và tổ chức biểu diễn nghệ thuậtchuyên nghiệp” do Bộ Văn hóa Thông tin ban hành số 47/2004/QĐ-BVHTT của Bộ trưởng Bộ Văn hoá Thông tin.
Hoạt động biểu diễn nghệ thuật của Đoàn Văn công Phòng không-Không quân là hoạt động thực tiễn rất sống động, hấp d n, hiệu quả, chất lượng. Thực tiễn ấy hàm chứa ý nghĩa văn hóa, xã hội, nhận thức lí luận, thực tiễn và ý nghĩa, giá trị thẩm mĩ nghệ thuật. Những kết quả đó có cội nguồn từ năng lực quản lí, khả năng quản lí của cán bộ chỉ huy Đoàn qua các thời kì và sự tâm huyết, say mê, gắn kết của các thế hệ nghệ sĩ trong đoàn.
2. Ông/bà đánh giá như thế nào về thuận lợi và thành công trong hoạt động nghệ thuật của các đoàn Văn công Quân đội giai đoạn hiện nay?
Tại đoàn Văn công Phòng không – không quân năm 2020. Đoàn được quan tâm đầu tư hệ thống âm thanh mới, đây là thuận lợi lớn với yêu cầu biểu diễn của Đoàn, với chương trình biểu diễn hát và chơi nhạc trực tiếp nếu chất lượng âm thanh không tốt s là hạn chế lớn cho chương trình biểu diễn của Đoàn, từ đó trong các buổi diễn của Đoàn luôn có chất lượng nghệ thuật cao, tạo sự hưng phấn, lôi cuốn với khán giả
Nhà ở cho diễn viên hai người một phòng tiện nghi khép kín, nhà làm việc của Chỉ huy Đoàn đầy đủ tiện nghi sinh hoạt và phục vụ công tác. Xe chuyên dụng có thể cơ động đi phục vụ các đơn vị từ Bắc, Trung, Nam.
Trang bị kỹ thuật âm thanh, ánh sáng, trang phục, đạo cụ, các nhạc cụ khá đầy đủ để phục vụ cho mọi yêu cầu của chuyên môn.
Đảm bảo tài chính – kĩ thuật trong các hoạt động. Khai thác, sử dụng trang thiết bị tập luyện công khai, có kế hoạch và theo quy định của Quân đội
3. Ông/bà cho biết những khó khăn hiện tại về cơ sở vật chất của Đoàn?
Có thể bạn quan tâm!
- Danh Sách Phỏng Vấn Cán Bộ Quản Lý Văn Hóa, Chuy N Gia Nghệ Thuật
- Ông/bà Đánh Giá Như Thế Nào Về Hạn Chế Trong Hoạt Động Nghệ Thuật Của Các Đơn Vị Nghệ Thuật Trong Quân Đội Hiện Nay?
- Ông/bà Đánh Giá Như Thế Nào Về Thuận Lợi Và Thành Công Trong Hoạt Động Nghệ Thuật Của Các Đoàn Văn Công Quân Đội Giai Đoạn Hiện Nay?
- Quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại các Đoàn Văn công Quân đội trong giai đoạn hiện nay - 31
- Quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại các Đoàn Văn công Quân đội trong giai đoạn hiện nay - 32
- Quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại các Đoàn Văn công Quân đội trong giai đoạn hiện nay - 33
Xem toàn bộ 320 trang tài liệu này.
Vật tư, trang bị kỹ thuật chủ yếu do trên cấp; theo thời gian sử dụng dài, lạc hậu so với nhu cầu và sự phát triển của xã hội. Các đợt biểu diễn của đoàn thường kéo dài hàng tháng nên thời gian anh chị em nghệ sĩ ở trên xe ô tô rất nhiều. Tuy nhiên, dù xe ô tô của đoàn mới được cấp nhưng có thiết kế ghế ngồi nhỏ, chật khiến anh chị em nghệ sĩ ngồi lâu trên xe rất vất vả, bất tiện, đó là chưa kể một số nhạc cụ phải mang theo bên mình. Vì vậy, với các đoàn nghệ thuật thường xuyên đi biểu diễn xa cần được trang bị phương tiện đi lại phù hợp để bảo đảm sức khỏe của nghệ sĩ
3.12. Phỏng vấn Trương N.N
1. Xin ông cho biết vai trò của các Đoàn VCQĐ?
Sinh ra các đoàn văn công của quân khu chính là các hệ thống chính trị công tác tử tưởng của Đảng, nh m giáo dục bộ đội tinh thần chiến đấu vì lòng yêu nước, trung thành với nhân dân, với chế độ với Đảng, chính vì mục đích phục vụ chính trị n m trong hệ thống chính trị của Đảng nên các Đoàn văn công làm nhiệm vụ đấy, chứ không chỉ riêng giải trí hoặc giải quyết vấn đề vui cho bộ đội đâu, ví dụ một bài diễn văn hoặc chủ trương nào của Đảng trên văn bản nhưng sau đó biến thành tác phẩm nghệ thuật thì chính các người lính văn nghệ s truyền tải được tinh thần của những tư tưởng đó thành các tác phẩm nghệ thuật rất dễ phổ biến đi sâu vào quần chúng, nhất là những người lính quân đội. Chính vì thế nên các đoàn văn công quân đội n m trong hệ thống chính trị mà từ khi chế độ của chúng ta thành lập đến nay có tác dụng rất là lớn, những người lính đó họ cũng trực tiếp ra chiến trường, họ hát, động viên, hát những bài để người lính thêm dũng cảm chiến đấu, đấy là tác động tại sao các đoàn văn công của quân đội xuất hiện. không chỉ riêng quân đội mà hệ thống chính trị của nhà nước ta cũng thế, 64 tỉnh thành là cũng có 64 đoàn, ta quan niệm đấy cũng như là 1 bộ phận để mà tryền tải những ý tưởng của Đảng của nhà nước, tuyên truyền với nhân dân, cho nên cả hệ thống của các đoàn nghệ thuật của các tỉnh, mỗi tỉnh đều có, tại sao có các đoàn văn công thì đơn giản là nó n m trong hệ thống chính trị chế độ của chúng ta. Và có để mà làm công tác tuyên truyền đường lối của Đảng, của Chính phủ tới người dân b ng nghệ thuật và cái này chúng ta làm điều này đã thành công để giữ vững chế độ của chúng ta hiện nay.
2. Xin ông cho biết giữa quản lý hoạt động nghệ thuật biểu diễn của các đơn vị nghệ thuật công lập so với quản lý hoạt động nghệ thuật biểu diễn của các đơn vị nghệ thuật trong quân đội, giống và khác nhau ở những điểm nào.
Giống nhau: tôi không nói về ý nghĩa, về mục đích thành lập tôi không nói, nhưng nó giống nhau ở việc dùng hình thức nghệ thuật để chuyển tải nội dung tới những đối tượng cần phải được xem, được tuyên truyền giáo dục. Khác nhau là các loại hình nghệ thuật khác nhau, ví dụ như tỉnh miền núi thì s dùng ngôn ngữ của miền núi để chuyển tải nội dung đó, đấy là một kiểu, những tỉnh ở Nam Bộ, ở địa phương có màu sắc mà dân ca dân tộc thì khác nhau là ngta dùng hình thức nghệ thuật ở các vùng miền để ngta đưa đến các màu sắc nghệ thuật để chuyển tải cho người thưởng thức.
3. Thưa ông còn về phương diện quản lý thì khác nhau chỗ nào?.
Phương diện quản lý nó khác ở chỗ, bên ngoài có hệ thống ngành dọc chính là Bộ Văn hóa, từ Bộ VH s tham mưu cho chính phủ thành 1 hình thái tổ chức các
đoàn văn công của các tỉnh, các địa phương mà trực tiếp là Cục Nghệ thuật Biểu diễn, họ là cơ quan tham mưu. Tổ chức bao nhiêu người người ta cũng v n dựa theo các địa phương, tôi lấy ví dụ như một số địa phương, các tỉnh có tuồng chèo cải lương thì người dựa vào đấy để thành lập các đơn vị nghệ thuật như thế phù hợp với đặc thù của địa phương nào có đặc thù gì thì người ta thành lập đoàn nghệ thuật mang hình thái màu sắc của địa phương. Thái Bình, Nam Định, Hải Dương cái vùng đất chèo thì đương nhiên những đoàn chèo người ta s chủ trương như thế, còn miền Nam hoặc là miền Trung có những đoạn từ Vinh đi Quy Nhơn từ Bình Định đến Quy Nhơn có những đoạn tuồng rất nổi tiếng sinh ra những điệu cải lương. người ta sử dụng ngôn ngữ của địa phương hoặc những đoàn miền Bắc, các tỉnh có dân ca dân vũ của các dân tộc thì loại nào cũng có một cái màu sắc của địa phương. Quản lý nhà nước thì tôi nghĩ là có một hình thái trung thôi, tức là người ta trích một phần kinh phí của nhà nước đầu tư cho văn hóa nghệ thuật và có số kinh phí để đầu tư vào nghệ thuật người ta chia ngân sách về các tỉnh, các tỉnh Căn cứ vào ngân sách của tỉnh họ để họ cân đối ngân sách để chi mà xây dựng các đoàn văn công. Tất nhiên là có một m u số chung, thế nhưng mà cái đầu tư cho các đoàn văn công, tất nhiên có những đoàn do người lãnh đạo người ta có quan tâm hay không thì người ta s đầu tư cho đơn vị đó mà văn hóa văn nghệ là cái nghề tiêu tốn thì phải đầu tư rất là nhiều kinh phí thì mới phát triển được. Cái này là nghề chơi mà. Như các cụ nói nhưng đã đến một giai đoạn, cái nghề này lại kiếm tiền được rất là lớn, ví dụ các nước phát triển như Hàn Quốc, Mỹ, Trung Quốc hoặc là Thái Lan người ta thu rất là nhiều về các dịch vụ về văn hóa. Chúng ta đang đề xuất công nghiệp văn hóa để thu được lợi nhuận. Nhiều nước người ta thu được lợi nhuận về văn hóa nghệ thuật rất là cao, nếu người ta đầu tư. Nên tôi nghĩ r ng việc các đoàn nghệ thuật mà được đầu tư n m trong quỹ ngân sách của nhà nước bao cấp một số hoạt động cơ bản. Ví dụ như cho các đoàn nghệ thuật của các tỉnh trang bị thiết bị cơ bản, nơi ăn chốn ở các hoạt động về âm thanh, ánh sáng về nhạc cụ đầu tư thì giống nhau và có một kinh phí để đủ cho những đơn vị nghệ thuật. Ví dụ nơi ăn chốn ở nơi hoạt động tập luyện, phương tiện, ví dụ như âm thanh ánh sáng nhạc cụ. Đối với chúng ta, tôi thấy nhà nước rất quan tâm. Đương nhiên nhà nước như thế thì quân đội cần đầu tư tốt hơn nữa vì chúng ta trực tiếp trên mặt trận chiến đấu, đối với công việc bảo vệ đất nước. Quân đội cũng được trang bị đầu tư như thế và yêu cầu còn lớn hơn nữa. Ví dụ người lính họ đi chiến đấu với thời hiện đại bây giờ thì vũ khí phải hiện đại thì mới chiến thắng được quân thù. Các đoàn nghệ thuật quân đội
cũng phải có tư tưởng đầu tư như vậy, những gì tiên tiến nhất, hiện đại nhất thì phải đầu tư. Trong những năm vừa qua cũng đã được đầu tư tương đối tốt nhưng so với bước tiến của xã hội cũng chưa phải là mình đã quan tâm một cách thật đặc biệt vì đây là nghề đặc biệt, dùng hình thức nghệ thuật để tuyên truyền đường lối của Đảng thì phải cần đầu tư và đầu tư được cái này là rất có lợi, kể cả về đào tạo của quân đội cũng thế. Ví dụ trường ĐH VHNT Quân đội hiện nay chúng ta đào tạo được một đội ngũ những người làm văn hóa ở khắp đất nước, nhất là vùng sâu vùng xa. Nó như một bức tường, phên dậu của đất nước, đi đâu cũng thấy những người được đào tạo. chúng ta càng cần phải coi trọng, đầu tư, chúng ta cần có chính sách hơn nữa, chính sách chi tiết cụ thể hơn nữa để xây dựng đội ngũ diễn viên cũng như đạo diễn có tài năng như những năm tháng chiến tranh, thời hòa bình là hoàn toàn nền nghệ thuật là trong quân đội. đặc điểm hết sức quan trọng. các nghệ si của đất nước này hoàn toàn là trong quân đội, có thời gian chúng ta làm được như thế, các nghệ sĩ lớn đều từ trong quân đội ra. Đó là một cái rất đặc sắc của quân đội mà lâu nay chúng ta không giữ được truyền thống đấy và đối với quân đội, chế độ của chúng ta thì việc đầu tư cho đội ngũ văn nghệ sĩ quân đội cũng hết sức quan trọng. Vì chúng ta có truyền thống là các văn nghệ sĩ, các nhạc sĩ những năm tháng chiến tranh đều là nền móng cho nền nghệ thuật đất nước, chứ không phải chỉ có nghệ thuật quân đội đâu. Chúng ta xem những nghệ sĩ, diễn viên, giải thưởng nhà nước hoàn toàn xuất phát từ văn nghệ sĩ quân đội của chúng ta, tôi nghĩ đó là truyền thống. Quân đội của chúng ta cũng phải chú ý công tác đào tạo, chúng ta có rất nhiều các nhân tài, nhưng chúng ta chưa đào tạo, chưa quan tâm đào tạo một cách có chiều sâu. Ví dụ về văn hóa, thể thao, quân đội làm tương đối tốt, từ những người bơi lội, những thành tích, chúng ta đã đầu tư có hiệu quả, quân đội chúng ta rất nhiều các vận động viên của đoàn quân đội. chúng ta đã mang vinh quang về cho tổ quốc, nhất là bây giờ có đội bóng thành công của Viettel ch ng hạn. Chúng ta phải đầu tư, phải tìm ra nhân tài, chúng ta phải bỏ vốn ra để đầu tư thì chúng ta mới có đội ngũ văn nghệ sĩ, cán bộ nghệ thuật có trình độ để tiếp tục truyền thống của quân đội. Đầu tư của quân đội theo tôi phải sâu sắc hơn nữa và đầu tư có trọng điểm hơn nữa. Riêng đối với đặc thù của nghề mang chất năng khiếu, bản năng thì chúng ta cần phải chú ý ở yếu tố nhất là nghệ thuật, có thể người lính là nghĩa vụ chiến đấu có thể dàn quân lên được, nhưng riêng nghệ thuật phải chọn những người có năng khiếu, khả năng, cho đi đào tạo. Trước kia các nhạc sĩ có thể sang nước ngoài để học, chủ yếu là sang Nga. Từ nhạc sĩ Vũ Trọng Hối, Doãn Nho,…đều được gửi đi các nước đào tạo. Bây
giờ chúng ta rất là ít. Trong khi đó âm nhạc của thế giới phát triển thì chúng ta phải đưa quân đội của chúng ta đến nơi nào mà người ta giỏi nhất thì chúng ta phải đưa đi thì chúng ta mới có người giỏi trong quân đội chứ. Phải đầu tư, phải đào tạo, tự nhiên bắt đoàn văn công phải hay ngay là không được. Những người có khả năng ở trong quân đội thì chúng ta cũng phải có chi tiết để đào tạo và sử dụng họ, sử dụng họ mới là quan trọng. Đào tạo họ xong để họ về mà giữ lại được họ trong quân đội như các nghệ sĩ thời chống Pháp chống Mỹ, ngta yêu quân đội, ngta mới yên tâm, chứ bây giờ cào b ng, lương, quân hàm như nhau thì ngta giỏi thì ngta phải được ưu đãi chứ ngta có đặc biệt thì phải được đầu tư nhiều hơn lương bổng cao hơn mới giữ được. Tất nhiên không phải vì tiền nhưng người giỏi thì phải được hưởng chế độ cao hơn b ng hình thức nào đó. Đối với công tác đào tạo trong quân đội phải có bước phát triển, phải có hoạch định lâu dài, 10 năm, 20 năm, lâu hơn nữa để có đội ngũ giỏi của quân đội, cái đấy mới là cái chúng ta nghĩ xa, nghĩ rộng, nghĩ sâu hơn.
4. Với kinh nghiệm nhiều năm của ông đi dàn dựng cho các đoàn văn công thì ông đánh giá như thế nào về cán bộ quản lý của các đoàn văn công?
Phải nói là ngày xưa những thập kỷ 60,70,80 là đội ngũ sáng tạo, đầu tiên là nhạc sĩ, biên đạo, nhà kế hoạch, người xây dựng kế hoạch để làm thì ngta rất là giỏi, những năm 60 là chúng ta vừa hòa bình được mấy năm mà đã có người xây dựng vũ kịch rất là lớn như Xô Viết Nghệ Tĩnh, người giỏi mới nghĩ ra cái đấy hoặc hình thức biểu diễn rất là lớn như là Đoàn Tổng Cục chính trị là một đoàn lớn có dàn nhạc giao hưởng, những hoạch định như vậy phải nghĩ lớn. Nếu không có đội ngũ hoạch định kế hoạch, các nhà biên đạo, nhạc sĩ trong quân đội thì phải có người giỏi. Bây giờ chúng ta cứ đi các Hội diễn của quân đội là chúng ta phải đi thôi, mời các ông đạo diễn bên ngoài vào làm, viết kịch bản, mời thầy mời thợ, thế nên có ông làm 4-5 đoàn giống nhau, nó không như ngày xưa là đội ngũ ở đơn vị quân đội đủ sức làm các chương trình để đi tham gia hội diễn. Ví dụ như đoàn hữu ngạn, tả ngạn, quân khu Việt Bắc, Tây Bắc, quân khu 5, nhưng đội ngũ của các đoàn đấy tự họ có thể đảm đương việc xây dựng chương trình hay để tham gia các kỳ cuộc, các hội diễn của nhà nước cũng như là quân đội rất có hiệu quả. Trước tiên là chúng ta phải bồi dưỡng đội ngũ sáng tạo nghệ thuật của đoàn gồm những người viết kịch bản, những người nhạc sĩ, biên đạo, những người trưởng đoàn là những người tổ chức rồi, những bộ phận đó chúng ta phải đầu tư, tôi thấy các ông đoàn trưởng ch ng có nghề nghiệp gì cả, đưa ông cán bộ bảo tàng hoặc thư viện sang thì làm sao mà giỏi được, phải là những người chuyên môn sâu, có nghề nghiệp thì họ mới đề
xuất với cấp ủy thì họ mới có tiết mục, chương trình mang tính chất địa phương thì mới đặc sắc. chứ có hội diễn mới đi thuê bên ngoài thì nó giống nhau, nó không mang bản sắc, không mang cái lâu dài, cái đặc điểm của đơn vị nghệ thuật, các vùng miền, mỗi quân khu đều có vùng miền hết sức là độc đáo từ quân khu 9 trở ra, cho đến quân khu 5,4,3,2,1 các đoàn văn công của các quân chủng phòng không và hải quân, mỗi đơn vị đều có màu sắc riêng, chúng ta phải có bộ phận sáng tạo, về sau có thể thành 1 chương trình biểu diễn phục vụ cho bộ đội, cho các kỳ cuộc của nhà nước, của nhân dân.
5. Ông có đánh giá gì về sự khác nhau giữa hoạt động nghệ thuật biểu diễn trong chiến tranh và hoạt động nghệ thuật biểu diễn ở thời bình?
Trong chiến tranh các đoàn văn công là những người s n sang đi các chiến trường, ngày xưa các vùng ác liệt như ở trong miền Nam có đoàn văn công BA, tức là đoàn văn công quân giải phóng của anh Xuân Hồng làm đoàn trưởng, trực tiếp n m ở các vùng có chiến sự, ngta trực tiếp luôn. Quân khu 5 ch ng hạn là người ta có đoàn văn công trực tiếp. còn ngoài này có đoàn quân khu 3, quân khu Tả Ngạn, quân khu Đông Bắc,…là những nhiệm vụ thời chiến tranh là ngta đáp ứng ngay việc phục vụ các đơn vị chiến đấu. Ví dụ vừa đánh nhau xong là đoàn quân khu 3 đã có mặt ở các nơi chiến sự xảy ra, ví dụ đảo vườn hoa là những nơi chiến sự xảy ra ở Vịnh Bắc Bộ, đấy là cái năng động, cái nhanh của đoàn văn công, hoặc là ở Điện Biên, các đoàn tuyên văn của các đại đoàn 316, 312 là họ trực tiếp học ra ngay chiến trường Điện Biên Phủ phục vụ, mà chỉ có bộ đội làm thôi. Người lính văn nghệ trực tiếp phục vụ tại chiến trường. Khi hòa bình cũng thế, đi những vùng sâu vùng xa, vùng gian khổ nhất thì ai đến được, phải nói là các đoàn văn công. Tác động của đoàn văn công là phục vụ người lính. Còn cái khác nhau là quy mô của nó, người lính được xem trong nhà hát, bãi sân rộng,…còn bộ đội họ thay đổi hình thái biểu diễn rất là nhanh, đi một mũi xung kích 10 người thôi, còn thời bình có đơn vị biểu diễn hàng trăm diễn viên.
6. Khi mà khác nhau như thế thì hình thức và phương thức sẽ diễn ra thế nào để đáp ứng thời cuộc?
Cái đấy là theo thời cuộc thì bộ phận lãnh đạo của đoàn phải có tính năng động, chứ không phải là khi chiến tranh thì anh chỉ dùng bộ phận ít người thôi khi hòa bình anh cho nhiều người, đông ở đoàn văn công, cái này là do năng động của người lãnh đạo đoàn văn công, họ phải bám sát tình hình đất nước, tình hình đơn vị để mà ngta đề xuất ra những việc mà thành lập, có thể đoàn nghệ thuật rất đông
người nhưng cũng có thể rất ít người, đó là cái thay đổi nhanh gọn của người lính, cái này phải có đội ngũ lãnh đạo hết sức năng động mới có thể đáp ứng được tình hình của quân đội. Về nhiệm vụ thì giống nhau, tuyên truyền đường lối của Đảng nhưng hình thức thì năng động, có thể nhỏ lẻ hoặc lớn. Có thể đánh du kích hoặc hàng sư đoàn, nó phải năng động thế mới đảm bảo được.
Trong thời bình với đối tượng thụ hưởng là chiến sĩ trẻ thì câu chuyện chiến tranh không có trong ký ức của họ, họ chỉ được tuyên truyền chứ không có thực tế, vậy thì để lan tỏa ý chí, tinh thần quật cường, s n sàng chiến đấu, nhất là với đội ngũ sáng tác có các tác phẩm để đời thì cần có giải pháp nào và bắt đầu từ đâu?
Để có một cái đầu tư cho hoạt động nghệ thuật của một đoàn phải đồng bộ, nhất là đối với quân đội chính quy và hiện đại, càng cần yếu tố này một cách sâu sắc, chi tiết. Ví dụ bộ đội thời bình rồi, đất nước sau giải phóng được hoà bình trong mấy năm thì lúc đấy quân đội ta cũng có những chuyển biến trong hoạt động nghệ thuật của mình về những ngày hòa bình, những năm 60 tổ chức nhảy quốc tế vũ dạy cho bộ đội. đối với hoạt động của các đoàn văn công cũng thế thôi, cho nên là thời bình để làm sao cho người lính họ có ý thức s n sang chiến đấu v n phải đòi hỏi đội ngũ sáng tác hết sức sâu sắc và nắm được truyền thống quân đội nhân dân, anh bộ đội Cụ Hồ để mà phát huy những truyền thống, nhắc lại truyền thống vẻ vang của quân đội, mà quân đội ta có quá nhiều truyền thống, quá nhiều gương hy sinh bảo vệ tổ quốc, ngay trong thời bình cũng có gương hy sinh, các người lính ở biển đảo. chúng ta phải nói được điều đấy, để giáo dục các chiến sỹ tinh thần yêu nước lúc nào cũng phải hàng đầu, những tác phẩm nói về họ cũng xoay quanh vấn đề đấy, ngoài ra những chủ trương của Đảng và Nhà nước, ví dụ như tham gia những đội quân gìn giữ hòa bình, đấy là nhiệm vụ mới của chúng ta, hoặc là chúng ta có nhiệm vụ vừa chiến đấu, vừa sản xuất, quân đội ta có những thời gian làm rất là tốt, đấy là nhiệm vụ mới mà quân đội luôn phải thấm nhuần và truyền đạt những cái đó, nhất là đội ngũ sáng tác, biểu diễn, họ phải nhạy bén với các hoạt động của quân đội để phục vụ, động viên họ s n sang hy sinh cho quân đội. Mục tiêu của những người làm công tác văn hóa nghệ thuật càng cần phải đầu tư hơn nữa để hoàn thành nhiệm vụ giáo dục với người lính. TRong truyền thống quân đội đó là điều hết sức quan trọng, trải qua mấy cuộc chiến tranh, chúng ta v n phải phát huy để người lính tự hào về truyền thống đó, nó như là nền tảng cho tư tưởng của những người lính để hoàn thành nhiệm vụ.
7. Với hơn 60 năm vừa là nghệ sĩ – chiến sĩ vừa là cán bộ quản lý văn hóa
khảo sát khắp các đơn vị toàn quốc, toàn quân, ông nhận định như thế nào về yếu tố bản sắc văn hóa trong các Đoàn VCQĐ?
Trả lời: 16 tuổi tôi nhập ngũ, cho đến bây giờ là hơn 60 năm gắn bó và tiếp xúc với các Đoàn VCQĐ, tôi thấy r ng yếu tố bản sắc Dân tộc vô cùng quan trọng đối với các hoạt động biểu diễn nghệ thuật dù trong hay ngoài Quân đội. Ta có thể thấy Hàn Quốc, Nhật, Thái Lan họ đưa yếu tố dân tộc của họ vào âm nhạc rất sáng tạo và họ khai thác triệt để. Trong khi các đơn vị nghệ thuật Ca múa nhạc của ta chưa khai thác triệt để yếu tố này. Tôi có thể thống kê tóm lược như sau: Đoàn Quân khu 1 có địa bàn ở các tỉnh như Cao B ng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Bắc Ninh nơi có đặc sản là chất liệu văn hóa Tày, Nùng Dao; QK2 với địa bàn Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Tuyên Quang, Yên Bái, Điện Biên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Sơn La mang chất liệu Thái, Mông, Mường Dao; QK3 Hà Nội, Sơn Tây, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Hải Phòng, Hòa Bình, Ninh Bình, Bắc Ninh thì có đặc sản Chèo, Chầu Văn, quan họ; QK4 với địa bàn Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế thì có Ca trù Cổ Đạm, Ca Huế; QK5 có địa bàn thường xuyên hoạt động như Đà N ng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông thì có đặc sản Bài Chòi, Hò Quảng, Chăm, Ê Đê; QK7 hoạt động ở các địa bàn như Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Lâm Đồng, Bình Thuận, Long An, Thành phố Hồ Chí Minh thì có đặc sản ca cổ, đàn ca tài tử hay còn gọi là cải lương đấy; QK9 thì rõ quá rồi, với các tỉnh như Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Rạch Giá, Cà Mau, Long Xuyên thì ai cũng biết ca cải lương, đến đấy mà không nghe cải lương thì coi như chưa đến...Bộ đội Biên phòng thì 44 tỉnh thành đều có điểm đóng quân của họ nên là họ thỏa sức khai thác chất liệu, chỗ nào có biên giới, hải đảo là có Biên phòng, hay như PKKQ ch ng hạn, điểm đóng quân từ Bắc vào Nam do đặc thù là quân chủng mang tính khoa học kĩ thuật nên yếu tố hiện đại của họ lại rất phát triển. Tuy nhiên là cho dù hiện đại thế nào mà không phát huy được giá trị văn hóa dân tộc thì chưa phải là cái gốc của giá trị. Tây họ sang VN họ chỉ nghe dân tộc thôi, họ có nghe Rap, Rock, RnB đâu! Tất nhiên nói vậy không có nghĩa là tôi không thích hiện đại. Tôi cực thích là đ ng khác. Nhưng hiện đại phải từ cái dân tộc làm gốc, đấy mới là giá trị cốt lõi – theo quan điểm cá nhân tôi.
3.13. Phỏng vấn Ngô B.L
Xin ông cho biết về thực trạng hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại các đơn vị nghệ thuật công lập hiện nay theo quan điểm của mình?