin.
Điều kiện sống và lối sống của người dân địa phương: khoảng một nửa số hộ trong KBTB Vịnh Nha Trang sống trong các ngôi nhà tạm bằng tre mái tranh còn lại một nửa sống trong các ngôi nhà xây gạch hay đúc bê-tông. Tuy nhiên, việc xây dựng nhà trên
các đảo không tuân theo một trật tự nào. Khoảng 14% số hộ có máy phát điện riêng. Người dân địa phương chủ yếu sống nhờ nước mưa trong mùa mưa cho các nhu cầu sinh hoạt của mình nên nước ăn là vấn đề khó khăn trong mùa khô kéo dài khi mà họ không khai thác được nước ngọt từ các giếng công cộng, họ phải mua nước ngọt từ đất liền và chở ra đảo. Rác và các chất thải của con người cũng là vấn đề môi trường nổi cộm do người dân sống trong KBTB Vịnh Nha Trang còn vứt rác thẳng xuống biển và chỉ có một số hộ ít ỏi có nhà vệ sinh riêng.
Hình 4.2. Một góc khu dân cư tại đảo Hòn Miếu - phường Trí Nguyên- nơi có đông dân cư nhất ở các khóm đảo
Nguồn: Hoàng Kim Anh
- Các vấn đề việc làm thì khai thác hải sản là hoạt động kinh tế quan trọng nhất của người dân sống trong Vịnh Nha Trang. Khoảng 80% ngư dân cho rằng đánh bắt thủy sản là công việc chính của họ (theo BQL KBTB Vịnh Nha Trang). Nuôi trồng thủy sản trong Vịnh Nha Trang đã tăng nhanh đến chóng mặt trong khoảng 5 năm trở lại đây,
chủ yếu tập trung vào nuôi tôm hùm. Các hoạt động nông nghiệp và chăn nuôi mang lại nguồn thu nhập không đáng kể và chỉ có ý nghĩa kinh tế cho một số ít hộ gia đình. Việc gia tăng nhanh đánh bắt thủy sản đồng thời trình độ học vấn thấp, thiếu tiếp cận với những luồng thông tin cần thiết, sống tách biệt… có thể xem là những nguyên nhân chính thức cản trở họ xây dựng các kế hoạch kinh doanh khả thi và tìm kiếm các nguồn tài chính chính thức. Thêm vào đó, thiếu kỹ năng lao động cần thiết, điều kiện sống biệt lập càng làm tăng khó khăn kinh tế của họ.
e) Bảo vệ và thu hoạch tổ yến
Công ty yến sào Khánh Hòa trực thuộc UBND tỉnh Khánh Hòa quản lý tất cả các đảo có tổ yến. Công ty đã đầu tư xây dựng nhiều trạm cho cán bộ của mình trên các đảo để bảo vệ tổ yến. Đội tàu của họ cũng tăng cả về số lượng và chất lượng với thuyền trưởng và kỹ sư chính có trình độ chuyên nghiệp cao và thường xuyên được tập huấn.
Tổng doanh thu của công ty năm 2001 là 2.099.178 USD Mỹ.
Đang hình thành các kế hoạch đang được xây dựng để tiến hành hỗ trợ cho phát triển du lịch sinh thái kết hợp.
Như vậy những bên có liên quan trong Vịnh Nha Trang
Chính quyền địa phương:
- Quản lý;
- Kiểm soát;
- Xử phạt;
- Chiến lược phát triển và bảo vệ;
- Nguồn thu từ việc đóng thuế ….
Dân cư địa phương: (dân cư trên các đảo thuộc KBTB Vịnh Nha Trang)
- Mục tiêu: sinh sống, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.
- Lợi ích: có khoảng 5611 người đang sinh sống trong KBTB, khoảng 80% số người này sống dựa vào nghề cá là chính với đủ kiểu đánh bắt được dùng với mô lớn lẫn nhỏ.
Ngư dân từ các khu vực khác:
- Mục tiêu: đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
- Lợi ích: có lợi từ các nguồn lợi thủy sản trong KBTB.
Những người đánh bắt giải trí
- Du khách và người dân từ đất liền đang tham gia đánh bắt hải sản giải trí trong KBTB Vịnh Nha Trang.
Các trung tâm điều hành và hướng dẫn du lịch
- Du lịch là hoạt động rất quan trọng trong KBTB Vịnh Nha Trang. Hàng năm có hàng ngàn lượt du khách ghé thăm KBTB và sử dụng các dịch vụ vui chơi giải trí trong đó có các môn thể thao dưới nước như lặn, chèo thuyền ngoài việc đi thăm hồ cá và các bãi biển nằm trong KBTB.
Các câu lạc bộ lặn giải trí
- Có nhiều câu lạc bộ lặn giải trí đang thực hiện các chương trình lặn quanh tất cả các đảo trong KBTB Vịnh Nha Trang. Chất lượng các rạn san hô, phong phú về loài cá và giảm thiểu tối đa các tác động đến môi trường là những vấn đề rất quan trọng đối với các câu lạc bộ lặn.
Cảng và Cảng vụ Nha Trang
- Cảng Nha Trang là một cảng biển có các hoạt động khá nhộn nhịp.
4.2.3. Các vấn đề môi trường trong khu vực Vịnh Nha Trang
Các hoạt động dân sinh, nuôi trồng thủy sản, du lịch, giao thông vận tải đã gây áp lực rất lớn đến môi trường trong Vịnh, đặc biệt với tốc độ tăng trưởng khá mạnh của nuôi trồng thủy sản và lượng khách du lịch đến tham quan khá lớn, các công trình xây dựng mọc lên khá nhanh. Chính vì vậy mà vịnh đang phải đối mặt với một số vấn đề về môi trường.
a) Rác thải
Tại một số nhà hàng nổi ở đảo Trí Nguyên và khu du lịch Con Sẻ Tre, nước thải nhà bếp chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường đã xả thải ra nguồn, chủ yếu là cho tự thấm, một vài cơ sở còn cho xả trực tiếp xuống biển. Trong đợt kiểm tra đầu năm 2005, Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành xử phạt các hành vi này và yêu cầu các cơ sở phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi thải ra môi trường ngoài.
Các khu du lịch, nhà hàng nổi trên đảo Trí Nguyên đã ký hợp đồng với Công ty Môi trường đô thị để thu gom, vận chuyển rác thải về thành phố xử lý, còn lại các khu du lịch trên đảo Hòn Tre, Hòn Tằm, Hòn Mun cùng Đầm Bấy chỉ thu gom, phơi đốt rác tại chỗ trên bãi biển hoặc trong vườn.
Các hố rác, bãi rác tự nhiên không được xây đúng quy cách để chống thấm, hoặc làm mái che. Có bãi rác nằm ngay cạnh mép nước, mỗi khi sóng đánh đã cuốn luôn rác ra biển, nguy cơ gây ô nhiễm cao.
Một số khu du lịch nằm vách núi xử lý rác thải bằng cách phơi khô, rồi đốt. Mùa mưa, rác ướt đốt không cháy; mùa nắng đốt rác thì nguy cơ cháy rừng cao. Bên cạnh số rác thải ra tại chỗ, các khu du lịch ven biển Nha Trang còn phải gánh chịu thêm khối lượng rác không nhỏ do sóng đánh trôi từ đất liền đưa ra, khiến việc xử lý càng khó khăn hơn.
Cách xử lý đốt rác ở các khu du lịch trong Vịnh Nha Trang như hiện nay chưa phải là giải pháp tốt đối với môi trường biển. Các ngành chức năng tỉnh Khánh Hòa cần xây dựng phương án khả thi hơn nhằm bảo vệ môi trường sinh thái biển và khu du lịch.
b) Nước thải
Các chất thải từ hoạt động nuôi trồng thủy sản với hàng nghìn lồng nuôi tôm hùm cùng với sự phát triển thiếu quy hoạch trong những năm qua đã tạo ra một cảnh quan rất xấu và gây ô nhiễm môi trường nước tại một số vùng nước trong Vịnh Nha Trang.
Mặt khác, một số hộ dân sống trên các đảo trong Vịnh và khu vực cửa sông Cái Nha Trang có thói quen làm nhà vệ sinh trên sông, biển, phóng uế ra bãi biển là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm vùng Vịnh Nha Trang.
c) Dầu mỡ
Hiện nay, hoạt động giao thông vận tải biển từ: tàu thuyền vận tải hàng hóa, tàu du lịch, thuyền đánh cá và chuyển tải dầu thải là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng gia tăng hàm lượng dầu mỡ trong nước biển ở một số khu vực nước ven bờ ở Khánh Hòa nói chung và ở Vịnh Nha Trang nói riêng, đặc biệt là xung quanh khu vực
cảng Nha Trang. Hàng năm, có hàng chục vụ xả thải dầu mỡ được ghi nhận, gây ô nhiễm diện rộng cho một số vùng biển ở Khánh Hòa, trong đó có bãi tắm Nha Trang.
d) Gia tăng trầm tích, dinh dưỡng
Việc thi công các công trình ven bờ, nhất là các dự án san lấp đất lấn biển để xây dựng các khu dân cư, đô thị mới: khu dân cư sinh thái Phú Quý (Vĩnh Nguyên – Nha Trang), khu đô thị mới Vĩnh Hòa (Nha Trang)… và việc phát triển các lồng bè nuôi hải sản tại một số vực nước trong Vịnh Nha Trang trong thời gian gần đây đã và đang làm gia tăng hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước ven biển ở một số khu vực trong Vịnh Nha Trang. Hàm lượng chất thải rắn lơ lửng gia tăng trong nước làm gia tăng hàm lượng các chất dinh dưỡng và tăng sự lắng đọng trầm tích trên các rạn san hô, cỏ biển gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đa dạng sinh học biển trong vùng Vịnh Nha Trang.
Trong năm 2004, khu vực chịu nhiều ảnh hưởng nhất là khu vực Vũng Me, Bãi Trũ, Bãi Tiên, Đường Đệ, Cửa Bé (cửa sông Tắc), cửa sông Lô, dọc đường Sông Lô – Cù Hin. Ngoài ra, mỗi khi triều xuống, và đặc biệt khi có mưa to ở trên lưu vực, nước sông Cái Nha Trang thường xuyên mang các chất rắn lơ lửng đổ vào vùng nước trong Vịnh Nha Trang làm ảnh hưởng đến chất lượng nước tắm vùng biển Nha Trang.
4.3. Du lịch ở Vịnh Nha Trang
4.3.1. Cơ sở hạ tầng có liên quan đến du lịch
Thực tế hiện nay tốc độ tăng trưởng phát triển du lịch tăng khá nhanh ở Khánh Hòa nói chung và tại Vịnh Nha Trang nói riêng, điều này khiến Nha Trang trở thành thị trường kinh doanh loại hình du lịch - dịch vụ sôi nổi và năng động, thúc đẩy các nhà đầu tư tiến hành bỏ vốn để hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này đồng thời tạo cho Vịnh Nha Trang một gương mặt hiện đại và thơ mộng có thể đáp ứng mọi yêu cầu của du khách đến từ khắp mọi nơi. Theo thống kê của Sở Du lịch và Thương Mại Khánh Hòa, toàn tỉnh hiện có trên 361 cơ sở lưu trú (theo Cục thống kê tỉnh Khánh Hòa năm 2007). Hiện nay thành phố Nha Trang có 12 khách sạn với 1.711 phòng đã được xếp hạng từ 3- 5 sao và khách sạn chưa được xếp hạng nhưng có thiết kế xây dựng và quy mô đạt tiêu chuẩn từ 3-5 sao; 43 khách sạn tiêu chuẩn 2 sao với 1.602 phòng và 298 khách sạn 1 sao; cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn tối thiểu và các nhà nghỉ kinh doanh du lịch với 4.754 phòng.
Với số lượng cơ cở lưu trú phong phú và đa dạng như vậy, nhu cầu của du khách sẽ
được đáp
ứng ngay cả
trong các dịp cao điểm như
ngày lễ, ngày Tết. Các khách
sạn/resort đạt tiêu chuẩn quốc tế ở Nha Trang, bao gồm:
4 sao: 4 khách sạn, trong đó
Khách sạn Ana Mandara
Khách sạn Yasaka – Sài Gòn – Nha Trang
Khách sạn Nha Trang Lodge
Khách sạn Novotel
5 sao: 3 khách sạn, trong đó
Khu Du lịch Melisa Sunrise Nha Trang
Khu Nghỉ mát Vinpearl & Spa
Diamond Bay Resort.
Cũng theo thống kê của Sở Du lịch, vào cuối năm 2007
tổng số
đăng ký kinh
doanh với các hình thức sở hữu khác nhau của các doanh nghiệp ở Khánh Hòa gồm có:
Doanh nghiệp nhà nước
Chi nhánh văn phòng đại diện
Công ty cổ phần
: 32 doanh nghiệp
: 64 doanh nghiệp
: 114 công ty
Công ty TNHH : 334 công ty
Doanh nghiệp tư nhân : 395 doanh nghiệp
Trong đó khu vực thành phố Nha Trang chiếm 80% trong tổng số đăng ký kinh doanh. Hiện nay Nha Trang đã và đang tiến hành xây dựng các dự án khu vui chơi giải trí, các khu trung tâm mua sắm, mở rộng phạm vi đất đai để phục vụ cho du lịch và dân sinh. Với tốc độ gia tăng các khu du lịch và số lượng khách như hiện nay, Nha Trang đang thực sự trở thành thị trường kinh doanh du lịch và dịch vụ hấp dẫn đầy tiềm năng.
Các doanh nghiệp kinh doanh loại hình du lịch - dịch vụ không ngừng đầu tư nâng cấp, xây dựng mới cơ sở vật chất và mở rộng các loại hình vui chơi giải trí. So với năm trước, số khách sạn là 361 tăng 80 khách sạn, số phòng khách sạn 7.270 tăng 951 phòng, nhiều doanh nghiệp có doanh thu tăng khá như Công ty du lịch và thương mại Vinpearl
Land được 155,2 tỷ đồng tăng 40,9%, Công ty du lịch Khánh Hòa 82,4 tỷ đồng tăng
8,2%.... Ước tính năm 2007 toàn tỉnh thu hút được 5.223 ngàn lượt khách tham quan tăng 36,2% so cùng kỳ năm trước, trong đó có 1.360 ngàn lượt khách đến các cơ sở lưu trú với 2.847,8 ngàn ngày tăng từ 25,9% đến 29,4%; doanh thu du lịch ước được 1.020 tỷ đồng, tăng 22,4%.
Cũng theo Cục Thống kê tỉnh Khánh Hòa năm 2007, tổng mức bán hàng hoá và doanh thu dịch vụ thị trường toàn tỉnh năm 2007 ước được 26.613,7 tỷ đồng tăng 17,3% so với năm trước.
4.3.2. Các vấn đề về khách du lịch
Lượng khách du lịch đến thăm Vịnh Nha Trang được Sở
Du lịch Khánh Hòa
thống kê vào cuối năm 2007 là 1.363.542 lượt khách có lưu trú, trong đó khách quốc tế là 282.472, khách nội địa là 1.081.070. Như vậy với lượng khách năm 2007 đạt được thì chỉ tiêu cụ thể trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Khánh Hòa đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 là lượng khách đến vào năm 2010 đón khoảng 1.500 ngàn lượt khách trong đó có 500 ngàn lượt khách quốc tế là hoàn toàn có thể. Và sẽ tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo. Với lượng khách lớn như vậy, những vấn đề môi trường phát sinh trong quá trình phát triển du lịch là điều không thể tránh khỏi.
Những ý kiến của du khách trong cuộc điều tra sẽ đưa ra những nhận định khái quát về mối quan tâm các vấn đề môi trường nói chung và đánh giá môi trường của Vịnh Nha Trang nói riêng của du khách, hay nói cách khác quá trình truyền bá thông tin về môi trường có được sự quan tâm của cộng đồng hay không?
a) Hành vi của du khách
- Nơi xuất phát của du khách: qua khảo sát cho thấy, phần lớn khách du lịch đến Vịnh Nha Trang thường là từ các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, số còn lại rải rác từ miền Bắc Trung bộ đến miền Nam được thể hiện trong hình 4.3. Nha Trang không gần những thành phố lớn, nằm cách xa với Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, để giải thích cho điều này là do những du khách đến từ những thành
phố này có điều kiện kinh tế khá cao. Những du khách đến từ tỉnh thành còn lại có