2.2.2.5. Kết luận chung về dự án sau khi thẩm định
Sau khi tiến hành thẩm định dự án vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại Chi nhánh một cách tương đối toàn diện trên các mặt, một vấn đề được đặt ra là: trong trường hợp mỗi khía cạnh được thẩm định lại đưa đến một kết luận khác nhau về tính khả thi của dự án, không phù hợp, thậm chí mâu thuẫn với nhau thì cần phải tổng hợp các kết luận thẩm định trên như thế nào để đưa quyết định cuối cùng đối với dự án: cho vay hay không cho vay?
Về nguyên tắc, công tác thẩm định của Chi nhánh TTH đòi hỏi phải xem xét toàn diện về mọi mặt của dự án. Tuy nhiên do thẩm quyền có hạn, do khả năng chuyên môn không cho phép đi sâu phân tích, đánh giá về phương án tài chính và khả năng trả nợ của dự án. Kết quả thẩm định về phương án tài chính, khả năng trả nợ của dự án kết hợp với những đánh giá về năng lực tài chính, năng lực SXKD và uy tín của chủ đầu tư sẽ là những cơ sở, những căn cứ chủ yếu để quyết định cho vay (đối với các dự án được phân cấp) hoặc đề nghị cho vay (đối với dự án thuộc quyết định của NH Trung Ương).
Còn về những nội dung thẩm định kinh tế - kỹ thuật của dự án, cán bộ thẩm định có thể đưa ra ý kiến nhận xét dựa trên kinh nghiệm, sự hiểu biết của mình trên cơ sở đi khảo sát tình hình thực tế của chủ đầu tư trên địa bàn, kết hợp với việc tham khảo các ý kiến đánh giá của các cơ quan chuyên môn, các chuyên gia trong ngoài ngành để có đầy đủ hơn những căn cứ cần thiết phục vụ cho việc ra quyết định cho vay.
2.2.3. Ví dụ minh họa về công tác thẩm định dự án vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại Chi nhánh Thừa Thiên Huế
Để làm rõ hơn về công tác thẩm định dự án vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước chúng ta cùng xem xét một dự án đã được thực hiện tại Chi nhánh TTH:
THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
NHÀ MÁY GẠCH BLOCK BÊ TÔNG SIÊU NHẸ CÔNG SUẤT 60M3/CA
Nội dung thẩm định bao gồm :
A. Thẩm định tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ đề nghị vay vốn
B. Thẩm định khách hàng vay vốn
C. Thẩm định dự án đầu tư
D. Thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay
A. Thẩm định hồ sơ vay vốn
1. Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ theo quy định
Danh mục các loại văn bản, giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ bao gồm:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế của công ty trách nhiệm hữu hạn Vina Hoa Long.
- Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
- Phiếu kết quả thử nghiệm của Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng – Bộ khoa học và công nghệ.
- Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ của Cục trưởng cục sở hữu trí tuệ.
- Hợp đồng thuê đất giữa công ty va Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Chứng chỉ quy hoạch của Ủy ban nhân dân thị xã Hương Thủy.
Nhận xét:Sau khi tiến hành kiểm tra hồ sơ vay vốn của dự án thì phòng Thẩm định có kết luận là các hồ sơ gửi đến Chi nhánh TTH đảm bảo đầy đủ, hợp lệ và hợp pháp.
2. Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, phát hiện các thông tin sai sự thật
Hồ sơ Dự án đầu tư xây dựng nhà máy gạch block bê tông siêu nhẹ công suất 60m3/ca gửi đến Chi nhánh TTH về cơ bản đã đảm bảo đúng quy định hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng công trình, đảm bảo đầy đủ, hợp lệ và không phát hiện thông tin nào là sai sự thật.
B. Thẩm định khách hàng vay vốn
- Tư cách pháp nhân của chủ đầu tư:
Chủ đầu tư của dự án là Công ty TNHH Vina Hoa Long có trụ sở tại 40 Trần Quang Khải – Thành Phố Huế, được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh Nghiệp, có giấy phép kinh doanh số 3300638871 do Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế cấp ngày 11/12/2008. Người đại diện theo pháp luật của Công ty là Ông: Hoàng Trọng Tuấn - Giám Đốc công ty. Công ty được phép kinh doanh: sản xuất vật liệu xây dựng; xây dựng; kinh doanh nhà hàng, ăn uống; kinh doanh vận tải.
=> Chủ đầu tư có đủ tư cách pháp nhân để có thể vay vốn tín dụng ĐTPT của nhà nước.
- Năng lực và kinh nghiệm chuyên môn của lãnh đạo đơn vị:
Theo báo cáo về năng lực và uy tín của Chủ đầu tư ngày 06/08/2011.
* Giám đốc:
+ Họ tên: Hoàng Trọng Tuấn
+ Năm sinh: 1965
+ Trình độ chuyên môn: Quản trị kinh doanh
+ Thời gian công tác và quản lý trong lĩnh vực đang hoạt động là 18 năm
* Kế toán trưởng
+ Họ tên: Lê Quang Đạt
+ Năm sinh: 1965
+ Trình độ chuyên môn: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
+ Thời gian công tác và quản lý trong lĩnh vực đang hoạt động là 14 năm
Tổng số lao động đang làm việc tại Công ty là 12 người. Công ty hoạt động theo điều lệ tổ chức và có con dấu riêng.
Đầu tư xây dựng Nhà máy gạch Block Bê tông siêu nhẹ công suất 60m3/ca đã nhận được sự hợp tác, trợ giúp kỹ thuật từ bạn hàng; nguyên vật liệu đầu vào sẵn có, sản phẩm đầu ra sẽ cung cấp cho chính các công trình xây dựng và thị trường bên ngoài.
- Uy tín của Chủ đầu tư đối với các Tổ chức tín dụng và với Ngân hàng Phát triển Việt Nam
+ Công ty có quan hệ vay vốn với NHPT.
+ Đối với các tổ chức tín dụng khác: Hiện nay Công ty không có quan hệ tín dụng với các tổ chức khác.
C. Thẩm định dự án đầu tư
1. Nhận xét, đánh giá thị trường các yếu tố đầu vào cho sản xuất và sản phẩm đầu ra của dự án
a) Khả năng đáp ứng các yếu tố đầu vào cho sản xuất
- Xác định nguyên liệu đầu vào: gạch block chế tác từ xi măng, cát, chất tạo bọt và nước. Đây là nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương. Thông tin về giá cả của nguyên liệu đầu vào : 1kg xi măng có giá 3.000 đồng, 1kg tro bay có giá 1.500 đồng, 1kg chất tạo bọt có giá 98.000 đồng, 1kg điện có giá 3.000 đồng.
- Nguồn cung ứng: đây là nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương nên có thể đáp ứng được khả năng cung ứng đúng yêu cầu về số lượng và thời gian. Các nguyên
vật liệu đầu vào có chi phí rẻ, chất phụ gia tạo bọt có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và giá thành sản phẩm, đây là loại phụ gia hoàn toàn có thể nghiên cứu sản xuất trong nước như một vài nơi đã thành công, hiện tại trong nước vẫn nhập khẩu chất tạo bọt Nepor, chất lượng thành phẩm rất ổn định. Hơn nữa, việc không sử dụng nhiệt tiết kiệm được năng lượng đế sản xuất gạch.
b) Nguồn nhân lực
- Sử dung ít nhân công, bộ máy quản lý gọn nhẹ .
- Nhân công lao động thì ở nơi triển khai dự án rất dồi dào và thuê ở mức thấp hơn so với địa bàn khác.
- Nhu cầu nhân lực cho dự án: giám đốc 1 người, phó giám đốc 1 người, kinh doanh 1 người, kế toán tài chính 1 người, hành chính 1 người, sản xuất 17 người, bảo vệ 2 người.
- Tiền lương: áp dụng chế độ tiền lương của bộ tài chính ban hành hiện hành, ngày công của nhân công là 80.000VNĐ.
c) Đánh giá khả năng và phương án tiêu thụ sản phẩm đầu ra của dự án
- Đánh giá thị trường: trên thị trường trong nước hiện nay thì người dân chủ yếu sử dụng gạch nung truyền thống, gạch block bê tông siêu nhẹ chưa được phổ biến trên thị trường. Tuy nhiên gạch nhẹ lai đáp ứng yêu cầu trong quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng Việt Nam, gạch không nung thay thế cho gạch ngói nung để giảm ô nhiểm môi trường. Dây chuyền sản xuất gạch nhẹ không phức tạp, hoàn toàn sản xuất được trong nước, giá thành thấp, rất thích hợp đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án:
+ Khả năng tiêu thụ do cạnh tranh về giá, chất lượng sản phẩm : giá thành của gạch block nhẹ có giá thành rẻ hơn so với gạch nung truyền thống, gạch nhẹ có nhiều ưu điểm hơn gạch nung như trọng lượng nhẹ hơn, giảm kết cấu móng đến 15%, tốn ít vữa xây và rút ngắn thời gian xây, cách nhiệt và lạnh tốt hơn, tiết kiệm điện, cách âm tốt nên giảm ồn do các thiết bị bên ngoài gây nên, thời gian chống cháy lâu hơn gạch ống khi có hỏa hoạn xảy ra, gạch được đổ theo khuôn nên kích thước đều giảm phần vữa xây và tô tường, thao tác nhanh và dễ dàng cho việc lắp ráp, tốc độ xây nhanh gấp đôi gạch ống để hoàn tất tường…
+ Có các khách hàng truyền thống, các hợp đồng thỏa thuận tiêu thụ : gạch nhẹ đã đưa vào sản xuất và mang lại hiệu quả cao, tuy nhiên để thay thế tính phổ biến của gạch nung , tâm lý của người sử dụng, gạch nhẹ cần phải có một thời gian dài để thâm nhập vào thực tiễn và thay thế hoàn toàn cho sản phẩm gạch nung.
- Tiềm năng thị trường sản phẩm gạch bê tông : khuynh hướng sử dụng càng nhiều trong tương lai.
2. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay và hiệu quả dự án
a) Nhận xét đánh giá về địa điểm đầu tư, quy mô dự án, công suất thiết kế, sản lượng sản xuất, công nghệ thiết bị và hình thức đầu tư
* Đánh giá phương án chọn địa điểm đầu tư
- Địa điểm: phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy.
- Đặc điểm địa bàn xây dựng: nguồn nhiên liệu đầu vào sẵn có của địa phương dồi dào,giao thông thuận tiện gần các công trình xây dựng khu công nghiệp.
- Phương án giải phóng mặt bằng và tính hợp lý về chi phí cho công tác giải phóng mặt bằng: mặt bằng của nhà máy sản xuất thì công ty đã sẵn có 1ha và được cho thuê mặt bằng với giá ưu đãi theo chính sách thu hút đầu tư của địa phương.
Sự thuận lợi trong việc vận chuyển nguyên liệu đầu vào, sản phẩm đầu ra của dự án : nguyên liệu để sản xuất gạch nhẹ là nguyên liệu sẵn có tại địa phương còn khai thác lâu dài được từ 20 năm trở lên , đó là điều kiện làm cho đầu vào ổn định.
- Giải pháp về môi trường: quá trình sản xuất gạch nhẹ không thải ra môi trường các loại khí độc hại như: CO2, CO, SO2., khói bụi….gây hiệu ứng nhà kính và có hại cho sức khoẻ con người.
* Đánh giá công suất thiết kế của dự án
- Dự kiến công suất: thời gian thực hiện dự án là 6 tháng.
- Chế độ làm việc : 17 công nhân/ 20m3 công suất.
- Phương pháp vận hành trạm trộn và tháo khuôn đa số bằng tự động, máy móc.
- Tổng công suất điện: 35 kW/ 20m3 công suất.
* Đánh giá công nghệ của dự án
- Tài liệu công nghệ : nhà máy sản xuất gạch không nung siêu nhẹ của Cộng hòa liên bang Đức, đây là một hướng đầu tư mang lại hiệu quả cao về mặt kinh tế và xã hội, phù hợp với nhu cầu thị trường và định hướng phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng ở Việt Nam.
- Công nghệ sản xuất gạch bê tông siêu nhẹ đã được ra đời và áp dụng ở các nước phát triển từ khá lâu và hiện nay. Ở Việt Nam bắt đầu có các công ty đầu tư và ứng dụng công nghệ sản xuất gạch bê tông nhẹ rất thành công ở An Giang, TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Nha Trang….
- Theo quyết định của thủ tướng chính phủ ngày 28/4/2010 về việc phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung đến năm 2010 nêu rõ : “Từ năm 2011, các công trình cao tầng sử dụng tối thiểu 30% vật liệu xây dựng không nung loại nhẹ trong tổng số vật liệu xây dựng”.
b) Về tổng mức đầu tư
Bảng 1.12. Tổng mức đầu tư của Dự án
Đvt: triệu đồng
Hạng mục chi phí | Thành tiền | |
1 | Chi phí xây dựng | 1.810 |
2 | Chi phí thiết bị | 9.228 |
3 | Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư | 550 |
4 | Chi phí quản lí dự án | 293 |
5 | Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng | 627 |
6 | Chi phí khác | 164 |
7 | Lãi vay trong thời gian thực hiện đầu tư | 305 |
8 | Vốn lưu động | 2.214 |
9 | Chi phí dự phòng | 606 |
TỔNG MỨC ĐẦU TƯ | 15.797 |
Có thể bạn quan tâm!
- Công tác thẩm định dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước tại ngân hàng phát triển Việt Nam chi nhánh Thừa Thiên Huế - 2
- Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh Của Chi Nhánh Tth Giai Đoạn 2010 2012
- Phương Pháp Thẩm Định Các Dự Án Đầu Tư Sử Dụng Nguồn Vốn Tín Dụng Nhà Nước
- Biểu Đồ Tổng Mức Đầu Tư Của Dự Án Được Thẩm Định Tại Chi Nhánh Tth
- Mô Tả Về Yếu Tố “Quy Trình, Phương Pháp Thẩm Định Dự Án”
- Những Tồn Tại, Hạn Chế Và Nguyên Nhân Trong Công Tác Thẩm Định Tại Chi Nhánh Thừa Thiên Huế
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
(Nguồn: Số liệu của NHPTVN – Chi nhánh TTH)
c) Tính khả thi của các nguồn vốn tham gia dự án
- Đánh giá về việc đảm bảo đủ vốn thực hiện dự án :
+ Vốn tự có: 4.739,1 triệu đồng , chiếm 30% tổng số vốn đầu tư tài sản cố định của dự án.
+ Vốn vay NHPT: 11.057,9 triệu đồng, chiếm 70% tổng số vốn đầu tư tài sản cố định của dự án.
- Trong đó:
+ Lãi suất huy động vốn : 15% / năm.
+ Lãi suất mong đợi VCSH: 12% / năm.
+ Thời gian vay: 8 năm.
- Doanh thu hằng năm của dự án là 15.800 triệu đồng.
- Chi phí hằng năm của dự án là 11.300 triệu đồng.
3. Thẩm định các yếu tố liên quan khác ảnh hưởng đến dự án
- Điều kiện môi trường: dự án xây dựng tại phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy, tinh Thừa Thiên Huế, địa bàn thuận lợi cho việc sản xuất, nguồn nguyên liệu đầu vào của địa phương sẵn có dồi dào, giao thông thuận tiện gần các công trình xây dựng khu công nghiệp.
- Các vấn đề về trình độ kỹ thuật, công nghệ của dự án:
+ Sử dụng gạch bê tông siêu nhẹ là xu hướng của xã hội trong công cuộc làm sạch môi trường sống của loài người khi nguồn năng lượng này đang dần cạn kiệt trên trái đất.
+ Sử dụng gạch bê tông siêu nhẹ giúp làm sạch môi trường do không sử dụng các nhiên liệu đốt trực tiếp như củi, than, trấu và việc lấy đất sét mịn làm vật liệu chính sản xuất gạch; không làm mất đất canh tác của nông thôn, không làm ô nhiễm nguồn nước ngầm của địa phương sản xuất gạch ; làm sạch thêm môi trường vì tận thu được chất thải từ các lò nhiệt điện, tro bay…
+ Đặc điểm hệ thống điều khiển: chủ đầu tư có thể nhìn thấy hệ thống hoạt động hay không dù ở bất cứ nơi đâu có kết nối internet. Dữ liệu tất cả vật tư sử dụng được lưu liên lạc vào máy tính trong quá trình sản suất và chỉ có chủ đầu tư có mật mã mới truy cập được., giúp nhà đầu tư có thể sữa chữa công thức, hệ thống điều khiển theo yêu cầu của chủ đầu tư.
+ Tuy nhiên, cạnh tranh do việc đầu tư nhận chuyển giao công nghệ gạch bê tông siêu nhẹ không phải là vấn đề phức tạp, quy mô vốn đầu tư không lớn nên có thể trong tương lai có thể sẽ xuất hiện nhiều nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực này dẫn đến môi trường cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn và làm chia sẻ thị phần.
4. Xác định các chỉ tiêu hiệu quả của dự án
- Hiện giá thu nhập thuần (NPV): Theo tính toán thì NPV = 5.008 > 0 (xem bảng Excel). NPV biểu thị mối quan hệ so sánh giá trị tuyệt đối giữa hiện giá lợi ích và hiện giá chi phí. Dự án có NPV càng lớn thì hiệu quả tài chính của dự án càng cao.
- Tỷ suất thu hồi vốn nội bộ (IRR): Theo tính toán thì IRR = 23% > tỷ suất chiết khấu của dự án (14,1%) nên dự án có hiệu quả về tài chính (xem bảng tính Excel).
- Hiện giá sinh lời của dự án B/C: Theo tính toán thì B/C = 1,32 > 1 dự án có hiện giá càng cao thì hiệu quả tài chính của dự án càng lớn (xem bảng tính Excel).
2.3. Đánh giá công tác thẩm định dự án vay vốn tín dụng Đầu tư Phát triển của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển – Chi nhánh Thừa Thiên Huế
2.3.1. Đánh giá Công tác thẩm định dự án “Đầu tư xây dựng Nhà máy gạch block Bê tông siêu nhẹ Công suất 60m3/ca”
Xét một cách khách quan, vì đây là dự án mặc dù có số vốn đầu tư bình thường (gần 16 tỷ đồng), nhưng do vốn vay tín dụng ĐTPT gần 10 tỷ nên về cơ bản công tác thẩm định dự án này đã đáp ứng những yêu cầu cơ bản:
- Về thẩm định khía cạnh tổ chức thực hiện dự án: cán bộ thẩm định dự án đã xem xét kỹ càng về khía cạnh này cả về tổ chức thực hiện lẫn cả phân công thực hiện trong từng giai đoạn.
- Về thẩm định khía cạnh thị trường và kỹ thuật công nghệ: cơ bản là các nội dung thẩm định đã đạt yêu cầu đặt ra trong quy chế về thẩm định.
- Về thẩm định khía cạnh kinh tế - xã hội của dự án: các cán bộ thẩm định đã xem xét cụ thể từng nội dung về: tác động tích cực của dự án, tác động môi trường và các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn xây dựng nhà máy nước ngầm và mặt. Vì đây là một dự án vay vốn tín dụng ĐTPT, vì thế việc xem xét ảnh hưởng, tác động của dự án tới môi trường là rất quan trọng. Về cơ bản, các cán bộ thẩm định đã thực hiện tốt nội dung này.
- Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của dự án khi tiến hành thẩm định đúng theo quy định của pháp luật và dự án đạt hiệu quả kinh tế. Vì vậy quyết định cho vay của Chi nhánh là hợp lý.
Tuy nhiên, cũng chính vì đây là một dự án có mức vốn vay nhỏ nên công tác thẩm định còn rất sơ sài, cụ thể:
- Về thẩm định khía cạnh pháp lý của chủ đầu tư, hồ sơ dự án: nội dung này còn rất sơ sài trong báo cáo thẩm định tổng hợp. Đây là một thiếu sót của cán bộ thẩm định.
- Về thẩm định khía cạnh tài chính: nội dung này cán bộ thẩm định thực hiện còn chưa tốt. Báo cáo thẩm định có nêu ra tình hình tài chính dự kiến của dự án, tuy nhiên, các bảng tính để đưa ra kết quả NPV, IRR lại chưa được đi kèm. Điều này dễ gây nhập nhằng trong tính toán các chỉ tiêu hiệu quả của dự án.
Mặt khác, các cán bộ thẩm định không sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy cho dự án này, phải chăng vì dự án chỉ vay với số vốn nhỏ? Tuy nhiên, theo người viết, nếu đưa thêm phương pháp phân tích độ nhạy vào báo cáo thẩm định, công tác thẩm định sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
2.3.2. Đánh giá công tác thẩm định dự án vay vốn tín dụng Đầu tư Phát triển của Nhà nước tại NHPT Chi nhánh Thừa Thiên Huế
2.3.2.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
- Quy mô của mẫu: N=100 (bao gồm: khách hàng là 95 mẫu, cán bộ thẩm định tại Chi nhánh TTH là 5 mẫu).
- Số phiếu phát ra: 100 mẫu.
- Số phiếu thu về: 100 mẫu.
- Số phiếu hợp lệ: 100 mẫu.
Nhận xét:Qua cuộc điều tra 100 người bao gồm cả khách hàng và cán bộ thẩm định tại NHPTVN - Chi nhánh TTH ta có thể tổng hợp được những đặc trưng cơ bản sau:
- Về giới tính:
47%
53%
Nam
Nữ
Sơ đồ 1.4. Biểu đồ về giới tính của khách hàng và cán bộ thẩm định
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS)
Số lượng mẫu điều tra là 100 người thì có 53 người là nam (tương ứng 53%) và nữ 47 người nữ (tương ứng 47%). Điều này cho ta thấy tỷ lệ quan tâm đến công tác thẩm định tại Ngân hàng của khách hàng và cán bộ chưa có sự phân biệt nhiều về giới tính. Như vậy là khá phù hợp với thực tế quan sát lượng nam nữ đến với Ngân hàng không có sự chênh lệch lớn.
- Về độ tuổi:
12%
23%
Dưới 30
30-40
40-50
40%
Trên 50
25%
Sơ đồ 1.5. Biểu đồ về độ tuổi của khách hàng và cán bộ thẩm định
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS)
Khi tìm hiểu về tiêu chí độ tuổi của khách hàng và cán bộ thẩm định ta có thể chia thành 3 nhóm sau: dưới 30 tuổi, 30-40 tuổi, 40-50 tuổi và trên 50 tuổi. Trong đó, độ tuổi 30-40 chiếm tỷ lệ nhiều nhất với 40 người tương ứng với 40% và độ tuổi dưới 30 chiếm tỷ lệ thấp nhất chỉ có 12 người tương ứng với 30% là do độ tuổi này mới ra trường nên kinh nghiệm còn ít do đó khó có thể đảm nhiệm vị trí trong lĩnh vực đầu tư. Như vậy khách hàng và cán bộ chủ yếu là những người có độ tuổi 30-40 tuổi.
- Về vị trí đảm nhiệm:
7%
N.hân viên bình thường
36%
57%
Trưởng phòng các ban
Giám đốc
Sơ đồ 1.6. Biểu đồ về vị trí đảm nhiệm của khách hàng và cán bộ thẩm định
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS)
Qua khảo sát cho ta thấy lượng khách hàng và cán bộ là nhân viên bình thường là 57 người tương ứng với 57%, trưởng phòng các ban là 36 người chiếm 36% và giám đốc là 7 người chiếm 7%. Điều này cho ta thấy khách hàng và cán bộ phần lớn là những nhân viên bình thường .
- Về trình độ học vấn:
54
43
3
Trung học
Trung cấp, cao đẳng, đại học
Trên đại học
Sơ đồ 1.7. Biểu đồ về trình độ học vấn của khách hàng và cán bộ thẩm định
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS) Số lượng mẫu điều tra là 100 người thì có 54 người có trình độ Trung cấp, Cao đẳng, Đại học trở lên chiếm 54%, trên đại học có 43 người tương ứng với 43%, còn Trung học thì có 3 người tương ứng với 3%. Điều này cho ta thấy đa số khách hàng và cán bộ là những người có trình độ Trung cấp, Cao đẳng, Đại học là chủ yếu, đó cũng là một lợi thế khi tỉnh TTH đang trên đà hội nhập với nền kinh tế của khu vực và đang
phấn đấu trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương.
- Về kinh nghiệm:
18%
16%
Dưới 3 năm
3-5 năm
20%
5-7 năm
Trên 7 năm
46%
Sơ đồ 1.8. Biểu đồ về kinh nghiệm của khách hàng và cán bộ thẩm định
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS)
Qua cuộc khảo sát thì khách hàng và cán bộ tại Chi nhánh đều có mức kinh nghiệm từ 3-5 năm chiếm tỷ lệ nhiều nhất với 46 người chiếm 46%. Còn lại là những người có kinh nghiệm dưới 3 năm là 16 người chiếm 16%, kinh nghiệm từ 5-7 năm có 20 người chiếm 20% và kinh nghiệm trên 7 năm thì có 18 người chiếm 18%. Qua đó cho ta thấy rằng khách hàng cũng như cán bộ thẩm định không những có kiến thức mà cần phải tích lũy kinh nghiệm khi tham gia thẩm định dự án đầu tư.
2.3.2.2. Thông tin chung về mẫu nghiên cứu
Qua cuộc điều tra 100 người bao gồm cả khách hàng và cán bộ thẩm định tại NHPTVN - Chi nhánh TTH có thể tổng hợp được những đặc trưng cơ bản sau:
- Về loại hình (lĩnh vực) của dự án:
Bảng 1.13. Loại hình, lĩnh vực của dự án được thẩm định tại Chi nhánh TTH
Có (số người) | Tỷ lệ (%) | |
Công nghiệp | 29 | 29 |
Giao thông | 11 | 11 |
Nông nghiệp-lâm nghiệp-thủy lợi-thủy sản | 16 | 16 |
Công trình công cộng | 7 | 7 |
Quản lý nhà nước | 3 | 3 |
Y tế-giáo dục-văn hóa-xã hội-TDTT | 18 | 18 |
An ninh quốc phòng | 3 | 3 |
Sản xuất kinh doanh | 0 | 0 |
Khác | 13 | 13 |
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra)
Đa số các dự án công nghiệp được thẩm định nhiều nhất tại Chi nhánh với 29 dự án chiếm 29%, các dự án công nghiệp vay vốn tại Chi nhánh không chỉ phục vụ mục đích của chủ đầu tư mà còn góp phần phát triển KT-XH đáp ứng mục tiêu tăng trưởng của toàn xã hôi, chủ yếu là dự án đầu tư chế biến sâu từ quặng khoáng sản, dự án đầu tư xây dựng nhà máy phát điện, dự án đầu tư xây dựng thủy điện nhỏ với công suất nhỏ thuộc địa bàn có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn, dự án thuộc danh mục các ngành công nghiệp hỗ trợ theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ… Dự án thuộc lĩnh vực y tế-giáo dục-văn hóa-xã hội-TDTT với 18 dự án chiếm 18%, chủ yếu là các dự án xây dựng nhà ở cho sinh viên thuê, dự án nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp thuê, dự án nhà ở cho người có thu nhập tại khu vực đô thị theo