phong cách cầm bút khi viêt văn của ông. Đặc biệt lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn viết về đề tài miền núi cũng đã được bàn đến.
Lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn của Tô Hoài viết về đề tài miền núi được đánh giá là giản dị với một phong cách rất đặc trưng đời thường và đậm đà bản sắc vùng miền tiêu biểu là vùng núi Tây Bắc. Tác giả Phan Cự Đệ trong bài Văn học Việt Nam thế kỷ XX có những nhận định về Tô Hoài: “ Tô Hoài muốn giữ cho mình một phong cách đậm đà bản sắc dân tộc có khi rất gần với lối kể chuyện dân gian. Lối kể chuyện đó của Tô Hoài được bổ sung bằng những trang miêu tả trang phục, sinh hoạt đầy những chi tiết sinh động của một cây bút có óc quan sát thông minh tinh tế[2,78].
Đọc tập truyện ngắn Núi cứu quốc (1948) - Tập truyện đầu tiên viết về miền núi của Tô Hoài, nhà văn Nguyễn Đình Thi đã chỉ ra nét riêng trong lời văn của Tô Hoài khi ông miêu tả cảnh miền núi và nhấn mạnh: “Tất cả hiện lên bằng lời văn sinh động, đẹp chắc mà ta đã quen đọc Tô Hoài từ lâu”. Ở đó lời văn nhẹ nhàng đậm đà bản sắc dân tộc vì “ học chữ và tiếng nói là cần thiết. Trong 3 cửa: tiếng nói quần chúng, tiếng nói trong vốn cũ và trong vốn nước ngoài, học tiếng nói quần chúng trọng yếu hơn cả:”.[5, 127].
Năm 1953, khi tập Truyện Tây Bắc ra đời, ngay lập tức đã được đánh giá rất cao và ngợi khen. Trong bài viết Tô Hoài và Truyện Tây Bắc,Hoàng Trung Thông đã chú ý rất nhiều đến nghệ thuật viết truyện ngắn Mường Giơn, đến chất thơ trong truyện ngắn này và cho rằng: “Tô Hoài viết Mường Giơn dưới con mắt của một nhà thơ” [1, 1228].
Tác giả Huỳnh Lý đã có nhận xét một cách rất đa chiều về Truyện Tây Bắc, từ chủ đề đến nội dung tác phẩm và còn có những đánh giá vô cùng xác đáng về nghệ thuật: “Khi miêu tả một cảnh đẹp, một cuộc vui, một không khí gia đình đầm ấm, không ngại nói nhiều, ông đưa rất đúng lúc màu sắc, hình ảnh và nhạc điệu vào khiến cho đoạn văn vừa như một khúc nhạc, một bức
tranh, một bài thơ” [1, 241]. Giáo sư Phan Cự Đệ trong cuốn Tô Hoài - nhà văn hiện đại đã khẳng định giá trị của tập Truyện Tây Bắc: “Truyện Tây Bắc đã kế thừa được những truyền thống tốt đẹp của văn học các dân tộc. Tô Hoài đã nghiên cứu lịch sử, phong tục tập quán của các dân tộc miền núi những dân ca trữ tình của người H’mông, người Mường những truyện cổ tích Cô tóc thơm, giời thấp giời cao, những truyền thuyết về con chim núi, chim kỳ, những tục lệ ngày tết. Đi sâu vào khai thác cuộc sống của đồng bào nơi đây, Tô Hoài đã tự tích lũy cho mình vốn kinh nghiệm vô cùng phong phú để từ đó đưa vào tác phẩm một cách rất tự nhiên nhẹ nhàng. Có thể thấy, lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn viết về đề tài miền núi của Tô Hoài đã được đề cập ở những mức độ khác nhau. Từ những thành tựu nghiên cứu và những gợi mở quí báu của các nhà khoa học, tác giả khoa luận tiếp tục tìm hiểu Lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn viết về đề tài miền núi của Tô Hoài.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm ra đặc điểm lời văn nghệ thuật trong các sáng tác truyện ngắn viết về đề tài miền núi của Tô Hoài, hiểu rò hơn về cách viết văn, con đường sáng tạo nghệ thuật của Tô Hoài.
Khẳng định những thành tựu to lớn của Tô Hoài trong sự phát triển của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại nói chung, trên phương diện lời văn nghệ thuật nói riêng
Có thể bạn quan tâm!
- Lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn viết về đề tài miền núi của Tô Hoài - 1
- Quá Trình Sáng Tác Và Các Đề Tài Chính
- Đặc Điểm Lời Văn Nghệ Thuật Trong Truyện Ngắn Viết Về Miền Núi Của Tô Hoài
- Lời Văn Giàu Chất Thơ, Đậm Đà Bản Sắc Vùng Miền
- Lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn viết về đề tài miền núi của Tô Hoài - 6
- Lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn viết về đề tài miền núi của Tô Hoài - 7
Xem toàn bộ 58 trang tài liệu này.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xác định khái niệm lời văn và lời văn nghệ thuật, các hướng nghiên cứu lời văn nghệ thuật trong văn xuôi Việt Nam hiện đại.
Khảo sát phân tích những đặc điểm về lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn viết về đề tài miền núi của Tô Hoài, từ đó góp phần khẳng định những đóng góp to lớn của Tô Hoài với sự phát triển của ngôn ngữ văn học dân tộc.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn viết về đề tài miền núi của Tô Hoài. Đối tượng này được nghiên cứu ở hai bình diện: lời văn giản dị, chân thực, đậm chất đời thường và lời văn giàu chất thơ, đậm đà bản sắc vùng miền.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Sáng tác của Tô Hoài có số lượng vô cùng đồ sộ, phong phú về đề tài và rất đa dạng về thể loại nên tác giả khóa luận chưa thể khảo sát kỹ lưỡng. Để phục vụ cho đề tài, phạm vi nghiên cứu của khóa luận tập trung chủ yếu trong tập truyện ngắn Núi cứu quốc và Truyện Tây Bắc của Tô Hoài.
5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn viết về đề tài miền núi của Tô Hoài, tác giả khoa luận đã sử dụng một số phương pháp cơ bản sau:
- Phương pháp phân tích
Lời văn nghệ thuật là lời văn được nhà văn sử dụng trong tác phẩm nhằm thể hiện tính thẩm mỹ trong các sáng tạo nghệ thuật. Vì thế, chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích để làm rò các đặc điểm lời văn nghệ thuật của Tô Hoài nhằm phân tích hiệu quả những sáng tạo nghệ thuật gắn với đặc trưng thể loại, phong cách nghệ thuật và quan niệm viết văn của tác giả.
- Phương pháp tổng hợp, khái quát
Cùng với việc phân tích cụ thể ở nhiều phương diện khác nhau, tác giả khóa luận sử dụng phương pháp tổng hợp, khái quát để có cái nhìn tổng quát về những đặc điểm lời văn nghệ thuật của Tô Hoài trong mối quan hệ chặt chẽ với phong cách nghệ thuật, quan niệm viết văn của nhà văn, từ đó thấy đóng góp to lớn của Tô Hoài đối với quá trình phát triển của ngôn ngữ văn xuôi Việt Nam hiện đại.
- Phương pháp liên ngành
Tác giả khóa luận dùng phương pháp liên ngành để làm nổi bật những đóng góp của nhà văn Tô Hoài trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại qua đó làm nổi bật lên phong cách nghệ thuật của ông qua lời văn nghệ thuật.
6. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung chính của khóa luận được triển khai trong 2 chương:
Chương 1. Những vấn đề chung về lời văn nghệ thuật và truyện ngắn viết về miền núi của Tô Hoài.
Chương 2. Đặc điểm lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn viết về đề tài miền núi của Tô Hoài.
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LỜI VĂN NGHỆ THUẬT VÀ TRUYỆN NGẮN VIẾT VỀ ĐỀ TÀI MIỀN NÚI CỦA
TÔ HOÀI
1.1. Lời văn nghệ thuật
1.1.1. Khái niệm lời văn nghệ thuật
Mỗi cá nhân đều có lời nói riêng của mình, đó là kết quả của việc sử dụng kho tàng ngôn ngữ của mỗi người trong hoàn cảnh cụ thể.
Lời văn là một dạng biểu hiện của lời nói trong tác phẩm nghệ thuật. Lời văn nghệ thuật này chính là đối tượng của sự tìm hiểu, phân tích tác phẩm văn học
Lời văn là một dạng biểu hiện của lời nói nhưng đó không phải ở những cuộc giao tiếp bình thường hằng ngày của mỗi người, mà đó là lời nói được sử dụng trong tác phẩm văn học, ở đó ngôn ngữ đã được tổ chức theo quy luật có tính nghệ thuật. Lời văn trong tác phẩm văn học là một hiện tượng văn học. Theo từ điển Thuật ngữ văn học lời văn nghệ thuật là: “dạng phát ngôn được tổ chức một cách nghệ thuật, tạo thành cơ sở ngôn từ của văn bản nghệ thuật, là hình thức ngôn từ nghệ thuật của tác phẩm các tác phẩm văn học”[3; 129,130].
Lời văn nghệ thuật là một yếu tố vô cùng quan trọng trong tác phẩm văn chương vì nó chính là: “yếu tố đầu tiên trong sự tiếp xúc của người đọc đối với tác phẩm”[3; 148] “trực tiếp tạo nên những khái quát nghệ thuật, góp phần hình thành sắc điệu, tình điệu tác phẩm thực hiện mục tiêu tối cao của tác phẩm”[3; 308]. Nhờ lời văn mà thế giới nghệ thuật được hiện lên đậm nét và rò ràng hơn. Khi đi nghiên cứu một tác phẩm văn học lời văn nghệ thuật đặc biệt được chú ý khai thác và phân tích để qua đó làm rò phong cách nghệ thuật của một tác giả. Cần phải phân biệt giữa lời văn nghệ thuật với ngôn
ngữ nghệ thuật, ngôn từ nghệ thuật. Tuy chúng không thống nhất với nhau nhưng trong trường hợp nhất định chũng có thể thay thế dùng như nhau.
Ngôn từ nghệ thuật chính là được nhà văn nhào nặn để thể hiện dụng ý riêng của mình để khắc họa hình tượng nhân vật qua đó thể hiện quan điểm và tư tưởng của bản thân mình trong mỗi tác phẩm văn học cụ thể. Trong mỗi tác phẩm văn chương ngôn từ nghệ thuật có tính thẩm mĩ và được quan tâm đặc biệt vì thực tại nghệ thuật, khách thể thẩm mĩ đống thời sáng tạo ra bản thân các hình tượng ngôn từ, các biểu tượng nghệ thuật, các hình thức lời thơ, lời văn xuôi nghệ thuật qua đó là chiếc cầu nối đưa tác giả và độc giả đến với nhau một cách tự nhiên nhất. trong quá trình sáng tác văn học chất liệu để nhà văn khắc họa hình tượng nhân vật đó chính là ngôn từ, vì vậy khi ngôn từ nghệ thuật làm chất liệu thì lời văn nghệ thuật đó chính là kết quả của quá trình sáng tác, sáng tạo của mỗi nhà văn. Vì vậy lời văn nghệ thuật có phạm vi hẹp hơn so với ngôn ngữ nghệ thuật
1.1.2. Đặc trưng của lời văn nghệ thuật
Lời văn nghệ thuật của tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng có chức năng xây dựng hình tượng nên luôn luôn mang tính thẩm mĩ cao. Lời văn nghệ thuật được xây dựng từ tất cả những khả năng và phương diện ngôn ngữ toàn dân trên mọi phương diện. Lời văn nghệ thuật còn là một phương tiện thể hiện trực tiếp và làm đậm nét phong cách của mỗi nhà văn chính vì vậy khi đi nghiên cứu tìm hiểu về lời văn nghệ thuật sẽ góp phần làm nổi bật phong cách nghệ thuật và quan niệm sáng tác của nhà văn. Nhà văn đã phải bỏ biết bao công sức và tâm lực để làm mới để có được lời văn nghệ thuật có giá trị thẩm mỹ caotừ những yếu tố ngôn ngữ đã có sẵn trong mỗi tác phẩm văn học.
Tính hình tượng là một đặc điểm của lời văn nghệ thuật mang một tư tưởng khái quát nhất định và đó chính là lời của một chủ thể có tính thẩm mĩ nên lời văn dễ được đón nhận một cách nhẹ nhàng, hiện thực khách quan đã được tái hiện một cách rất chân thực và đầy sống động trong tác phẩm để đi đến tâm trí bạn đọc một cách nhanh chóng và hoàn thiện. Bên cạnh đó nó còn được biểu hiện ở việc trình bày những vấn đề mơ hồ vô hình mà không chỉ ở những vấn đề hữu hình.
Tính hình tượng của lời văn nghệ thuật là cơ sở bắt nguồn từ trong nội dung bên trong. Khi nhà văn đã viết ra câu chữ ấy, không chỉ để nói lên những tâm tư, tình cảm của chính bản thân mà qua đó còn thể hiện tiếng nói chung cho giai cấp mình. Chính vì vậy lời văn nghệ thuật có tính khái quát. Nhà văn chính là người đại diện cho chính giai cấp của mình, là người thư ký trung thành của thế hệ của mình đang sống từ đó thay họ cất lên tiếng nói của chính mình.
Tính tổ chức cao cũng là một đặc điểm của lời văn nghệ thuật nhằm giải thích rò hơn tính hình tượng giúp cho những câu văn không rời rạc mà liên kết mạch lạc với nhau.
Văn học nghệ thuật có đặc điểm chung chính là đi phản ánh cuộc sống, phản ánh hiện thực khách quan bằng hình tượng. Nhà văn trong mỗi tác phẩm của mình đã dùng ngôn ngữ làm chất liệu rồi từ đó nhào nặn thành lời văn. Lời văn nghệ thuật đó chính là thành quả lao động không biết mệt mỏi để sáng tạo nên những đứa con tinh thần của người nghệ sĩ, đó chính là trí lực và tâm lực của người nghệ sĩ.
1.2. Tác giả Tô Hoài và quá trình sáng tác
1.2.1. Tác giả Tô Hoài
Tô Hoài sinh năm 1920 tên thật là Nguyễn Sen. Quê ngoại ở làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông cũ (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội). Ông có tuổi thơ thân thiết và đầy kỉ niệm với nơi này. Bút danh “Tô Hoài” gắn với hai địa danh gắn bó sâu sắc với cuộc đời của ông là sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức. Ngoài ra, Tô Hoài còn có bút danh khác như: Mắt Biển, Thái Yên, Mai Trang, Vũ Đột Kích, Hồng Hoa.
Tô Hoài là một người con mảnh đất Hà thành sinh ra và lớn lên có tuổi thơ gắn với một làng nghề thủ công nhưng vào thời đó đã lụi tàn và nhà văn đã từng miêu tả “nghề dệt lụa đã lụi bại chết hẳn. Khung cửi người ta đem chẻ củi, bán làm củi. Người ta đi tha hương bơ vơ những đâu vãn cả làng. Trông trước thấy cái đói, cái chết mà không biết thế nào đâu chỉ như vậy mà còn trên chợ bưởi người ta lang thang ở đâu đến ngày càng nhiều. buổi tối lăn vào ngủ trong các cầu chợ. Sáng ra nhiều người nằm lại không còn sức bò đi kiếm được nữa” [5], vì vậy Tô Hoài luôn viết những việc rất thực và quan tâm viết những điều mà ông trông thấy bằng chính đôi mắt của mình: “Tôi đã miêu tả tâm trạng của tôi, gia đình tôi, làng tôi, mọi cái của mình,quanh mình” [5]. Trước khi trở thành một nhà văn nổi tiếng được nhiều bạn đọc biết đến tên tuổi của mình thì Tô Hoài đã một mình lăn lộn biết bao nhọc nhằn, khó khăn. Khi còn trẻ ông là con gười rất ý chí kiên cường và đầy nghị lực để mưu sinh nhà văn đã làm rất nhiều việc như bán hàng, dạy trẻ có lúc làm kế toán hiệu buôn…nhưng trong mình luôn có một niềm tin rất vững vàng về nghề viết văn.
Tô Hoài đã cố gắng tự học đã trở thành nhà văn có nghề nghiệp vững vàng và sức sáng tạo thật phong phú bền bỉ và dẻo dai vô cùng. Nhà văn say