Quá Trình Sáng Tác Và Các Đề Tài Chính

sưa sáng tác với khoảng hơn 60 năm cầm bút đã có rất nhiều đóng góp đặc sắc và đồ sộ trước cách mạng và sau cách mạng Tháng Tám.

Thời kỳ Mặt trận dân chủ nhân dân, nhà văn Tô Hoài tham gia vào phong trào Thanh niên phản đế. Vào năm 1943 gia nhập nhóm Văn hóa cứu quốc ở Hà Nội đầu tiên. Sau Cách mạng tháng Tám ông tham gia Nam Tiến sau đó lên Việt Bắc làm báo “Cứu quốc”. Từ 1951 Tô Hoài về công tác ở hội văn nghệ Việt Nam, tuy nhiên nhà văn vẫn thường xuyên đi hành quân cùng bộ đội, cùng tham gia chiến dịch Biên Giới và cùng bộ đội chủ lực tiến công để giải phóng Tây Bắc

Sau khi hòa bình được lặp lại tại đại hội nhà văn lần thứ nhất(1957) Tô Hoài đã được bầu làm Tổng thư ký. Sau đó tiếp từ những năm từ 1958 đến 1980 ông tham gia Ban Chấp Hành, phó Tổng bí Thư của Hội nhà văn Việt Nam. Từ 1966 đến 1996 Tô Hoài làm chủ tịch Hội văn nghệ Hà Nội. Bên cạnh đó ông còn tham gia nhiều công tác xã hội khác nhau như Đại biểu Quốc Hội, phó chủ tịch hữu nghị Việt Ân, Ủy viên Ban Chấp Hành Việt Xô. Vào 1996 ông được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh đã chứng minh khẳng định một tài năng có sức sáng tạo dồi dào, bền bỉ đậm đà bản sắc dân tộc, qua đó thể hiện một phong cách riêng rất Tô Hoài.

1.2.2. Quá trình sáng tác và các đề tài chính

Chúng ta dễ nhận ra rằng Tô Hoài là một nhà văn có tấm lòng chung thủy son sắc với hơn 60 năm tuổi nghề đã để lại một số lượng tác phẩm đồ sộ trên nhiều thể loại khác nhau.

Trước Cách mạng tháng Tám sáng tác của Tô Hoài là một cây bút có sức viết rất mạnh mẽ, đậm cảm quan nghệ thuật không trộn lẫn với bất kì một ai và có một giọng điệu rất riêng, độc đáo và đặc sắc. Sáng tác trong giai đoạn này cũng góp phần tạo nên đặc trưng cho trào lưu văn học hiện thực Việt Nam.

Tô Hoài đến với văn xuôi hiện thực đầu tiên đầy tâm huyết và quyết đi theo con đường của chủ nghĩa hiện thực. Với một niềm đam mê cầm bút miệt mài tìm tòi sáng tạo “ trong ngoài ba năm viết như chạy thi” [10, 19 ] trong một thời gian ngắn thôi ông đã để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ, mang đậm dấu ấn phong cách rất riêng và đặc sắc được Trần Đình Nam nhận xét là:“ một nhà văn xuôi bẩm sinh” Tô Hoài đến với nghề văn thật tự nhiên, không gò bó, ép buộc.

Với truyện “ Dế Mèn phiêu lưu kí” ra đời đã mang đến cho Tô Hoài một bước khởi đầu thành công, đã thu hút biết bao đối tượng độc giả đều rất thích thú cả người lớn và trẻ em.

Ở tuổi 20 tác phẩm đã giúp nở rộ tài năng kiệt xuất của mình về nhiều thể loại văn học với ngòi bút linh hoạt, sự quan sát tỉ mỉ và đầy tinh tế. Ngôn ngữ của nhà văn là ngôn ngữ đời thường, tự nhiên, có sắc thái giọng điệu dí dỏm rất riêng, rất sắc sảo và rò nét. Nhà văn đã từng chia sẻ: “trước cổng làng quê tôi có một bãi sông, trên bãi ấy tập hợp một thế giới rất nhiều cây cỏ và các giống vật cho chúng tôi đùa chơi với. Những con giống trong Dế mèn phiêu lưu ký mà tôi có nói được sự hoạt động, tính nết và phong tục của chúng, là do tôi có nghịch, có bè bạn quen biết chúng nhiều. Thực tế ấy, thơ mộng ấy khơi nguồn cho tôi viết. chứ không phải tại khiếu viết văn” [5, 76- 77].

Quê ngoại làng Nghĩa Đô đã trở thành những đề tài chính trong sáng tác của nhà văn như: Nhà nghèo( 1942), Giăng thể( 1942), Xóm giếng ngày xưa( 1944) Cỏ dại(1944) đều được hướng ngòi bút miểu tả về vùng quê thân yêu của nhà văn. Từ đó một bức tranh về cuộc sống xung quanh đã được nhà văn vẽ nên một cách đậm nét. Nơi đó là một vùng quê gần nơi phố thị giờ đây đã không còn được sự thanh bình, mộng mơ như những trang thơ qua đó

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 58 trang tài liệu này.

nhà văn thể hiện khao khát mong ước về một cuộc ngày càng tốt đẹp hơn, cải thiện hơn.

Sau cách mạng tháng Tám Tô Hoài ít băn khoăn trước trang giấy như những cây bút cùng thời khác. Với tác phẩm Vỡ tỉnh đã đánh dấu là tác phẩm đầu tiên. Một đề tài thu hút tâm lực và trí lực của Tô Hoài và đạt được thành công lớn trong thời kỳ này là viết về đề tài miền núi với những con người hiền lành, chịu thương chịu khó nhưng lại có cuộc sóng vô cùng khó khăn đầy đa khổ trong chế độ thực dân nửa Phong Kiến. Ông là người đặt đầu tiên viên gạch xây nền cho Việt Nam khi viết về con người và cuộc sống của các dân tộc miền núi. Ngòi bút của ông hướng về những thay đổi của vùng đất và con người nơi đây trong cuộc đấu tranh chống lại chế độ Thực dân nửa Phong kiến và bọn cường hào ác bá ( Núi Cứu Quốc, Tập truyện Tây Bắc…)

Lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn viết về đề tài miền núi của Tô Hoài - 3

Thành tựu xuất sắc nhất khi viết về miền núi của Tô Hoài là tập truyện Tây Bắc gồm 3 tác phẩm: Mường Giơn, Cứu đất cứu Mường và Vợ chồng A Phủ đã được nhận giải thưởng của hội Văn nghệ Việt Nam năm 1954- 1955.

Tập truyện Tây Bắc đã tả sâu sắc đầy chân thực về cuộc đời đầy đau khổ của những người dân miền núi dưới ách thống trị và bóc lột hết sức tàn nhẫn của bọn Thực dân Pháp và bọn lang đạo độc ác nhất là tập trung nói về nỗi khổ của người phụ nữ. Qua nhà văn Tô Hoài độc giả có được những kinh nghiệm sống hiểu được cảnh thống khổ của đồng bào miền núi để từ đó có những cảm xúc yêu thương trân trọng đối với con người và vùng đất này.

Tiếp tục trong chặng đường viết về đồng bào miền núi điển hình là Tây Bắc trong cuộc đấu tranh chống lại cái ác với Miền Tây đã thành công trong việc miêu tả những bước đi đầu tiên đầy gian khổ khó khăn của nơi đây đi lên chủ nghĩa xã hội và đã được giải thưởng hội nhà văn Á- Phi 1972. Đề tài miền núi được tiếp tục miêu tả tỉ mỉ với Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ (1971), họ Giàng ở Phìn Sa (1984), Nhớ Mai Châu(1988). Với một tấm yêu thương tha thiết

con người, một trái tim nhạy cảm đầy ấm áp Tô Hoài đã ghi nhận những điều chân thực vè cuộc sống và con người nơi Tây Bắc.

Nhìn chung sự nghiệp sáng tác của Tô Hoài là một cây bút quan trọng trong sự phát triển của nền văn học Việt Nam hiện đại với nhành thành quả vô cùng to lớn và quan trọng. Những tác phẩm của Tô Hoài đã giúp cho độc giả có những hiểu biết kinh nghiệm về cuộc sống và con người với cách sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật chân chính và điêu luyện.

1.2.3. Đề tài miền núi trong truyện ngắn của Tô Hoài

Tô Hoài là một nhà văn viết nhiều viết hay và thành công nhất là truyện ngắn viết về đề tài miền núi, là một con người miệt mài với con đường sáng tác đầy nghiêm túc với nghề cầm bút: “nghề viết phải là nghề học suốt đời. Có thể sự sáng tạo ở lĩnh vực nào cũng đòi hỏi một sự rèn luyện. Nhưng tôi nghĩ một cách chủ quan: nghề viết đòi hỏi khắt khe hơn. Rèn luyện đem đến kết quả, đó là công lao của kiên trì, cố gắng chịu mày mò, nghe ngóng, tìm kiếm, thu thập, tích trữ mọi mặt vốn liếng tư tưởng, văn hóa, nghiệp vụ”[5,66]. Bên trong con người ông là một con người cần mẫn, khao khát đi tìm những vẻ đẹp của con người, là một người thành công khi viết truyện ngắn Tô Hoài luôn muốn viết “các truyện ngắn hay nhất bao giờ cũng là truyện ngắn sẽ viết. Người viết thấy ra cái khó ấy, cái đau khổ ấy, niềm hi vọng không cùng ấy trong lúc cầm bút” [5,101]. Chế Lan Viên đã từng nhận xét rằng “Nhặt những chữ của đời mà viết nên trang”. Tô Hoài luôn khao khát viết nên những truyện ngắn giàu ý nghĩa mang lại cho người đọc thấu hiểu và cảm thông với số phận của nhân vật muốn được như vậy nhà văn phải sống cùng nhân vật của mình, thấu hiểu mọi cung bậc tình cảm của nhân vật. Vì vậy nhà văn luôn băn khoăn trăn trở để viết nên những truyện ngắn hay: “rút ngắn, rút ngắn nữa. Cho chặt, cho chắc, cho tinh tế”[5,150] . Đó là điều nhà văn luôn mong mỏi tuy là truyện ngắn nhưng trong đó lượng ý nghĩa thông tin

truyền đến cho độc giả là vô cùng lớn và độc giả cũng là đồng sáng tạo. Tô Hoài luôn tạo cho bản thân một lối viết rất độc đáo và tỉ mỉ: “người viết có lối văn độc đáo, bản sắc riêng, ai đọc cũng thấy, không phải vì người ấy đã đặt câu giống nhau, lặp đi lặp lại những chữ đầu câu theo tay quen. Không những thói quan mòn mỏi đó chỉ có hại, chỉ làm hại”[5,157].

Vương Trí Nhàn đã khẳng định về khả năng tài tình trong việc quan sát vô cùng tinh tế của Tô Hoài đến nỗi: “con ruồi bay qua không lọt khỏi mắt”.Với một niềm say mê truyện ngắn đến khôn cùng Tô Hoài đã từng tâm sự và khẳng định: “Tôi thích truyện ngắn, bao giờ cũng tìm đọc truyện ngắn bởi đó là một thể loại có tính chiến đấu mạnh”[13,7] vì theo nhà văn đó chính là: “cách cưa lấy một khúc đời sống” [13,8] nên“viết bao nhiêu cũng không thấy ngại, càng viết lại càng viết nữa. Viết là say và viết là tỉnh. Viết là để ghi lại những gì đã sống, viết lại chính là sự sống nữa” [13].Hay Trần Hữu Tá đã có những nhận định rằng: “ Tô Hoài già dặn trong truyện ngắn. Tô Hoài có khả năng quan sát tinh tế và nghệ thuật miêu tả linh động. Người, vật, thiên nhiên, cảnh sinh hoạt…tất cả đều hiện lên lung linh sống động nổi rò cái thần của đối tượng và bàng bạc một chất thơ” [14, 188].

Trong đời cầm bút ông đã để lại rất nhiều tác phẩm viết về các dân tộc ít người nhất là núi rừng Tây Bắc trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Dường như đó là duyên nợ của nhà văn. Tô Hoài có tâm sự rằng khi ông hoạt động bí mật tại Hội văn hóa cứu quốc ông đã có ý viết về sự kiện đồng chí Bé ca ngợi tinh thần dũng cảm của đội nữ du kích Ba Bể nhưng không thành công. Trong dịp trả lời phỏng vấn của tạp chí văn hóa kỉ niệm 20 năm thành lập Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhà văn đã nói về quá trình viết về đề tài miền núi:“ Trước cách mạng, rừng núi hoàn toàn xa lạ với tôi. Lần đầu trong thời kỳ chuẩn bị Tổng khởi nghĩa, tiếng vang của chiến khu Việt Bắc dội xuống đồng bằng, qua sách báo bí mật của Đảng và những câu chuyện kể cuả

cán bộ cách mạng, hình ảnh và thực tế cách mạng ấy hấp dẫn tôi, gợi tôi suy nghĩ [5,65]. sau cách mạng Tô Hoài làm phóng viên cho báo cứu quốc và được cử đi nhiều mặt trận nhiều nơi được cùng sống và sinh hoạt với những con người vùng Tây Bắc của Tổ quốc từ đó giúp cho ông có những kinh nghiệm thực tế để viết nên nhiều tác phẩm nhằm ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của đồng bào miền núi trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp nhà văn đã chia sẻ : “làm phóng viên, tôi được đi nhiều, biết nhiều việc, tiếp xúc nhiều cái mới trên nhiều mặt khác nhau. Do đấy tôi tập có được một nhận định thính trước mọi việc xảy đến. Chất chứa một bề mặt, hiểu biết rộng rãi, chính là cái nền chắc chắn nhất, không có không xong, để tạo cơ hội đi sâu”[5,170] Nổi tiếng và đáng chú ý giai đoạn này của Tô Hoài là tập truyện ngắn Núi cứu Quốc (1948) gồm 4 truyện : Công tác xa, Đồng Chí Hùng Vương, Nà Lộc Tào Lường.

Điểm đặc biệt chúng ta dễ nhận thấy thiên nhiên trong tác phẩm viết về đề tài miền núi của Tô Hoài hiện ra như một nét thực của chính hiện thực cuộc sống miền Tây Bắc. Hiện thực cuộc sống ở trong các truyện ngắn của ông không chỉ là nói về những vấn đề căng thẳng quyết liệt của cuộc đấu tranh giai cấp mà còn là những bay bổng của tâm hồn đầy chất thơ, là những cái tình tươi mát của con người với thiên nhiên. Hiểu thiên nhiên giúp ta hiểu con người. Miêu tả thiên nhiên giúp để khắc họa rò hơn về con người. Thiên nhiên miền Tây Bắc của Tô Hoài thật đẹp và con người sống trong thiên nhiên ấy cũng đẹp như chính bản thân nó có. Con người hòa quyện với thiên nhiên giúp cho ta hiểu thêm về cảnh và người nơi vùng cao. Tô Hoài là một nhà văn của đồng bào dân tộc miền núi, rất hiểu biết về văn hoá và kho tàng văn học dân gian cũng như con người và cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số vì thế Tô Hoài đã sử dụng rất thành công chất liệu của lời văn dân

gian để tạo cho tác phẩm của mình có chất thơ đến mê đắm lòng người đọc, gây sức ám ảnh trong trí nhớ mỗi người.

Khi miêu tả về cuộc sống những con người nơi đây dù khi nói về cuộc sống hay cái chết tất cả rất dị, bình thường nhưng rất đặc sắc. Tô Hoài có một mối quan tâm đặc biệt đến cuộc sống đời và là một nhà văn viết về phong tục và những sinh hoạt bình dị ở miền núi.

Những tác phẩm viết về đề tài miền núi đã cho ta hiểu con người miền núi với những bản chất thật thà, thủy chung đậm nghĩa tình có lòng tin sắt đá ở cách mạng. Những nhân vật Hùng Vương, Bảo, Sìn đã để lại ấn tượng sâu sắc, khó quên về các anh cán bộ cách mạng nơi miền núi tận tình trong công tác phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân.

Tô Hoài yêu người miền núi, ông đi sâu nói về những con người miền núi với con mắt của một kẻ xa lạ nhưng si tình đắm say như để tìm kiếm một sự kỳ thú trong đó. Sau này trong những kinh nghiệm viết văn của tôi Tô Hoài đã thú nhận hồi đó mình đã có nhược điểm quả chuông lạ, thích lạ và khoe chữ .

Tô Hoài lúc đó vẫn chưa có sự hiểu biết đặc sắc về các dân tộc thiểu số, không hiểu hết sự phong phú của đồng bào miền núi vì mới chỉ tiếp xúc lần đầu nên cái nhìn vẫn còn sự non nớt, ngây thơ đầy bỡ ngỡ khó tránh khỏi.

Năm 1953 tập truyện Tây Bắc ra đời đã đánh dấu bước ngoặt của Tô Hoài trong việc chiếm lĩnh hoàn toàn về đề tài miền núi và chính thức là nhà văn hiện thực xã hội chủ nghĩa và đạt được thành công vang dội. Đó là điều tất yếu của việc nhà văn khi được thấm nhuần về tư tưởng tình cảm trong cuộc sống thực tiễn kháng chiến tại miền núi.

Truyện ngắn viết về đề tài miền núi chủ yếu tập trung ở tập Truyện Tây Bắc, Tô Hoài đã chia sẻ về thực tế sáng tác: “ Năm 1952 tôi theo bộ đội chủ lực tiến quân vào miền Tây , tham gia chiến dịch giải phóng Tây Bắc các đơn

vị ta qua sông Thao, đánh tan nhiều đạo quân và đồn bốt địch, cho đến lúc vượt sông Đà, thì đã giải phóng được một giải đất rông lớn phía hữu ngạn trong đó bao gồm nhiều khu du kích của các dân tộc anh em đã chiến đấu ròng rã nhiều năm giữa lòng địch(…) cái kết quả lớn nhất và trước nhất của chuyến đi tám tháng ấy là đất nước và người Miền Tây đã để thương để nhớ cho tôi nhiều quá, tôi không thể bao giờ quên được lúc vợ chồng A Phủ tiễn tôi ra khỏi dốc núi làng Tà Sùa, cũng vẫy tay gọi:“ Chéo lù! Chéo lù” (trở lại! trở lại). Hai tiếng “trở lại! trở lại” chẳng những nhắc tôi có ngày trở lại mà còn phải đem “trở lại” cho những người thương ấy một kỉ niệm tấm lòng mình, một cái gì làm biểu hiện lại cả cuộc đời người Mèo trung thực, chí tình dù gian nan thế nào bao giờ mong anh em trở lại. Hình ảnh Tây Bắc đau thương và dũng cảm lúc nào cũng thành nét thành người, thành việc trong tâm trí tôi… ngay cho tới hôm nay tôi vẫn bồi hồi nhớ như in. Đó là một ám ảnh mạnh mẽ thúc đẩy tôi sáng tác. Ý thức tha thiết với đề tài là một lẽ quyết định, vì thế tôi viết truyện Tây Bắc” [5, 70-71]. Những nhân vật miền núi trong sáng tác đáng nhớ của Tô Hoài, số phận của những con người nơi đây mang nét ám ảnh lớn ít đi vào miêu tả sâu vào tính cách. Họ đi từ cuộc đời khổ đau vào tác phẩm và từ những tác phẩm ấy lại bước ra hiện thực cuộc sống cùng hòa vào dòng đời bình dị. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh nhận định: “Tô Hoài là nhà văn của người thường, của chuyện thường, của đời thường”[11,252]. Từ suy nghĩ đến cách sống tất cả đều mang tính đời thường, giản dị, hồn nhiên và đầy chân thực. Thậm chí những suy nghĩ ước mơ của những con người miền núi nơi đây cũng rất giản dị, hồn nhiên có lúc đến tội nghiệp tuy sống trong kìm kẹp, chịu bao đau khổ nhưng họ vẫn luôn mơ về một ngày mai tươi sáng bắt dầu từ những điều nhỏ nhoi, cô “Ính” vẫn mơ một tối xoè sàn (Mường Giơn), có khi vợ chồng A Phủ lại mong mỏi xây dựng được một cái nhà gỗ chắc chắn trên núi tranh (Vợ chồng A Phủ). Tô

Xem tất cả 58 trang.

Ngày đăng: 06/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí