TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN
======
BÙI THỊ MAI
LỜI VĂN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN VIẾT VỀ ĐỀ TÀI MIỀN NÚI CỦA TÔ HOÀI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Có thể bạn quan tâm!
- Lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn viết về đề tài miền núi của Tô Hoài - 2
- Quá Trình Sáng Tác Và Các Đề Tài Chính
- Đặc Điểm Lời Văn Nghệ Thuật Trong Truyện Ngắn Viết Về Miền Núi Của Tô Hoài
- Lời Văn Giàu Chất Thơ, Đậm Đà Bản Sắc Vùng Miền
- Lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn viết về đề tài miền núi của Tô Hoài - 6
- Lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn viết về đề tài miền núi của Tô Hoài - 7
Xem toàn bộ 58 trang tài liệu này.
HÀ NỘI, 2018
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN
======
BÙI THỊ MAI
LỜI VĂN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN VIẾT VỀ ĐỀ TÀI MIỀN NÚI CỦA TÔ HOÀI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học
TS. LA NGUYỆT ANH
HÀ NỘI, 2018
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, cảm ơn quý thầy cô trong khoa Ngữ văn, các thầy cô trong tổ môn Văn học Việt Nam đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành khóa luận.
Tôi xin cảm ơn sâu sắc tới cô giáo, Tiến sĩ La Nguyệt Anh đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận.
Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Sinh viên
Bùi Thị Mai
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả nghiên cứu ghi trong khóa luận là chính xác, trung thực và chưa từng được công bố trong một công trình nào khác.
Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Sinh viên
Bùi Thị Mai
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
5. Phương pháp nghiên cứu 5
6. Cấu trúc khóa luận 6
NỘI DUNG 7
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LỜI VĂN NGHỆ THUẬT VÀ TRUYỆN NGẮN VIẾT VỀ ĐỀ TÀI MIỀN NÚI CỦA TÔ HOÀI 7
1.1. Lời văn nghệ thuật 7
1.1.1. Khái niệm lời văn nghệ thuật 7
1.1.2. Đặc trưng của lời văn nghệ thuật 8
1.2. Tác giả Tô Hoài và quá trình sáng tác 10
1.2.1. Tác giả Tô Hoài 10
1.2.2. Quá trình sáng tác và các đề tài chính 11
1.2.3. Đề tài miền núi trong truyện ngắn của Tô Hoài 14
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM LỜI VĂN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN VIẾT VỀ MIỀN NÚI CỦA TÔ HOÀI 21
2.1. Lời văn giản dị, chân thực, đậm chất đời thường 21
2.1.1. Lời văn giản dị tich lũy từ kho tàng ngôn ngữ nhân dân 21
2.1.2. Lời văn dày đặc lời nói khẩu ngữ 28
2.2. Lời văn giàu chất thơ, đậm đà bản sắc vùng miền 33
2.2.1. Lời văn giàu chất thơ 33
2.2.2. Lời văn mang đậm bản sắc của người miền núi 41
KẾT LUẬN 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong nền văn học Việt Nam hiện đại đề tài miền núi có một vị trí đặc biệt quan trọng. Lực lượng sáng tác về đề tài miền núi thu hút ngày càng đông các tác giả trong đó có tác giả là người miền núi, có tác giả là người từ miền xuôi vốn thương nhớ những hình ảnh chân thực về cuộc sống, con người, cảnh vật của đồng bào vùng dân tộc thiểu số mà viết nên những tác phẩm hay và giàu giá trị. Tuy vẫn còn non trẻ nhưng nền văn học về đề tài miền núi đã góp phần lớn cho vườn hoa văn học Việt Nam nói chung và văn học Việt Nam hiện đại nói riêng thêm nhiều màu sắc và đậm hương. Trong nhiều cây bút viết về đề tài miền núi, Tô Hoài là một trong những cây bút viết về miền núi hay nhất và thành công nhất. Sáng tác của ông được độc giả mọi lứa tuổi say mê. Ở nhà văn này có một sức viết rất dẻo dai, bền bỉ và đầy sáng tạo. Với một sự nghiệp sáng tác đồ sộ viết trên nhiều mặt đời sống và trên chặng đường sáng tác mỗi giai đoạn đều gắn bó chặt chẽ và mật thiết với các giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội Việt Nam.
Tô Hoài sáng tác ở cả hai thời kì: trước Cách mạng và sau Cách mạng tháng Tám.Các sáng tác của của Tô Hoài đã làm nổi bật được rất nhiều sự kiện lịch sử của đất nước và đạt được nhiều thành công giá trị thẩm mĩ phong phú. Một mảng đề tài đạt được nhiều thành quả nhất trên con đường cầm bút và viết văn của Tô Hoài phải kể tới những tác phẩm viết về đề tài miền núi vô cùng đặc sắc đậm đà bản sắc đồng bào dân tộc miền núi phía Bắc.
Ngay từ khi cầm bút, Tô Hoài đã hình thành được cho bản thân lối đi khác, một cách viết rất riêng,. Lời văn nghệ thuật trong sáng tác của Tô Hoài đã hội tụ được đặc điểm của ngôn ngữ văn xuôi hiện đại. Vì vậy, qua đặc điểm, sự phát triển của ngôn từ trên con đường cầm bút sáng tác Tô Hoài
chúng ta có thể thấy rò đặc điểm, cũng như con đường phát triển của ngôn ngữ văn xuôi hiện đại Việt Nam.
Văn học là nghệ thuật ngôn từ vì vậy khi đi sâu vào tìm hiểu về bản chất của ngôn ngữ mang ý nghĩa vô cùng quan trọng, để hiểu giá trị đặc sắc của văn học. Những sáng tạo độc đáo về mặt ngôn từ luôn được các nhà văn lớn hướng đến và khám phá để đưa tác phẩm của mình có một sức hút với bạn đọc. Những sáng tạo đó có sức vô cùng hấp dẫn với độc giả, gợi ra nhiều vấn đề cho việc đi tìm hiểu. Lựa chọn vấn đề “Lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn viết về đề tài miền núi của Tô Hoài” để nghiên cứu, tác giả khóa luận mong muốn tìm hiểu về một phương diện đặc sắc trong sáng tác của Tô Hoài. Đồng thời góp một phần nhỏ giúp độc giả yêu văn chương của Tô Hoài có một con đường riêng trong tiếp nhận những sáng tác của nhà văn. Từ đó đóng góp vào việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu sáng tác về đề tài miền núi của Tô Hoài ở mọi cấp học một cách dễ dàng và khách quan.
2. Lịch sử vấn đề
Tô Hoài bước chân vào sự nghiệp văn chương sớm, ông đã được biết đến với một bút lực dồi dào Tô Hoài đã để lại đã để lại trên 170 đầu sách thuộc các lĩnh vực truyện, tự truyện và kinh nghiệm sáng tác. Ngay từ những tác phẩm đầu tay Tô Hoài đã được bạn đọc thuộc nhiều thế hệ đón nhận nồng nhiệt và thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu và phê bình.
Tìm hiểu thành tựu và những đóng góp của nhà văn Tô Hoài trong mảng văn xuôi viết về đề tài miền núi không phải là việc mới. Trong đó, các truyện ngắn viết về đề tài miền núi của Tô Hoài cũng đã được nhiều nhà phê bình chú ý và nhận định. Trong các bài nghiên cứu này các nhà phê bình đã tập trung phân tích và nhận định những giá trị khái quát nhất về nội dung tư tưởng và nghệ thuật được biểu hiện trong tác phẩm và đều nhấn mạnh đến