Phân Loại Mô Hình Chủ Sở Hữu Nhà Nước Tại Doanh Nghiệp Có Vốn Nhà Nước


giữa chức năng, nhiệm vụ với quyền hạn được trao tạo thành thẩm quyền pháp lý cho các cơ quan hành chính nhà nước hoạt động.

Về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, bộ máy, nhân sự và không gian tác động, các đối tượng chịu ảnh hưởng của hoạt động quản lý của nó. Nói đến quy mô của một tổ chức là nói đến sự lớn, nhỏ của các tổ chức đó. Bộ máy hành chính nhà nước là một hệ thống tổ chức có quy mô rộng lớn nhất cả về tổ chức cũng như hoạt động trong xã hội.

Về nguồn lực cho hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước được chia thành hai nhóm: Nguồn nhân lực, đó là con người làm việc trong các cơ quan tổ chức của bộ máy hành chính nhà nước, họ là người của Nhà nước, được Nhà nước thuê và sử dụng, họ phải tuân thủ theo các quy định của nhà nước. Mỗi người được trao một nhiện vụ cụ thể theo từng vị trí, chức vụ. Những người làm việc trong các cơ quan, tổ chức của bộ máy hành chính nhà nước là những người thực thi những công việc đặc biệt : thực thi công vụ, họ được nhà nước quản lý và sử dụng theo các quy định riêng của pháp luật. Nguồn tài chính để cho các tổ chức hành chính nhà nước hoạt động cũng như chi trả lương cho đội ngũ công chức lấy từ ngân sách của nhà nước; các hoạt động chi tiêu liên quan đến hoạt động quản lý hành chính nhà nước được tuân thủ theo pháp luật, được kiểm soát chặt chẽ bởi kiểm toán nhà nước; sự kiểm soát này nhằm bảo đảm cho việc sử dụng ngân sách nhà nước có hiệu quả cao nhất, chống lãng phí, tiêu cực, tham nhũng.

Mô hình chủ sở hữu nhà nước được tổ chức dưới dạng mô hình doanh nghiệp [129]:

Mô hình tổ chức doanh nghiệp là kết cấu nội bộ các mối quan hệ, quyền lực và thông tin của doanh nghiệp; là bộ khung cơ bản về tổ chức chức vụ, nhóm chức vụ, các mối quan hệ báo cáo và tương tác mà một tổ chức xây dựng nhằm thực hiện các mục tiêu của mình (Bartol và Martin, 1994). Mintzberg


(2009) định nghĩa cơ cấu tổ chức là cách thức sắp xếp con người cũng như cách phân công và phối hợp giữa các công việc. Greenberg (2011) cho rằng cơ cấu tổ chức là sự phân công chính thống giữa các cá nhân và các nhóm liên quan đến trách nhiệm, phân bổ nhiệm vụ và quyền hạn trong tổ chức. Cơ cấu tổ chức sẽ quyết định những cá nhân tham ra vào hoạt động và ra quyết định và sự tuân thủ các quy trình hoạt động, phối hợp để thực hiện nhiệm vụ được giao. Một cấu trúc tổ chức hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy các hoạt động của doanh nghiệp, từ đó có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh cũng như bổ trợ, duy trì và phát triển lợi thế cạnh tranh hiện có của doanh nghiệp và sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp cũng như thực hiện chiến lược của doanh nghiệp.

Mô hình tổ chức phụ thuộc vào nhiều mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp và quyết định của người đứng đầu doanh nghiệp cũng như các yếu tố bên ngoài cũng tác động, ảnh hưởng đến quyết định của người đứng đầu đến mô hình tổ chức của doanh nghiệp. Tuy nhiên, lựa chọn cấu trúc nào phụ thuộc vào các thách thức mà tổ chức phải đối mặt, cũng như căn cứ vào khả năng của nhà quản trị và các mục tiêu chiến lược mà tổ chức hướng đến.

Mô hình tổ chức bộ máy doanh nghiệp là tổng hợp các bộ phận khác nhau có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được giao những trách nhiệm quyền hạn nhất định và được sắp xếp theo từng cấp, từng bộ phận nhằm thực hiện các chức năng quản lý doanh nghiệp. Mô hình tổ chức quản lý là hình thức phân công lao động trong lĩnh vực quản trị và tác động đến hoạt động của hệ thống quản trị vừa tác động đến cơ cấu sản xuất đồng thời tác động tích cực trở lại đến quá trình phát triển sản xuất. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp muốn tối ưu, linh hoạt, chuyên nghiệp, tinh, gọn, nhẹ, đảm bảo nguyên tắc chế độ thủ trưởng và có hiệu lực, hiệu quả kinh tế đòi hòi sự phù hợp giữa cơ cấu bộ máy quản lý với chức năng quản lý. Chức năng quản lý bao gồm những chức năng định hướng, tổ chức, phối hợp, điều khiển, kiểm tra, điều chỉnh, quản trị

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.


sản xuất, quản trị nhân sự, quản trị tài chính.

Mô hình chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước ở Việt Nam - 6

Khái quát lại, mô hình chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp gồm ba cấu thành chính: Cơ cấu tổ chức, cơ chế vận hành, nguồn lực (con người và vất chất) để thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN.

Về cơ cấu tổ chức: Tùy theo mô hình chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN được thiết lập dưới dạng cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, hay dưới dạng tổ chức tài chính đặc biệt (quản lý nhà nước, đầu tư vốn) mà có cơ cấu tổ chức tương ứng. Đối với mô hình doanh nghiệp thường được tổ chức dưới dạng tập đoàn, tổng công ty (theo Mô hình Mẹ-con) hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Công ty, hoặc dưới dạng Quỹ đầu tư; đối với mô hình dạng cơ quan quản lý nhà nước thường được tổ chức dưới dạng Ủy ban, cấp Bộ, Tổng cục/Cục, Vụ, cơ quan giúp việc là các Vụ/phòng/ban, trung tâm….; đối với mô hình hoạt động dưới dạng tổ chức tài chính đặc biệt là mô hình hỗn hợp vừa được tổ chức theo dạng quản lý nhà nước như các vụ/cục/phòng/ban thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước, ngoài ra có các quỹ hoạt động như Quỹ đầu tư thực hiện chức năng đầu tư vốn nhà nước. Để thực thi quyền sở hữu nhà nước tại DNCVNN được thực hiện thông qua việc thành lập một cơ quan điều phối, hoặc phù hợp hơn là bằng việc tập trung hóa chức năng sở hữu nhà nước, hoạt động quản trị DNCVNN cần được quy định rõ ràng với quyền của chủ sở hữu. Chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN cần xác định mối quan hệ với các cơ quan nhà nước liên quan như các bộ ngành, Chính phủ, Quốc hội, Kiểm toán Nhà nướcvà chịu trách nhiệm cũng như kiểm soát của cơ quan Kiểm toán Nhà nước. Chủ sở hữu nhà nước xác định rõ các mục tiêu chung của sở hữu nhà nước, vai trò của nhà nước trong quản trị DNCVNN và cách thức nhà nước sẽ thực thi chính sách sở hữu của mình một cách rõ ràng, minh bạch và có kiểm soát. Phân định rõ quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu và người điều hành của doanh nghiệp, Chính phủ không cần tham gia vào công việc quản lý hàng ngày của


DNCVNN và phải cho phép doanh nghiệp có quyền tự chủ hoạt động hoàn toàn để đạt được mục tiêu đã đề ra. Hội đồng Quản trị của DNCVNN thực hiện trách nhiệm của mình để đạt mục tiêu đề ra trên cơ sở khuôn khổ của nhà nước cho phép và quy định rõ ràng, tôn trọng quyền tự chủ của họ, Chính phủ giám sát việc thực hiện của Hội đồng quản trị có tuân thủ theo các nguyên tắc và chuẩn mực cho phép hay không; với vai trò là chủ sở hữu, cổ đông trong DNCVNN, Nhà nước thực hiện quyền sở hữu theo cơ cấu pháp lý của mỗi doanh nghiệp.

Về cơ chế vận hành mô hình: Tùy theo mỗi loại mô hình chủ sở hữu nhà nước mà có cơ chế vận hành tương ứng. Đối với mô hình doanh nghiệp/quỹ đầu tư hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp, quỹ đầu tư có sự phân cấp quyền và trách nhiệm của Chủ sở hữu (Chính phủ) với Hội đồng quản trị/Hội đồng quản lý; cơ chế này tạo sự minh bạch rõ ràng và quyết định kịp thời. Đối với mô hình cơ quan quản lý nhà nước hoạt động như đơn vị hành chính công thực hiện quyền của chủ sở hữu theo sự phân cấp quyền và trách nhiệm giữa Chủ sở hữu (Chính phủ), cơ chế này thường tạo sự quan liêu, trì trệ, kém năng động không phản ứng kịp thời với cơ chế thị trường. Đối với mô hình định chế tài chính đặc biệt hoạt động vừa theo cơ chế quản lý nhà nước vừa theo cơ chế của quỹ đầu tư, đây là mô hình hỗn hợp phát huy được ưu điểm và khắc phục được những hạn chế của mô hình quản lý nhà nước và doanh nghiệp.

Về nguồn lực: (1) Nhân lực: Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của tổ chức đòi hỏi những còn người phù hợp với trình độ, kinh nghiệm, năng lực, lương, thưởng, chế độ đãi ngộ phù hợp từ cấp lãnh đạo đến nhân viên để thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của tổ chức đặt ra. Yếu tố con người mang tính quyết định sự thành công hay thất bại của tổ chức. Mô hình có hay và phù hợp đến đâu, nhưng nếu không có người đủ tâm, đủ tầm, đủ tài với chế độ đãi ngộ gắn với hiệu quả công việc để tổ chức thực hiện, vận hành Mô hình đó thì cũng sẽ dẫn đến thất bại. Người đại diện chủ sở hữu nhà nước là cá nhân được cơ quan


nhà nước có thẩm quyền cử thay mặt nhà nước để thực hiện quyền, trách nhiệm của chủ sở hữu nhà nước. Người đại diện chủ sở hữu trong quá trình thực hiện đại diện chủ sở hữu, nắm được những thông tin, người đại diện có thể trục lợi cho bản thân từ việc nắm bắt thông tin gây bất lợi, hoặc phương hại đến lợi ích của chủ sở hữu có lợi cho người đại diện (thông tin bất cân xứng). (2) Vật chất: Mô hình chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN được thiết lập dưới dạng cơ quan quản lý nhà nước, vị trí là cơ quan nhà nước thuộc Chính phủ, nguồn kinh phí để hoạt động từ nguồn ngân sách nhà nước theo kế hoạch chi tiêu ngân sách hàng năm. Đối với mô hình chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN được thiết lập dưới dạng doanh nghiệp, quỹ đầu tư thì nguồn kinh phí hoạt động từ nguồn vốn của doanh nghiệp, nguồn lợi nhuận để lại của doanh nghiệp, nguồn chi phí quản lý của doanh nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định trong khuôn khổ quy chế hoạt động của tổ chức.

2.2.1.2. Phân loại mô hình chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước

Như đã phân tích ở trên chỉ ra rằng, phân loại theo cơ chế hoạt động có ba loại mô hình chính của mô hình chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN: hoạt động dưới dạng cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức tài chính đặc biệt (hỗn hợp vừa cơ quan quản lý nhà nước vừa doanh nghiệp).

Phân loại theo mô hình tổ chức có ba loại chính của mô hình chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN: Mô hình tập trung, mô hình phân tán, mô hình hỗn hợp (vừa tập trung vừa phân tán).

Mô hình tập trung: Chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN được thiết lập tập trung vào một tổ chức, tổ chức đó có thể ở cấp Trung ương hoặc được tổ chức từ Trung ương đến các địa phương.

Mô hình phân tán: Chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN do nhiều cơ quan, tổ chức được giao quyền và nhiệm vụ thực hiện từ cấp Trung ương đến các địa phương.


Mô hình hỗn hợp: Chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN đối với phần lớn DNCVNN tập trung vào một cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, các DNCVNN còn lại do các tổ chức, cơ quan, địa phương khác thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước.

2.2.2 Mục tiêu, hoạt động, yêu cầu và nguyên tắc xác lập mô hình chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước

2.2.2.1. Mục tiêu, hoạt động của mô hình chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước

Về mục tiêu thực hiện quyền của chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN: “Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người đại diện cho nhân dân quản lý, nắm giữ những tư liệu sản xuất, là chủ sở hữu đối với tài sản và Nhà nước thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với các tài sản đó [108]. “Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu nhà nước”. Chính phủ thống nhất quản lý và bảo đảm sử dụng đúng mục đích, hiệu quả và tiết kiệm tài sản thuộc sở hữu Nhà nước” [108]. “Khi tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước được đầu tư vào DNCVNN thì Nhà nước thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản đó theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. “DNCVNN có quyền quản lý, sử dụng vốn, đất đai, tài nguyên và các tài sản khác do Nhà nước đầu tư theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp” [108].

Mục tiêu của mô hình chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN: Xuất phát từ yêu cầu sử dụng hiệu quả nguồn vốn mà Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường nhằm đảm bảo lợi ích của Nhà nước. Nhà nước có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt và thu lợi trên mức độ vốn của mình bỏ vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Thực hiện quyền của chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN hiệu quả nhất, nâng cao hiệu quả nguồn vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, DNCVNN được đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu


quả hoạt động góp phần thuc đẩy nền kinh tế phát triển.

Mô hình chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN cần tách bạch chức năng của chủ sở hữu nhà nước và chức năng quản lý nhà nước đối với CNCVNN; xác định rõ phân công, phân cấp quản lý và phối hợp trong việc thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước; đảm bảo đủ nhân lực và năng lực thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước. Mô hình chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN là bộ máy có thể thực hiện được các chức năng nhiệm vụ sau:

Một là, thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước một cách có hiệu quả;

Hai là, thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu, cổ phần hóa, bán phần vốn nhà nước không cần nắm giữ tại các doanh nghiệp;

Ba là, tăng cường quản lý, giám sát, nâng cao hiệu quả và quản trị doanh nghiệp.

Bốn là, tập trung nguồn lực từ cổ phần hóa, bán vốn, lợi nhuận để lại của doanh nghiệp có vốn nhà nước để thực hiện đầu tư vào các ngành và lĩnh vực phục vụ mục tiêu chiến lược phát triển của quốc gia và chi cho đầu tư phát triển của đất nước;

2.2.2.2. Yêu cầu đối với mô hình chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước

Một là, mô hình phải tách bạch chức năng quản lý nhà nước và chức năng chủ sở hữu tại DNCVNN. Tập trung một đầu mối thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước, theo nguyên tắc doanh nghiệp chỉ một cấp lãnh đạo và chịu trách nhiệm toàn diện;

Hai là, mô hình cần xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của chủ sở hữu nhà nước và chức năng quản lý nhà nước đối với DNCVNN. Việc xác định mục tiêu của các bộ phận, các đơn vị trong hệ thống phải hướng tới thực hiện mục tiêu chung, bảo đảm phục tùng mục tiêu chung. Bảo đảm ở đâu có vốn nhà nước thì phải có tổ chức, cá nhân được giao quyền thực hiện quyền, trách nhiệm


của cơ quan đại diện chủ sở hữu với nhiệm vụ, quyền hạn, quyền lợi, trách nhiệm rõ ràng.

Ba là, đảm bảo yêu cầu chuyên môn hóa trong tổ chức bộ máy của mô hình chủ sở hữu nhà nước để đảm bảo mục tiêu quản lý đối với DNCVNN được thực hiện tốt nhất. Tính chuyên môn hóa được cụ thể rõ nhất đối với nguồn nhân lực của chủ sở hữu nhà nước trong việc am hiểu về kinh tế, kỹ thuật, tài chính đối với ngành và lĩnh vực mà DNCVNN do chủ sở hữu nhà nước quản lý.

Bốn là, trong mô hình chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN cần phân công, phân cấp quản lý. Đây là yêu cầu thiết yếu, tạo sự chủ động trong hoạt động của các DNCVNN, chủ sở hữu nhà nước không can thiệp sâu vào quá trình hoạt động, điều hành của hội đồng quản trị, ban giám đốc của DNCVNN; cần phân cấp, phân quyền những công việc mà hội đồng quản trị cần xin ý kiến của chủ sở hữu nhà nước như: sứ mệnh, định hướng chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư, phân chia lợi nhuận, sửa đổi điều lệ, quy chế, giải thể, phá sản doanh nghiệp.

Năm là, mô hình ổn định tương đối và linh hoạt cần thiết: Xác lập mô hình chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN phải bảo đảm sự ổn định để có thể thực hiện được các chức năng chủ sở hữu nhà nước tốt nhất, bảo đảm thực hiện được các mục tiêu quản lý nhà nước đối với DNCVNN. Do vậy, bộ máy chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN phải được thiết kế hợp lý, bảo đảm sự ổn định tương đối đồng thời đủ linh hoạt và tiếp tục hoàn thiện để thực hiện tốt, đầy đủ chức năng chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN.

Sáu là, khi xác lập mô hình chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN phải tuân thủ tính thống nhất trong bộ máy và phối hợp trong thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước, bao gồm thống nhất trong xác định mục tiêu, trong điều hành, tổ chức thực hiện. Trong điều hành mô hình chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN bảo đảm sự tập trung chỉ huy thống nhất ở một đầu mối cao nhất của từng bộ phận, của cả hệ thống, đồng thời bảo đảm chế độ làm việc tập thể kết hợp với

Xem tất cả 191 trang.

Ngày đăng: 19/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí