Lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn viết về đề tài miền núi của Tô Hoài - 7

Với A Phủ và Mị thì cái tình yêu đó lại càng được thể hiện rò, hai con người đầu tiên đều phải chịu một kiếp sống ngục tù nhưng đã tìm đến nhau, tình yêu bắt đầu nảy nở trong một đêm cùng nhau cởi dây trói và chạy trốn đưa cuộc sống của họ sang trang mới và gắn bó với nhau.

Qua lời văn nghệ thuật chúng ta thấy con người miền núi hiện lên thật đơn giản và đầy mộc mạc trong cách cảm và cách nghĩ. Họ ưng nhau ở cái bụng như trong Vợ chồng A Phủ đã tin bọn lính là do cán bộ đã lừa họ và đã vác lợn về đồn cho bọn lính để rồi bi đánh bị nhốt. Nhưng khi được cán bộ A Châu giải thích: “ ta chân tay dài bằng nhau, nói tiếng nhau. Ta là anh em” thì A Phủ xuôi rồi dần nghĩ ra: “cán bộ nói tiếng như ta, tóc dài như tóc ta, cánh tay bằng cánh tay ta, đến nhà ta chơi biết thổi sáo gọi người về, không thấy lợn, không đánh ta, cán bộ không phải như thằng Tây, có gì mà phải thù? Thôi thằng Tây nói dối rồi.”[4,154]. Tuy họ suốt ngày chỉ biết đến con lợn với những suy nghĩ rất đơn giản nhưng cũng biết phân biệt ai tốt ai xấu để đi theo cho cuộc sống tốt hơn.

Con người miền núi là vậy trong suy nghĩ của họ rất giản đơn, yêu ghét cũng rất thẳng thắn, niềm tin của họ vô cùng lớn và thiêng liêng với cách sống đầy nghĩa tình sâu nặng. Họ cũng là những con người giàu ước mơ khát vọng chẳng phải những thứ cao sang gì mà chỉ mong muốn có cuộc sống ấm no, yên bình để được sống bằng chính sức lao động của bàn tay đó là ước mơ của Ính trong Mường Giơn.

Lời văn nghệ thuật thể hiện bản sắc miền núi được thể hiện trong truyện Tây Bắc cũng thể hiện qua bức tranh thật sinh động về những cảnh đời chân thực nơi đây. Bùi Hiển trong tập truyện Tây Bắc đã có nhận định rằng: “nghệ thuật kể chuyện của Tô Hoài trong truyện Vợ chồng A Phủ là thiên về thị giác, một thứ thị giác tinh nhạy, đầy màu sắc và ấn tượng, cảm xúc nói rộng ra hơn nữa là thiên về cảm giác, về cảm nhận trực quan cụ thể, về biểu

hiện sắc thái tình cảm gần gũi”[ 9,103]. Với tài năng quan sát vô cùng tinh tế với nhãn quan phong tục sắc sảo đã tái hiện đời sống miền núi một cách tả rất thực rất nhẹ nhàng và kĩ lưỡng. Nhiều cảnh được tả trong truyện ngắn viết về miền núi của Tô Hoài như cảnh xử kiện trong Vợ chồng A Phủ “cứ mỗi đợt bọn chức viện hút thuốc phiện xong, A Phủ lại phải quỳ ra giữa nhà, lại bị người xô đến đánh. Mặt A Phủ xưng lên, môi và đuôi mắt dập chảy máu. Người thì đánh người thì quỳ lạy, kể lể, chửi bới. Xông một lượt đánh, kể, chửi lại hút. Khói thuốc phiện ngào ngạt tuôn qua các lỗ của sổ… Cứ như thế, suốt chiều, suốt đêm, càng hút, càng tỉnh càngđánh, càng chửi, càng hút” [4, 141]. hay với cảnh chợ Phiềng Sa trước:“mùa xuân lại đến trên những đỉnh núi cao của các làng Mèo…trong đồi cỏ tranh mênh mông gió cứ giật từng cơn vảng rực và trong một phong cảnh khô héo cũng từa tựa mọi năm, mỗi khi gặt hái xong, trời cao mà như gần, cỏ tranh đã bắt đầu úa, có những con đường đất đỏ ối, dài hun hút vờn lên từng nét ghê rợn bên sườn núi trọc, có những buổi chiều buốt, lạnh teo thì trong khi ấy cái tết đầm ấm thong thả tới. Nhà nào cũng nghỉ đi làm nương. Củi gỗ thông trong bếp bốc mùi thơm. Tiếng sáo réo rắt suốt đêm ngoài đầu núi tranh. Nhà nhà giã bánh giày, giết lợn làm tết rồi các chị Mèo đỏ, váy thêu áo khoác, khăn hoa chùm rực rỡ. Các chị Mèo trắng chít khăn xếp nếp phẳng lì, tóc mai cạo xanh nhẵn. Con trai thì áo trẽn, bịt đầu khăn trắng, thắt lưng màu thiên thanh”[4,160]. Đó là những phong tục của miền núi: tục phạt vạ, tục ăn tết mùa xuân, tục cướp vợ trình ma. Tất cả đều mang lại những hình ảnh rất cụ thể và đời tường về Tây Bắc có như những gì nó có, không có gì là tô hồng cho tác phẩm của mình. Những truyện ngắn của Tô Hoài quan sát rất tỉ mỉ về bề mặt cuộc sống nên cuộc sống của đồng bào miền núi hiện lên chân thực như một bức ảnh chụp rất đẹp cũng rất đời thường với quan điểm miêu tả người thật việc thật chúng ta thấy Tô

Hoài thành công miêu tả về cuộc sống bên ngoài hơn là nội tâm bên trong bằng lời văn mượt mà giản dị chân thực cũng vô cùng đời thường.

Bằng lời văn nghệ thuật giản dị, chân thực cho ta thấy vẻ đẹp đậm chất núi rừng Tây Bắc cũng như cuộc sống của con người nơi đây đó là lúc cô Ảng bị bọn thống trị đè đầu hành hạ tối ngày: “đến nổi con mắt mờ mịt không còn lúc nào ngước trông ra cho thấy được mùa nào có con chim nào đã về bay qua cửa sổ” [4, 10] hay Mị người con gái xinh đẹp tài giỏi của núi rừng bị bắt làm con dâu gạt nợ nhà thống lý Pá Tra làm cho cô: “ suốt ngày lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”, "Ai đi xa về, có việc vào nhà Thống lý Pá Tra, thường trông thấy có một cô con gái ngồi quay sợi gai bên cạnh tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi, hay đi còng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, buồn rười rượi[ 4,131] hay lúc Mị ở biết trong: “căn buồng kín mít chỉ có lỗ cửa sổ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng không biết là sương hay nắng” [4,134]. Đấy cũng là lúc ý chí tự do trong tâm hồn cô trỗi đậy mãnh liệt nhất, khát vọng tự do được tuôn trào nhất.Cuộc sống nơi chẳng khác gì địa ngục trần gian, cái ác hiện hữu ở mọi nơi trên mọi phương diện của cuộc sống nơi Hồng Ngài. Các truyện ngắn đều xoay quanh về cuộc đời của những con người nơi đây phải sống nơi đầy nọc độc chỗ cái ác lúc nào cũng giơ móng vuốt như muốn hủy diệt những thiên tính đẹp đẽ của mọi người. Nhưng con người nơi đây đâu dễ gục ngã họ luôn đấu tranh không ngừng với cái ác, quyết không chung sống với bọn lang sói không khiến những con người miền cao bị mất đi tình cảm của con người,mất đi bản tính lương thiện chất phác vốn có của mình mà ngay trong lòng của cái cuộc sống địa ngục trần gian ấy những tấm lòng, bản tính tốt đẹp của con người vẫn được thăng hoa, bay bổng và có sức sống mãnh liệt ngay trong lòng cái ác đang hiện hữu.

KẾT LUẬN

Lời văn nghệ thuật là một trong những yếu tố cơ bản để tạo nên giá trị của tác phẩm, qua đó làm nên phong cách nghệ thuật của nhà văn. Đó cũng là một phương diện đánh dấu sự vận động của giai đoạn văn học hay một nền văn học. Tô Hoài là nhà văn rất ý thức về sự quan trọng của lời văn nghệ thuật. Trong các tác phẩm, đặc biệt là trong truyện ngắn viết về đề tài miền núi, Tô Hoài luôn chú ý đến cách nói đến lời văn để diễn tả chân thực nhất hình ảnh con người nơi đây, những nếp cảm, nếp nghĩ và văn hóa phong tục của họ.

Điểm nổi bật qua lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn viết về đề tài miền núi của Tô Hoài là sự giản dị, tính chất đời thường nhưng cũng đậm chất thơ, chất trữ tình. Đây cũng là một trong những yếu tố góp phần thể hiện và làm nổi bật phong cách nghệ thuật của Tô Hoài “ Nhà văn của người thường, của chuyện thường và đời thường” ( Nguyễn Đăng Mạnh).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 58 trang tài liệu này.

Qua lời văn nghệ thuật người đọc nhận thấy một Tô Hoài tài năng, thông minh và đầy hóm hỉnh ở khả năng tinh luyện lời nói nghệ thuật.

Ông rất đầy tinh tế chắt lọc khi sử dụng những sự việc tiêu biểu trong cuộc sống hàng ngày từ những cái dung dị, đời thường nhất nhưng nó có khả năng khái quát nhất bản chất của con người và cuộc sống miền núi thể hiện quan điểm nhân đạo và nhân văn của tác giả. Không chỉ vậy Tô Hoài cũng tài hoa và điêu luyện trong việc lựa chọn và sử dụng lời văn nghệ thuật thích hợp để diễn đạt những điều mình muốn kể và miêu tả giúp cho hệ thống lời văn nghệ thuật của Tô Hoài không những không đơn điệu, nhàm chán mà luôn rất mới mẻ, hấp dẫn với bạn đọc cũng thúc đẩy các độc giả đồng sáng tạo nên tác phẩm.

Lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn viết về đề tài miền núi của Tô Hoài - 7

Tô Hoài đã có những đóng góp rất to lớn trong quá trình phát triển ngôn ngữ văn xuôi hiện đại. Ông đã tận dụng tối đa khả năng của tiếng Việt

trong việc tái hiện cuộc sống, con người đồng bào miền núi Tây Bắc. Bên cạnh đó, Tô Hoài luôn tìm cách để sáng tạo “lạ hóa” lời văn, nhưng không làm cho lời văn ấy trở nên xa lạ với cách cảm, cách nghĩ của quảng đại quần chúng nhân dân, dùng ngòi bút để hiện đại hóa lời văn của mình theo hướng dân chủ hóa giúp phong cách nghệ thuật của ông mang tính ổn định, không bao giờ mất đi nét riêng, nét độc đáo theo thời gian.

Một đời văn luôn sống hết mình và miệt mài, say mê trong công việc lao động nghệ thuật, Tô Hoài đã mang những truyện ngắn viết về đề tài miền núi của mình nhẹ nhàng đi vào lòng bạn đọc. Trong đó chú ý nhất là có những sáng tạo về lời văn nghệ thuật từ đó giúp cho Tiếng Việt giàu và đẹp hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phan Cự Đệ (1976), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp.

2. Phan Cự Đệ chủ biên (2004), Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Giáo dục Việt Nam.

3. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên (2007), Từ điển thuật ngữ Văn học, Nxb Văn học.

4. Tô Hoài(1969), Truyện Tây Bắc, Nxb Văn học

5. Tô Hoài (1960), Một số kinh nghiệm viết văn của tôi, Nxb Văn học

6. Tô Hoài (1978), Tự truyện, Nxb Văn học.

7. Tô Hoài (1987), Nghệ thuật và phương pháp viết văn, Nxb Văn học, Hà Nội.

8. Huỳnh Như Phương (2014), Lí luận văn học, Nxb Đại học quốc gia.

9. Nguyễn Văn Long (2003), Văn học Việt Nam trong thời đại mới,

Nxb Giáo dục Việt Nam.

10. Phong Lê giới thiệu, Vân Thanh tuyển chọn (2001), Tô Hoài về tác gia tác phẩm, Nxb giáo dục, Hà Nội.

11. Nguyễn Đăng Mạnh (2006), Nhà văn Việt Nam hiện đại chân dung và phong cách, Nxb Văn học.

12. Nguyễn Đăng Mạnh chủ biên (2007), Lịch sử văn học Việt Nam,

Tập 3, In lần thứ hai, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội

13. Vương Trí Nhàn biên soạn (1998), Sổ tay truyện ngắn, Nxb Hội nhà văn.

14. Trần Hữu Tá (1990), Tô Hoài in trong Giáo trình văn học Việt Nam 1945- 1975, Tập 2, Nxb Giáo dục.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/08/2022