Một Số Hình Thức Liên Kết Giữa Sản Xuất Và Tiêu Thụ Gỗ Nguyên Liệu Tại Các Địa Phương Ở Việt Nam

* Nam Phi, các công ty chế biến gỗ liên kết với các cộng đồng trồng rừng thông qua các loại hợp đồng lâm nghiệp như: hợp đồng liên doanh sản xuất trong đó công ty tạo cơ hội cho người dân trồng rừng tham gia đóng góp cổ phần vào công ty, hợp đồng thuê đất lâm nghiệp để trồng rừng, hợp đồng hỗ trợ đầu vào cho sản xuất, hợp đồng đồng quản lý khu vực nguyên liệu, hợp đồng trồng và tiêu thụ GNL. Tuy nhiên, mặt hạn chế lớn nhất của những mối quan hệ hợp đồng này là sự mất cân bằng về quyền lực giữa các bên tham gia hợp đồng. Nông dân luôn là bên yếu thế trong quá trình đám phán, thương lượng về giá gỗ cũng như các điều khoản trong hợp đồng. Công ty luôn là phía đưa ra quyết định. Vai trò của chính phủ cũng được đề cao trong việc hình thành và thúc đẩy phát triển các mối liên kết thông qua cơ chế chính sách.

Nhìn chung, từ các hình thức liên kết hợp tác trong sản xuất kinh doanh lâm nghiệp trên thế giới, ta thấy rằng: các hoạt động chính của liên kết giữa công ty chế biến gỗ và các nông dân trồng rừng là: hỗ trợ đầu vào cho sản xuất; hỗ trợ tài chính, kỹ thuật; cam kết thu mua GNL sau khai thác...Mối liên kết này đa số thông qua hợp đồng chính thống có định rõ vai trò và nghĩa vụ của mỗi bên. Các hình thức hợp đồng cũng rất đa dạng, tùy từng đặc điểm mỗi vùng và điều kiện, nhu cầu của nông dân mà công ty áp dụng loại hợp đồng liên kết cho phù hợp. Chính phủ cũng như chính quyền địa phương có vai trò rất quan trọng trong việc tạo điều kiện cho các mối liên kết hình thành và phát triển. Từ thành công của hình thức liên kết ở Mexico cho thấy, những người dân trồng rừng nên hợp tác lại với nhau thành các nhóm, cộng đồng và có người đại diện trước khi liên kết với các công ty. Việc làm này sẽ tạo tiếng nói chung và nâng cao vị thế cho người nông dân trồng rừng trong mối quan hệ liên kết.

2.3.2. Một số hình thức liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu tại các địa phương ở Việt Nam

* Hình thức liên kết giữa các hộ trồng rừng có chứng chỉ FSC tại Quảng Nam

Quảng Nam là một trong những địa phương đi đầu trên cả nước về thành công của hình thức liên kết ngang giữa các nhóm hộ trồng rừng có chứng chỉ FSC. Đây là hình thức liên kết giữa các HGĐ có đất lâm nghiệp liên kết lại với nhau theo nhóm trồng rừng, cung cấp GNL có chứng chỉ rừng FSC. Các HGĐ thành lập theo từng nhóm 15 hộ đến 30 hộ hoạt động theo nội quy, quy định của nhóm. Việc hạch toán kinh doanh rừng trồng thì độc lập theo từng hộ thành viên. Các nhóm hộ được thành lập dưới sự hỗ trợ kỹ thuật và kinh phí tham gia chứng chỉ rừng FSC nhờ sự hỗ trợ xây dựng bởi Dự án phát triển ngành Lâm nghiệp

(WB3), do Ngân hàng thế giới hỗ trợ và thông qua Ban Quản lý Dự án lâm nghiệp cấp tỉnh triển khai. Liên kết có sự tham gia của chính quyền địa phương với vai trò là đầu mối tham gia chứng chỉ rừng FSC và thúc đẩy sự phát triển của liên kết. Năm 2016, tổng diện tích rừng trồng theo hình thức liên kết này là khoảng 629ha, của 127 HGĐ. Hộ tham gia liên kết đã sử dụng từ 84 - 92% diện tích đất lâm nghiệp để tham gia liên kết trên cơ sở hỗ trợ kinh phí và kỹ thuật của dự án WB3, 100% diện tích đất tham gia liên kết của các hộ thành viên đã được hỗ trợ kinh phí cấp sổ đỏ.

Liên kết nhóm hộ này đã bước đầu góp phần tạo được vùng nguyên liệu gỗ có chứng chỉ rừng FSC, cung cấp cho công nghiệp chế biến gỗ của tỉnh và khu vực, tuy nhiên đến nay diện tích rừng trồng FSC có quy mô chưa lớn, mối liên kết giữa người trồng rừng với người thu mua - khai thác và với công ty chế biến gỗ chưa hình thành theo chuỗi và chưa có mối quan hệ chặt chẽ. Trong mối liên kết này, dự án WB3 có vai trò rất quan trọng bởi dự án góp phần hình thành hình thức liên kết, hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển liên kết. Có thể nói, dự án có ý nghĩa quyết định việc duy trì hoặc tan vỡ của nhóm. Chính quyền địa phương tham gia liên kết với vai trò nhân tố đầu mối cấp xã trong việc tham gia và cấp chứng chỉ rừng FSC, góp phần ổn định xã hội, tạo môi trường đầu tư và phát triển cho các dự án phát triển lâm nghiệp (Hoàng Liên Sơn, 2017).

* Hình thức liên kết IKEA giữa công ty NAFOCO và các hộ trồng rừng tại Yên Bái

Công ty NAFOCO là công ty xuất nhập khẩu gỗ tại Nam Định. Công ty là một trong các nhà cung cấp sản phẩm gỗ cho tập đoàn IKEA (tập đoàn chuyên phân phối các sản phẩm, thiết bị nội thất gia đình lớn trên toàn thế giới, nhất là các nước khu vực Châu Âu). Để có nguồn GNL ổn định, lâu dài cho sản xuất và GNL bắt buộc phải có chứng chỉ FSC, công ty đã tạo mối liên kết với các hộ dân trồng rừng trong vùng. Tuy nhiên, để liên kết được với công ty thì các hộ dân phải tập hợp thành các nhóm hộ và có đại diện trưởng nhóm. Nhận thấy lợi ích từ việc phát triển GNL có chứng chỉ FSC, lãnh đạo tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo Sở NN&PTNT hỗ trợ và tạo điều kiện về mặt pháp lý cho phép việc thành lập các nhóm hộ trồng rừng có chứng chỉ FSC trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Để liên kết được thực hiện, kinh phí xin cấp chứng chỉ FSC cho các hộ được hỗ trợ toàn bộ bởi công ty NAFOCO và tổ chức Farm and Forest Facility của FAO. Ngoài ra,

công ty còn hỗ trợ thêm cho hộ các khoản như: thiết bị văn phòng của mỗi nhóm (khoảng 120 triệu đồng/ nhóm), vốn hoặc hỗ trợ tạm ứng vốn trồng rừng ban đầu. Khi khai thác, công ty cam kết thu mua GNL có chứng chỉ FSC của hộ cao hơn ít nhất 10% so với giá thị trường và hỗ trợ mỗi hộ 100.000 đồng/ m3 tiền vận chuyển gỗ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Hình thức liên kết đã đem lại tác động tích cực, kết quả đã thu hút được khoảng gần 500 hộ tại 53 thôn thuộc 5 xã của huyện Yên Bình, Yên Bái tham gia liên kết (Nguyễn Vinh Quang & cs., 2017). Tổng số diện tích rừng có chứng chỉ FSC trên địa bàn huyện đạt 1.737 ha. Hình thức được đánh giá là bước đầu đem lại hiệu quả về kinh tế cho các hộ dân trồng rừng tại địa phương.

* Hình thức liên kết hợp tác liên doanh trồng rừng tại Phú Thọ

Liên kết sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang - 8

Liên kết được diễn ra dưới hình thức các hộ dân có đất trồng rừng, công ty thuê đất và đầu tư 100% chi phí ban đầu như: giống, công trồng, công chăm sóc, công bảo vệ rừng. Khi khai thác công ty hưởng 2% sản phẩm, hoặc công ty khoán sản phẩm cho hộ tùy theo chất đất và điều kiện sản xuất từng khu vực. Dưới hình thức này, cả 2 bên chấp nhận lãi cùng hưởng, lỗ cùng chịu, sản sẻ về rủi ro. Công ty cũng cam kết thu mua toàn bộ gỗ khi khai thác.

Hình thức liên kết này được đánh giá là có hiệu quả cho cả công ty và các hộ dân tại địa phương. Trung bình mỗi hộ dân tham gia liên kết thu nhập thêm khoảng 1,5 - 1,6 triệu đồng/ tháng. Liên kết đã góp phần giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động nhàn rỗi tại địa phương.

2.3.3. Bài học kinh nghiệm cho liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Từ những thực tiễn về các hình thức liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu tại các nước trên thế giới và địa phương ở Việt Nam, nghiên cứu rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Tuyên Quang như sau:

- Thứ nhất, do gỗ là cây trồng lâu năm nên khi thực hiện liên kết với hộ có đất trồng rừng công ty chế biến không nhất thiết đưa điều khoản hộ “phải” cam kết bán gỗ lại cho công ty khi khai thác mà chỉ “ưu tiên”. Đồng thời áp dụng mức giá thu mua linh hoạt theo từng giai đoạn so với giá thị trường. Kinh nghiệm liên kết từ công ty Wimco với hộ dân tại Ấn Độ là minh chứng rõ nét. Công ty cần tập trung phát triển vùng nguyên liệu dưới nhiều hình thức để khuyến khích hộ tham gia trồng rừng như: cung cấp, hỗ trợ cây giống có chất lượng, hướng dẫn kỹ

thuật, kết nối nông dân với các tổ chức khác như: các nhà khoa học, ngân hàng, cơ quan thông tin đại chúng để tạo cơ sở cho việc thiết lập mối quan hệ liên kết giữa các bên bền vững.

- Thứ hai, không có hình thức liên kết nào là ưu việt để áp dụng khuôn mẫu cho tất cả các mối quan hệ giữa công ty và các hộ trồng rừng. Mỗi vùng miền, địa phương đều có sự khác nhau về điều kiện kinh tế - xã hội, điều kiện lập địa, đặc điểm các chủ thể. Do vậy, cần dựa vào điều kiện thực tế để lựa chọn hình thức liên kết cho phù hợp.

- Thứ ba, chính quyền địa phương có vai trò quan trọng trong việc tạo dựng môi trường thể chế thuận lợi cho việc hình thành liên kết như: hỗ trợ thủ tục, thực hiện các quy định có liên quan đến sử dụng và quản lý đất đai, cấp giấy chứng nhận sử dụng đất cho các HGĐ để thu hút các doanh nghiệp và người dân cùng tham gia đầu tư, hình thành liên kết. Do vậy, để liên kết giữa các doanh nghiệp và nông dân được hình thành và vận hành hiệu quả thì chính quyền địa phương cần thể hiện rõ vai trò của mình và tham gia vào liên kết như một trọng tài hoặc kênh trung gian hỗ trợ cho phát triển liên kết.

- Thứ 4, đặc điểm chung của sản xuất lâm sản GNL tại tỉnh Tuyên Quang là nông hộ nhỏ lẻ, quy mô tiểu điền, nhưng là lực lượng chính tạo ra nguyên liệu đầu vào cho sản xuất công nghiệp gỗ chế biến. Do đó, ưu tiên bảo vệ lợi ích của nông dân và chia sẻ rủi ro là cơ chế quan trọng để khuyến khích người dân đầu tư sản xuất và tham gia hợp tác liên kết với doanh nghiệp chế biến, từ đó mới có động lực để phát triển các liên kết trong sản xuất và tiêu thụ GNL trên địa bàn.

- Thứ 5, để khai thác tốt thế mạnh về tiềm năng sản xuất lâm sản, trước hết cả phía doanh nghiệp và chính quyền địa phương cần nắm bắt được tín hiệu và thông tin của thị trường, sau đó quy hoạch các cơ sở chế biến gắn với vùng nguyên liệu. Thắt chặt mối quan hệ giữa chế biến với vùng nguyên liệu, bảo đảm lợi ích hài hòa của hai bên là những yêu cầu quan trọng để công nghiệp chế biến phát triển ổn định, bền vững, nâng cao được chất lượng sản phẩm và hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh.

Tóm tắt phần 2

Liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ GNL về bản chất không khác nhiều so với các liên kết kinh tế trong các ngành hàng khác trong lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên, do đặc thù của ngành sản xuất lâm nghiệp gắn với đối tượng sản xuất chính ở đây là gỗ nguyên liệu, bởi vậy cần luận giải và bổ sung một số điểm về lý luận trong liên kết sản xuất và tiêu thụ GNL. Liên kết có đặc điểm về tiêu chuẩn gắn với yêu cầu kỹ thuật đối với sản phẩm gỗ. Mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ GNL là mối quan hệ bất cân xứng do sự chênh lệch nhau về quy mô, tiềm lực kinh tế và trình độ của các bên tham gia liên kết. Bên cạnh đó, liên kết còn mang tính xã hội sâu sắc bởi tác nhân chính tham gia vào liên kết này phần lớn là nông dân hay sinh sống ở khu vực nông thôn hay đồng bào dân tộc vùng núi sâu xa. Do vậy, phát triển liên kết cần phải gắn với phát triển kinh tế xã hội địa phương. Việc xây dựng liên kết và thực hiện liên kết cần được dựa trên cơ sở yếu tố lòng tin, kiên trì và chia sẻ lợi ích công bằng giữa các bên tham gia.

Đã có nhiều bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ GNL trên thế giới và tại các địa phương trong nước. Để có thể vận dụng cho việc phát triển liên kết trong sản xuất và tiêu thụ GNL cho tỉnh Tuyên Quang, trước hết các công ty, doanh nghiệp chế biến gỗ phải luôn đóng vai trò chủ đạo, định hướng cho hoạt động liên kết. Chính quyền địa phương cần tạo môi trường thể chế thuận lợi cho việc hình thành liên kết. Hợp đồng liên kết cần được pháp lý hóa, trách nhiệm và quyền lợi cũng như lợi ích của các bên tham gia luôn cần được cân đối một cách hợp lý và có sự điều chỉnh cho phù hợp theo thời gian để tạo được sự duy trì liên kết lâu dài và phát triển liên kết một cách bền vững.


PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN VÀ KHUNG PHÂN TÍCH

3.1.1. Phương pháp tiếp cận

Nghiên cứu này sử dụng hài hòa các phương pháp tiếp cận sau: tiếp cận theo hình thức liên kết, tiếp cận có sự tham gia và tiếp cận theo thể chế:

3.1.1.1. Tiếp cận theo hình thức liên kết

Theo cách tiếp cận này, sự biểu hiện của các hình thức liên kết phụ thuộc vào đặc điểm của mỗi tác nhân hoặc nhóm tác nhân theo chuỗi giá trị của mỗi dòng sản phẩm GNL trong liên kết. Cách tiếp cận được bắt đầu từ việc nghiên cứu hình thức biểu hiện, phân loại các hình thức biểu hiện của liên kết để xác định các kiểu liên kết theo dòng sản phẩm của gỗ rừng trồng xuất hiện trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Đối với mỗi hình thức, nghiên cứu tập trung tìm hiểu và phân tích cơ chế liên kết, kết quả và hiệu quả việc thực hiện liên kết, lợi ích liên kết, tính bền vững và khả năng phát triển của liên kết. Theo đó, nghiên cứu lựa chọn ba hình thức liên kết điển hình giữa sản xuất và tiêu thụ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đó là: Theo dòng sản phẩm GNL dùng để chế biến sản xuất bột giấy và giấy có: (1) liên kết trực tiếp giữa Công ty Cổ phần Giấy An Hòa với các hộ dân trồng rừng; (2) liên kết hạt nhân trung tâm giữa Công ty Lâm nghiệp Hàm Yên với các hộ gia đình. Theo dòng sản phẩm GNL dùng để sản xuất đồ gỗ nội- ngoại thất: (3) liên kết qua trung gian là hợp tác xã giữa Công ty Cổ phần Woodsland Tuyên Quang với các hộ dân trồng rừng.

3.1.1.2. Tiếp cận theo kinh tế thể chế

Trong quá trình nghiên cứu, phương pháp tiếp cận kinh tế thể chế được sử dụng nhằm tiếp cận nghiên cứu nội dung các hợp đồng liên kết, các cam kết hay thỏa thuận có tính pháp lý giữa các bên tham gia liên kết. Nội dung chủ yếu tập trung vào các vấn đề về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia, bởi đây chính là lí do chủ yếu để các tác nhân quyết định tham gia hay không tham gia vào từng mối liên kết cụ thể. Nguyên tắc cơ bản là cân đối giữa quyền lợi và nghĩa vụ của tất cả các bên một cách minh bạch nhằm tạo nên sự đồng thuận và tự nguyện tham gia liên kết của các bên. Thực hiện nghĩa vụ trong liên kết cũng đồng nghĩa với việc đảm bảo lợi ích cho tất cả các bên, đây chính là nền tảng cơ bản cho sự tồn tại của liên kết. Bên cạnh đó, vai trò của các chính sách kinh tế,

các cơ chế của nhà nước, các văn bản pháp quy, các quy định có liên quan đến vấn đề liên kết kinh tế trong sản xuất kinh doanh nông lâm nghiệp, hay vai trò của của hệ thống quản lí nhà nước cũng như các tổ chức trung gian, hỗ trợ cũng rất quan trọng góp phần làm nên sự tồn tại của liên kết.

3.1.1.3. Tiếp cận theo chuỗi giá trị

Chuỗi giá trị trong lâm nghiệp bao gồm các khâu từ trồng rừng đến khai thác, chế biến, thương mại và xuất khẩu. Trong chuỗi giá trị này, liên kết giữa doanh nghiệp chế biến gỗ với các hộ dân trồng rừng là liên kết dọc và là một mắt xích quan trọng trong khâu đầu tiên của chuỗi (Đỗ Xuân Lập, 2020).

Theo cách tiếp cận này, việc phân tích, đánh giá thực trạng của liên kết giữa các hộ trồng rừng với công ty chế biến gỗ được xem xét theo quá trình vận hành của chuỗi giá trị sản phẩm gỗ ở giai đoạn đầu bao gồm các hoạt động từ trồng rừng đến khai thác và tiêu thụ nhằm cung cấp gỗ nguyên liệu cho công đoạn sản xuất, chế biến các sản phẩm từ gỗ. Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động của liên kết, tìm ra những tồn tại, hạn chế, từ đó nghiên cứu đề xuất những giải pháp hữu hiệu nhằm tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp và hộ trong chuỗi giá trị lâm nghiệp.

3.1.2. Khung phân tích

Nghiên cứu đánh giá mối liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, bắt đầu từ việc (i) xác định các hình thức liên kết điển hình giữa công ty chế biến gỗ lớn trên địa bàn có liên kết với các hộ trồng rừng. Đây là những là đơn vị có nhu cầu tiêu thụ lớn gỗ phục vụ cho sản xuất, có tiềm lực tài chính, có khả năng dẫn dắt phát triển liên kết. Mối quan hệ này hướng đến tạo nên chuỗi sản xuất khép kín và được biểu hiện dưới các hình thức khác nhau: trực tiếp, trung gian, hạt nhân trung tâm và chịu ảnh hưởng bởi (ii) các yếu tố tác động từ phía công ty, từ phía hộ, cơ chế chính sách và từ phía thị trường. Tổng hợp kết quả phân tích, đánh giá các hình thức liên kết để (iii) đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm tăng cường liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu tại địa phương. Những giải pháp này sẽ tác động gián tiếp ngược lại đến các hình thức liên kết bao gồm các tác nhân, khuyến khích thúc đẩy sự phát triển về chính sách, thị trường theo hướng tích cực và có lợi cho phát triển liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu. Đây là quá trình vận động liên tục và đa chiều. Khung phân tích được thể hiện qua Sơ đồ 3.1



Giải pháp tăng cường liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu


Hộ trồng rừng

- DT rừng trồng - Kinh nghiệm trồng rừng

- Lao động, dân tộc - Tham gia các tổ chức XH

- Thu nhập từ LN - Nhận biết về LK,

- Tham gia tập huấn/ - Nguồn thông tin về LK đào tạo

Doanh nghiệp

- Nhân lực - Uy tín

- Quy mô sản xuất - Tiềm lực tài chính

- Năng lực nghiên cứu và phát triển thị trường

Chính sách

- CS đất đai

- CS phát triển rừng

- CS khuyến khích, phát triển LK


Thị trường

- Giá gỗ

- Quy mô thị trường sản phẩm gỗ

Ghi chú: Tác động trực tiếp


Tác động gián tiếp/ khuyến khích, thúc đẩy phát triển


Sơ đồ 3.1. Khung phân tích liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu

3.2. PHƯƠNG PHÁP CHỌN ĐIỂM NGHIÊN CỨU

3.2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc nằm trong vùng quy hoạch chuyên canh GNL Đông Bắc Bộ, phát triển kinh tế lâm nghiệp nói chung và sản xuất GNL nói riêng được xác định là một trong những thế mạnh của tỉnh. Đến hết năm 2020, toàn tỉnh có tổng diện đất lâm nghiệp 448.589 ha, chiếm 76,4% tổng diện tích tự nhiên (586.732 ha). Trong đó, diện tích rừng sản xuất chiếm 62,42 % (Bảng 3.1). Tuyên Quang là tỉnh luôn duy trì được tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 65%, trở thành

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/02/2023