Nghệ Thuật Truyện Ngắn Ma Văn Kháng


Chương 3: NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG

TỪ GÓC NHÌN VĂN HOÁ

3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật:

Con người là đối tượng phản ánh chủ yếu của văn học. Dù trực tiếp hay gián tiếp thì văn học đều miêu tả con người, và nhân vật là một hình thức miêu tả con người một cách sâu sắc và khái quát nhất. Các tác phẩm truyện ngắn của Ma Văn Kháng, nhất là những tác phẩm truyện ngắn thời kỳ đổi mới chúng ta càng thấy rõ nét đặc trưng chung trong quá trình xây dựng nhân vật truyện ngắn. Nhân vật trong hầu hết các tác phẩm truyện ngắn đều xoay quanh phạm trù đời tư: tình yêu, hạnh phúc, bất hạnh… cho nên ý thức về số phận cá nhân, về tình huống truyện là nhân tố quyết định sự hình thành thể loại truyện ngắn. Nhân vật trong các tác phẩm truyện ngắn được đặt trong nhiều hoàn cảnh, cách miêu tả ngoại hình, tính cách, hành động và các mối quan hệ phức tạp. Tính cách ấy được khắc họa hoàn chỉnh, có quá trình vận động và phát triển. Và, một trong những nét đặc trưng trong cách xây dựng nhân vật truyện ngắn là phải miêu tả được quá trình phát triển tâm lý nhân vật, miêu tả được thế giới bên trong. Nói như thiên tài L. Tônxtôi “cần phải quan sát nhiều người cùng loại để xây dựng một kiểu người nhất định” và chính “kiểu người đó” – nhân vật – là sản phẩm của nhà văn. Nhà văn sáng tạo ra nhân vật để khái quát quy luật về đời sống con người và bộc lộ quan niệm của mình về những con người xã hội. Quá trình xây dựng nhân vật (đặc biệt là nhân vật trong các tác phẩm truyện ngắn được nhìn nhận đánh giá từ góc nhìn văn hoá) là quá trình nhận thức, tìm tòi, khám phá và khẳng định quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn.

Nếu hình tượng con người trong giai đoạn cách mạng là “con người tập thể” trong sáng, vô tư, hy sinh vì lý tưởng, ý thức đầy đủ về sự xả thân vì sứ mệnh lịch sử của mình thì văn học thời kỳ đổi mới nằm trong hệ thống quan

niệm mới trên nhiều phương diện trong đó có bình diện xây dựng nhân vật. Nhân vật giờ đây không còn bó hẹp trong khuôn khổ của những đạo đức và lý tưởng của xã hội, ngược lại đó là con người “mang ý thức phản kháng”. Vì sao vậy? Theo nhà nghiên cứu Đình Ký trong bài viết Truyện ngắn thời kỳ đổi mới thì “Truyện ngắn thời kỳ này mạnh bạo, nói thật; ý thức cảnh báo, dự báo rõ ràng (...) ý thức phản kháng trong tác phẩm văn học làm nên tính nhân bản của nó. Tính phản kháng trong tác phẩm văn học là yếu tố cần thiết và nhất thiết phải có, là nguyên cớ để văn học tồn tại, có chỗ đứng, có vị thế (...). Tính phản kháng trong văn học không gì khác hơn là sự không hài lòng với thực tại, là ý thức vươn tới cái đẹp, cái cao cả, bởi vậy nó góp phần thúc đẩy tiến trình lành mạnh xã hội, giúp con người mỗi ngày hoàn thiện nhân cách, sống nhân văn hơn, biết yêu quý nhau hơn, từ đó góp phần đẩy lùi cái ác, cái xấu, cái thấp hèn, hướng con người tới sự nhân hậu, sự trong sáng”.

Nằm trong hệ thống quan niệm đó, nhân vật trong các truyện ngắn Ma Văn Kháng là những con người thật – con người bước ra từ chính cuộc sống này; Con người mang tính chất ý thức phản kháng lại xã hội, họ cố gắng vùng vẫy, thoát ra khỏi cái vòng quay uẩn khuất, luẩn quẩn để trở thành người! Các nhân vật của Ma Văn Kháng đều hướng tới cái đẹp, đi tìm cái đẹp trong tận sâu thẳm tâm hồn. Hầu hết trong toàn bộ hệ thống nhân vật của ông đều thuộc mọi tầng lớp người trong xã hội, từ những người phụ nữ “chân yếu tay mềm” đến những anh tri thức, từ hình ảnh của những kẻ “lang bạt kỳ hồ” làm thuê cho đến những người có địa vị cao trong xã hội… Tất cả họ bước ra từ những trang văn của Ma Văn Kháng đều bình dị với những gì gần gũi thân thương nhất của cuộc sống thường ngày, những buồn vui, đau khổ, bất hạnh…

Thiên tài M.Gioocki từng nói rằng: Văn học “giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng hướng tới chân lý”, đó chính là giá trị Nhân văn mà văn học mang

đến cho loài người. Tất cả những sáng tác, tất cả những luận điểm hay quan niệm nghệ thuật về văn chương đều hướng tới giá trị cao cả, hướng tới cái Đẹp và luôn vì Con người, lấy con người làm trung tâm của mọi tác phẩm. Ngay trong Kinh Vêđa của người Ấn Độ đã đề cao tinh hoa của mọi thời đại chính là CON NGƯỜI với hai chữ viết hoa: “Trong tất cả những gì đang tồn tại, trong tất cả những gì sẽ tồn tại Con Người sẽ và sẽ là đấng tối cao”. Thiên chức của mỗi nhà văn là xây dựng được các kiểu loại người khác nhau, đa phong cách, đa chiều, tốt – xấu. Từ những con người lương thiện từ bi bác ái đến hạng người xấu xa, đê tiện, hèn nhát; Từ những người anh hùng sống có lý tưởng và vì lý tưởng đến những kẻ suốt đời cam chịu cuộc đời làm thuê, chém mướn... Cái quan trọng là tác giả phải hướng người đọc, hướng độc giả đi tới tìm kiếm cái Đẹp, cái hay, cái cao cả. Người tốt càng đẹp hơn và người xấu càng nhận ra sai sót để hoàn thiện nhân cách, hoàn thiện cá nhân. Đây chính là giá trị cao cả mà văn học mang lại. Nhà thơ Nguyễn Đình Thi khẳng định “Nói nghệ thuật là nói đến sự cao cả của tâm hồn. Đẹp tức là một cái gì cao cả. Đã nói đẹp là nói cao cả. Có khi nhà văn miêu tả một cái nhìn rất xấu, một tội ác, một tên giết người. Nhưng cách nhìn, cách miêu tả phải cao cả”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Ma Văn Kháng cũng như nhiều nhà văn khác cùng thời như Nguyễn Huy Thiệp, Chu Lai, Lê Minh Khuê… đã tạo cho mình một phong cách rất riêng và rất lạ “làm cho truyện ngắn giống một nguồn mạch có nhiều dòng chảy, đa chiều và phong phú, không đơn điệu tẻ nhạt”. Các nhà văn như đã thổi vào truyện ngắn “một luồng gió mới” trần trụi hơn, thật hơn, đời hơn… Ma Văn Kháng đã làm đắm say lòng người đọc bằng nhiều trang viết “mang yếu tố lạ” khi khai thác, khám phá về đề tài miền núi cũng như đề tài truyện ngắn về mảng đời sống đô thị và vùng quê yên bình. Điều này là nhân tố để tác giả xây dựng cho riêng mình hệ thống nhân vật phong phú và nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo, đa chiều; trong đó được nhìn nhận, đánh giá qua góc nhìn văn hóa

văn học thuộc các bình diện: lai lịch nhân vật, ngoại hình nhân vật, nội tâm và cử chỉ hành động của nhân vật.

Truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới nhìn từ góc độ văn hóa - 9

Lai lịch nhân vật là phương diện đầu tiên góp phần chi phối đặc điểm, tính cách và cuộc đời nhân vật. Lai lịch nhân vật có quan hệ trực tiếp và quan trọng với đường đời của một nhân vật trong một tác phẩm. Nhận thức được tầm quan trọng và vai trò trong quá trình xây dựng lai lịch nhân vật, Ma Văn Kháng đã chứng tỏ mình là một trong những cây bút xuất sắc khi dự cảm và tiên đoán cuộc đời, số phận cũng như tính cách nhân vật thông qua những trang văn miêu tả lai lịch, xuất xứ của nhân vật trong tác phẩm.

Mỗi nhân vật xuất hiện trong tác phẩm đều có lai lịch, xuất xứ rõ ràng, điều đó không chỉ mang yếu tố giới thiệu về nhân vật mà còn dự cảm điều gì thông qua cách tác giả xây dựng lai lịch, để từ đó có cái nhìn tiến bộ về con người như nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng khẳng định: “Văn xuôi Việt Nam gần đây như nhiều người nhận xét đã áp sát cuộc sống và con người bước đầu đem đến cho bạn đọc một cảm nhận trung thành về thực tại. Người ta nói đến tính dân chủ, nhân bản, đa dạng, chân thực của văn học… Tất cả những nét trội đó thực chất tụ lại trong quan niệm tiến bộ về con người” [45].

Xây dựng nhân vật Khun (Vệ sỹ của Quan Châu) chúng ta nên có cái nhìn thông cảm chia sẻ hay lên án, chê trách? Cuộc đời của y là cuộc đời của một kẻ làm thuê – vệ sỹ tin cẩn số một của Quan Châu. Ngòi bút Ma Văn Kháng có phần “hơi tự nhiên” khi dụng công xây dựng nhân vật này. Y “là sự hồi tổ, là sự lộn giống, là cái bản tính bạo tàn của đời sống rừng rú, là cái hoang sơ của buổi khai thiên”. Lai lịch của y rất mù mờ, y không biết cha mẹ đẻ của mình là ai và y cũng chẳng cần biết để làm gì. Chỉ cần biết rằng một sáng sớm khói mờ mờ tại vùng biên ải lúc nào cũng có hình sắc của một thời mới khai thiên, một người lính khố xanh già đi tuần rẽ lên một cái lều nương nghe tiếng khóc của một đứa trẻ đỏ hỏn quấn trong một cái chăn rách lột ở mình thằng bù

nhìn rơm, thương tình ông mang về nuôi. Vợ chồng người Kinh ấy hiếm muộn chưa được mụn con nào để vui vầy sớm hôm nên tất cả tình yêu thương của một người làm cha, làm mẹ đều dành cho Khun... Nhưng rồi không biết có phải do hoàn cảnh lai lịch xuất xứ đã chi phối cuộc đời y, cái chất hoang dại, rừng rú cứ trỗi dậy trong con người y. Mười tuổi bỏ nhà đi lang thang, mười lăm tuổi xung vào đội quân chuyên đi đâm thuê chém mướn của Quan Châu. Y mất cả tính người khi dựng xác kẻ ăn mày chết đói lên và nhảy qua, cầm gậy đập cho đến lúc đầu của con người xấu số nọ chỉ còn bằng nắm tay.

Giải thích cho bản chất hoang dại thiên nhiên, phi nhân tính của Khun, tác giả không lên tiếng bênh vực cho con người này, ngược lại ông đi sâu vào tìm kiếm nguyện nhân trong bản chất lai lịch xuất xứ của y. Dường như trong con người hắn ngay từ bản chất nguyên sơ đã bị tiêm nhiễm, di truyền của cuộc sống hoang dại, man rợ nơi rừng rú, nó là “con của một người đàn bà quái ác ngủ với một con đực mãnh thú” nên bản năng mới tàn bạo vậy. Với xuất xứ ấy, với bản chất hoang dại, man rợ ấy, càng đi sâu vào tác phẩm con người thực của y càng lột tả đặc nét và được hình thành nguyên vẹn, căn bản: “Khun là con hoang, là sản phẩm của những cuộc chinh chiến, sát phạt, tàn hại giữa các bầy đoàn, phe phái. Cuối cùng, sau khi đã hoàn thiện toàn bộ tính cách hung bạo , Khun trở thành nanh hổ, vuốt gấu, răng chó, dao, súng, đao phủ khát máu, chết chóc và mù lòa” [16. Tr 13 ].

Cũng nằm trong hệ thống xuất xứ lai lịch nhân vật, cũng gần giống như Khun, Quản (Người cuối cùng về làng Lận) xuất thân trong gia đình “cha truyền con nối” suốt bao đời từ đời cha đến đời con, đời cháu đều là tướng cướp, Ông nội Quản là tướng cướp hoành hành suốt dải sông Thao; Cha cũng là tên cướp, ăn trộm ngựa của quân Nhật bị chúng chém đầu lìa cổ. Thừa hưởng nền móng ban đầu của gia đình, của sự xuất than của mình, ngay từ thời còn nhỏ, Quản đã tỏ ra ngạo ngược, “bé thì trộm trứng gà. Lớn thì trộm trâu. Nhỏ

thì ăn hiếp bạn bè. Thành niên thì ổi tiết bé gái, cưỡng hiếp đàn bà” [21. Tr 139

].

Miêu tả chân dung, diện mạo, y phục... những biểu hiện bên ngoài của nhân vật, miêu tả ngoại hình của nhân vật là một biện pháp của nhà văn nhằm hé mở tính cách của nhân vật. Theo nhiều nhà nghiên cứu, phần lớn trường hợp đặc điểm, tính cách, chiều sâu nội tâm của nhân vật được thống nhất với ngoại hình (vẻ bề ngoài). Một nhà văn có tài thường chỉ qua một số nét khắc họa, chấm phá có thể giúp người đọc hình dung ra diện mạo, tư thế cùng bản chất của nhân vật. Chính vì vậy nhân vật – Con người không được nhấn mạnh ở góc độ chính trị, ở quan điểm giai cấp mà được nhìn ở: “nhiều vị thế và trong tính đa chiều của mọi mối quan hệ: con người xã hội, con người lịch sử, con người của gia đình, gia tộc con người với phong tục, với thiên nhiên, với những người khác, với chính mình… được soi chiếu ở nhiều bình diện và nhiều tầng bậc: ý thức, vô thức, đời sống tư tưởng, tình cảm, đời sống tự nhiên, bản năng, ở khát vọng cao cả, ở dục vọng tầm thường, con người cụ thể, cá biệt và con người mang tính phân loại phổ quát… con người đa diện, đa trị, lưỡng phân, trong con người đan cài, chen lấn, giao tranh bóng tối và ánh sáng, rồng phượng và rắn rết, thiên thần và quỷ sứ, cao cả và tầm thường” [32]. Vì vậy Ma Văn Kháng đã dày công xây dựng hệ thống nhân vật có ngoại hình đẹp và một tâm hồn trong sáng để nhân vật của ông càng trở nên thánh thiện hơn, đẹp hơn. Đó là tuýp người phụ nữ đẹp, đẹp từ hình thể bên ngoài đến sâu tận trong tâm hồn. Bởi vậy trong nhiều tác phẩm truyện ngắn của mình, tác giả đã xây dựng lên những người phụ nữ trung tuổi với biết bao lận đận nhưng họ vẫn đi tìm ở đâu đó những hạnh phúc bé nhỏ.

Nhân vật Nhiên (Nhiên, nghệ sỹ múa) – một “người phụ nữ tuổi bốn mươi này đẹp đến mức hoàn mỹ”. Tác giả không chỉ tập trung miêu tả vẻ đẹp của nàng qua ngoại hình bề ngoài “từ gương mặt thánh thiện đến làn da tẩm

hương và dáng hình thanh tú. Thân hình nàng cao gấp đúng bảy lần mái đầu nàng. Nàng đạt những số đo lý tưởng, biểu hiện giới tính đến độ rực rỡ nhất ở sòng ngực, bờ vai, vùng eo hông…” [16. Tr 348 ]. Hay tác giả tập trung vào miêu tả “đôi mắt hai mí của nàng đen lay láy, gò mũi cao và một nốt ruồi ở xế trái cạnh mũi nàng là dấu hiệu tinh tế tách nàng ra khỏi những chuẩn đích số học khiến nàng cao hơn hẳn trạng thái mô phỏng, tuy là hoàn cảnh của tự nhiên”. Đặc biệt, vẻ đẹp của người phụ nữ bốn mươi tuổi như Nhiên không chỉ hiện lên qua những ngôn từ bóng bẩy của tác giả, không chỉ qua đường nét về ánh mắt, bờ vai, cái mũi xinh… mà vẻ đẹp trong Nhiên được khẳng định qua những lời khen trầm trồ của các nhân vật khác, trong mắt các bạn bè cô luôn được coi là “người phụ nữ đẹp nhất” trong những người mà họ đã biết. Nhưng điều đặc biệt hơn trong cô còn ẩn chứa những niềm riêng bé nhỏ, những tâm sự thầm kín như dự cảm về số phận bạc mệnh, cô đơn trong Nhiên. Nhiên đẹp. Một nét đẹp hoàn mỹ. Nhiên có tâm hồn cao thượng. Nhưng rồi sao? Chính những người như “chúng tôi vẫn âm thầm một nỗi trắc ẩn, một nỗi sâu xã khác thường. Nhiên hoàn toàn có thể trở nên một người vợ đem lại niềm kiêu hãnh cho người chồng”… Nhưng nàng vẫn cô đơn, đôi mắt nàng lúc nào cũng đẫm ướt, nhìn xa xăm phía chân trời xa, một ánh mắt cô đơn trống trải, một thoáng trễ nãi bâng khuâng. Nàng cô đơn? “Nhiên cô đơn giữa đời như bản chất người nghệ sỹ”.

Nằm trong hệ thống nhân vật ấy là vẻ đẹp của Seo Ly (Seo Ly, kẻ khuấy động tình trường). Đó không phải là vẻ đẹp của thiếu nữ măng tơ, “không, hoàn toàn không còn là măng mới nhú, trăng mới mọc, nụ mới hé” mà Seo Ly hiện lên với đầy đủ vẻ đẹp của một thiếu phụ viên mãn . Tác giả tập trung đặc tả chi tiết từng nét đẹp trên thân thể của nàng, từng chi tiết nhỏ khi đặc tả ngoại hình. “Vóc dáng nàng đã thuần thục (…), Mỗi chi tiết trên cơ thể nàng đã được đào thải, gạn lọc, chọn tuyển và bây giờ định hình như thể một tuyệt phẩm của tạo

hóa (…). Khuôn hình eo hông mượt mà và bầu ngực tràn trề sinh lực phồn thực (…). Mắt nàng biếc xanh màu núi lúng liếng, môi nàng hé mở đầy vẻ mời mọc, gợi tình”. Cái đẹp đó được nhiều người công nhận, Ngôn – một bác sỹ hai chín tuổi phải trầm trồ choáng váng “thật là một sắc đẹp mê hồn. Một trang tuyệt thế giai nhân đầy sức cám dỗ. Một nhan sắc phi phàm, huyền bí và chết người”. Biết bao kẻ si tình đã lẽo đẽo theo nàng. Nhưng không nằm ngoài khuôn khổ của kiếp hồng nhan, nàng là số phận của cái đẹp trên đời: Sự cô đơn…

Thiên tài M.Gorki từng nói “Con người bẩm sinh là nghệ sỹ, bằng cách này hay cách khác, con người đều mong muốn đưa cái Đẹp vào cuộc sống”, qủa thật nhà văn chân chính là nhà văn luôn hướng con người tới cái đẹp đích thực, Ma Văn Kháng trong nhiều tác phẩm của mình đã không ngừng ra công xây dựng hình mẫu chuẩn, đẹp từ ngoại hình đến cái đẹp trong phẩm chất trong tâm hồn. Nợ đời là hình ảnh của người phụ nữ xấp xỉ bốn mươi, vợ của nhà viết kịch Quang Nhã. Truyện khắc họa hình ảnh một người phụ nữ, một người vợ hiền hết lòng vì chồng con, vì sự nghiệp của chồng. Chị hiện lên với tất cả vẻ đẹp lộng lẫy, cao sang, “khi sắp sửa bước sang bên kia dốc cuộc đời, chị vẫn còn hết sức duyên dáng mặn mà”, cái đẹp trên khuôn mặt chị còn lưu dấu, không bao giờ nhàm cũ ở góc hình, ở gương mặt. “Thân mình chị vẫn khuôn trong những nét uốn lượn đầy nữ tính, đặc biệt ở bờ ngực, vùng eo, những đường cong mềm mại, tinh tế và uyển chuyển”, tất cả đường nét ấy dường như đã gây “xôn xao niềm lạc thú cho thị giác trần gian”. Ban đầu là những đường nét trên thân thể, dưới góc quay của nhà văn từng chi tiết hiện lên rõ ràng, càng gợi lên những nét đẹp tinh tế, mềm mại đầy quyến rũ, một khuôn mặt hình chiếc lá đào, cái cằm hơi lẹm, cặp mắt lớn trầm lắng mượt như nhung nhưng ánh lêm tâm hồn sâu sắc.

Ngoại hình nhân vật được tương quan với tính cách và cuộc đời, số phận của nhân vật nên trong sáng tác của mình Ma Văn Kháng đặc biệt chú trọng

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 23/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí