Xây Dựng Đội Ngũ Cán Bộ Trong Các Cơ Quan Thực Hiện Chức Năng Chủ Sở Hữu Nhà Nước Tại Doanh Nghiệp Có Vốn Nhà Nước


nhóm và thiếu chiến lược tổng thể.

2.2.3.3. Mô hình hỗn hợp

Mô hình hỗn hợp là mô hình vừa kết hợp giữa tập trung và phân tán: Theo mô hình này có hai dạng chủ yếu: (1) phần lớn vốn nhà nước (DNCVNN có quy mô lớn) do một tổ chức thực hiện chức năng chủ sở hữu, phần vốn còn lại do các bộ ngành, địa phương thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước tại các DNCVNN (thông thường là các DNCVNN có quy mô vừa và nhỏ); (2) Một bộ, tổ chức chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN, các bộ quản lý ngành thực hiện chức năng chủ sở hữu theo chức năng nhiệm vụ của bộ ngành hoặc DNCVNN thuộc bộ ngành, địa phương đó quản lý.

Đặc điểm chủ yếu của mô hình hỗn hợp là có ít nhất hai cơ quan hoặc tổ chức cùng phối hợp thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN. Các tổ chức đều có quyền cử người tham gia thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước (như đại diện vào Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát), trách nhiệm hỗn hợp còn thể hiện phân chia thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước theo chức năng nhiệm vụ của từng bộ, ngành.

Về cơ cấu tổ chức: Phần lớn vốn nhà nước và các doanh nghiệp có quy mô lớn được tập trung tại một tổ chức thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước, các doanh nghiệp còn lại chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước được giao cho các cơ quan, tổ chức và địa phương.

Cơ chế vận hành mô hình: Về bản chất quyền của chủ sở hữu nhà nước được phân cấp, phân quyền cho các cơ quan, bộ ngành, địa phương như mô hình phân tán.

Chức năng nhiệm vụ và cơ chế phối hợp: Chức năng chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN được phân cấp, phân quyền cho các bộ ngành, địa phương, cơ quan chuyên trách được giao thực hiện quyền của chủ sở hữu nhà nước. Cơ chế này đòi hỏi sự phối hợp của các Bộ, ngành địa phương một cách rất chặt chẽ để thực hiện đầy đủ quyền của chủ sở hữu nhà nước.

Ưu điểm của mô hình này: Có thể làm giảm sự xung đột lợi ích khi mà


vai trò của mỗi bộ liên quan trong thực hiệc chức năng chủ sở hữu được quy định rõ; có khả năng thúc đẩy giám sát cả về mục tiêu, định hướng chiến lược, kế hoạch (từ các cán bộ của Bộ quản lý ngành) và về tài chính, tài khóa (từ Bộ Tài chính hoặc Bộ về doanh nghiệp công).

Nhược điểm của mô hình này: Quyền sở hữu DNCVNN được chia sẻ ở hơn một Bộ. Tồn tại nhiều cơ quan chủ sở hữu có thể dẫn đến nhiều mục tiêu và trong một số trường hợp là mâu thuẫn nhau; gia tăng cơ hội can thiệp chính trị vào hoạt động của DNCVNN; làm trầm trọng thêm vấn đề đại diện do phân chia nhỏ trách nhiệm và làm cho quá trình ra quyết định phức tạp hơn; sự phối hợp trở lên phức tạp hơn do có nhiều chủ sở hữu; không rõ trách nhiệm của các bộ tham gia quản lý. Có khả năng tạo ra sự mất cân bằng giữa năng lực hành động và trách nhiệm của các bộ ngành cùng tham gia; tạo “sân chơi” không được bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp do chính sách điều tiết thị trường bị chi phối bởi lợi ích ngành trong đó có DNCVNN hoạt động (tác động gián tiếp của việc không tách bạch chức năng chủ sở hữu với quản lý nhà nước của các cơ quan quản lý nhà nước).

Bảng 2.2: Ưu điểm, nhược điểm

Mô hình chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN


Các trụ cột

Mô hình cơ quan chủ sở hữu

Phân tán

Hỗn hợp

Tập

trung

1. Khung quản lý




- Thống nhất về pháp lý và quản lý



x

- Hài hoà hoá các hình thức pháp lý công ty



x

2. Hiệu quả hoạt động




- Năng lực quản lý



x

- Hiểu biết ngành

X

x


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.

Mô hình chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước ở Việt Nam - 8


- Ứng dụng các chính sách và phương thức quản trị toàn ngành

X

x

x

- Hiệu quả kinh tế theo quy Mô



x

- Kỷ luật ngân sách và tài chính


x


3. Quản trị




- Tầm nhìn toàn diện



x

- Hài hoà các mục tiêu



x

- Tách bạch chức năng chủ sở hữu và chức năng quản lý


x

x

- Tách khỏi ảnh hưởng chính trị



x

- Giảm vấn đề đại diện



x

- Tạo điều kiện giám sát và đánh giá


x

x

- Phối hợp đồng bộ với các chủ thể kinh tế



x

- Thông tin và tính minh bạch tốt hơn



x

Nguồn: Tác giả tự xây dựng

So sánh các mô hình trên đây có thể thấy rằng mô hình tập trung thể hiện cao nhất sự tách bạch chức năng chủ sở hữu và chức năng quản lý nhà nước; đồng thời cũng có nhiều ưu điểm hơn các các mô hình khác. Vì vậy, hiện nay đang diễn ra xu hướng chuyển từ mô hình hỗn hợp hoặc phân tán sang mô hình tập trung ở nhiều nước trên thế giới.

2.2.3.4. Xây dựng đội ngũ cán bộ trong các cơ quan thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước

Một trong những yêu cầu chung đối với cán bộ tham gia thực hiện quyền của chủ sở hữu nhà nước đó là người có đức, vì mục tiêu chung của đất nước, là người mẫn cán không vì lợi ích riêng, vì là người sử dụng, quản lý đồng vốn nhà nước, tiền đóng góp của nhân dân nên cần người vừa tài vừa có tâm, đức có kinh nghiệm, năng động, năng lực quản lý điều hành doanh nghiệp.


Cán bộ đại diện cho chủ sở hữu nhà nước, được các cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định bổ nhiệm hoặc ủy quyền đại diện tại các DNCVNN như thành viên Hội đồng thành viên, kiểm soát viên (đối với công ty TNHH một thành viên); những người được đề cử và bầu vào chức danh quản lý, điều hành chủ chốt của DNCVNN là công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên; người đại diện vốn nhà nước tại các DNCVNN là công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên;

Cán bộ quản lý chủ chốt và cán bộ khác là những cán bộ chịu trách nhiệm quản lý, điều hành và phối hợp hoạt động của các bộ phận trong DNCVNN và đại diện cho DNCVNN trong quan hệ với bên ngoài doanh nghiệp.

Nội dung quản lý đối với cán bộ quản lý DNCVNN tập trung vào các vấn đề tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, chế độ trách nhiệm của đối tượng cán bộ đại diện cho chủ sở hữu nhà nước; vấn đề đánh giá kết quả hoạt động quản lý của cán bộ quản lý chủ chốt của DNCVNN; quản lý chế độ lương và các chế độ khác đối với cán bộ quản lý chủ chốt của DNCVNN.

Xây dựng có chế tuyển dụng công khai minh bạch, lấy thi tuyển làm công cụ chủ yếu trong việc lựa chọn người tài. Có chế độ lương thưởng rõ ràng, thưởng phạt, có cơ chế kiểm soát và đánh giá hiệu quả làm việc của đội ngũ cán bộ sàng lọc cán bộ có phẩm chất, năng lực, kinh nghiệm có kỹ năng quản lý doanh nghiệp vì mục tiêu cao nhất nâng cao hiệu quả hoạt động và quản trị của DNCVNN.

Có cơ chế đánh giá, giám sát hiệu quả hoạt động của người đại diện sở hữu vốn nhà nước, người đứng đầu, cán bộ chủ chốt của doanh nghiệp, giao trách nhiệm thực hiện sứ mệnh, mục tiêu, chiến lược, kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, hàng năm cụ thể. Có tổ chức đánh giá độc lập hiệu quả hoạt động của đội ngũ này gắn với quyền và trách nhiệm, lợi ích cụ thể để xét xét bổ nghiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật kịp thời. Đồng thời cũng tạo động lực và thu


nhập chính đáng cho người tài để thúc đấy và nâng cao hiệu quả hoạt động của DNCVNN.

2.3. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI MÔ HÌNH CHỦ SỞ HỮU NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN NHÀ NƯỚC

Một là, quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Xác định mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước từng giai đoạn để hiện thực hóa và tối ưu việc quản lý nhà nước và thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN. Đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến việc xác lập mô hình chủ sở hữu nhà nước; đây là yếu tố chính trị mang tính quyết định trong việc xác lập mô hình về quan điểm có tách bạch chức năng chủ sở hữu nhà nước và chức năng quản lý nhà nước để xác lập mô hình tập trung sẽ làm mất đi quyền lợi của các bộ ngành, địa phương đang thực hiện chức năng chủ sở hữu (theo mô hình phần tán) nên sẽ có những khó khăn rất lớn, nếu không có quyết tâm chính trị thì sẽ rất khó thực hiện và lựa chọn được mô hình tối ưu.

Hai là, quy mô, lĩnh vực hoạt động của DNCVNN: Đây là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc lựa chọn mô hình chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN cho phù hợp. Đối với nền kinh tế mà DNCVNN có số lượng lớn, quy mô vừa và nhỏ, hoạt động trên nhiều ngành và lĩnh vực thì mô hình vừa tập trung vừa phân tán hoặc mô hình phân tán theo đặc thù quản lý là phù hợp. Đối với quy mô DNCVNN lớn, số lượng ít, tập trung vào những ngành dịch vụ công thiết yếu thì mô hình tập trung là phù hợp. Đối với nền kinh tế có DNCVNN quy mô lớn, ít doanh nghiệp, quản trị hiện đại, công khai minh bạch, niêm yết trên sàn giao dịch, mục tiêu hoạt động vì lợi nhuận thì mô hình tập trung theo loại hình doanh nghiệp là phù hợp.

Ba là, xu hướng phát triển của nền kinh tế, và sứ mệnh, vai trò của DNCVNN trong nền kinh tế. Trong xu thế hiện nay, có ba nguồn vốn chủ yếu


trong mỗi nền kinh tế nguồn vốn nhà nước (thông qua đầu tư công và hoạt động của DNCVNN), nguồn vốn FDI, và nguồn vốn tư nhân. Đối với hầu hết các nước hiệu quả DNCVNN thấp hơn hiệu quả hoạt động của các khu vực khác, trong xu thế hội nhập và mở của nền kinh tế, khu vực tư nhân và FDI dần thay thế khu vực nhà nước, khu vực nhà nước chỉ nắm giữ các lĩnh vực thiết yếu, dịch vụ công cộng phục vụ người dân đảm bảo ổn định chính trị, kinh tế xã hội. Nếu mục tiêu, sứ mệnh của DNCVNN còn ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực độc quyền tự nhiên, thực hiện nhiều nhiệm vụ chính trị, xã hội thì mô hình phân tán dưới dạng cơ quan quản lý nhà nước là phù hợp.

2.4. MÔ HÌNH CHỦ SỞ HỮU NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN NHÀ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM

2.4.1 Mô hình tập trung

Mô hình chủ sở hữu nhà nước theo Mô hình tập trung có hai hình thức chủ yếu: Mô hình tập trung theo hình thức cơ quan quản lý nhà nước và Mô hình tập dung theo hình thức doanh nghiệp. Khái quát theo bảng sau:

Bảng 2.3: Cơ quan chủ sở hữu theo mô hình tập trung


Quốc gia Tên gọi Đơn vị quản lý


1. Mô hình cơ quan nhà nước


1.1. Bộ (Ownership ministries)


Indonesia

Ministry of State Enterprises

Bộ DNNN

1.2. Đơn vị thuộc Bộ (Ownership departments in a ministry)


Phần Lan

Ownership Steering Department

Văn phòng Chính phủ

Pháp

Agence des Participations de l’Etat

Bộ Kinh tế Tài chính


Na Uy

Ownership Department

Bộ Công thương

Ba Lan

Department of Ownership

Bộ Tài chính



Nam Phi

Department of Public Enterprises

Bộ Tài chính

Anh

Shareholder Executive

Bộ KD đổi mới và kỹ năng


Quốc gia Tên gọi Đơn vị quản lý



Supervision


Trung Quốc

State-Owned Assets Supervision and

Chính phủ



1.3. Cơ quan chủ sở hữu độc lập (Ownership agencies)


Administration Commission


Bhutan

Druk Holding and Investments

Bộ Tài chính

Hungary

State Holding Company

Hội đồng nắm vốn quốc gia


Ma-lai-xi-a

Khazanah Nasional

Bộ Tài chính

Peru

Fondo Nacional de Financiamiento

Bộ Tài chính


Estado


2. Mô hình công ty


de la Actividad Empresarial del


Holding company


Xing-ga-po

Temasek Holdings

Bộ Tài chính


Nguồn:[137]


2.4.1.1. Mô hình tập trung (cơ quan quản lý của nhà nước)

Mô hình chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN của Trung Quốc (Sasac):

Thời kỳ từ năm 2003 đến nay, Trung Quốc đã chuyển từ “mô hình hỗn hợp” sang “mô hình tập trung” thông qua việc thành lập Ủy ban giám sát quản lý tài sản nhà nước thuộc Quốc vụ viện.

Mô hình tổ chức là mô hình tập trung: Uỷ ban Quản lý và Giám sát tài sản nhà nước ở các doanh nghiệp nhà nước (SASAC); “cơ quan chuyên trách” là cơ quan đặc biệt trực thuộc Quốc vụ viện có 20 đơn vị trực thuộc và 21 Cục. Chính phủ Trung Quốc cũng đã thành lập một số công ty để thực hiện hoạt động đầu tư và kinh doanh vốn và tài sản của Nhà nước với mục tiêu lợi nhuận như: CIC; NSSF; SAFE. Sau quá trình cơ cấu lại và sắp xếp DN, hiện nay còn 119 DN (không gồm các ngân hàng thương mại nhà nước) với tổng tài sản khoảng 26.000 tỷ NDT.

Về cơ chế vận hành: Việc thành lập các SASAC từ địa phương đến Trung ương đã đánh dấu một bước ngoặt trong cách thức quản lý của Nhà nước Trung Quốc đối với các DNCVNN với hai mục tiêu cơ bản: Một là, giảm thiểu việc các cơ quan quản lý nhà nước thuộc Quốc vụ viện can thiệp trực tiếp vào DNCVNN. Hai là, góp phần đưa chủ sở hữu nhà nước thành nhà đầu tư chuyên nghiệp đáp ứng thông lệ quốc tế và chuẩn mực kinh tế thị trường. Với mục tiêu đó, chức năng chủ yếu của Ủy ban giám sát quản lý tài sản nhà nước được xác định là: Thực thi quyền, nghĩa vụ của một nhà đầu tư tại DNCVNN; hướng dẫn và thúc đẩy cải cách, cơ cấu lại DNCVNN; giám sát việc bảo toàn và phát triển tài sản nhà nước tại DNCVNN; thúc đẩy hình thành hệ thống doanh nghiệp hiện đại..., theo quy định của Luật Công ty và ủy quyền của Hội đồng Nhà nước.

Về chức năng, nhiệm vụ: Sasac thực hiện trách nhiệm người quản lý vốn, giám sát tài sản nhà nước của các doanh nghiệp trực thuộc Trung ương (không bao gồm các doanh nghiệp tài chính, ngân hàng), tăng cường công tác quản lý tài sản nhà nước. Chịu trách nhiệm kiểm tra và giám sát doanh nghiệp đảm bảo

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2022