2002). Các hộ trồng rừng thông qua liên kết có thể khắc phục được những bất lợi về quy mô sản xuất nhỏ lẻ, đảm bảo thị trường đầu ra GNL, từ đó cải thiện và nâng cao thu nhập từ rừng; được cung cấp các đầu vào cần thiết cho sản xuất; tiếp cận tín dụng và tiếp cận thông tin, rộng hơn là có thể kết nối với thị trường quốc tế (Curtis & Race, 1998).
- Liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ GNL sẽ làm tăng cơ hội thị trường cho các tác nhân khi tham gia liên kết. Xu hướng thị trường cho thấy nhu cầu sử dụng GNL từ rừng trồng để sản xuất các sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu vào các thị trường có những đòi hỏi chặt chẽ về tính pháp lý của nguồn GNL đầu vào như Hoa Kỳ, EU ngày càng lớn. Điều này có nghĩa nguồn GNL rừng trồng ngày càng được ưa chuộng và là một trong những nguồn cung quan trọng cho ngành công nghiệp chế biến gỗ. Do đó, khi liên kết với người dân trồng rừng, doanh nghiệp sẽ đảm bảo được nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, ổn định vùng nguyên liệu và dễ dàng trong việc truy suất nguồn gốc gỗ, từ đó có cơ sở mở rộng thị trường và tiếp cận được với những thị trường khó tính, quan trọng hơn là để xây dựng được chiến lược quốc gia về chất lượng sản phẩm và thương hiệu gỗ Việt Nam.
Về phía những người trồng rừng, do thiếu kiến thức, thông tin và sự kết nối với thị trường về nhu cầu gỗ nguyên liệu, giá cả nên họ hạn chế trong việc đánh giá giá trị sản phẩm gỗ của mình cũng như hạn chế trong việc tìm thị trường cho sản phẩm (Anyonge & Roshetko, 2003). Từ đó, những người trồng rừng dễ dàng gặp bất lợi trong việc thương thảo với các thương lái buôn gỗ hoặc bán sản phẩm với giá rẻ. Bởi vậy, thông qua các mối liên kết với công ty chế biến gỗ và sự hợp tác giữa những người trồng rừng với nhau, người trồng GNL sẽ tạo được tiếng nói chung, tránh tình trạng ép giá, được cung cấp đầu vào và tiêu thụ đầu ra ổn định với giá cả hợp lý, được hỗ trợ về vốn, kỹ thuật và được cung cấp thị trường mà không phải trả phí nên có thể yên tâm sản xuất, gắn bó với nghề rừng, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao với giá thành hạ, có điều kiện tiếp cận với tiến bộ kỹ thuật trong quá trình trồng và tạo rừng.
- Liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu sẽ tạo nên giá trị gia tăng cho lâm sản. Thông qua liên kết, GNL không chỉ được chế biến thành những sản phẩm có giá trị cao hơn mà còn gia tăng được năng suất, chất lượng ngay từ khâu trồng rừng. Đó là do có sự hướng dẫn, quản lý kĩ thuật trồng và chăm sóc rừng của doanh nghiệp cho người dân nên không chỉ năng suất gia tăng mà quan trọng hơn là sự gia tăng về chất lượng GNL. Do vậy, nếu tạo được sự gắn kết lâu dài giữa
doanh nghiệp chế biến gỗ với người trồng rừng thì giá trị gia tăng của lâm sản sẽ được nâng cao do được thu hoạch đúng thời điểm, góp phần cải thiện đời sống người trồng rừng và nâng khả năng cạnh tranh ngành chế biến gỗ.
- Liên kết sẽ giúp tiết kiệm nguồn lực đầu tư trong sản xuất, do đặc thù gỗ nguyên liệu của ngành công nghiệp chế biến gỗ phần là những cây lâu năm, người trồng rừng phải bỏ ra khá nhiều sức lao động, thời gian cũng như tiền bạc trong quá trình sản xuất GNL. Chi phí sản xuất GNL bao gồm: chi phí tạo rừng và chi phí khai thác, vận xuất, vận chuyển gỗ ra bãi giao nhận gỗ của công ty. Chính vì những yêu cầu đầu tư nhiều như vậy trong khi việc thu hồi vốn lại chậm và sau ít nhất 4-5 năm nên tại những vùng kinh tế khó khăn, người trồng rừng có thu nhập thấp rất cần sự hỗ trợ về giống, vốn đầu tư ứng trước của công ty chế biến gỗ. Khoản đầu tư này người trồng rừng nguyên liệu sẽ hoàn trả bằng sản phẩm GNL sản xuất ra. Điều này tạo ra mối quan hệ liên kết lâu dài trong sản xuất và cung ứng nguyên liệu giữa người trồng GNL và các công ty chế biến gỗ.
- Giảm thiểu và chia sẻ rủi ro trong quá trình sản xuất gỗ và chế biến gỗ nguyên liệu. Chia sẻ rủi ro trong liên kết vừa là một nguyên tắc vừa là một tác dụng thể hiện tính hơn hẳn của liên kết kinh tế so với quan hệ thị trường (Gatto, 2000). Trong liên kết sản xuất và tiêu thụ GNL người trồng rừng là bên bị ảnh hưởng nhiều nhất khi rủi ro xảy ra. Bởi phần lớn họ là những người sản xuất nhỏ, trong khi điều kiện sản xuất lại phụ thuộc lớn vào tự nhiên và thị trường thì luôn biến động. Do đó, liên kết sẽ giúp chia sẻ rủi ro trong quá trình sản xuất GNL đối với những người trồng rừng, giảm thiểu rủi ro về thiếu nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp. Từ đó các công ty có thể lập được kế hoạch sản xuất kinh doanh lâu dài, ổn định để phát triển sản xuất bền vững. Người trồng rừng thì yên tâm sản xuất và gắn bó với nghề rừng lâu dài.
- Thông qua các hoạt động của liên kết và sự hỗ trợ từ các doanh nghiệp như: tập huấn tiến bộ kỹ thuật, hướng dẫn phương thức trồng rừng khoa học, liên kết sẽ giúp nâng cao nhận thức và thay đổi phương thức trồng rừng truyền thống, nâng cao hiệu quả thâm canh cho các hộ dân. Thay đổi tư duy canh tác theo hướng tiến bộ, từ bỏ thói quen canh tác truyền thống thiếu bền vững, từng bước nâng cao tính chuyên nghiệp trong quá trình trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng, từ đó nâng cao số lượng và chất lượng GNL.
Tóm lại, liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ GNL là cần thiết. Bởi việc liên kết sẽ
giải quyết được các vấn đề cơ bản trong ngành chế biến gỗ đó là: giúp tránh việc đầu tư dàn trải; nâng cao chất lượng và sản lượng gỗ rừng trồng; cân đối cung cầu thị trường GNL. Đặc biệt, các thành viên tham gia trong liên kết sẽ có cùng tiếng nói và trách nhiệm đến sản phầm cuối cùng. Các bên dễ dàng chia sẻ thông tin, góp phần nâng cao được năng lực cạnh tranh cho ngành, tăng cơ hội thị trường trong việc đáp ứng các yêu cầu đơn hàng lớn, đồng thời tăng năng suất lao động do chuyên môn hóa, giúp ngành hàng phát triển một cách hiệu quả và bền vững. Liên kết này là xu thế tất yếu trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp trên thế giới và của Việt Nam, nhất là trong bối cảnh các Hiệp định thương mại tự do như VPA/FLEGT có hiệu lực giữa Việt Nam và các nước liên minh Châu Âu.
2.2.5. Đặc điểm kinh tế - kĩ thuật của việc sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu Tại Việt Nam, rừng được phân thành 3 loại theo mục đích sử dụng là: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất. Trong đó, rừng sản xuất là rừng được sử dụng chủ yếu để trồng các loại gỗ và các lâm sản ngoài gỗ phục vụ mục đích khai thác, kinh doanh lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp & PTNT, 2009). Từ năm 2014, Chính phủ Việt Nam thực hiện chính sách đóng cửa rừng tự nhiên, theo đó nguồn cung gỗ nguyên liệu trong nước được sử dụng từ 2 nguồn chính là gỗ khai thác từ rừng sản xuất và gỗ nhập khẩu (Chính phủ, 2014). Do vậy, phát triển rừng
trồng sản xuất có vai trò rất quan trọng đối với ngành công nghiệp chế biến gỗ.
Quản lý rừng bền vững được hiểu là phưo ng thức quản trị rừng bảo đảm đạt được các mục tie u bảo v và phát triển rừng, kho ng làm suy giảm các giá trị và na ng cao giá trị rừng, cải thi n sinh kế, bảo v mo i trường, góp phần giữ vững quốc phòng, an ninh. Trồng và phát triển rừng theo tiêu chuẩn quốc tế FSC đang là xu hướng toàn cầu và là hướng đi hiệu quả nhằm đạt mục tiêu quản lý rừng bền vững (Bùi Thị Vân, 2020).
FSC viết tắt của từ Forest Stewardship Council (Hội đồng quản lý rừng) - đây là tổ chức quốc tế đưa ra các tiêu chuẩn nhất định để đảm bảo rằng sản phẩm lâm nghiệp được sản xuất theo cách có trách nhiệm với môi trường và có lợi cho kinh tế, xã hội. Theo đó, gỗ có chứng chỉ FSC có nghĩa là gỗ đã được Hội đồng quản lý rừng quốc tế chứng nhận gỗ đạt tiêu chuẩn, đảm bảo các yêu cầu do Hội đồng đề ra, có thể truy xuất được nguồn gốc gỗ. Để đạt được chứng chỉ FSC, trong quá trình trồng rừng, nông dân phải tuân theo đúng yêu cầu nghiêm ngặt như: không đốt thực bì sau khai thác, không sử dụng thuốc diệt cỏ, phải vệ sinh rừng trồng, thu gom các túi bầu cây giống và bao bì thuốc bảo vệ thực vật để xử
lý… Như vậy, Chứng nhận FSC được xem như “tiêu chuẩn vàng” đối với gỗ được khai thác từ các khu rừng được quản lý có trách nhiệm, có ích cho xã hội, có ý thức về môi trường và khả thi về kinh tế.
Trong ngành công nghiệp chế biến gỗ, nhu cầu về gỗ nguyên liệu được phân nhóm theo sản phẩm đầu ra. Gỗ rừng trồng trong nước được dùng để sản xuất dăm mảnh, sản xuất bột giấy, ván nhân tạo các loại và sản xuất đồ mộc. Gỗ nhập khẩu được dùng để sản xuất các loại sản phẩm gỗ xuất khẩu và sản phẩm gỗ xây dựng tiêu thụ nội địa. Các loại gỗ vườn nhà như xoài, mít, nhãn, điều…và các loại gỗ trồng phân tán như: xoan, xà cừ, gỗ cao su… được sử dụng để sản xuất ván ghép thanh, đồ gỗ ngoài trời để xuất khẩu và các loại ván nhân tạo (Trần Văn Hùng, 2016).
Gỗ là cây trồng lâu năm nên để triển khai được các hoạt động liên kết hiệu quả, cần chú ý một số đặc điểm kỹ thuật trong quá trình sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu sau:
- Quá trình trồng rừng gỗ nguyên liệu: Tùy thuộc vào điều kiện lập địa, khí hậu, thời tiết của từng vùng mà có những hướng dẫn về phương thức trồng và chăm sóc rừng cụ thể. Tại Tuyên Quang, quy trình và kĩ thuật trồng Keo được khuyến khích áp dụng trong chu kỳ trồng rừng như sau:
Bảng 2.1. Quy trình và kĩ thuật lâm sinh trong trồng rừng sản xuất gỗ nguyên liệu
Công việc | Biện pháp kĩ thuật | |
1 | Xử lý thực bì | Là hoạt động phát quang, thu dọn các loại cỏ, cây, dây leo, chặt gọn cành không cần thiết ở trên rừng. Phát dọn thực bì toàn diện theo băng hoặc theo đám phù hợp với điều kiện lập địa. Thực bì xử lý xong phải gom theo băng, hạn chế đốt thực bì. Trường hợp đốt thực bì phải đốt theo băng hoặc theo đám và đốt có kiểm soát. |
2 | Làm đất, đào hố, bón phân | Làm đất thủ công, cuốc hố theo đường đồng mức có bố trí so le. Đào và lấp hố trước khi trồng rừng từ 15 - 30 ngày hoặc có thể vừa đào hố vừa trồng tùy từng loại đất. Hố đào có kích thước từ 20-30 cm. Bón lót phân NPK 5:10:3 khoảng 200g - 300g/ hố, bón thêm 50gam vôi bột/hố nếu đất chua. bón phân và lấp hố trước khi trồng 5 đến 7 ngày. |
Có thể bạn quan tâm!
- Liên kết sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang - 3
- Tổng Quan Các Công Trình Nghiên Cứu Có Liên Quan Đến Liên Kết Giữa Sản Xuất Và Tiêu Thụ Gỗ Nguyên Liệu
- Các Hình Thức Liên Kết Giữa Sản Xuất Và Tiêu Thụ Gỗ Nguyên Liệu
- Tính Bền Vững Và Khả Năng Phát Triển Của Liên Kết
- Một Số Hình Thức Liên Kết Giữa Sản Xuất Và Tiêu Thụ Gỗ Nguyên Liệu Tại Các Địa Phương Ở Việt Nam
- Hiện Trạng Sử Dụng Đất Của Tỉnh Tuyên Quang Năm 2020
Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.
Công việc | Biện pháp kĩ thuật | |
3 | Trồng cây | - Loại cây, mật độ: chủ yếu là Keo lai, Keo tai tượng: 1.660 cây/ ha; có nơi 2000 - 2500 - 3000 cây/ ha (cây cách cây 2,5m, hàng cách hàng 3m); Bạch đàn: 1660 cây/ ha (cây cách cây 2,5m, hàng cách hàng 2,5m). - Phương thức trồng: chủ yếu là trồng thuần loài và trồng bằng cây con có bầu. - Thời vụ trồng: vụ Xuân - Hè hoặc Hè - Thu, khi trời có mưa. Thường bắt đầu vào cuối tháng 3 đến hết tháng 8 hàng năm. |
4 | Chăm sóc, bảo vệ | Chăm sóc chủ yếu trong 3 năm đầu: - Năm 1: làm cỏ, vun gốc, trồng dặm nếu cây chết. Chăm sóc 2 lần/ năm. - Năm 2: làm cỏ, phát quang, vun gốc, tỉa thân phụ và để lại thân chính; bón thúc phân; chăm sóc 2 lần/ năm. - Năm 3: phát quang thực bì, tỉa thưa những cây sinh trưởng kém, cong queo, cây gẫy ngọn, cây bị sâu bệnh...; chăm sóc 1 lần/ năm. Áp dụng các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng trồng như: không để người hoặc gia súc phá hại, làm đường ranh cản lửa, phòng tránh cháy rừng và sâu bệnh. |
5 | Khai thác | Khuyến khích khai thác khi rừng đủ từ 6-7 năm tuổi. Trước khi khai thác, chủ rừng phải lập bảng kê khai thác và gửi đến cấp có thẩm quyền báo cáo. Nếu khai thác trắng phải trồng lại rừng ngay ở vụ kế tiếp. |
Nguồn: Sở Nông nghiệp & PTNT Tuyên Quang (2019)
Tổng chi phí đầu tư vào rừng trồng Keo bao gồm: các chi phí cho trồng rừng năm đầu; chi phí chăm sóc và bảo vệ trong các năm tiếp theo; và chi phí tại năm khai thác, đây cũng là năm hộ khai thác trắng và thu hồi vốn trổng rừng. Để xác định được tổng mức đầu tư cho 1 ha rừng trồng, căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ rừng tại Quy định số 38/2005/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành ngày 06/7/2005; định mức công lao động thực tế áp dụng tại địa phương. Theo đó:
- Năm đầu tiên, chi phí đầu tư trồng rừng ban đầu bao gồm: chi phí về phân bón và cây giống (bao gồm cả trồng mới và trồng dặm); chi phí lao động gồm cả lao động gia đình và lao động đi thuê (phát dọn thực bì trước khi trồng, đào hố, trồng và làm cỏ); chi phí chăm sóc và bảo vệ rừng trồng (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2005).
- Năm thứ hai: chủ yếu là chi phí về công lao động (tỉa cành và phát dọn); bón thúc phân; quản lý và bảo vệ rừng trồng.
- Từ năm thứ ba trở đi đến năm khai thác: là chi phí cho công kiểm tra, quản lý và bảo vệ rừng trồng (canh giữ tránh để trâu bò phá, phát bỏ dây leo, cây chết do sâu bệnh và phòng chống cháy rừng.
- Riêng chi phí về khai thác rừng: do đặc tính sinh trưởng của cây Keo là càng để lâu năm cây càng có sinh khối và cho sản lượng gỗ lớn. Do đó, tiền công thuê khai thác cũng có sự tăng lên, phụ thuộc vào sản lượng gỗ khai thác.
- Quá trình tiêu thụ gỗ: gỗ là sản phẩm có đặc điểm không mang tính thời vụ và có độ trễ về thời gian, sản phẩm gỗ có thể thu hoạch năm nay hoặc lui lại các năm sau tùy theo mục đích của chủ rừng, do đó tránh được tình trạng ép giá khi vào mùa vụ thu hoạch như các sản phẩm nông nghiệp khác (Nguyễn Văn Song, 2009). Gỗ khi khai thác có tính chất cồng kềnh, vận chuyển thường với khối lượng tương đối lớn, nên nếu vận chuyển xa người trồng rừng sẽ phải mất thêm nhiều chi phí cho vận chuyển, bốc dỡ, chưa kể chi phí khai thác. Do đó, để giảm thiểu chi phí vận chuyển và tạo sự thuận tiện trong việc thu mua nguyên liệu, các công ty thường bố trí các xưởng vệ tinh thu mua ngay gần tại vùng nguyên liệu. Bên cạnh đó, các hộ trồng rừng cũng thường ưu tiện chọn phương án bán gỗ cho những xưởng thu mua gần hoặc bán cho thương lái thu mua cả cây đứng ngay tại rừng mà không chọn phương án chở gỗ đi xa để tiêu thụ. Do vậy, quá trình tiêu thụ gỗ tròn sau khi khai thác thường được tập kết tại bãi của các xưởng thu mua vệ tinh sau đó được sơ chế thành dăm hoặc gỗ thanh, hoặc để nguyên dạng tùy theo nhu cầu nguyên liệu của công ty, rồi mới được chở đến công ty để chế biến.
Gỗ nguyên liệu khai thác từ rừng trồng trong nước được tiêu thụ theo 3 kênh thị trường chính sau (Nguyễn Mạnh Dũng & Dương Tiến Đức, 2014):
- Kênh 1: Gỗ sau khai thác được các hộ gia đình bán cho các xưởng mộc tại địa phương (bán lẻ) để sản xuất các loại đồ mộc dân dụng, đồ nội thất gia đình như giường, tủ, bàn, ghế…và các loại sản phẩm phục vụ xây dựng như cột chống, cốp pha, xà gồ…Kênh này mang tính địa phương và tự cung, tự cấp. Các công ty lâm nghiệp, doanh nghiệp trồng rừng quy mô ít tham gia vào kênh này.
- Kênh 2: Hộ gia đình trồng rừng, hợp tác xã, doanh nghiệp trồng rừng quy mô nhỏ khai thác và bán gỗ cho người thu gom (bán buôn). Người thu gom vận chuyển và bán lại cho các cơ sở, doanh nghiệp chế biến gỗ.
- Kênh 3: Hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp trồng rừng quy mô lớn khai thác gỗ bán cho các doanh nghiệp, cơ sở, công ty chế biến gỗ theo hợp đồng ký giữa các bên. Các đơn vị có khối lượng gỗ lớn, gỗ có chứng chỉ, các công ty lâm nghiệp thường tổ chức tiêu thụ theo kênh này.
Từ những đặc điểm trên của quá trình sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu, các hoạt động chính trong mối liên kết giữa các công ty chế biến gỗ với hộ thường tâọ trung vào các hoạt động như: công ty hỗ trợ hộ trồng rừng và phát triển rừng để tạo thành một vùng nguyên liệu ổn định thông qua việc cung cấp, hỗ trợ đầu vào như vật tư sản xuất, vốn, hướng dẫn kỹ thuật cho hộ. Hộ thực hiện việc trồng rừng theo đúng quy trình, khai thác đúng kỳ như yêu cầu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cam kết mua lại toàn bộ gỗ của hộ sau khai thác.
2.2.6. Nội dung nghiên cứu liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu
Trong nghiên cứu này, liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ GNL được nhìn nhận và xem xét với các nội dung: cơ chế liên kết, kết quả và hiệu quả thực hiện liên kết, lợi ích từ liên kết và tính bền vững liên kết.
2.2.6.1. Đặc điểm hình thức liên kết và cơ chế liên kết
Mỗi hình thức liên kết đều có đặc điểm mang tính chất riêng và đặc trưng. Sự khác nhau này phụ thuộc phần lớn vào đặc điểm của mỗi doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sản xuất chế biến sản phẩm từ gỗ khác nhau thì có nhu cầu sử dụng nguyên liệu cho chế biến khác nhau. Chẳng hạn như doanh nghiệp chế biến giấy và bột giấy thì nguyên liệu sử dụng là gỗ dăm, gỗ tròn; doanh nghiệp sản xuất đồ nội thất thì ngu cầu nguyên liệu là gỗ thanh, gỗ xẻ; hay các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm để xuất khẩu thì yêu cầu nguyên liệu đầu vào phải có nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo các yêu cầu, tiêu chuẩn quốc tế. Từ những đặc điểm này sẽ hình thành nên nội dung liên kết, đối tượng liên kết và cơ chế liên kết.
Tìm hiểu cơ chế liên kết chính là xem xét cách thức mà các bên liên kết hợp tác với nhau như thế nào, hợp đồng ký kết giữa các bên là hình thức hợp đồng gì, điều kiện tham gia liên kết ra sao, các nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi bên phải thực hiện và được hưởng. Để tạo nên một mối quan hệ hợp tác trong lâm nghiệp thành công thì các yếu tố cơ bản cần đạt được đó là: cơ chế liên kết phải rõ ràng, có tính khả thi thực hiện; các điều khoản phải được thống nhất thỏa thuận giữa đôi bên, đạt được lợi ích, sự kỳ vọng chung của đôi bên về khi hợp tác (The World Bank, 2009); Hợp đồng liên kết phải có tính pháp lý, cần có sự tham gia của cơ quan quản lý nhà nước để đảm bảo được quyền lợi, nghĩa vụ của các bên
(Khosa, 2000); Các bên tham gia phải được dân chủ, bình đẳng trong các quyết định của liên kết, tin tưởng lẫn nhau. Trách nhiệm và quyền hạn của các bên tham gia liên kết phải cụ thể, đồng thời việc phân chia lợi ích phải công bằng, minh bạch và hài hòa giữa các bên tham gia (Mayers, 2000). Tuy nhiên, trong khi các công ty chế biến gỗ thường thích một hợp đồng dài hạn để đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định cho sản xuất và những khoản đầu tư dự kiến, thì những người trồng rừng lại thường không thích điều này bởi họ cho rằng hợp đồng dài hạn sẽ khóa họ lại trước những lựa chọn khác mà họ có thể theo đuổi trong tương lai (Nawir & cs., 2003).
2.2.6.2. Kết quả và hiệu quả của liên kết
Kết quả thực hiện của các hình thức liên kết được phản ánh qua số lượng và chất lượng của liên kết, hay nói cách khác nó phản ánh trực tiếp tình trạng thực hiện liên kết của các bên ra sao (Hồ Quế Hậu, 2012). Trong nghiên cứu này, số lượng thực hiện liên kết được phản ánh thông qua phạm vi, quy mô tổ chức thực hiện liên kết. Chất lượng thực hiện liên kết phản ánh kết quả về mặt chiều sâu bao gồm: mức độ thực thi nghĩa vụ của các bên theo cam kết trong hợp đồng liên kết; kết quả đầu tư, hỗ trợ kỹ thuật; năng suất rừng trồng, chất lượng và sản lượng GNL thu được.
Hiệu quả của liên kết là yếu tố quan trọng có tính quyết định đến sự tồn tại của liên kết (Simo & cs., 2020). Hiệu quả của liên kết bao gồm: hiệu quả kinh tế, hiệu quả kinh tế - xã hội (KT-XH). Trong phạm vi luận án này, do nguồn lực và vật lực có hạn nên luận án chỉ tập trung đánh giá hiệu quả kinh tế từ các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ GNL đem lại cho các hộ gia đình tham gia liên kết. Tiêu chí này phản ánh hiệu quả thuần túy về mặt kinh tế của liên kết hay chính là kết quả sản xuất kinh doanh từ việc trồng rừng của các hộ khi tham gia liên kết với công ty. Các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh tế từ việc trồng rừng có liên kết bao gồm: năng suất rừng và sản lượng GNL, chi phí và thu nhập từ rừng trồng. Do trồng rừng là hoạt động kéo dài trong nhiều năm mới cho thu hoạch, đây có thể được coi như một hình thức đầu tư và ta có thể dùng hiệu quả tài chính để phân tích thông qua các chỉ tiêu như NPV, IRR, BCR. Để thấy rõ hơn được hiệu quả kinh tế từ việc tham gia liên kết, nghiên cứu tiến hành so sánh thu nhập gia tăng giữa các hộ dân trồng rừng có tham gia liên kết và không tham gia liên kết.