Công Cụ Và Phương Pháp Quản Lý Của Ngân Hàng Nhà Nước Đối Với Vốn Chủ Sở Hữu Của Các Ngân Hàng Thương Mại Tại Việt Nam



động ngoại hối và kinh doanh vàng; thanh toán, quản lý tiền tệ và kho quỹ; mua, đầu tư vào tài sản cố định và kinh doanh bất động sản; bảo đảm an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng; bảo hiểm tiền gửi; phòng, chống rửa tiền; chế độ thông tin, báo cáo; cản trở việc thanh tra, không thực hiện yêu cầu của người có thẩm quyền.

Về hình thức xử phạt, bên cạnh hình thức cảnh cáo và phạt tiền, tùy theo mức độ vi phạm, đối tượng vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung như: tước quyền sử dụng giấy phép, giấy chứng nhận do cơ quan có thẩm quyền cấp về một hoặc một số hoạt động, dịch vụ ngân hàng và một số hoạt động kinh doanh khác thuộc lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng hoặc đình chỉ có thời hạn đối với một hoặc một số hoạt động ngân hàng và một số hoạt động kinh doanh khác do NHNN Việt Nam cấp phép có vi phạm quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng; tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính. Đặc biệt, Nghị định 96 đã tăng mức phạt bằng tiền đối với nhiều hành vi vi phạm: mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng đối với tổ chức vi phạm là 2 tỷ đồng và đối với cá nhân vi phạm là 1 tỷ đồng. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Thẩm quyền xử phạt đối với nhiều vị trí cũng được nâng lên so với quy định hiện hành. Đối với cá nhân vi phạm: Chánh thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh có quyền phạt tiền đến 50 triệu đồng; Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát có quyền phạt tiền đến 250 triệu đồng; Chánh Thanh tra, giám sát NHNN được quyền phạt tiền đến 1 tỷ đồng. Thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức vi phạm bằng hai lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân vi phạm.

Kết quả là, từ năm 2011 đến 15/9/2015 NHNN đã tiến hành 6.555 cuộc thanh tra, kiểm tra, qua đó đã phát hiện và xử lý các vi phạm có tính chất phổ biến tại nhiều tổ chức tín dụng. NHNN tập trung các trọng tâm thanh tra về nợ xấu, chất lượng tài sản, việc thực hiện phương án cơ cấu lại, đánh giá thực trạng vốn, tài chính và việc chấp hành các quy định của pháp luật. Những vi phạm được NHNN nhấn mạnh là trong hoạt động tín dụng (tập trung tín dụng cho cổ đông lớn và người có liên quan), đầu tư tài chính, sở hữu cổ phần, cổ đông lớn chi phối, thao túng tổ chức tín dụng, nợ xấu cao, tài sản không sinh lời lớn, kinh doanh thua lỗ hoặc kém



hiệu quả, hệ thống quản trị, kiểm soát, kiểm toán nội bộ yếu kém, vi phạm nghiêm trọng các quy định về cơ cấu lại nợ, phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro để che giấu nợ xấu, phản ánh sai lệch kết quả kinh doanh. Căn cứ kết quả các cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành ngân hàng, từ năm 2011 đến 15/9/2015, căn cứ vào mức độ và hành vi sai phạm, cơ quan thanh tra, giám

Đối với NHTM yếu kém, NHNN đã:

+ Cho sáp nhập, hợp nhất 8 NHTM nhưng thực tế quy mô ngân hàng vẫn tăng, đáp ứng được yêu cầu về vốn, hoặc mua lại với giá 0 đồng đối với NHTM Đại Dương (chính thức từ ngày 25/4/2015), NHTM VNCB (chính thức từ ngày 5/3/2015), NHTM GPBank (chính thức từ ngày 7/7/2015).

+ Cử đội ngũ lãnh đạo, điều hành, có năng lực của các NHTM Nhà nước sang các NHTM được NHNN mua lại.

+ Đặt NHTM yếu kém vào diện kiểm soát đặc biệt: trước đây là GPBank, Ngân hàng Phương Nam, Eximbank và gần đây nhất là Đông Á Bank từ ngày 13/8/2015.

Cùng với các biện pháp tổng lực khác, hoạt động thanh tra đã phát hiện các yếu kém của các NHTM về mặt tài chính, quản trị… và trình ban lãnh đạo NHNN các quyết sách phù hợp. Cho đến nay, khi kết thúc giai đoạn 1 của quá trình tái cơ cấu, hệ thống NHTM không xảy ra đổ vỡ hệ thống, lòng tin và quyền lợi của người dân vào hệ thống ngân hàng được duy trì, giảm bớt số lượng các NHTM, tập trung vốn và năng lực vào các NHTM lớn. Đó là những kết quả bước đầu của tái cơ cấu NHTM giai đoạn năm 2012-2015.

2.2.3. Công cụ và phương pháp quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam

2.2.3.1. Công cụ quản lý

Tất cả các công cụ quản lý đã được NHNN vận dụng uyển chuyển và ngày càng đầy đủ trong thực tiễn điều hành. NHNN đã thực hiện việc xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển các NHTM và sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ quốc gia theo Luật NHNN 2006 và 2010. Các công cụ này đã góp phần hoạch định chính sách tiền tệ quốc gia, quản lý các tổ chức tín dụng theo khung khổ pháp luật và thông lệ quốc tế.



Công cụ thanh tra giám sát của NHTW nhằm buộc các NHTM phải tuân thủ trong phạm vi quy định của khung pháp lý hiện hành về các hệ số an toàn vốn.

Công cụ pháp luật thông qua các văn bản quy phạm pháp luật như Luật (chuyên ngành, luật có liên quan), Nghị định, quyết định, quy chế, thông tư, các chuẩn mực quốc tế…. Thông qua các văn bản quy phạm pháp luật được soạn, NHNN Việt Nam sử dụng quyền lực và chức năng Ngân hàng của Nhà nước để quản lý các NHTM. NHNN Việt Nam xây dựng các Chiến lược phát triển các NHTM, tái cơ cấu các NHTM trong thời kỳ 5 - 10 năm; xây dựng các dự án, đề án và kế hoạch chủ yếu như các Luật NHNN, Luật Các Tổ chức tín dụng, Luật Phòng chống rửa tiền, Luật Bảo hiểm tiền gửi, các Nghị định về thanh toán không dùng tiền mặt, đề án hiện đại hóa ngân hàng… Bên cạnh đó là các quyết định, chỉ thị hàng năm để hoạch định, thúc đẩy, giám sát các NHTM trong các hoạt động ngân hàng, trong đó có vấn đề quản lý vốn chủ sở hữu để đạt tới tỷ lệ theo thông lệ quốc tế.

NHNN Việt Nam cũng không ngại ngần khi cần thiết phải sử dụng các công cụ hành chính đơn thuần như quy định về quản lý thị trường vàng, về trần lãi suất huy động vốn, về mua lại các ngân hàng TMCP yếu kém không thể tự cơ cấu được theo kế hoạch của NHNN, thậm chí với giá 0 đồng như trường hợp của VNBC, GPBank và Ocean Bank trong năm 2015.

2.2.3.2. Phương pháp quản lý

Trong suốt thời kỳ đổi mới kinh tế và đổi mới hệ thống NHTM ở Việt Nam, NHNN Việt Nam đã thực hiện tất cả các phương pháp để theo đuổi các mục đích của mình nhằm đạt an toàn và lành mạnh toàn hệ thống.

- Phương pháp hành chính: Trong thực tiễn, NHNN đã sử dụng nhiều biện pháp hành chính để quản lý các NHTM, trong đó có biện pháp về tổ chức cán bộ (thay thế đội ngũ cán bộ lãnh đạo NHTM yếu kém, xử lý nhiều vụ án trong ngành cùng với các bộ ngành chức năng khác, cử cán bộ có kinh nghiệm sang hỗ trợ các NHTM khó khăn, hoặc điều chuyển các cán bộ có kinh nghiệm về bổ sung cho đội ngũ cán bộ tại NHNN). Trong điều hành chính sách tiền tệ, NHNN đôi khi cũng sử dụng triệt để các phương pháp này đồng thời với các phương pháp khác để đạt được các mục tiêu đặt ra trong từng thời kỳ.



- Phương pháp kinh tế: được NHNN Việt Nam thực hiện dựa trên các lợi ích kinh tế, các đòn bẩy kinh tế để tác động lên NHTM thông qua thị trường. Phương pháp này có tính linh hoạt, mềm dẻo và được thực hiện kết hợp với các phương pháp khác. NHNN Việt Nam đã sử dụng triệt để các công cụ của chính sách tiền tệ là nghiệp vụ thị trường mở, tái cấp vốn, dự trữ bắt buộc và các công cụ khác như tỷ giá, lãi suất…một cách linh hoạt.

- Phương pháp thanh tra giám sát của NHTW nhằm bắt buộc các NHTM phải tuân thủ trong phạm vi quy định của khung pháp lý hiện hành. Với sự thành lập Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng trực thuộc NHNNVN theo Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013, NHNN đã thực sự đẩy mạnh hoạt động thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa theo quy định của Ủy ban Basel 2. Các nội dung thanh tra được thực hiện theo quy định của Ủy ban Basel, đã phát hiện kịp thời các yếu kém của nhiều NHTM và tổ chức tín dụng để kịp thời xử lý.

- Phương pháp thuyết phục, truyền thông thông qua việc NHTW tổ chức hệ thống thông tin đa chiều, công khai công bố thông tin cho NHTM để từng NHTM tự điều chỉnh các hoạt động của mình theo quy định của NHNN. Kể từ khi ban hành Thông tư số 35/2011/TT-NHNN ngày 11/11/2011, tiếp theo là Thông tư số 48/2014/TT-NHNN ngày 31/12/2014 quy định việc phát ngôn và cung cấp thông tin của NHNN Việt Nam, NHNN thường xuyên công bố 5/12 chỉ số cốt lõi trong Bộ chỉ số lành mạnh tài chính theo tiêu chuẩn của IMF là tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, tỷ số nợ xấu/tổng dư nợ, dư nợ của từng lĩnh vực trong tổng dư nợ, ROA và ROE. Ngoài ra, NHNN đã chủ động, tích cực trong truyền thông và phối hợp chính sách cho công luận thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các diễn đàn để hướng dẫn công luận thấu hiểu và đồng hành cùng NHNN, công khai các hoạt động ngân hàng, kịp thời giải thích chính sách quan điểm của ngành. Hoạt động này đã tạo sự đồng thuận cao từ phía xã hội, mặt khác, tạo cơ hội để nhận được phản biện xã hội đối với quản lý của NHNN.

2.3. Đánh giá thực trạng quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam

Mục tiêu quản lý của NHNN Việt Nam đối với vốn chủ sở hữu của các NHTM là tăng quy mô vốn nhằm tăng quy mô ngân hàng, tăng sức mạnh tài chính,



đồng thời đảm bảo an toàn hệ thống. Luận án sẽ tập trung đánh giá kết quả quản lý và nguyên nhân trên một số nội dung sau:

2.3.1. Thành công

2.3.1.1. Vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại gia tăng

Quy định về vốn điều lệ đã trải qua ba lần thay đổi qua việc ban hành Quyết định 67/QĐ-NH5 ngày 27/03/1996, Nghị định 82/1998/NĐ-CP ban hành ngày 03/10/1998, và Nghị định 141/2006/NĐ-CP ban hành ngày 22/11/2006. Năm 1996, quy định về mức vốn điều lệ tối thiểu để thành lập một ngân hàng TMCP khá thấp và nó thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như ngân hàng được thành lập ở khu vực thành thị hay nông thôn, mở thêm hay không mở thêm chi nhánh. Điều này cộng với sự ổn định và khả năng sinh lời tương đối tốt của hệ thống ngân hàng trong giai đoạn này đã khiến số lượng các ngân hàng TMCP cỡ nhỏ gia tăng nhanh chóng. Tuy nhiên, một vài ngân hàng do thiếu kiểm soát và kinh nghiệm, hoạt động cho vay nghèo nàn cùng sự cạnh tranh dữ dội đã lâm vào tình trạng thiếu thanh khoản, mất khả năng thanh toán và âm vốn chủ sở hữu dẫn đến việc phá sản hoặc bị mua lại bởi những ngân hàng mạnh hơn. Do vậy, những ngân hàng nhỏ còn trụ lại đã ý thức rõ được sự quan trọng trong việc duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) và gia tăng vốn điều lệ.

Bảng 2.4: Vốn điều lệ của một số ngân hàng thương mại giai đoạn 2006-2009

Đơn vị: Tỷ đồng


Ngân hàng

2006

2007

2008

2009

Eximbank

1.212

2.800

7.220

8.800

Sacombank

2.089

4.449

5.116

6.700

MB

1.045

2.000

3.400

5.300

ACB

1.100

2.630

6.356

7.814

Techcombank

1.500

2.521

3.642

5.400

Vpbank

750

2.000

2.117

2.117

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.

Quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam - 15

Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTM và tổng hợp của tác giả

Các ngân hàng có sự tăng trưởng mạnh mẽ về vốn điều lệ trong giai đoạn 2006-2010. Trong giai đoạn này, do việc thực hiện quyết định 141/2006/QĐ-NHNN quy định mức vốn điều lệ tối thiểu của các ngân hàng thương mại cổ phần là 3.000 tỷ đồng (đến năm 2010) đã khiến các ngân hàng chạy đua tăng vốn điều lệ thông



qua bán cổ phần trong nước và nước ngoài. Từ năm 2006 đến năm 2008, vốn điều lệ có sự tăng trưởng nhanh nhất như Eximbank tăng 5,9 lần, ACB tăng 5,7 lần,… Nguyên nhân là do sự bùng nổ của thị trường chứng khoán Việt Nam đã tạo điều kiện huy động vốn cổ phần cho các ngân hàng tăng nhanh.

Năm 2008 các NHTMNN đạt vốn điều lệ tối thiểu 3000 tỷ đồng, NHTMCP đạt vốn điều lệ tối thiểu 1000 tỷ đồng; đến năm 2010, tất cả các NHTM đạt vốn điều lệ tối thiểu 3000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, diễn biến nền kinh tế Việt Nam trong năm 2010 đã cản trở không nhỏ đến việc tăng vốn pháp định của các NHTM. Nguyên nhân chính là do nền kinh tế tăng trưởng nóng nhưng kém hiệu quả, lạm phát tăng cao. Bên cạnh đó, chính sách tiền tệ và tài khóa thiếu phối hợp, thậm chí mâu thuẫn nhau, khiến cho môi trường vĩ mô vốn đã bất ổn càng trở nên bất ổn hơn và ẩn chứa nhiều bất trắc. Tuy vậy, các NHTM vẫn quyết tâm thực hiện yêu cầu tăng vốn pháp định theo quy định của pháp luật. Theo Ủy ban chứng khoán Nhà nước, NHNN và Ủy ban Chứng khoán đã chấp thuận cho hầu hết các ngân hàng được cấp phép chào bán cổ phần, nhưng khó có thể hoàn thành đúng hạn. Do đó, chính phủ đã gia hạn tăng vốn tới ngày 31/12/2011 (theo Thông tư số 10/2011/NĐ-CP). Thông tư này đã làm giảm bớt áp lực lên việc tăng vốn ngay lập tức và giúp các ngân hàng có thêm thời gian để thực hiện kế hoạch tăng vốn trong năm 2011. Đến cuối 2011, chỉ còn hai ngân hàng chưa đáp ứng đủ yêu cầu về vốn gồm ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PGBank) với mức vốn 2.000 tỷ VND và ngân hàng TMCP Bảo Việt với mức vốn điều lệ 1.500 tỷ VND.

Đến năm 2015, tất cả các ngân hàng thương mại đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu về vốn điều lệ. Tuy nhiên, do thực hiện kế hoạch tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng, số lượng các ngân hàng giảm dần, hoạt động M&A diễn ra sôi động, 3 ngân hàng bị mua lại với giá 0 đồng, quy mô vốn điều lệ của một số ngân hàng thay đổi.


Bảng 2.5: Vốn điều lệ



STT


Bank Name

Tháng 6/ 2014

2013

2012

2011

2010


VĐL

Tăng giảm

Tăng giảm

%


VĐL

Tăng giảm

Tăng giảm

%


VĐL

Tăng giảm

Tăng giảm

%


VĐL

Tăng giảm

Tăng giảm

%

Vốn

điều lệ

1

VIETINBANK

37234

0

0.00

37234

11017

42.02

26217

5988

29.60

20229

5057

33.33

15172

2

BIDV

28112

0

0.00

28112

5100

22.16

23012

10064

77.73

12948

-1652

-11.32

14600

3

Agribank

28722

2518

9.61

26204

-246

-0.93

26450

4821

22.29

21629

59

0.27

21570

4

Vietcombank

26650

3476

15.00

23174

0

0.00

23174

3476

17.65

19698

6474

48.96

13224

5

Sacombank

12425

0

0.00

12425

1685

15.69

10740

0

0.00

10740

1560

17.00

9179

6

Eximbank

12355

0

0.00

12355

0

0.00

12355

0

0.00

12355

1795

17.00

10560

7

NH Sài Gòn

12295

0

0.00

12295

1711

16.17

10584

0

0.00

10584

6399

152.91

4185

8

MB Bank

11256

0

0.00

11256

1256

12.56

10000

2700

36.99

7300

0

0.00

7300

9

NH Á Châu

9377

0

0.00

9377

0

0.00

9377

0

0.00

9377

0

0.00

9377

10

NH đại chúng




9000

3000

50.00

6000

0

0.00

6000

1000

20.00

5000

11

Techcombank

8878

0

0.00

8878

30

0.34

8848

60

0.68

8788

1856

26.77

6932

12

SHB

8866

0

0.00

8866

0

0.00

8866

4050

84.10

4816

1318

37.69

3498

13

HDBank

8100

0

0.00

8100

3100

62.00

5000

2000

66.67

3000

1000

50.00

2000

14

MaritimeBank

8000

0

0.00

8000

0

0.00

8000

0

0.00

8000

3000

60.00

5000



STT


Bank Name

Tháng 6/ 2014

2013

2012

2011

2010


VĐL

Tăng giảm

Tăng giảm

%


VĐL

Tăng giảm

Tăng giảm

%


VĐL

Tăng giảm

Tăng giảm

%


VĐL

Tăng giảm

Tăng giảm

%

Vốn

điều lệ


15

LienViet Post

Bank


6460


0


0,00


6460


0


0,00


6460


450


7,49


6010


2360


64,66


3650

16

VPbank

6347

577

10,00

5770

0

0,00

5770

720

14,26

5050

1050

26,25

4000

17

NHTiên Phong

5550

0

0,00

5550

0

0,00

5550

2550

85,00

3000

0

0,00

3000

18

SeaBank




5466

131

2,46

5335

0

0,00

5335

0

0,00

5335

19

NH Đông Á

5000

0

0,00

5000

0

0,00

5000

500

11,11

4500

0

0,00

4500

20

NH An Bình

4798

0

0,00

4798

598

14,24

4200

0

0,00

4200

369

9,63

3831

21

VIBBank

4250

0

0,00

4250

0

0,00

4250

0

0,00

4250

250

6,25

4000

22

OceanBank

4000

0

0,00

4000

0

0,00

4000

0

0,00

4000

500

14,29

3500

23

NH Phương Nam




4000

0

0,00

4000

788

24,53

3212

163

5,35

3049


24

NH Phát triển Mê

Kông


3750


0


0,00


3750


0


0,00


3750


0


0,00


3750


750


25,00


3000

25

MHB




3369

0

0,00

3369

307

10,03

3062

56

1,86

3006

26

ORICOMBANK

3234

0

0,00

3234

0

0,00

3234

234

7,80

3000

365

13,85

2635

27

NH Việt Á

3098

0

0,00

3098

0

0,00

3098

0

0,00

3098

161

5,49

2937

Xem tất cả 199 trang.

Ngày đăng: 04/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí