Phương Pháp Thẩm Định Các Dự Án Đầu Tư Sử Dụng Nguồn Vốn Tín Dụng Nhà Nước


* Trường hợp chủ đầu tư gửi trực tiếp hồ sơ đến Chi nhánh TTH:

- Ngay sau khi vào công văn, Bộ phận văn thư chuyển hồ sơ và hướng dẫn khách hàng vay vốn gặp đơn vị chủ trì thẩm định (Phòng thẩm định) của Chi nhánh TTH.

- Sau khi nhận được hồ sơ, Phòng thẩm định phải tiến hành kiểm tra danh mục các tài liệu giấy tờ trong hồ sơ, xác định rõ những văn bản giấy tờ còn thiếu theo quy định, đồng thời tiến hành lập Phiếu giao nhận hồ sơ với đại diện của chủ đầu tư; thông báo cho chủ đầu tư gửi bổ sung các hồ sơ còn bị thiếu theo quy định.

* Trường hợp chủ đầu tư gửi hồ sơ đến Chi nhánh TTH qua đường bưu điện:

- Bộ phận văn thư nhận, đóng dấu công văn đến và chuyển toàn bộ hồ sơ đến Phòng thẩm định để tiến hành kiểm tra. Trường hợp hồ sơ dự án chưa hoàn chỉnh thì Phòng thẩm định dự thảo công văn trình Giám Đốc hoặc Phó Giám Đốc ký thông báo đề nghị chủ đầu tư bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ còn thiếu theo quy định.

- Thời hạn thông báo các văn bản còn thiếu cho chủ đầu tư không quá 2 ngày làm việc kể từ ngày Phòng thẩm định nhận được hồ sơ dự án.

- Luân chuyển hồ sơ vay vốn

+ Hồ sơ vay vốn của chủ đầu tư sau khi được vào sổ, đóng dấu công văn đến thì được chuyển đến Phòng thẩm định để tiến hành thẩm định.

+ Phòng thẩm định sao các hồ sơ liên quan đến nội dung thẩm định gửi các Phòng tham gia thẩm định theo chức năng quy định.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

+ Trường hợp dự án được Phòng thẩm định chấp thuận cho vay, sau khi hợp đồng đã được ký giữa Chi nhánh và chủ đầu tư thì Phòng thẩm định giao toàn bộ hồ sơ của dự án cho Phòng Tín dụng để Phòng quản lý, theo dõi quá trình thực hiện của dự án đầu tư.

B. Tổ chức thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh Thừa Thiên Huế

Công tác thẩm định dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước tại ngân hàng phát triển Việt Nam chi nhánh Thừa Thiên Huế - 4

- Giám Đốc Chi nhánh TTH tổ chức thẩm định các dự án được phân cấp, uỷ quyền trong hoạt động TDĐT và TDXK của Nhà nước.

- Việc phân công đơn vị chủ trì thẩm định, đơn vị tham gia phối hợp thẩm định dự án cho vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Chi nhánh TTH do Giám Đốc Chi nhánh TTH quy định phù hợp với đặc điểm tổ chức, năng lực hoạt động của đơn vị.


- Trường hợp Giám Đốc Chi nhánh TTH tổ chức thẩm định và ký quyết định cho vay đối với dự án (hoặc đối với chủ đầu tư dự án) thuộc địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với địa điểm đặt trụ sở chính của chủ đầu tư thì Giám Đốc Chi nhánh NHPT nơi có dự án đầu tư (hoặc nơi đặt trụ sở chính của chủ đầu tư) có trách nhiệm tham gia phối hợp trong việc thẩm định dự án đầu tư, thẩm định chủ đầu tư theo đề nghị của Giám Đốc Chi nhánh TTH chủ trì thẩm định.

C. Quyết định cho vay

- Đối với dự án đầu tư phân cấp

Giám Đốc Chi nhánh TTH quyết định cho vay các dự án được phân cấp theo Quyết định số 342/QĐ –NHPT ngày 23/7/2007 của Tổng Giám Đốc NHPTVN; báo cáo NHPT kết quả thẩm định và quyết định cho vay đối với dự án để thực hiện giám sát theo quy định.

- Đối với dự án đầu tư không phân cấp

Giám Đốc Chi nhánh TTH tổ chức thẩm định và đề xuất với Tổng Giám Đốc NHPT về việc cho vay đối với dự án theo Quyết định số 342/QĐ –NHPT ngày 23/7/2007 của Tổng Giám Đốc NHPT kết quả thẩm định và gửi kèm theo toàn bộ hồ sơ dự án về Hội sở chính để xem xét trình Tổng Giám Đốc NHPT quyết định cho vay.

2.2.2.2. Thời gian thẩm định dự án đầu tư

- Thời gian thẩm định đối với dự án cho vay

Thời gian thẩm định dự án đầu tư được tính từ ngày NHPT nhận đủ hồ sơ dự án hợp pháp, hợp lệ theo quy định đến thời điểm có văn bản thông báo kết quả thẩm định được thực hiện như sau:

+ Đối với dự án quan trọng quốc gia: không quá 60 ngày làm việc.

+ Đối với các dự án đầu tư thuộc nhóm A: không quá 40 ngày làm việc.

+ Đối với các dự án đầu tư thuộc nhóm B: không quá 30 ngày làm việc.

+ Đối với các dự án đầu tư thuộc nhóm C: không quá 20 ngày làm việc.

Thời gian quy định trên áp dụng cho các trường hợp thẩm định dự án cho vay mới và thẩm định lại dự án.


- Quy định thời gian thẩm định dự án tại NHPT – Chi nhánh TTH

+ Thời gian thẩm định, tham gia ý kiến về đối tượng được vay vốn tín dụng đầu tư của dự án để chủ đầu tư đăng ký đầu tư: không quá 15 ngày làm việc kể từ khi Chi nhánh nhận đủ hồ sơ hợp pháp, hợp lệ theo quy định.

+ Đối với các dự án đầu tư phân cấp cho Giám Đốc Chi nhánh TTH quyết định việc cho vay, thời gian thẩm định thực hiện được quy định tại Quyết định số 342/QĐ – NHPT ngày 23/7/2007.

+ Đối với các dự án uỷ quyền cho Giám Đốc Chi nhánh tổ chức thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay và đề xuất với Tổng Giám Đốc NHPT về việc chấp thuận hay từ chối cho vay đối với dự án đầu tư.

Thời gian thẩm định trên áp dụng cho các trường hợp thẩm định dự án cho vay mới và thẩm định lại dự án.

2.2.2.3. Phương pháp thẩm định các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn tín dụng Nhà nước

Các phương pháp thẩm định dự án vay vốn tín dụng ĐTPT tại CN bao gồm:

Phương pháp 1: Thẩm định theo trình tự

- Thẩm định tổng quát: xem xét khái quát các nội dung cần thẩm định của dự án, qua đó đánh giá một cách chung nhất tính đầy đủ, phù hợp của dự án. Bước này cho phép hình dung một cách khái quát nhất về dự án, hiễu rõ quy mô và mức độ cần thiết của dự án. Nhược điểm của giai đoạn này là khó phát hiện ra được các vấn đề cần phải bác bỏ, hoặc các sai xót của dự án cần bổ sung hoặc sửa đổi.

- Thẩm định chi tiết: được tiến hành sau thẩm định tổng quát. Chỉ khi tiến hành thẩm định chi tiết, những vấn đề sai xót ở thẩm định tổng quát mới được phát hiện. Việc thẩm định này được tiến hành tỉ mỉ, chi tiết với từng nội dung cụ thể của dự án từ việc thẩm định các điều kiện pháp lý đến việc thẩm định các khía cạnh thị trường, kỹ thuật, tổ chức quản lý, tài chính và kinh tế xã hội của dự án. Mỗi một nội dung xem xét đều phải đưa ra ý kiến là đồng ý hay không đồng ý.

Ở bước này, kết luận rút ra ở nội dung trước có thể là điều kiện để tiếp tục nghiên cứu. Nếu một số nội dung cơ bản của dự án đã bị bác bỏ thì có thể từ bỏ dự án mà không cần phải đi vào thẩm định các nội dung tiếp theo.


Phương pháp 2: So sánh, đối chiếu các chỉ tiêu

Đây là phương pháp đơn giản, thường được sử dụng để tiến hành thẩm định các dự án đầu tư tại CN. Các chỉ tiêu của dự án được đưa ra so sánh với các quy định, các tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật, các dự án đã và đang hoạt động… Sử dụng phương pháp này giúp cho việc đánh giá tính hợp lý và chính xác về các chỉ tiêu của dự án. Trên cơ sở đó rút ra các kết luận đúng đắn về dự án, là cơ sở để ra quyết định đầu tư đúng đắn. Phương pháp so sánh được tiến hành theo một số chỉ tiêu như:

- Tiêu chuẩn về công nghệ, thiết bị trong quan hệ chiến lược đầu tư công nghệ quốc gia, quốc tế.

- Tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng về cấp công trình do Nhà nước quy định hoặc điều kiện tài chính mà dự án có thể chấp nhận được.

- Các định mức về sản xuất, tiêu hao năng lượng, nguyên liệu, công nhân… của ngành theo các định mức kinh tế -kỹ thuật.

Trong quá trình thẩm định, các cán bộ thẩm định có thể sử dụng những kinh nghiệm của mình để so sánh, kiểm tra tính hợp lý, tính thực tế của các giải pháp lựa chọn. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng phương pháp này các cán bộ thẩm định cần lưu ý: các chỉ tiêu được dùng để so sánh phải được vận dụng phù hợp với các điều kiện và đặc điểm cụ thể của từng dự án và của từng doanh nghiệp, tránh tình trạng so sánh máy móc, cứng nhắc.

Phương pháp 3: Thẩm định dựa trên phân tích độ nhạy của dự án

Phương pháp này được dùng để thẩm định các dự án lớn, phức tạp. Đây là một phương pháp hiện đại được áp dụng trong thẩm định dự án đầu tư. Nó thường được dùng để kiểm tra tính vững chắc về hiệu quả tài chính của dự án. Phân tích độ nhạy của dự án là xem xét sự thay đổi các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án khi các yếu tố có liên quan đến chỉ tiêu đó thay đổi. Mục đích của phương pháp này là nhằm tìm ra những yếu tố nhạy cảm, ảnh hưởng đến các chỉ tiêu của dự án để từ đó có biện pháp quản lý chúng trong quá trình thực hiện dự án.

Phương pháp 4: Thẩm định dự án có xem xét đến các yếu tố rủi ro

Dự án đầu tư là một tập hợp các yếu tố dự kiến trong tương lai, từ khi thực hiện dự án đến khi đi dự án đi vào khai thác, hoạt động thì thời gian hoàn vốn thường rất


dài, do đó có nhiều rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dự án. Có thể dẫn đến dự án không đạt hiệu quả và Chủ đầu tư mất khả năng hoàn trả vốn vay cho ngân hàng. Vì vậy, để đảm bảo khả năng thu hồi nợ hay tính vững chắc về hiệu quả của dự án, các cán bộ thẩm định phải dự đoán được một số rủi ro có thể xảy ra đối với dự án để có thể biện pháp kinh tế hoặc hành chính thích hợp, hạn chế rủi ro cho ngân hàng trong trường hợp cho dự án vay vốn. Trong trường hợp rủi ro phát sinh mà dự án vẫn có hiệu quả thì điều đó chứng tỏ dự án có độ an toàn cao, ngân hàng nên cho Chủ đầu tư vay vốn.

Phương pháp 5: Thẩm định dự án trên cơ sở của kết quả dự báo

Phương pháp này sử dụng các số liệu dự báo, điều tra thống kê để kiểm tra cung cầu của thị trường về sản phẩm của dự án, giá cả, chất lượng… có ảnh hưởng trực tiếp đến tính hiệu quả, khả thi của dự án từ đó đưa ra quyết định cho vay vốn đúng đắn. Để có thể sử dụng tốt phương pháp này, cán bộ thẩm định cần phải trang bị cho mình các kỹ năng tổng hợp sau đó phải phân tích và có thể sử dụng các mô hình toán, thống kê để dự báo. Các phương pháp dự báo thường được sử dụng là: phương pháp ngoại suy thống kê, phương pháp mô hình hồi quy tương quan, phương pháp sử dụng hệ số co dãn của cầu, phương pháp định mức, phương pháp lấy ý kiến chuyên gia.

Tùy vào trình độ của đội ngũ cán bộ thẩm định và yêu cầu của từng dự án đầu tư mà sử dụng các phương pháp cho phù hợp. Trên thực tế, tại Phòng thẩm định Chi nhánh TTH khi thẩm định 1 dự án đầu tư thường sử dụng kết hợp hai hay nhiều phương pháp. Việc sử dụng các phương pháp kết hợp với nhau góp phần bổ sung, hoàn thiện cho phân tích, đánh giá dự án được toàn diện hơn làm tăng độ tin cậy của các kết quả thẩm định.

2.2.2.4. Nội dung công tác thẩm định dự án vay vốn tín dụng Đầu tư Phát triển của Nhà nước

Nội dung thẩm định quyết định cho vay theo điều 16 quy chế cho vay vốn TDĐT của nhà nước ban hành theo quyết định số 41/QĐ-HĐQL chi tiết các nội dung như sau:

A. Thẩm định tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ dự án, hồ sơ chủ đầu tư

a) Hồ sơ dự án

- Báo cáo đầu tư dự án: đối với dự án do quốc hội thông qua chủ trương đầu tư và các dự án nhóm A không nằm trong quy hoạch được duyệt.


- Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án (hoặc thuyết minh dự án đầu tư): đối với các dự án đầu tư nhóm A, B, C.

- Trường hợp dự án có vốn nhỏ hơn 7 tỷ đồng, chủ đầu tư gửi báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình theo quy định.

- Giấy chứng nhận đầu tư: đối với nhà đầu tư trong nước làm chủ đầu tư dự án có tổng mức đầu tư từ 15 tỷ đồng trở lên phải có giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư.

- Quyết định đầu tư đối với dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt đầu tư.

- Báo cáo tình hình thực hiện dự án đối cới các dự án đang thực hiện.

- Văn bản của cơ quan có thẩm quyền về các nội dung liên quan đến dự án theo quy định hiện hành về quản lý đầu tư bao gồm:

+ Kết quả thẩm định thiết kế cơ sở nếu có;

+ Kết quả thẩm định dự án, thẩm định tổng mức đầu tư nếu có;

+ Thỏa thuận của ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về địa điểm xây dựng dự án, chứng nhận quyền sử dụng đất, cho thuê đất nếu có;

+ Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án;

+ Các văn bản về các nội dung khác liên quan đến dự án.

b) Hồ sơ chủ đầu tư

- Hồ sơ pháp lý:

+ Hồ sơ về việc thành lập và đăng ký kinh doanh của chủ đầu tư: Quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của chủ đầu tư, giấy phép đầu tư.

+ Điều lệ hoạt động của doanh nghiệp, các quyết định bổ nhiệm chủ tịch hội đồng thành viên, hội đồng quản trị...

+ Các tài liệu khác liên quan do chủ đầu tư gửi kèm theo.

- Hồ sơ tài chính:

+ Đối với chủ đầu tư đang hoạt động sản xuất kinh doanh hồ sơ bao gồm : Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật trong hai năm gần nhất và báo cáo nhanh tình hình hoạt động của hai quý gần nhất nếu doanh nghiệp chưa hoạt động đủ hai năm, các báo cáo tài chính này đều phải có kiểm toán.


+ Đối với chủ đầu tư là đơn vị mới thành lập cần phải có nghị quyết của hội đồng quản trị về việc góp vốn đầu tư xây dựng dự án.

- Báo cáo về quan hệ tín dụng với ngân hàng phát triển và các tổ chức cho vay khác của chủ đầu tư.

- Hồ sơ bảo đảm tiền vay.

B. Thẩm định chủ đầu tư dự án

a) Năng lực, kinh nghiệm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh và điều hành dự án của chủ đầu tư

- Nhận xét, đánh giá kinh nghiệm, thời gian và kết quả hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh đầu tư dự án hoạt động của doanh nghiệp đầu tư dự án, của Người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư.

- Nhận xét, đánh giá về mô hình tổ chức, bộ máy điều hành của chủ đầu tư.

b) Về năng lực tài chính của chủ đầu tư

- Đối với đơn vị đang hoạt động sản xuất kinh doanh:

+ Phân tích, đánh giá năng lực tài chính của đơn vị theo các nhóm chỉ tiêu: khả năng thanh toán; hệ số nợ, phân tích hiệu quả sử dụng vốn và khả năng sinh lời; các yếu tố tiềm ẩn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp...

+ Phân tích, đánh giá vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp và khả năng sử dụng vốn chủ sở hữu (vốn tự có) tham gia đầu tư dự án.

Nội dung và phương pháp xác định các chỉ tiêu hoạt động của doanh nghiệp theo hướng dẫn tại Phụ lục 4.

- Đối với đơn vị mới thành lập, chưa có hoạt động sản xuất kinh doanh:

Nhận xét, đánh giá khả năng góp vốn điều lệ của các cổ đông sáng lập, thành viên góp vốn, tính khả thi của việc góp vốn, sử dụng vốn tự có để giải ngân theo tiến độ đầu tư vào dự án của chủ đầu tư.

c) Về uy tín của chủ đầu tư trong quan hệ tín dụng với NHPT và các tổ chức cho vay khác

Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nghĩa vụ ghi trong các hợp đồng mà chủ đầu tư đã ký với NHPT và các tổ chức cho vay; trong đó, đánh giá tình hình thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với từng hợp đồng tín dụng đã ký.


C. Thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay

a) Nhận xét, đánh giá thị trường các yếu tố đầu vào cho sản xuất và đầu ra cho dự án

- Khả năng đáp ứng các yếu tố đầu vào cho sản xuất:

+ Nguồn cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu; Tính ổn định của nguồn cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu; Chiến lược, lộ trình đầu tư xây dựng mạng lưới cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào; Phân tích khả năng biến động giá cả, biến động về tỷ giá ngoại tệ trong trường hợp nhập khẩu nguyên, nhiên liệu.

+ Nguồn nhân lực : trình độ, tay nghề của người lao động, kế hoạch, kinh phí đào tạo nghề cho nhân công.

- Khả năng và phương án tiêu thụ sản phẩm đầu ra của dự án:

+ Đánh giá thị trường tiêu thụ sản phẩm.

+ Mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của dự án.

+ Uy tín về thương hiệu của doanh nghiệp.

+ Khả năng cạnh tranh với sản phảm cùng loại, chiến lược chiếm lĩnh , mở rộng thị trường.

+ Khả năng tiêu thụ sản phẩm cũng như sự hợp lý về giá bán dự kiến.

b) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay và hiệu quả của dự án

- Nhận xét đánh giá về sự phù hợp của tổng mức đầu tư, quy mô dự án, công suất thiết kế, công nghệ thiết bị và hình thức đầu tư.

- Xem xét về tổng mức đầu tư:

+ Nhận xét và đánh giá về sự phù hợp của tổng mức đầu tư với suất đầu tư theo ngành , nghề, lĩnh vực đầu tư, so sánh chi phí đầu tư với dự án tương tự đã thực hiện.

+ Tính đầy đủ, hợp lý của các khoản mục chi phí trong cơ cấu tổng mức đầu tư của dự án: Chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí tư vấn đầu tư

xây dựng, chi phí khác, chi phí dự phòng.

- Thẩm định tính khả thi của các nguồn vốn tham gia đầu tư dự án:

+ Nhận xét đánh giá về việc đảm bảo đủ vốn thực hiện dự án( ngoài vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước vay tại ngân hàng) bao gồm : vốn tự có, vốn vay tại các tổ


chức tài chính khác, vốn huy động. Trong đó mức vốn tự có tham gia đầu tư dự án phải đạt tối thiểu 15% tổng số vốn đầu tư tài sản cố định của dự án.

+ Nhận xét tính hợp lý về cơ cấu vốn và tính khả thi trong việc huy động đủ vốn để thực hiện đầu tư dự án.

+ Nhận xét khả năng đáp ứng các điều kiện tín dụng mà dự án đề xuất đối với từng nguồn vốn sự kiến huy động.

c) Thẩm định các yếu tố khác liên quan đến dự án

- Điều kiện về hạ tầng kỹ thuật: giao thông, điện nước...

- Điều kiện về khí hậu, thổ nhưỡng, bảo vệ môi trường.

- Các yếu tố về trình độ kỹ thuật công nghệ của dự án.

d) Xác định các chỉ tiêu hiệu quả của dự án đầu tư

* Thẩm định các điều kiện được sử dụng để tính toán các chỉ tiêu hiệu quả

- Về chi phí sản xuất kinh doanh:

+ Tính hợp lệ, đầy đủ của các khoản mục chi phí.

+ Sự phù hợp về giá cả đầu vào.

- Về khả năng thu nhập của dự án:

+ Khả năng phát huy công suất thiết kế.

+ Khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án.

+ Khả năng cạnh tranh về giá bán sản phẩm của dự án...

* Tính toán các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, tài chính của dự án (NPV, IRR, B/C; thời gian hoàn vốn có chiết khấu)

- Nội dung và phương pháp tính theo hướng dẫn tại Phụ Lục 5.

- Đánh giá khả năng thu hồi vốn của dự án.

- Nhận xét, đánh giá về hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án.

* Phân tích các yếu tố rủi ro

- Rủi ro do thay đổi về cơ chế, chính sách.

- Rủi ro về giá:

+ Tăng chi phí đầu vào: nguyên liệu, nhiên liệu, nhân công.

+ Giá bán sản phẩm giảm.

+ Chi phí đầu tư tăng.


+ Tỷ giá ngoại tệ tăng làm thay đổi tổng mức đầu tư, ảnh hưởng đến thời gian hoàn thành công trình.

- Rủi ro về khả năng cung cấp nguyên liệu, về nhu cầu tiêu thụ và khả năng sản xuất sản phẩm (công suất hoạt động so với công suất thiết kế).

* Phân tích độ nhạy của dự án

Chọn phân tích độ nhạy của dự án theo một hay nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính như: tổng mức đầu tư, giá nguyên liệu đầu vào, giá sản phẩm đầu ra, công suất hoạt động thực tế giảm ...

Lưu ý:đối với các dự án nguồn điện, trong quá trình thẩm định cần tham khảo Quy định tạm thời nội dung tớnh toỏn phõn tớch kinh tế, tài chớnh đầu tư và khung giỏ mua bỏn điện cỏc dự ỏn nguồn điện ban hành theo Quyết định số 2014/QĐ-BCN ngày 13/6/2007 của Bộ Công nghiệp.

e) Thẩm định phương án trả nợ vốn vay của dự án

* Thẩm định khả năng trả nợ của dự án

- Nguồn trả nợ của dự án: Xác định các nguồn vốn có thể dùng để trả nợ (nguồn thu từ dự án, từ các nguồn thu nhập khác của chủ đầu tư, từ hỗ trợ của Nhà nước...

- Cân bằng Thu - Chi tài chính của dự án.

* Thẩm định kế hoạch trả nợ

- Nhận xét về tính khả thi của kế hoạch trả nợ.

- Khả năng trả nợ phù hợp với điều kiện, thời gian vay của từng nguồn vốn.

- Khả năng sử dụng các nguồn vốn hợp pháp khác để hỗ trợ trả nợ vốn vay của dự án.

* Thẩm định sự phù hợp của các điều kiện vay vốn tín dụng đầu tư

- Thời hạn vay, thời gian ân hạn.

- Thời hạn trả nợ vốn vay.

- Kỳ hạn trả nợ và mức vốn trả nợ.

f) Đề xuất, kiến nghị

Nhận xét, đánh giá về hiệu quả tài chính của dự án, hiệu quả kinh tế-xã hội và khả năng trả nợ vốn vay; kiến nghị phương án giải quyết đối với dự án.


- Trường hợp chấp thuận cho vay: đề xuất các điều kiện tín dụng cụ thể đối với dự án: mức vốn cho vay, lãi suất, thời hạn cho vay.

- Trường hợp từ chối cho vay: nêu rõ lý do từ chối.

D. Thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay

Công tác thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay thực hiện theo hướng dẫn của Tổng giám đốc NHPT về bảo đảm tiền vay.

E. Trường hợp dự án đã có quyết định đầu tư, dự án đang triển khai thực hiện đề nghị vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước

Các trường hợp dự án thuộc đối tượng vay vốn tín dụng đầu tư đã được quyết định đầu tư hoặc dự án đang thực hiện bằng các nguồn vốn khác nếu chủ đầu tư có nhu cầu và đề nghị NHPT cho vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước, ngoài các nội dung thẩm định như trên thì yêu cầu thẩm định thêm một số nội dung sau:

- Thẩm định thời gian hoàn thành dự án đang triển khai xây dựng (cơ cấu nguồn vốn trong quyết định đầu tư chưa có vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước) đề nghị vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước.

- Nhận xét, đánh giá về việc chấp hành trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng trong quá trình thực hiện dự án của chủ đầu tư.

- Thẩm định về thời gian dự kiến hoàn thành dự án trên cơ sở khối lượng, hạng mục xây dựng đã thực hiện.

- Nhận xét, đánh giá về khả năng tăng, giảm tổng mức đầu tư.

- Nhận xét, đánh giá về các nguồn vốn đã sử dụng để thực hiện đầu tư dự án. trong đó phân tích rõ các nguyên nhân chủ đầu tư không bảo đảm huy động đủ vốn để thực hiện dự án theo phương án đã duyệt trong quyết định đầu tư.

- Tính khả thi của việc điều chỉnh phương án nguồn vốn đầu tư dự án. Ta có thể tóm tắt nội dung thẩm định dự án như sau:


Thẩm định hồ sơ dự án, hồ sơ chủ đầu tư

Thẩm định dự án đầu tư

Thẩm định khách hàng


Danh mục tài sản đảm bảo

Thẩm định giá trị tài sản, khả

năng quản lý

Thẩm định nguồn gốc quyền sở hữu

Thẩm định khả năng giao dịch, tranh chấp

Nội dung thẩm định

Thẩm định tài sản bảo đảm

Thẩm định khía cạnh thị trường

Thẩm định khía cạnh kỹ thuật

Thẩm định về tổ chức, quản lý thực hiện dự án

Thẩm định khía cạnh tài chính dự án

Thẩm định khía cạnh kinh tế - xã hội

Thẩm định dự án đầu tư

Sơ đồ 1.3. Tóm tắt nội dung thẩm định dự án vay vốn tín dụng ĐTPT tại Chi nhánh TTH

(Nguồn: Hướng dẫn công tác thẩm định DAĐT – Chi nhánh TTH)

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/04/2022