Nội Dung Quản Lý Của Ngân Hàng Nhà Nước Đối Với Vốn Chủ Sở Hữu Của Các Ngân Hàng Thương Mại Tại Việt Nam



năng lực quản trị điều hành đồng thời duy trì TCTD hoạt động an toàn, hiệu quả.

Năm 2010, sau 4 năm kể từ ngày Nghị định số 141 có hiệu lực, mới chỉ có 17 NHTM đáp ứng mức yêu cầu về vốn pháp định, còn tới 23 NHTM chưa đáp ứng yêu cầu. Do vậy, từ đầu năm 2010, nhiều văn bản chỉ đạo quyết liệt, yêu cầu Chi nhánh NHNN các tỉnh, các tổ chức tín dụng (TCTD) phải thực hiện nghiêm chỉnh quy định về tăng vốn pháp định của Chính phủ được ban hành như Công văn số 397/NHNN-TTGSNH ngày 14/01/2010 yêu cầu các ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng liên doanh, ngân hàng trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước ngoài, TCTD phi ngân hàng không phải là TCTD phi ngân hàng cổ phần xây dựng kế hoạch tăng vốn điều lệ năm tài chính 2010; Công văn số 398/NHNN-TTGSNH yêu cầu Giám đốc chi nhánh NHNN các tỉnh, thành phố chỉ đạo các TCTD có trụ sở chính trên địa bàn triển khai các công việc Báo cáo tình hình tăng vốn điều lệ năm 2009 theo chấp thuận của NHNN và Công văn số 9199/NHNN-TTGSNH của NHNN gửi Giám đốc NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố chỉ đạo về việc thực hiện Nghị định số 141 về việc tăng vốn pháp định của các TCTD và yêu cầu các Chi nhánh NHNN các tỉnh, thành phố phải báo cáo về tiến độ thực hiện tăng vốn của các ngân hàng tại địa bàn chậm nhất vào ngày 20/12/2010.

Nghị định số 10/2011/NĐ-CP

Chính phủ ban hành Nghị định số 10/2011/NĐ-CP ngày 26/01/2011 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 141, mức vốn pháp định của tổ chức tín dụng vẫn giữ nguyên như quy định tại Nghị định 141, ngân hàng thương mại nhà nước (3.000 tỷ đồng); ngân hàng thương mại cổ phần (3.000 tỷ đồng); ngân hàng liên doanh (3.000 tỷ đồng); ngân hàng 100% vốn nước ngoài (15 triệu USD); ngân hàng chính sách (5.000 tỷ đồng); công ty tài chính (500 tỷ đồng); công ty cho thuê tài chính (150 tỷ đồng)… Theo Nghị định này, nếu các TCTD chưa đảm bảo mức vốn pháp định thì NHNN không xem xét việc mở rộng mạng lưới hoạt động và nội dung hoạt động của TCTD. Nghị định này cũng quy định rằng bất kỳ ngân hàng thương mại nào không đáp ứng được yêu cầu về vốn điều lệ trước ngày 31/12/2011 sẽ bị buộc phải hợp nhất, thu hẹp quy mô hoạt động, hoặc bị rút giấy phép.



Hiện nay, thông lệ quốc tế đã không đưa ra bất kỳ một tiêu chuẩn hay giới hạn về vốn pháp định bởi quan điểm của họ đủ vốn là được (CAR đảm bảo mức tối thiểu). Nếu để quy mô ngân hàng quá nhỏ, khả năng ngân hàng bị một cá nhân hay doanh nghiệp thâu tóm và biến ngân hàng thành một đơn vị huy động vốn cho họ dễ dàng. Việc quy định vốn điều lệ tối thiểu 3.000 tỷ đồng có tác dụng tránh tình trạng bị chi phối bởi một hay một vài cá nhân đồng thời giảm được vấn đề về tâm lý ỷ lại và lựa chọn bất lợi bởi chủ sở hữu ngân hàng sẽ hành động có trách nhiệm hơn để bảo vệ tài sản của họ.

Luật Ngân hàng nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.

Năm 2010, Luật NHNN Việt Nam và Luật Các tổ chức tín dụng ban hành, tạo cơ sở pháp lý quan trọng để tăng cường quản lý của NHNN đối với NHTM. Luật cũng nêu rõ Việt Nam áp dụng các điều khoản quy định của các tổ chức quốc tế nếu Việt Nam tham gia ký. Luật các TCTD quy định giới hạn cấp tín dụng, giới hạn góp vốn, mua cổ phần, tỷ lệ bảo đảm an toàn...là căn cứ quan trọng để NHNN xây dựng các chính sách quản lý và tổ chức giám sát đối với NHTM. Theo đó tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% hoặc cao hơn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; tổng mức góp vốn, mua cổ phần của một ngân hàng thương mại vào các doanh nghiệp, kể cả các công ty con, công ty liên kết của ngân hàng thương mại đó không được vượt quá 40% vốn điều lệ và quỹ dự trữ của ngân hàng thương mại...Như vậy, dù không quy định cụ thể vốn chủ sở hữu (hoặc vốn tự có) của NHTM, Luật các TCTD quy định các tỷ lệ an toàn liên quan tới vốn chủ sở hữu của NHTM.

Năm 2010, NHNN ban hành Thông tư số 13/2010/TT-NHNN thay thế Quyết định 457/2005/QÐ-NHNN, nâng tỷ lệ an toàn tối thiểu lên 9% và phương pháp tính toán đã từng bước tiếp cận Basel 2. Và gần đây nhất, Thông tư 36/2014/TT-NHNN

Quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam - 11



được ban hành thay thế Thông tư 13 cho thấy quy định về an toàn vốn của các ngân hàng thương mại ngày càng chặt chẽ.

2.2.2. Nội dung quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam

2.2.2.1. Quy định các tỷ lệ an toàn liên quan đến vốn chủ sở hữu các ngân hàng thương mại

Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN

Sau hơn 10 năm ban hành Basel 1, năm 1999, Ủy ban Basel đã đề xuất khung đo lường mới (Basel 2) với 3 trụ cột chính: (1) yêu cầu vốn tối thiểu trên cơ sở kế thừa Basel 1; (2) sự xem xét giám sát của quá trình đánh giá nội bộ và sự đủ vốn của các tổ chức tài chính; và (3) sử dụng hiệu quả việc công bộ thông tin nhằm làm mạnh kỷ luật thị trường như là một sự bổ sung cho các nỗ lực giám sát. Sau những tương tác rộng rãi với các ngân hàng, các nhóm ngành và các cơ quan giám sát không phải thành viên của Ủy ban, Basel 2 được ban hành vào ngày 26/06/2004. Tài liệu này làm cơ sở cho các quá trình phê duyệt và xây dựng luật lệ quốc gia về giám sát hoạt động ngân hàng và cho các ngân hàng hoàn chỉnh sự chuẩn bị của họ cho việc thực hiện các tiêu chuẩn mới.

Trong nước, trước năm 2005, các tỷ lệ đảm bảo an toàn của tổ chức tín dụng được ban hành theo Quyết định số 297/1999/QĐ-NHNN5 ngày 25/08/1999 của NHNN và được sửa đổi bổ sung theo Quyết định số 381/2003/QĐ-NHNN ngày 23/04/2003. Trong giai đoạn này, những chỉ tiêu về đảm bảo an toàn theo Basel 1 và một số chuẩn mực khác đã được đưa vào. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR 8%) đã trở thành một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất về đảm bảo an toàn trong hoạt động của các ngân hàng Việt Nam. Về tài sản có rủi ro đã được tính toán khá gần với các quy định của Basel 1. Quyết định 297/1999/QĐ-NHNN5 có sự nhầm lẫn về vốn với định nghĩa “Vốn tự có của Tổ chức tín dụng bao gồm: vốn điều lệ (vốn đã được cấp, vốn đã góp) và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ”. Theo Basel I, đây chính là vốn cấp 1 của một tổ chức tài chính với yêu cầu mức tối thiểu chỉ là 4%. Do sự bất hợp lý về định nghĩa vốn cộng với giai đoạn khó khăn trong hoạt động ngân hàng nên trong hơn 5 năm tồn tại của Quyết định 297/1999/QĐ-



NHNN5, không một ngân hàng nào của Việt Nam đáp ứng được yêu cầu đủ vốn nêu trên. Năm 2005, NHNN đã ban hành một số Quyết định số 457/2005/QĐ- NHNN thay thế Quyết định 297/1999/QĐ-NHNN5 trong việc quy định các tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động.

NHNN đã định nghĩa vốn tự có theo Basel 1 và quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8% [23].

Theo Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN, vốn cấp 1 gồm:

a. Vốn điều lệ (vốn đã được cấp, vốn đã góp).

b. Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ.

c. Quỹ dự phòng tài chính.

d. Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ.

đ. Lợi nhuận không chia.

Vốn cấp 1 được dùng làm căn cứ để xác định giới hạn mua, đầu tư vào tài sản cố định của tổ chức tín dụng.

Giới hạn khi xác định vốn cấp 1: vốn cấp 1 phải trừ đi lợi thế thương mại. Lợi thế thương mại là phần chênh lệch lớn hơn giữa số tiền mua một tài sản tài chính và giá trị sổ sách kế toán của tài sản tài chính đó. Tài sản tài chính này được phản ánh đầy đủ trên bảng cân đối của tổ chức tín dụng.

Như vậy, khi đưa ra quy định về vốn cấp 1 (nội dung của vốn cấp 1) năm 2005, với thực tế của hệ thống NHTM Việt Nam lúc đó, NHNN Việt Nam mới chỉ đưa ra nội dung cơ bản, chưa bao hàm hết và chưa có chỉ dẫn đầy đủ về nội dung các yếu tố của vốn cấp 1. Phụ lục A hướng dẫn cách xác định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (trong đó có xác định vốn tự có – vốn ngân hàng nhằm đảm bảo an toàn vốn tối thiêu) mới đưa ra ví dụ tính toán mà chưa có chỉ dẫn cụ thể. Quyết định này chỉ quy định tỷ lệ CAR riêng lẻ (chưa có tỷ lệ CAR hợp nhất dành cho NHTM có các công ty con, công ty liên kết...), chỉ quy định giảm trừ lợi thế thương mại khỏi vốn cấp 1.

Quyết định 03/2007/QĐ-NHNN

Giai đoạn 2004-2006 được coi là những năm đỉnh cao của sự tăng trưởng kinh tế thế giới (năm 2006 duy trì ở mức 5,1%). Thị trường tài chính với việc mở



rộng quy mô giao dịch, đối tượng giao dịch và các loại hình sản phẩm đã tạo ra tính rủi ro cao cho thị trường này do các định chế tài chính trên toàn thế giới chưa có sự thay đổi cơ bản trong hoạt động về cơ chế kiểm soát rủi ro, an toàn về vốn, cơ chế kinh doanh các sản phẩm tài chính phái sinh.

Trong nước, năm 2006 thị trường chứng khoán bùng nổ, cơn sốt cho vay đầu tư chứng khoán lan nhanh trong toàn hệ thống ngân hàng. Bên cạnh đó, việc NHNN giảm hệ số rủi ro đối với những món vay thế chấp bất động sản từ 100% xuống còn 50% theo quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN như một sự mở đường cho các NHTM tích cực cho vay trong lĩnh vực này vì hầu hết các khoản vay kinh doanh bất động sản đều được thực hiện dưới dạng thế chấp bằng chính bất động sản được mua. Dẫn đến dự nợ cho vay bất động sản ở hầu hết các ngân hàng tăng cao. Trong giai đoạn 2006-2007, các NHTM chủ yếu hỗ trợ cho các lĩnh vực mang tính đầu cơ, tìm kiếm lợi nhuận trong ngắn hạn, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao. Trước tình hình đó, NHNN đã ban hành quyết định 03/2007/QĐ-NHNN ngày 19/01/2007 sửa đổi bổ sung Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN, NHNN Việt Nam đã chi tiết hơn nội dung vốn cấp 1. Vốn cấp 1 gồm:

a. Vốn điều lệ (vốn đã được cấp, vốn đã góp).

b. Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ.

c. Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ.

d. Lợi nhuận không chia.

đ. Thặng dư cổ phần được tính vào vốn theo quy định của pháp luật, trừ đi phần dùng để mua cổ phiếu quỹ (nếu có).

NHNN Việt Nam loại trừ Quỹ dự phòng tài chính vì quỹ này tăng giảm trong năm (khi xử lý rủi ro), đồng thời bổ sung thặng dư cổ phần do nhiều NHTM cổ phần phát hành cổ phiếu với giá bán lớn hơn mệnh giá.

Các khoản giảm trừ được quy định chi tiết hơn. Các khoản phải trừ khỏi vốn cấp 1 gồm:

a. Lợi thế thương mại.

b. Khoản lỗ kinh doanh, bao gồm các khoản lỗ lũy kế.



c. Các khoản góp vốn, mua cổ phần tại tổ chức tín dụng khác.

d. Các khoản góp vốn, mua cổ phần của công ty trực thuộc.

đ. Phần góp vốn, mua cổ phần vào một doanh nghiệp, một quỹ đầu tư, một dự án đầu tư vượt mức 10% tổng các khoản theo quy định.

e. Phần vượt mức 40% tổng các khoản theo quy định ...

Trong quyết định này có việc bổ sung các khoản cho vay đầu tư chứng khoán vào danh mục tài sản có rủi ro đồng thời áp mức hệ số rủi ro 150% cho tài sản này, điều này cho thấy NHNN đã xác định được những rủi ro tiềm ẩn khi để NHTM tham gia vào lĩnh vực mang tính đầu cơ. Tuy nhiên, khi các NHTM đã lún sâu vào hai cơn sốt đầu tư chứng khoán và bất động sản, NHNN mới đưa ra quyết định 03/2007/QĐ-NHNN đã phản ánh tính chậm trễ, thiếu nhất quán trong chính sách của NHNN.

Trong giai đoạn 2005-2010, NHNN đã đưa ra khung an toàn hoạt động với những tiêu chuẩn thấp. Việc cho phép thành lập NHTM ồ ạt với vốn điều lệ hạn chế thường dẫn đến tâm lý ỷ lại và lựa chọn bất lợi đối với vốn chủ sở hữu. Bên cạnh đó, do thiếu các quy định pháp lý định hướng phát triển bền vững cho các NHTM đã dẫn đến hình thành nên một nhóm các ngân hàng nhỏ có xu hướng hoạt động rủi ro, tính thanh khoản kém và có tiềm năng gây ra ngoại ứng tiêu cực cho toàn thị trường.

Thông tư số 13/2010/TT-NHNN

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009 kéo theo sự sụp đổ đồng loạt của nhiều định chế tài chính khổng lồ, thị trường chứng khoán khuynh đảo. Nguyên nhân sâu xa của cơn địa chấn tài chính bắt nguồn từ khủng hoảng tín dụng và nhà đất tại Mỹ. Cho vay dưới chuẩn tăng mạnh là khởi điểm cho quả bong bóng tại thị trường nhà đất. Các ngân hàng cho vay cầm cố bất động sản mà không quan tâm tới khả năng chi trả của khách. Bong bóng bất động sản càng lúc càng phình to đã đặt thị trường nhà đất và tiếp đó là tín dụng tại Mỹ cũng như nhiều quốc gia châu Âu vào thế nguy hiểm dẫn đến hiệu ứng sụp đổ dây chuyền và khiến rủi ro bị đẩy lên cao hơn.

Trong nước, kể từ cuối năm 2007, tình hình kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống ngân hàng Việt Nam nói riêng đặt ra nhiều vấn đề nan giải. Các ngân hàng



phải đối mặt với hai vấn đề chính là rủi ro về mặt thanh khoản và rủi ro từ các hoạt động liên quan đến chứng khoán và bất động sản. Nguyên nhân do sự mở rộng nhanh chóng của cung tiền và số lượng các ngân hàng tăng nhanh. Ngoài ra, tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008-2009 và bong bóng thị trường bất động sản đã làm lộ rõ ranh giới giữa những NHTM lành mạnh và NHTM yếu kém đồng thời khung quy định an toàn trong hoạt động của NHTM cũng bộc lộ những bất cập tiềm ẩn của nó [13]. Trong bối cảnh như trên, việc ban hành một quy định mới về đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng với các yêu cầu cao hơn là điều tất yếu.

Tháng 5/2010, Thông tư số 13/2010/TT-NHNN (gọi tắt là thông tư 13) quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành có hiệu lực từ ngày 01/10/2010. Thông tư 13 gồm 22 điều, đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến mức độ an toàn của các TCTD, trong đó có 3 điểm mấu chốt gồm: (1) Tăng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR); (2) hạn chế việc tham gia của các NHTM vào các hoạt động liên quan đến chứng khoán và kinh doanh bất động sản; (3) Tăng cường quy định về đảm bảo khả năng thanh khoản của các TCTD [25].

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu: CAR = Vốn tự có/Tổng tài sản “Có” rủi ro ≥ 9%

Nhìn vào tử số của công thức trên, vốn tự có là phép tính tổng của vốn cấp 1 và vốn cấp 2. So với quy định trước đây trong Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN, thành phần vốn cấp 1 và vốn cấp 2 về cơ bản không có nhiều thay đổi, ngoại trừ ở điểm 2.2 điều 5 của Thông tư 13, theo đó các khoản vốn góp, mua cổ phần của công ty con sẽ bị loại trừ khỏi vốn cấp 1. Trong khi đó, mẫu số tổng tài sản “Có” rủi ro được tính bằng “tổng tài sản “Có” x hệ số rủi ro tương ứng”. Cách tính mẫu số này không có gì mới và thực tế đã được áp dụng từ Quyết định 457 trừ việc giới hạn chặt chẽ tham gia vào hoạt động chứng khoán và bất động sản của các NHTM với hệ số rủi ro cho các khoản vay thuộc hai lĩnh vực này là 250%, những khoản vay đối với các khoản cho vay các công ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết của tổ chức tín dụng đã được nâng lên 150%. Như vậy, so với quyết định 457, thông tư



mới có chỉnh sửa bổ sung các quy định về các tỷ lệ an toàn. Tỷ lệ CAR được điều chỉnh lên 9% thay vì 8% như quy định tại quyết định 457/2005/QĐ-NHNN.

Về giới hạn tín dụng, sửa đổi bổ sung khái niệm khách hàng có liên quan và các giới hạn cho phù hợp với luật doanh nghiệp, yêu cầu quản lý trong thời gian tới.

Về tỷ lệ khả năng chi trả, sửa đổi các tỷ lệ khả năng chi trả cụ thể hơn và phù hợp với thông lệ quốc tế. Bổ sung thêm tỷ lệ về dự trữ thanh khoản nhằm đánh giá mức độ dự trữ thanh khoản của các tổ chức tín dụng để xử lý kịp thời khi gặp khó khăn về thanh khoản.

Việc nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu lên 9% trong Thông tư 13 và quy định về vốn pháp định tối thiểu theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP của Chính phủ là tiền đề hết sức quan trọng để nâng cao tiềm lực tài chính của các tổ chức tài chính. Trong dài hạn, chính sách nâng mức tỷ lệ an toàn trong hoạt động tín dụng lên 9% sẽ giảm được vốn đầu tư gián tiếp, đi thẳng vào sản xuất kinh doanh và đưa các định chế tài chính Việt Nam tiến gần hơn với các mức chuẩn quốc tế trong khu vực.

Bên cạnh những điểm mới, Thông tư 13 cũng bộc lộ một vài bất cập như:

Thứ nhất, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được tính dựa theo nội dung của Basel 1 mới chỉ tính đến rủi ro tín dụng còn cách tính CAR theo Basel 2 đã cộng cả rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệp vào mẫu số của công thức. Mẫu số của tỷ lệ này chỉ bao gồm Tài sản Có rủi ro, nghĩa là chỉ tính đến duy nhất rủi ro tín dụng, chưa phản ánh chính xác mức độ rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đang bắt đầu thực hiện theo lộ trình những tiêu chuẩn mới của Basel 3 thì Việt Nam vẫn đang còn cách rất xa việc áp dụng các tiêu chuẩn của Basel 2, đây là một điều rất đáng lo. Dù quy định tỷ lệ CAR ≥ 9% cao hơn so với quy định của Basel 2 nhưng do cách tính tài sản có rủi ro khác so với Basel 2 nên chưa hẳn mang lại một mức an toàn cho các NHTM Việt Nam. Hơn nữa, hệ số CAR của các ngân hàng ở nhiều nước trên thế giới thường ở vào mức 12% nên việc quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu chưa đảm bảo sự an toàn của hệ thống.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/05/2023