Các bài viết trong kỷ yếu hội thảo “Mô hình quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong tiến trình tái cấu trúc DNNN tại Việt Nam” do Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ và Thời báo Tài chính Việt Nam tổ chức tháng 4 năm 2017. Hội thảo có sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà khoa học nêu các vấn đề như “Kinh nghiệm quốc tế về mô hình quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và bài học cho Việt Nam” của tác giả Nguyễn Viết Lợi Viện trưởng Viện Chiến lược và chính sách tài chính, tác giả cũng chỉ ra những mô hình tập trung, mô hình phân tán, mô hình hỗn hợp, loại hình tổ chức là doanh nghiệp hay cơ quan quản lý nhà nước mà các nước trên thế giới đang áp dụng; “Đề án thành lập Ủy ban quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp” của tác giả Nguyễn Đình Cung Viện trưởng Viện quản lý kinh tế Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong đề án thành lập cũng lý giải mô hình phân tán, mô hình tập trung, mô hình hỗn hợp, mô hình được thành lập là doanh nghiệp hay cơ quan quản lý nhà nước và đề xuất thành lập Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp là mô hình hỗn hợp với loại hình là cơ quan quản lý nhà nước. Nhiều bài viết trong kỷ yếu Hội thảo nêu nhiều quan điểm khác nhau trong việc lựa chọn mô hình, như bài viết “Quản lý và đầu tư kinh doanh vốn nhà nước của SCIC thực trạng và những vấn đề đặt ra” mô hình lựa chọn là mô hình tập trung với loại hình là doanh nghiệp không cơ quan quản lý nhà nước.
Cuốn sách tham khảo “Tách chức năng chủ sở hữu nhà nước với chức năng quản lý nhà nước đối với DNNN: lý luận, kinh nghiệm quốc tế và ứng dụng vào Việt Nam” của nhóm tác giả, chủ biên Bùi Văn Dũng (CIEM, 2013)
[88] đã lý giải cơ sở lý luận và thực tiễn, kinh nghiệm quốc tế về việc tách chức năng sở hữu nhà nước với chức năng quản lý nhà nước đối với DNNN, đồng thời cũng nêu lên thực trạng việc chưa tách bạch chức năng chủ sở hữu với chức năng quản lý nhà nước ở Việt Nam, nhiều cơ quan nhà nước tham gia thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước khiến cho hiệu lực và hiệu quả quản lý của chủ sở hữu nhà nước còn thấp, là một trong những nguyên nhân làm DNNN ở Việt Nam hoạt động kém hiệu quả không tương xứng với nguồn lực nắm giữ,
tham nhũng, thất thoát, lãng phí. Nhóm tác giả cũng đề xuất mô hình cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN theo hướng thành lập một cơ quan chuyên trách tập trung thuộc Chính phủ để thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp mang tính đột phá và toàn diện hơn cả.
Hội thảo “Đổi mới doanh nghiệp nhà nước và phát triển kinh tế tư nhân” do Trung tâm Thông tin kinh tế (Ban Kinh tế Trung ương) [8] phối hợp với Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh tổ chức vào ngày 30-5- 2017 tại Hà Nội, có nhiều bài phân tích thực trạng, đề xuất giải pháp cổ phần hóa DNNN, đổi mới DNNN cũng đã đề cập thực trạng mô hình chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN. Như các bài “Bàn thêm về quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước” của tác giả Trần Thị Nguyệt Cầm, Nguyễn Thị Tuyết Trinh và Nguyễn Thị Bích Thủy; bài viết “Để tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước đi vào thực chất hơn” của tác giả Võ Tá Tri, Nguyễn Thị Minh Hằng.
1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA CÁC TÁC GIẢ NGOÀI NƯỚC
Trong báo cáo “Phát triển kinh tế và cải cách thể chế phát triển Trung Quốc - 30 năm cải cách mở cửa của Trung Quốc (1978-2008)” của tác giả Trâu Đông Đào [86] đã nêu kinh nghiệm xây dựng, kiện toàn thể chế quản lý và giám sát tài sản nhà nước, trọng tâm là việc thực hiện tách chức năng quản lý nhà nước với chức năng chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, Chính phủ Trung Quốc thành lập Ủy ban Quản lý và Giám sát tài sản nhà nước ở các DNNN (SASAC). Ủy ban là cơ quan đặc biệt, có nhiệm vụ quản lý vốn, tài sản nhà nước tại DNCVNN. Đây là mô hình chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN có thể nghiên cứu, áp dụng vào Việt Nam.
Kinh nghiệm của Indonesia trong việc quản lý các DNCVNN “Indonesia experiences in managing the state companies” của Bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước Indonesia. Báo cáo của tác giả Laksamana Sukardi nguyên Bộ trưởng Bộ DNCVNN Indonesia [134] đã nêu lên mối liên hệ giữa quản trị kém và tính dễ tổn thương của DNNN, từ đó đưa ra giải pháp cải cách DNCVNN ở
Có thể bạn quan tâm!
- Mô hình chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước ở Việt Nam - 1
- Mô hình chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước ở Việt Nam - 2
- Kết Quả Nghiên Cứu Về Vị Trí, Vai Trò, Bản Chất Của Doanh Nghiệp Có Vốn Nhà Nước
- Số Lượng Doanh Nghiệp Và Quy Mô Đầu Tư Vốn Nhà Nước Ở Một Số Quốc Gia Giai Đoạn Năm 2010-2011
- Phân Loại Mô Hình Chủ Sở Hữu Nhà Nước Tại Doanh Nghiệp Có Vốn Nhà Nước
- Các Tiêu Chí Đánh Giá Mô Hình Chủ Sở Hữu Nhà Nước Tại Doanh Nghiệp Có Vốn Nhà Nước
Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.
Indonesia. Indonesia có Luật DNNN từ đó tạo hành lanh pháp lý để tiến hành tư nhân hóa cũng như cổ phần hóa các DNNN. Luật này nêu rõ các điều liên quan đến quản trị của DNNN, đó là yếu tố rất quan trọng. Indonesia đã thành lập Bộ DNNN để quản lý tập trung thống nhất đầu mối chịu trách nhiệm trong thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN.
Bài viết của tác giả Zhang Jun, Đại học Fudan, bài viết “Cải cách DNCVNN và chương trình cải cách mới của Trung quốc” [140]. đã tóm tắt các chính sách cải cách doanh nghiệp của Trung Quốc trong vòng 30 năm qua bằng hai từ “thực dụng” và “thực nghiệm”, không có một chính sách chung nào được áp dụng trên toàn quốc, nhiều chính sách khác nhau được triển khai qua nhiều giai đoạn, nhiều cải cách bắt nguồn từ việc triển khai thí điểm từ cấp cơ sở hoặc địa phương.
Cải cách doanh nghiệp nhà nước: Bài học cho Việt Nam của Gary H. Jefferson [136, tr.266], đã xem xét kinh nghiệm cải cách DNNN tại một số quốc gia (chủ yếu là Trung Quốc, Brazil, Singapore và Hàn Quốc)
Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) của hơn 30 nước trong cuốn hướng dẫn của OECD về quản trị DNNN, trong đó OECD cho rằng nhà nước nên thực hiện các chức năng sở hữu thông qua tập trung chức năng đại diện chủ sở hữu thông qua tổ chức nhất định, có hiệu quả, công khai, minh bạch. OECD đề xuất việc tách biệt quyền sở hữu nhà nước và các chức năng quản lý nhằm đảm bảo quyền sở hữu nhà nước được thực hiện một cách chuyên nghiệp, độc lậpOECD cũng khuyến nghị các nước trong khối về khung quản trị công ty trong DNCVNN như: đảm bảo một khuôn khổ pháp lý và quản lý hiệu quả cho DNCVNN, Nhà nước đóng vai trò chủ sở hữu như thế nào, quy định đối xử bình đẳng với cổ đông, và các bên liên quan, trách nhiệm của Hội đồng quản trị trong DNCVNN, trách nhiệm giải trình và minh bạch trong công bố thông tin [104].
Các công trình nghiên cứu khoa học ở nước ngoài nêu trên, có đề cập tới một số vấn đề mang tính lý thuyết chung hoặc đề cập đến từng mặt, từng khía cạnh quản lý DNCVNN dưới các góc độ nghiên cứu của các ngành khoa học khác nhau, hoặc của các cơ quan Chính phủ trong phạm vi các quốc gia khác nhau. Bởi vậy, các công trình khoa học này là tài liệu có tính chất tham khảo có giá trị mà không trùng lặp với phạm vi đề tài nghiên cứu của luận án “Mô hình chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước ở Việt Nam”.
1.3 NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN ĐƯỢC TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU TRONG LUẬN
ÁN
1.3.1 Những kết quả về lý luận và thực tiễn đã đạt được, luận án kế thừa
Các kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước đều chỉ ra
rằng: cần tách bạch chức năng quản lý nhà nước và chức năng chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp; DNCVNN hoạt động không hiệu quả bằng các doanh nghiệp ngoài nhà nước, nên cần thu hẹp phạm vi hoạt động, DNCVNN chỉ hoạt động trong ngành và lĩnh vực mà tư nhân không đầu tư được hoặc không muốn đầu tư; DNCVNN cần tiếp tục tái cơ cấu, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNCVNN bằng việc đổi mới, hoàn thiện chức năng quản lý nhà nước đối với DNCVNN và đổi mới quản trị của chính DNCVNN, tăng cường kiểm tra giám sát để chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng. Lựa chọn mô hình chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển và phù hợp với quy mô và yêu cầu quản lý của nhà nước đối với DNCVNN.
Tuy nhiên, việc lựa chọn mô hình tập trung, phân tán hay mô hình hỗn hợp hình thức của mô hình hoạt động theo cơ quan quản lý nhà nước hay mô hình doanh nghiệp vẫn còn những quan điểm khác nhau. Mặt khác, sau khi lựa chọn được mô hình chủ sở hữu cần tiếp tục hoàn thiện mô hình cho phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu quản lý để thực hiện có hiệu quả chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước trong từng giai đoạn cụ thể.
1.3.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu và những vấn đề được nghiên cứu trong luận án
1.3.2.1. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
Một là, lựa chọn mô hình chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN theo mô hình doanh nghiệp hay mô hình cơ quan quản lý nhà nước hay là tổ chức đặc biệt (vừa cơ quan quản lý nhà nước vừa hoạt động như doanh nghiệp). Điều kiện áp dụng với mỗi loại mô hình.
Hai là, quy mô và số lượng DNCVNN đến năm 2030 và những năm tiếp theo đóng góp cho nền kinh tế như thế nào, mặt khác quản trị của DNCVNN được nâng lên thì mô hình chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN nên như thế nào.
Ba là, có phân tách DNCVNN thành hai loại theo tính chất của chủ sở hữu nắm giữ lâu dài và không nắm giữ trong ngắn hạn để có mô hình tổ chức quản lý và tập trung quản lý với từng loại cho phù hợp không.
Bốn là, những tồn tại bất cập của mô hình chủ sở hữu vốn nhà nước tại DNCVNN ở Việt Nam hiện nay. Giải pháp để hoàn thiện mô hình chủ sở hữu vốn nhà nước tại DNCVNN trong những năm tới hoạt động hiệu quả, thực hiện tốt chức năng của chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN ở Việt Nam.
1.3.2.2. Những vấn đề được nghiên cứu trong luận án
Trong khuôn khổ của luận án, trong những vấn đề còn tiếp tục nghiên cứu nêu trên, tác giả tập trung vào những bất cập của mô hình chủ sở hữu vốn nhà nước tại DNCVNN ở Việt Nam hiện nay như: Mô hình của Ủy ban quản lý vốn nhà nước mới tập trung quản lý phần vốn nhà nước của 19 tập đoàn, tổng công ty nhà nước; phần vốn nhà nước ở các DNCVNN tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các công ty xổ số của 63 tỉnh thành vẫn do các địa phương, bộ ngành đại diện chủ sở hữu chưa thực hiện tách bạch chức năng quản lý nhà nước và chức năng chủ sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp, vần còn nhiều tồn tại bất cập khi các bộ ngành, địa phương thực hiện quyền của chủ sở hữu
nhà nước.
Trên cơ sở đó các nội dung sẽ được nghiên cứu kỹ trong luận án: Có những loại mô hình nào, đặc điểm, ưu nhược điểm của mỗi loại mô hình, thực trạng về mô hình chủ sở hữu vốn nhà nước tại DNCVNN ở Việt Nam từ 1995 đến nay. Những tồn tại bất cấp và những vấn đề đặt ra cần giải quyết của mô hình chủ sở hữu vốn nhà nước tại DNCVNN ở Việt Nam về cơ cấu tổ chức, cơ chế vận hành và nguồn nhân lực, vật lực. Quan điểm, giải pháp hoàn thiện mô hình chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN ở Việt Nam, trong phần này luận án đã giải quyết các vấn đề đặt ra đối với mô hình chủ sở hữu nhà nước như các tồn tại bất cập của Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đổi mới hoàn thiện mô hình chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN của các Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, UBND Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố HCM, Ngân hàng Nhà nước và các địa phương, bộ ngành còn quản lý và thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN ở Việt Nam.
Nhìn lại các công trình nghiên cứu về DNCVNN thời gian qua có thể khẳng định, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào ở cấp độ luận án tiến sĩ nghiên cứu chuyên sâu về“Mô hình chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước ở Việt Nam”. Bởi vậy, có nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về mô hình chủ sở hữu sở hữu vốn nhà nước tại DNCVNN cần được nghiên cứu để đề ra các giải pháp hoàn thiện mô hình chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN ở Việt Nam trong giai đoạn từ nay đến năm 2030.
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
VỀ MÔ HÌNH CHỦ SỞ HỮU NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN NHÀ NƯỚC
2.1 KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP CÓ VỐN NHÀ NƯỚC
2.1.1 Khái niệm doanh nghiệp có vốn nhà nước
Trên thế giới khái niệm doanh nghiệp nhà nước có thể tổng quan lại như sau: Theo OECD : “Doanh nghiệp nhà nước” dùng để chỉ các doanh nghiệp mà nhà nước có quyền kiểm soát thông qua sở hữu toàn bộ, đa số hay thiểu số quan trọng. Theo định nghĩa của các nước tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP): Doanh nghiệp nhà nước là một doanh nghiệp do nhà nước sở hữu hơn 50% vốn, hoặc kiểm soát trên 50% quyền biểu quyết, hoặc giữ quyền chỉ định đa số thành viên ban quản trị hoặc bất kỳ bộ máy quản lý tương đương khác [145].
Về khái niệm doanh nghiệp có vốn nhà nước trên thế giới: DNCVNN đang hiện hữu ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một định nghĩa thống nhất mang tính toàn cầu về loại hình doanh nghiệp này.
Tại Việt Nam, khái niệm DNNN cũng thay đổi qua các thời kỳ: Trước khi Luật Doanh nghiệp năm 2014 có hiệu lực thi hành “DNNN là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn”. Luật Doanh nghiệp sửa đổi năm 2014 xác định“Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ”. Sau Nghị quyết 12 của Hội nghị Trung ương 5 khóa XII (2017), khái niệm DNNN đã có sự thay đổi “Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc vốn góp chi phối ”. Luật Doanh nghiệp 2020 đã cụ thể hóa điều này tại Điều 4, điểm 8 “DNNN là doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ”.
Như vậy, có thể thấy ở Việt Nam DNNN là doanh nghiệp do nhà nước nẵm giữ cổ phần, vốn góp chi phối. Điều này cũng phù hợp với thông lệ các nước trên thế giới về khái niệm DNNN.
Như vậy, DNCVNN là doanh nghiệp có phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp được thành lập mới, góp vốn, liên doanh hoặc từ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, vốn nhà nước có thể nắm giữ 100% vốn, giữ cổ phần chi phối (trên 51%), có phần vốn góp không chi phối (dưới 51%).
Theo quan điểm của tác giả: Doanh nghiệp có vốn nhà nước là doanh nghiệp có một phần vốn của nhà nước trong doanh nghiệp. Nhà nước là cổ đông nhà nước trong doanh nghiệp, thực hiện quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu nhà nước thông qua phần vốn nhà nước nắm giữ tại doanh doanh nghiệp.
Từ khái niệm DNNN và DNCVNN cho ta thấy sự khác nhau giữa DNNN và DNCVNN, DNCVNN có thể là DNNN khi số vốn nhà nước chi phối (trên 50%) hoặc giữ quyền chỉ định thành viên ban quản trị; trường hợp DNCVNN dưới 50% vốn nhà nước tại doanh nghiệp hoặc không chỉ định được thành viên ban quản trị thì doanh nghiệp đó chỉ có vốn nhà nước tham gia mà không phải là DNNN. Quyền của chủ sở hữu nhà nước đối với DNCVNN tham gia trong doanh nghiệp với tư cách là cô đông nhà nước tùy theo số vốn, tỷ lệ vốn nhà nước tại doanh nghiệp mà quyền của cổ đông nhà nước sẽ tương ứng với số vốn và tỷ lệ vốn nhà nước trong doanh nghiệp (trên 50% giữ quyền chi phối, hay dưới 50% quyền tham gia là cổ đông theo tỷ lệ vốn góp trong doanh nghiệp). Như vậy, có thể thấy rằng DNCVNN bao gồm DNNN và DN có phần vốn nhà nước không chi phối tại DN.
2.1.2. Phân loại và đặc điểm của doanh nghiệp có vốn nhà nước
2.1.2.1. Phân loại doanh nghiệp có vốn nhà nước
Theo mục đích hoạt động, cơ bản thành hai loại: doanh nghiệp công cộng (độc quyền tự nhiên, chiến lược, công nghiệp nền tảng, dịch vụ công thiết yếu,