một trong ba tỉnh có tỷ lệ che phủ rừng lớn nhất cả nước (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2019). Điều này đã đem lại cho Tuyên Quang rất nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế lâm nghiệp nói chung và phát triển trồng cây gỗ nguyên liệu nói riêng.
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất của tỉnh Tuyên Quang năm 2020
Tổng số (ha) | Cơ cấu (%) | |
Tổng diện tích đất tự nhiên | 586.790 | 100 |
1. Đất nông nghiệp | 540.232 | 92,07 |
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp | 94.878 | 17,56 |
1.2 Đất lâm nghiệp có rừng | 448.589 | 76,45 |
- Rừng sản xuất | 280.018 | 62,42 |
- Rừng phòng hộ | 121.627 | 27,11 |
- Rừng đặc dụng | 46.934 | 10,46 |
1.3 Đất nông nghiệp khác | 3.734 | 0,69 |
2. Đất phi nông nghiêp | 39.602 | 6,75 |
3. Đất chưa sử dụng | 6.956 | 1,19 |
Có thể bạn quan tâm!
- Quy Trình Và Kĩ Thuật Lâm Sinh Trong Trồng Rừng Sản Xuất Gỗ Nguyên Liệu
- Tính Bền Vững Và Khả Năng Phát Triển Của Liên Kết
- Một Số Hình Thức Liên Kết Giữa Sản Xuất Và Tiêu Thụ Gỗ Nguyên Liệu Tại Các Địa Phương Ở Việt Nam
- Mô Tả Các Biến Độc Lập Sử Dụng Trong Mô Hình
- Giá Trị Sản Xuất Lâm Nghiệp Phân Theo Ngành Hoạt Động
- Kết Quả Thu Mua Nguyên Liệu Của Công Ty Cổ Phần Giấy An Hòa
Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang (2020)
Tuyên Quang có 7 huyện thành, theo Bảng 3.2 cho thấy diện tích rừng sản xuất tập trung nhiều nhất tại các huyện Chiêm Hóa (68,808 ha), Hàm Yên (50,585 ha), Yên Sơn (66,800 ha), Sơn Dương (34,517 ha). Đây cũng là các huyện có hoạt động liên kết sản xuất kinh doanh trồng rừng gỗ nguyên liệu khá rõ nét và điển hình, do vậy, số lượng mẫu khảo sát phục vụ cho nghiên cứu của đề tài được tiến hành chủ yếu ở các huyện này.
Trong giai đoạn 2016-2020, giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng trưởng bình quân khá đạt 7,5%/ năm, chiếm 13% tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2020). Cũng trong giai đoạn này, toàn tỉnh đã tổ chức giao khoán bảo vệ rừng theo chính sách phát triển rừng tại Nghị định số 75/2015/NĐ-CP và Quyết định 38/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, với diện tích giao khoán ổn định 66.406,28 ha, kinh phí hỗ trợ 96,284 tỷ đồng; hỗ trợ bảo vệ rừng, diện tích 10.081,1 ha, kinh phí 13,05 tỷ đồng (Sở Nông nghiệp và PTNT Tuyên Quang, 2020). Toàn tỉnh có 09 nhà máy chế biến gỗ lớn và khoảng 382 cơ sở kinh doanh chế biến lâm sản nhỏ lẻ.
Bảng 3.2. Hiện trạng tài nguyên rừng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang năm 2020
Đơn vị tính: ha
Tổng | Na Hang | Lâm Bình | Chiêm hóa | Hàm Yên | Yên Sơn | Sơn Dương | TP Tuyên Quang | |
Đất tự nhiên | 586.790 | 86.354 | 78.497 | 127.882 | 90.055 | 113.301 | 78.795 | 11.906 |
Đất lâm nghiệp có rừng | 448.589 | 75.140 | 68.702 | 105.317 | 63.955 | 85.875 | 45.957 | 3.643 |
Rừng sản xuất | 280.018 | 30.425 | 25.942 | 68.808 | 50.585 | 66.800 | 34.517 | 2.941 |
Rừng phòng hộ | 121.627 | 21.918 | 41.558 | 25.284 | 9.653 | 18.141 | 4.367 | 706 |
Rừng đặc dụng | 46.934 | 21.584 | - | 9.281 | 5.958 | 121 | 9.990 | - |
Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT Tuyên Quang (2020)
Giai đoạn 2016-2020, toàn tỉnh Tuyên Quang trồng mới được trên 55.400 ha rừng; Khai thác gỗ rừng trồng bình quân mỗi năm được 810.785 m3 gỗ/ năm; Giá trị sản phẩm khai thác thu được trên 1 ha rừng trồng đạt khoảng 80 triệu đồng/ ha/ chu kỳ 7 năm (Sở Nông nghiệp và PTNT Tuyên Quang, 2020). Hết năm 2019, diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn của Hội đồng quản trị rừng FSC đạt trên 25.366 ha, Tuyên Quang là tỉnh có tỉ lệ rừng được cấp chứng chỉ cao nhất cả nước, so với mức bình quân toàn quốc khoảng 4% (Tổng Cục Lâm nghiệp, 2019).
Về tình hình nguồn lao động: với đặc thù là tỉnh miền núi với phần lớn dân số sống ở khu vực nông thôn chiếm 87%, khu vực tập trung nhiều rừng và nghề nghiệp chủ yếu là làm nông nghiệp và dựa vào nghề trồng rừng. Hoạt động sản xuất lâm nghiệp đã thu hút được khoảng hơn 90.000 lao động, góp phần tăng thu nhập cho những hộ gia đình sinh sống trong khu vực lâm nghiệp (Cục Thống kê Tuyên Quang, 2020). Lực lượng lao động khá dồi dào, xong chất lượng lao động nhìn chung chưa cao. Hầu hết là lao động chưa qua đào tạo, trồng rừng theo thói quen và tập tục truyền thống.
Với lợi thế đất lâm nghiệp và điều kiện tự nhiên của địa phương, cấp ủy, chỉnh quyền tỉnh Tuyên Quang luôn xác định phát triển lâm nghiệp là nhiệm vụ quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã lựa chọn phát triển kinh tế lâm nghiệp hàng hóa là một trong 3 lĩnh vực đột
phá của tỉnh (Đại hội Đảng bộ Tỉnh Tuyên Quang, 2015). Phấn đấu đưa tỉnh Tuyên Quang trở thành “hình mẫu về phát triển lâm nghiệp của cả nước” theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo kết luận số 150/TB-VPCP ngày 21/3/2017 (Văn phòng Chính phủ, 2017). Do đó, việc phát triển kinh tế lâm nghiệp trên cơ sở thúc đẩy liên kết trong sản xuất và kinh doanh gỗ lâm sản luôn được tỉnh quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi về chủ trương và chính sách.
3.2.2. Chọn điểm nghiên cứu
Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã hình thành rõ nét những hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ GNL theo 4 hình thức: (1) Liên kết trực tiếp; (2) Liên kết qua trung gian; (3) Liên kết hạt nhân trung tâm; (4) Liên kết phi chính thống (Sở Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2018). Các hình thức liên kết được thể hiện tại Bảng 3.3.
Bảng 3.3. Các hình thức liên kết điển hình trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
Hình thức liên kết | Chủ thể liên kết | Sản phẩm liên kết | Diện tích liên kết (ha) | Tỷ lệ (%) | |
1 | Liên kết trực tiếp | Công ty Cổ phần Giấy An Hòa, Sơn Dương với các HGĐ trong vùng nguyên liệu | Gỗ tròn | 28.054 | 13,9 |
Nhà máy SX đũa Phúc Lâm, Chiêm Hóa với các HGĐ | Gỗ tròn | 527 | 0,3 | ||
Nhà máy SX đũa tre, giấy đế và bột giấy Na Hang | Gỗ tròn | 791 | 0,4 | ||
2 | Liên kết qua trung gian | Liên kết giữa Công ty Cổ phần Woodsland Tuyên Quang với các HGĐ thông qua HTX | Gỗ tròn có chứng chỉ FSC | 25.366 | 12,6 |
3 | Hạt nhân trung tâm | Liên kết khoán chu kỳ giữa các Công ty Lâm nghiệp với HGĐ | Gỗ tròn | 15.334 | 7,6 |
4 | Liên kết phi chính thống | Liên kết giữa các thương lái, xưởng thu mua GNL với các HGĐ | Gỗ tròn | - | - |
Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT Tuyên Quang, (2020)
Đối với hình thức liên kết phi chính thống, qua khảo sát cho thấy để giảm thiểu chi phí vận chuyển khoảng 70% số HGĐ lựa chọn phương thức bán gỗ sau khi khai thác cho các thương lái đến mua tại rừng hoặc hộ tự chở đến xưởng thu mua gần nhất để bán.Từ đó hình thành nên mối liên kết phi chính thống giữa các
thương lái hoặc các xưởng thu mua với các HGĐ. Tuy nhiên, các thương lái hay xưởng thu mua chỉ quan tâm việc tiêu thụ GNL mà không quan tâm hay có hoạt động gì như hỗ trợ đầu vào, kỹ thuật trong quá trình trồng rừng của hộ. Mối liên kết này chỉ dựa trên những thỏa thuận mua bán bằng miệng, thuận mua vừa bán và không có bất kỳ mối quan hệ ràng buộc nào khác. Như vậy, nghiên cứu cho rằng mối liên kết này chỉ là quan hệ mua bán thông thường diễn ra tại khâu tiêu thụ mà không có ý nghĩa và vai trò cao trong việc phát triển kinh tế rừng trồng bền vững. Do đó, đề tài không tập trung nghiên cứu sâu hình thức liên kết này.
Đề tài lựa chọn các hình thức liên kết điển hình có tính đại diện và có mức độ ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế lâm nghiệp của tỉnh để tiến hành nghiên cứu. Ba hình thức liên kết được chọn là những hình thức có số hộ trồng rừng tham gia đông và có số diện tích rừng liên kết chiếm tỷ lệ cao so với tổng diện tích rừng trồng sản xuất trong toàn tỉnh.
Đối với hình thức liên kết trực tiếp: chọn hình thức liên kết giữa Công ty Cổ phần Giấy An Hòa liên kết với các HGĐ với mục đích xây dựng vùng nguyên liệu ổn định và tăng nguồn cung GNL làm nguyên liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất, chế biến giấy và bột giấy. Hình thức này hiện đang thu hút được 2.354 HGĐ tham gia vào liên kết, với số diện tích rừng liên kết đạt 28.054ha chiếm khoảng 13,9% diện tích rừng trồng của tỉnh.
Hình thức liên kết qua trung gian: chọn hình thức liên kết giữa Công ty chế biến gỗ Woodsland liên kết với các HGĐ thông qua đầu mối trung gian như Hợp tác xã, các nhóm hộ nông dân có đại diện trưởng nhóm. Liên kết với mục đích tạo vùng nguyên liệu rừng trồng có chứng chỉ FSC và tiêu thụ GNL có chứng chỉ gỗ FSC để phục vụ cho sản xuất đồ gỗ nội thất. Được sự ủng hộ rất tích cực từ chính quyền địa phương, liên kết đã thu hút được 1.694 HGĐ tham gia với số diện tích rừng 25.366, chiếm 12,6% diện tích rừng trồng trong toàn tỉnh. Hình thức hiện đang được đánh giá là có hiệu quả trong việc phát triển kinh tế rừng và bảo vệ môi trường theo hướng bền vững.
Hình thức hạt nhân trung tâm: Hình thức liên kết này hiện được tất cả các CTLN trên địa bàn tỉnh áp dụng với tổng diện tích đất lâm nghiệp 15.354 ha, chiếm 7,6% diện tích đất rừng trồng sản xuất trên toàn tỉnh. Trong số các CTLN, đề tài chọn mối liên kết giữa CTLN Hàm Yên với các hộ gia đình để nghiên cứu đại điện bởi công ty này có số diện tích rừng và số hộ tham gia liên kết là lớn nhất so với các CTLN khác.
Bảng 3.4. Lựa chọn các hình thức liên kết và địa điểm nghiên cứu
Hình thức liên kết | Chủ thể liên kết | Địa điểm | Số hộ tham gia (hộ) | Diện tích LK (ha) | |
1 | Liên kết trực tiếp | Công ty Cổ phần Giấy An Hòa, Sơn Dương với các HGĐ trong vùng NL | Huyện Sơn Dương | 2.354 | 28.054 |
2 | Liên kết qua trung gian | Liên kết giữa Công ty Cổ phần Woodsland Tuyên Quang với các HGĐ thông qua HTX | Huyện Yên Sơn | 1.694 | 25.366 |
3 | Hạt nhân trung tâm | Liên kết khoán chu kỳ giữa Công ty Lâm nghiệp Hàm Yên với HGĐ | Huyện Hàm Yên | 165 | 1.654,7 |
Mỗi hình thức, nghiên cứu chọn ngẫu nhiên 02 nhóm hộ trong cùng 1 khu vực là: (i) nhóm hộ có tham gia liên kết với công ty và (ii) nhóm hộ không tham gia liên kết để có cơ sở so sánh lợi ích của việc tham gia liên kết. Các huyện, xã được chọn là những nơi có diện tích rừng trồng sản xuất tập trung lớn trong tinh, cũng là địa điểm các công ty tọa lạc. Do đó, hoạt động liên kết giữa công ty với người dân trong khu vực diễn ra rất rõ nét. Cụ thể:
(1) Hình thức liên kết trực tiếp giữa Công ty Cổ phần Giấy An Hòa với các hộ dân trồng rừng: chọn 02 xã Cấp Tiến và Đông Thọ thuộc huyện Sơn Dương làm điểm nghiên cứu. Đây là 02 xã nằm trong khu vực vùng nguyên liệu trọng điểm của công ty, tương đối gần với công ty và có số hộ dân tham gia liên kết với công ty tập trung và nhiều hơn so với các nơi khác.
(2) Hình thức liên kết hạt nhân trung tâm giữa Công ty Lâm nghiệp Hàm Yên với các hộ gia đình: chọn 02 xã Hùng Đức và Tú Thịnh thuộc huyện Hàm Yên làm điểm nghiên cứu. Theo thông tin thu thập từ công ty, diện tích đất rừng của công ty tập trung phần lớn tại 02 xã này, do đó số hộ dân tham gia liên kết với công ty cũng tập trung chủ yếu tại đây.
(3) Hình thức liên kết qua trung gian giữa Công ty Cổ phần Woodsland Tuyên Quang với các hộ dân trồng rừng: chọn các hộ gia đình thuộc 02 xã Tiến Bộ và Phú Thịnh thuộc huyện Yên Sơn. Đây là huyện có số diện tích rừng được cấp chứng chỉ FSC và số hộ dân tham gia liên kết với công ty nhiều nhất so với các huyện khác trong tỉnh. Hình thức liên kết giữa công ty và các hộ dân tại khu vực này diễn ra tương đối rõ nét, thông qua Hợp tác xã lâm nghiệp Tiến Huy. Nhóm hộ này hiện có 668 hộ dân tham gia liên kết với công ty.
3.3. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU
3.3.1. Thu thập thông tin thứ cấp
Số liệu thứ cấp được thu thập bằng phương pháp ghi chép, sao chụp, kế thừa và có trích dẫn cụ thể. Thông tin thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu này gồm: các báo cáo, công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế có liên quan về liên kết kinh tế nói chung và liên kết trong sản xuất lâm nghiệp nói riêng; các chủ trương chính sách của Nhà nước và của tỉnh về phát triển nông lâm nghiệp; các số liệu về đặc điểm điều kiện tự nhiên, quy mô diện tích vùng sản xuất gỗ nguyên liệu, tình hình quản lý và sử dụng đất đai, giá trị sản xuất lâm nghiệp, sản lượng gỗ khai thác tại địa bàn nghiên cứu. Những thông tin thứ cấp được thu thập từ các nguồn: Tổng cục Lâm nghiệp; Cục Thống kê và Sở NN& PTNT tỉnh Tuyên Quang; các báo cáo về tình hình phát triển KT-XH, báo cáo kết quả sản xuất nông lâm nghiệp của tỉnh qua các năm.
3.3.2. Thu thập thông tin sơ cấp
Thông tin sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu của đề tài được thu thập thông qua một số phương pháp chính như: tham vấn, thảo luận nhóm và phỏng vấn trực tiếp thông qua bộ phiếu câu hỏi điều tra được chuẩn bị trước.
a. Tham vấn
Thảo luận và thu thập ý kiến của cán bộ lãnh đạo quản lý nông lâm nghiệp gồm: lãnh đạo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Chi cục kiểm lâm; Phòng NN & PTNT huyện; cán bộ phụ trách các tổ chức đoàn thể xã hội tại địa bàn nghiên cứu như Hội nông dân, Hội phụ nữ. Các thông tin tham vấn tập trung vào các chủ đề như: chủ trương chính sách phát triển liên kết, khái quát về hiện trạng phát triển liên kết, bất cập trong triển khai thực hiện các chính sách phát triển sản xuất lâm nghiệp tại địa bàn, đề xuất giải pháp nhằm tăng cường liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu ở Tuyên Quang.
Nghiên cứu còn thu thập thông tin từ các cán bộ quản lý của 03 doanh nghiệp là chủ thể liên kết chính với các hộ dân trồng rừng để lấy những ý kiến đánh giá về hiệu quả từ việc liên kết với hộ, sự tuân thủ của hộ trong quá trình thực hiện liên kết, khả năng phát triển liên kết trong tương lai và những biện pháp để thúc đẩy mối liên kết phát triển lâu dài.
b. Phỏng vấn trực tiếp kết hợp thảo luận nhóm với các hộ dân trồng rừng
Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn trực tiếp các hộ dân trồng rừng bao gồm cả các hộ tham gia liên kết và không tham gia liên kết dể thu thập các thông tin như: tình hình cơ bản của hộ (tuổi, dân tộc, giới tính, nhân khẩu, trình độ học
vấn, kinh nghiệm trồng rừng...); kết quả sản xuất kinh doanh từ việc trồng rừng của các hộ (diện tích, chi phí, sản lượng khai thác, doanh thu, thu nhập hỗn hợp); nguồn thông tin về liên kết;
Số mẫu điều tra HGĐ trồng GNL được chọn theo công thức Slovin (1984) như sau: n = N/(1 + Ne2). Trong đó: N là tổng số hộ trồng rừng ở 3 huyện, n: số hộ trồng rừng cần điều tra, e là sai số chọn mẫu.
Tính đến hết 2020, có tổng thể khoảng 16.000 hộ dân trồng rừng sản xuất trên địa bàn 03 huyện nghiên cứu: Hàm Yên, Yên Sơn, Sơn Dương; sai số chọn mẫu là 5%, để đảm bảo ý nghĩa thống kê và có độ tin cậy cao số mẫu ước tính cần điều tra là 390 hộ. Căn cứ vào sự phân bổ thực tế tại địa bàn nghiên cứu, các xã được chọn là các xã có tỉ lệ hộ tham gia liên kết nhiều hơn hộ không liên kết. Đề tài đã lựa chọn tỷ lệ số hộ mẫu có tham gia liên kết là 220 hộ đã tham gia liên kết và 170 hộ chưa tham gia liên kết. Các nhóm hộ trồng rừng này được lựa chọn ngẫu nhiên theo danh sách do các công ty cung cấp. Căn cứ vào tình hình thực tế tại các điểm nghiên cứu, quy mô và sự phân bổ mẫu khảo sát được thể hiện tại Bảng 3.5.
Bảng 3.5. Phân bố mẫu điều tra khảo sát
Số hộ | Cán bộ quản lý của DN | Cán bộ địa phương | ||
Liên kết | Không liên kết | |||
LK trực tiếp | 80 | 60 | 5 | 4 3 4 |
LK hạt nhân trung tâm | 80 | 60 | 3 | |
LK trung gian | 60 | 50 | 5 | |
Tổng số | 220 | 170 | 13 | 11 |
414 |
Nội dung thảo luận với các hộ tập trung chủ yếu vào:
1) Đánh giá của hộ về lợi ích khi tham gia liên kết với công ty
2) Các nhân tố chính ảnh hưởng đến việc thực hiện liên kết hoặc không gia liên kết của hộ.
3) Hỗ trợ của Nhà nước, chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội trong phát triển kinh tế lâm nghiệp.
4) Những mong đợi và nhu cầu của hộ về liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu.
3.3.3. Xử lý số liệu
Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được chuẩn hóa và tổng hợp, kiểm tra lại theo
tiêu chuẩn đầy đủ, logic và phân tổ sắp xếp theo từng nội dung nghiên cứu, nhập dữ liệu. Số cơ sở dữ liệu này được xử lý bằng các phần mềm máy tính trợ giúp như Excel, SPSS và STATA.
3.4. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
3.4.1. Thống kê mô tả
Thống kê mô tả là phương pháp dựa trên những cơ sở dữ liệu thu thập được để mô tả sự vật hiện tượng nghiên cứu.Trong nghiên cứu này, phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để mô tả tình hình sản xuất và tiêu thụ GNL trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; hiện trạng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ GNL (theo 3 hình thức liên kết trực tiếp, liên kết qua trung gian và liên kết theo hình thức trang trại hạt nhân) giữa các công ty chế biến, công ty lâm nghiệp với các hộ nông dân; các ý kiến đánh giá về lợi ích khi tham gia liên kết của các hộ. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển các hình thức liên kết cũng được mô tả và phân tích làm nền tảng cho việc đề xuất các giải pháp tăng cường liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ GNL.
3.4.2. Thống kê so sánh
So sánh được sử dụng trong nghiên cứu này để xác định mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích như: diện tích rừng trồng sản xuất và sản lượng khai thác GNL của tỉnh Tuyên Quang qua các năm; đánh giá sự phát triển của các hình thức liên kết giữa các công ty chế biến, công ty lâm nghiệp với các hộ dân trong sản xuất và tiêu thụ GNL trong thời gian qua. Trong luận án, phân tích so sánh còn được sử dụng rõ nét nhất là so sánh kết quả SXKD trồng rừng và lợi ích giữa các nhóm hộ trồng GNL có và không tham gia liên kết. Trên cơ sở đó có thể đưa ra được những nhận xét khách quan về hiệu quả và lợi ích của việc tham gia liên kết.
3.4.3. Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích (Cost-Benefit Analysis - CBA)
Xuất phát từ đặc điểm cơ bản của sản xuất lâm nghiệp có chu kỳ dài, thời gian thu hồi vốn lâu, chịu ảnh hưởng của yếu tố thời gian. Do đó, cần sử dụng phương pháp động để đánh giá hiệu quả kinh tế của các phương án trồng rừng. Đây là phương pháp xem xét các yếu tố chi phí và thu nhập có mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ với nhau và đều chịu sự tác động mạnh của yếu tố thời gian (Hiền, 2017). Các bước phân tích như sau:
Bước 1: Tính toán, tập hợp các khoản chi phí thực tế phát sinh theo các khoản mục cho mỗi năm theo từng giai đoạn trong chu kỳ kinh doanh (trồng, chăm sóc, quản lý bảo vệ).