Lời Văn Giàu Chất Thơ, Đậm Đà Bản Sắc Vùng Miền

cách mạng đã đến trên núi, một cuộc sống mới đương hấp dẫn thúc đẩy người phụ nữ hoạt động. những yếu tố ấy quyết định cho Ính vượt lên, các cô Ính vượt lên, triển vọng của người phụ nữ Thái vô cùng to lớn” [5,173]. Là một cô gái đầy niềm tin vào Cách mạng một lòng thủy chung với Cách mạng không sợ gian nan nguy hiểm để giúp cho bản Mường có ngày được tự do.

Suốt bao năm tuy phải sống trong lòng quân thù nhưng Mường Giơn luôn ẩn giấu trong mình một sức sống vô cùng tiềm tàng và mạnh mẽ. Sau bao đau thương mất mát biết bao sự hi sinh cuối cùng họ cũng đã chạm tay đến hạnh phúc, đã được tự do và tự tay xây nên cuộc sống của chính mình đầy niềm vui tươi đẹp: “bấy giờ nắng đã xế hẳn, nắng chiều hắt ngược lên những chỏm đồi. Những đồn Tây cũ trên câc chỏm đồi quanh cánh đồng Mường Giơn vết đất đào còn đỏ sẫm đen như những vết máu khô còn đọng lại như nhắc người ta những cái khổ hại đã qua, những chuyện yên vui đương tới”[4, 130]

Đến với Vợ chồng A Phủ bạn đọc cũng được thấy con đường giác ngộ của nhân vật. Khi Mị cởi trói để cứu cho A Phủ thì lúc đó cũng chính là lúc Mị tự cứu chính mình. Ban đầu Mị vô cảm với tất cả và cả A Phủ nhưng rồi một hôm như thường lệ đêm mùa đông lạnh giá Mị trở dậy để thổi lửa hơ tay nhìn thấy A Phủ bị trói: “thấy mắt A Phủ mở trừng trừng, mới biết A Phủ còn sống với Mị dù cho A Phủ có chết cũng vậy thôi nhưng hôm nay mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở. Một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hòm má đã xám đen lại”[4, 146]

Chứng kiến cảnh tượng đó cũng khiến cho một con người dường như đã bị tê liệt tất cả bỗng nhiên sống dậy, nhìn thấy như vậy khiến Mị nghĩ đến chính mình trong đêm cảnh bị A Sử trói: “nhiều lần khóc nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ không biết lau đi được” [4, 146-147], từ sâu thẳm trong trái tim dường như đã chết ấy sống dậy và nỗi đau được cất lên thành

lời: “ trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác, cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết” thấy vậy Mị tự thương cho chính mình: “ ta là thân đàn bà, nó đã bắt về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi” thương cho chính số phận hẩm hiu của mình nhưng nàng lại thương cho A Phủ “người kia việc gì phải chết thế” từ những suy nghĩ như vậy đã giúp cho Mị có hành động rón rén bước lại: “Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, Mị chỉ thì thào được một tiếng “ đi đi”, rồi Mị nghẹn lại…Mị đứng lặng trong bóng tối rồi Mị cũng vụt chạy ra” [4, 147]. Nhà văn đã phải thật tinh tế mới nắm bắt được những chi tiết hay và đặc sắc như vậy nhưng đó là Tô Hoài không phải viết theo cảm quan của cá nhân mà đã để cho nhân vật tự tìm tự do cho chính mình, con đường này là tất yếu của quá trình phát triến Cách mạng Việt Nam, từ những con người cam chịu thậm chí tưởng như đã chết họ đã vùng dậy, trỗi dậy sức mạnh to lớn tiềm tàng ẩn giấu sâu trong trái tim để tự tìm hạnh phúc cho chính mình, lời văn nhẹ nhàng, da diết và sâu lắng cứ như vậy đi sâu vào lòng giúp bạn đọc có một niềm vui hân hoan vào một ngày mai tươi sáng.

2.1.2. Lời văn dày đặc lời nói khẩu ngữ

Từ những ngôn ngữ bắt nguồn từ đời sống của quần chúng nhân dân đã được Tô Hoài đưa vào tác phẩm một cách rất tự nhiên. Chính nhà văn cũng cho rằng đó là những tài liệu quý giá được nhà văn tuyển lựa và tô điểm từng câu từng chữ trong các sáng tác của mình để tăng thêm những giá trị mới. Tô Hoài từng chia sẻ : “Tôi thường chăm chép chữ và tiếng nói vào sổ riêng. Đi Tây Bắc, một lần ghi được hơn một nghìn tiếng và câu nói hay, nghe được của các dân tộc Mường, dân tộc Thái, dân tộc Mèo”[5, 119], và mỗi lời văn

đều được nhà văn lựa chọn tỉ mỉ “ khi sửa tôi lục lại, soát mỗi chữ, mỗi câu. Vặn vẹo lại mỗi câu, đọc lại từng chữ, nhất là chữ ở những chỗ xung yếu, xem thật đã đúng, thật đắt chỗ, thật mất công khó nhọc mới tìm ra được chưa? Câu ấy thừa chỗ nào?”[5, 157]. Từ những điều chiêm nghiệm được đích thân mình trải nghiệm mà Tô Hoài luôn miệt mài trên con đường sáng tạo để tìm ra những điểm mới, những hạt ngọc trong chính cuộc sống dung dị đời thườngvì : “mỗi chữ phải là một hạt ngọc buông xuống trang giấy những trang bản thảo hạt ngọc mới nhất của mình tìm được”[5]. Tất cả đều là những vẻ vốn có của nó không hề được thi vị hóa lên.

Lời văn trong tác phẩm của ông rất đời thường rất miền núi trong cách nói chuyện rất thật thà của những con người nơi đây đó là lời nói của A Phủ trong lần đầu gặp cán bộ A Châu:

- “Nó là cán bộ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 58 trang tài liệu này.

Rồi A Phủ đột nhiên hăng lên, nhảy lại trước mặt người lạ, kêu:

- Pà chính!

Lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn viết về đề tài miền núi của Tô Hoài - 5

- (…)

- Tao thù Mày!

- (…)

- Một đời tao chưa trông thấy cán bộ mà thằng tây cứ bảo rằng tao nuôi cán bộ, thằng tây đánh tao cắt tóc tao”.[4, 153-154]

Lời nói ngắn gọn nhưng thể hiện nhà văn đã tìm hiểu rất tỉ mỉ và nghiêm túc từng lời ăn tiếng nói của đồng bào miền núi giúp cho tác phẩm của mình đầy hình ảnh và đậm chất vùng miền đó là cảnh phạt vạ đầy vô lí của bọn cường quyền: “thằng A Phủ đánh người làng này thì làng xử mày phải nộp vạ cho người phải mày đánh là hai mươi đồng, mỗi xéo phải hai đồng, mỗi người đi gọi các quan về hầu kiện phải năm hào. Mày phải mất tiền mời các quan hút thuốc từ hôm qua tới nay. Lại mất con lợn hai mươi

cân, chốc nữa mổ để các quan làng ăn vạ mày. A Phủ mày đánh con quan làng đáng nhẽ ra phải phạt mày tội chết, nhưng làng tha cho mày được sống và nộp vạ. Cả tiền phạt, tiền thuốc, tiền lợn, mày phải chịu một trăm bạc trắng”[4, 142]. Phải đi sâu tìm hiểu một cách vô cùng tinh tế thì nhà văn mới có thể viết một cách sát thực và chính xác đến như vậy.Ngôn ngữ của Tô Hoài rất sinh động, có sự chọn lọc và sáng tạo: “những con người trong truyện Tây Bắc, một người, một việc, một hoàn cảnh nào cũng là thật mà không thật. Tôi xem lại nhật ký sổ tay, tôi không thấy chuyện ai tôi ghi trong sổ tay giống hẳn nhân vật trong sáng tác. Nhưng chuyện nào cũng phảng phất hình ảnh nhân dân Tây Bắc mà tôi đã thu được một phần vào những trang sổ tay ấy”[5, 173]. Lời văn giàu tính tạo hình, có chỗ như quay cận cảnh, viễn cảnh của điện ảnh. Nhà văn đã vận dụng cách nói của người miền núi hồn nhiên, đầy hình ảnh.Tác giả đã dòi theo từng bước biến diễn, phát triển của đời sống tâm hồn nhân vật, được đặt trong một hoàn cảnh khá “điển hình” là mùa xuân về trên vùng núi cao. Chúng ta cùng dòi theo tiengs khèn, tiếng sáo để thấy được sức sống mạnh mẽ trong con người Mị trỗi dậy: “Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say”. Mị đã trở về sống những ngày của tuổi trẻ đáng trân trọng của cuộc đời.

Tô Hoài đã sử dụng những từ ngữ gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân miền núi.Từ những chi tiết nhỏ nhất là xưng hô “tao- mày”, đến cách nói tự nhiên, mộc mạc chân chất. Thông thường, tác giả thường dùng những câu văn đối thoại ngắn, ý rò ràng, dễ hiểu mang cách đối đáp của người vùng núi Tây Bắc; đồng thời cũng thể hiện vị trí trong xã hội của mỗi nhân vật:

“Thống lí Pá Tra đến bảo bố Mị:

- Cho tao đứa con gái này về làm dâu thì tao xóa hết nợ cho.

Ông lão nghĩ năm nào cũng phải trả một nương ngô cho người ta, thì tiếc ngô, nhưng cũng thương con quá. Ông chưa biết nói thế nào thì Mị bảo bố rằng:

- Con nay đã biết cuốc nương làm ngô, con phải làm nương ngô giả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu”.

Qua lời văn tuy không trực tiếp xuất hiện bộc lộ thể hiện suy nghĩ của bản thân nhưng nhà văn đã làm nổi bật lên cuộc sống hiện thực vùng đồng bào thiểu số về cuộc đời những ngày thật mù mịt không biết đến ngày mai sẽ ra sao và như thế nào đó là những cảnh rất thực. Hiện thực được phản ánh trong truyện Mường Giơn rất rò nét và ám ảnh khi bị bọn xâm lược đến đánh chiếm khiến cho cộc sống thanh bình là thế ở nơi đây không còn mà ở đó chỉ còn lại nỗi đau khôn cùng, không chỉ bọn quân xâm lược mà còn cả sự thống trị của bọn thống trị cũ, chúng đè đầu cưỡi cổ gây nên biết bao nỗi đau cho Mường Giơn như cướp của, giết người, đốt nhà, bắt lính, bắt đi phu. Bọn chúng đã gây nên cho cuộc sống đầy yên ấm nơi đây một cuộc sống ảm đạm vô cùng đau thương trong bầu không khí bao trùm bởi tang tóc và đầy nỗi đau. Ánh mắt mỗi người nơi đây đều hằn lên những nỗi đau khôn nguôi khi gia đình người thân của chính mình phải li tán vì cha đau khổ khi mất đi đứa con của mình: “cô Mát lên châu lên đồn.Có đến năm hôm, mười hôm cũng chẳng nghe tin trở lại. Bang Kỳ lấy cô Mát làm người hầu, bị vợ cả nó ghen, mỗi ngày vợ cả đánh cho cô Mát ba trận, đêm nó bắt đứng dưới gậm sàn”[4, 45] chị em đau khổ vì phải lìa xa còn biết bao nỗi đau khi bị bắt đi phu “mấy năm nay, Tây bắt người làng đi lính nhiều quá. Cả Mường bắt đến hàng trăm thanh niên” [4,45]

Trong Tô Hoài người sinh ra để viết Nguyễn Đăng Điệp khẳng định: “nói đến Tô Hoài không nói đến tài sử dụng ngôn ngữ Tô Hoài dùng thứ ngôn ngữ óng ả, sặc mùi sắc chữ nghĩa ông cất lên từ đời sống nhưng thứ ngôn ngữ

chắt lọc”nhà văn luôn có ý thức học tập về ngôn ngữ của từng địa phương nhưng không phải đưa vào tác phẩm tràn lan mà có chọn lọc rất kĩ đầy tâm huyết.

Trong cách nói chuyện cũng đầy khẩu ngữ giữa A Phủ và cán bộ A Châu hiện lên:

- Ở đâu về đây?

- Ở ngoài vào.

- Ngoài nào?

- Ở ngoài vào khu du kích.[4, 152]

Hay là lời của Châu Đoàn vàng: “ con già Mường này rồ thật”[4,18]

Lời văn nghệ thuật được Tô Hoài sử dụng vô cùng điêu luyện đã làm nổi bật lên chất thực chất đời thường hiện lên trên mỗi tác phẩm đã Chú ý khám phá con người ở phương diện đời thường. Đó là những người lao động ở miền núi luôn vất vả trong cuộc đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác. Ông cũng không lý tưởng hóa những nhân vật là chiến sĩ cách mạng. họ đều là những người, phẩm chất cách mạng của họ không thể hiện qua những hành động phi thường khi đối mặt với kẻ thù mà thể hiện trong những tình huống của đời thường như việc vận động người dân đấu tranh từ lúc cùng nhau chống lại bọn chúa đất bán nước và bọn Tây độc ác, cùng nhau lên nương rẫy, thậm chí cùng nhau uống rượu; thuyết phục người chưa giác ngộ không bằng khái niệm chính trị mà bằng tình cảm.

2.2. Lời văn giàu chất thơ, đậm đà bản sắc vùng miền

2.2.1. Lời văn giàu chất thơ

Đọc truyện ngắn viết về miền núi của Tô Hoài chúng ta thấy cảnh và con người vùng Tây Bắc hiện lên thật đẹp giống như một bản tình ca. Ở những trang miêu tả thiên nhiên trong Truyện Tây Bắc đã làm rung động biết bao trái tim nhạy khiến đến say đắm những tâm hồn người đọc một vẻ đẹp tráng lệ vô cùng nên thơ của núi rừng Tây Bắc bao la, hùng vĩ. Ông đã nói rằng: “ văn có bản sắc do hơi văn, do không khí đặc biệt mà nhà văn đã làm bốc lên ở mỗi câu, mỗi chữ. Như người múa giỏi gợi cho người xem những hình ảnh đẹp chứ không phải để người xem chỉ nhìn thấy tay chân uốn éo” [ 5, 158]

Tuy viết về đời thường nhưng cũng đậm chất thơ luôn có mặt trong các truyện ngắn của Tô Hoài rất tự nhiên Phan Cự Đệ đã khẳng định rằng: “Trong tác phẩm Tô Hoài, những bức tranh xã hội dù màu sắc tối thẫm, dù đường nét trần trụi đến đâu vẫn le lói một ánh sáng, bàng bạc một chút thơ” [2,89]. Chất thơ ấy không phải nhà văn tự vẽ hay tưởng tượng ra mà đó là chất thơ trong chính hiện thực cuộc sống nơi đây, nó đẹp đến lạ lùng.

Trong tác phẩm lời văn nghệ thuật của Tô Hoài tuy giản dị nhưng chất chứa bao tình cảm tha thiết, ở đó tuy có chiến tranh nhưng không phải là những cảnh sôi lửa hận thù mà ở đó nó bình yên lặng lẽ, thật nhẹ nhàng như vốn có của nó, không cuồn cuộn dâng trào, cuồng nhiệt mà cái gì cũng bình tĩnh điềm đạm. Tuy phải chịu bao khổ đau li tán nhưng ở đó bằng lời văn giàu chất thơ nên trong truyện ngắn viết về đề tài miền núi có xen lẫn những đoạn văn đầy trữ tình như cảnh đi săn trong Mường Giơn: “giữa trưa , nắng hanh đang đọng từng vũng trong rừng trám cao vút, im lặng. Một chiếc cuống gãy cũng nghe tiếng. Bó lá hương nhu để trên tảng đá, bốc mùi thơm dịu dịu trong nắng”[4, 3], cảnh đón Tết ở khu du kích Phiềng Sa trong những đêm tình mùa

xuân: “vẫn vui như lúc nãy, vợ đi trước thổi sáo. Chồng đằng sau hát theo. Tiếng hát ú dài, mênh mông trong đồi tranh. Hôm ấy trời trong như một bóng sáng, trông xuống thấy chảy qua chân núi một dòng suối trắng tinh”[4,163], những hình ảnh đó những tưởng chỉ là những bức tranh do những họa sĩ tài ba sáng tác nhưng đó lại là những hình ảnh tha thiết mê đắm lòng người khiến cho nhà văn cũng khó mà cầm lòng được trước nó. Những lời văn nhẹ nhàng ấy cứ len lỏi trên những trang giấy giúp cho mùa xuân trong tác phẩm của nhà văn Tô Hoài càng thấm đượm phong vị miền núi Tây Bắc, một vẻ đẹp hùng vĩ tươi mát đến lạ thường. Mùa xuân của ngươi Mèo ở Hồng Ngài đương đến giữa lúc gió rét về và cỏ gianh vàng ửng "Khi trong các làng Mèo Đỏ những chiếc váy hoa đã được đem ra phơi trên các mỏm đá, xòe như những con bướm sặc sỡ, hoa thuốc phiện nở trắng, nở đỏ hau, nở đỏ thẫm rồi tím man mác!” [4,135],những màu sắc được phối hợp đầy đặc sắc càng thêm tô đậm cho mùa xuân của vùng núi Tây Bắc cho ta thêm yêu mến nơi này hay lúc cảnh hiện lên thật lung linh, huyền ảo trong những đêm trăng mùa hè ở Phiềng Sa, những đêm trăng ấy: “có mây dầy từng mớ, từng lớp vàng dẫm về trên những cảnh rừng tít tắp chân mây”

Chất thơ trong truyện ngắn về đề tài miền núi của Tô Hoài còn được thể hiện ở khía cạnh trong đời sống sinh hoạt hằng ngày và phong tục tập quán của những con người đồng bào miền núi. Đó là những ngôi nhà gỗ với bếp lửa trong nhà không bao giờ tắt trong suốt mùa đông lạnh giá ,đó còn là những công việc hằng ngày như còng nước, cắt cỏ cho ngựa ăn, ngồi quay sợi, hay đi hái lá hương nhu trên rừng và cả những cuộc đi săn bẫy thú rừng. Không chỉ vậy trang phục đặc trưng của người phụ nữ H’mông vùng cao là những chiếc váy xoè sặc sỡ đầy màu sắc đi cùng với những chiếc vòng bạc lấp lánh.

Xem tất cả 58 trang.

Ngày đăng: 06/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí