2.2.3 Tình hình sản xuất tiêu thụ bánh mì đóng gói có nhãn hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam ở Tp. HCM trong thời gian qua.
Bảng 2.5: Sản lượng bánh mì đóng gói có nhãn hiệu sản xuất tiêu thụ ở TP. HCM trong 3 năm 2008, 2009, 2010.
ĐVT: Tấn
2008 | 2009 | 2010 | 2009/ 2008 | 2010/2009 | |
Sản lượng | 11.858 | 14.062 | 17.712 | 118,59% | 125,96% |
Có thể bạn quan tâm!
- Chiến lược và các giải pháp nâng cao vị thế cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh bánh mì đóng gói có nhãn hiệu tại Tp. HCM - 2
- Một Số Phương Pháp Phâ N Tích Và Hình Thành Chiế N Lược.
- Thực Trạ Ng Về Cung Cầu T Hị Tr Ường Bánh Mì Đóng Gói Có Nhãn Hiệ U Ở Thà Nh Phố Hồ Chí Minh.
- Các Hoạt Động Tiếp Thị Bánh Mì Đóng G Ói Có Nhãn Hiệu.
- Thống Kê Số Liệu Điều Tra Theo Giới Tính, Tuổi Của Khách Hàng .
- Biểu Đồ Mức Độ Ăn Bánh Mì Đóng Gói Có Nhãn Hiệu Của Khách Hàng Tp. Hcm Trong 3 Tháng Qua.
Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.
(Nguồn: Công Ty CP Kinh Đô và Công Ty Khảo Sát Thị Trường Quốc Tế)
Hình 2.5: Sản lượng bánh mì đóng gói có nhãn hiệu sản xuất tiêu thụ ở TP. HCM trong 3 năm 2008, 2009, 2010.
17.712
14.062
11.858
Tấn 18000
16000
14000
12000
10000
8000
6000
4000
2000
0
2008 2009 2010
Trong năm 2008, tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động, gây ảnh hưởngđến kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệpsản xuất kinh doanh bánh mì đóng gói có nhãn hiệu nói riêng, giá cả nguyên vật liệuđầu vào tăng cao, người dân thắt chặt chi tiêu cho bánh kẹo dẫn đến khối lượng tiêuthụ bánh mì đóng gói có nhãn hiệu ở TP. HCM đạt gần 11.858 tấn.
Năm 2009 nền kinh tế có sự phục hồinhẹ, khối lượng tiêu thụ bánh mìđóng góicó nhãn hiệu ở TP. HCM cũng tăng nhẹ lên 14.062 tấn tương ứng với mức tăng trưởng18,58% so với năm 2008.
Năm 2010 với nhiều biến động về kinh tế, ch ính trị toàn thế giới làm ảnh hưởng lớn đến các quốc gia trong đó có Việt Nam. Lạm phát trong năm 2010 là
11,75%, vượt quá chỉ t iêu của Chính phủ đề ra, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của từng doanh nghiệp, trong đó có các công ty sản xuất kinh doanh bánh kẹo. Tuy nhiên, do nhu cầu bánh kẹo ngày càng gia tăng và đặc biệt là sự tiện lợi của bánh mì công nghiệp đã nâng sản lượng tiêu thụ lên 17.712,41 tấn, tăng gần 30% so với năm 2009.
2.3 Dự báo thị trường bánh kẹo tro ng thời g ian tớ i.
2.3.1 Xu hướng tiêu thụ bánh kẹo trong thời gi an tới.
Theo Công Ty Khảo Sát Thị Trường Quốc Tế ( BM I ), sản lượng bánh kẹo tại Việt Nam năm 2010 là 100.400 tấn, năm 2011 là 103.800 tấn đến năm 2012 đạt
107.400 tấn, năm 2013 là 111.374 tấn, năm 2014 là 115.718 tấn và năm 2015 sẽ là
120.462 tấn.
Bảng 2.6: Dự báo sản lượng bánh kẹo trong thời gian tới
201 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | |
Sản lượng (Tấn) | 103.800 | 107.400 | 111.374 | 115.718 | 120.462 |
(Nguồn:Công Ty Khảo Sát Thị Trường Quốc Tế )
Hình 2.6: Biểu đồ dự báo sản lượng bánh kẹo trong thời gian tới
120.462
115.718
111.374
107.400
103.800
Tấ n
125.000
120.000
115.000
110.000
105.000
100.000
95.000
2011 2012 2013 2014 2015
Năm
2.3.
2 Dự báo lượng tiêu thụ bánh mì đóng gói có nhãn hiệu trong thời gian tới
Khi bánh mì đóng gói dần trở thành một thực phẩm thiết yếu với đặc tính tươingon, tiện lợi và cung cấp nguồn năng lượng cần thiết, mang một sứ mệnh quan trọnggiúp mọi người bổ sung năng lượng làm việc, học tập, bánh mì đóng
gói đang đóng vai trò quan trọng trong tiến độ phát triển kinh tế.
Mặc khác, trong xu thế toàn cầu hóa, thực phẩm, bánh kẹo, bánh mì, bánh nướng đang dần trở thành những đồ ăn quen thuộc, thường xuyên của nhiều người dân Việt Nam do nhu cầu về bữa ăn nhanh của người dân ở một thành phố công nghiệp ngày càng trở nên phổ biến với phần đông khách hàng là học sinh, sinh v iên, người lao động bởi giá rẻ, dễ lựa chọn, mua nhanh.
Đa phần các sản phẩm bánh mì của các doanh nghiệp Việt Nam có giá bánh từ
3.000 đồng - 7.000 đồng/ cái. Bánh tươi trong các cửa hàng do nước ngoài đầu tư có giá cao hơn (trung bình trên 7.000 đồng/sản phẩm) vì chi phí cao. Còn các sản phẩm của các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ th ì quy trình sản xuất lạc hậu, chủ yếu là sản xuất thủ công không đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.Vì vậy, các sản phẩm bánh mì công nghiệp đóng gói sẽ có tiềm năng phát triển rất lớn trong giai đoạn những năm sắp tới.
Ngoài ra, trong những năm gần đây hệ thống siêu thị phát triển mạnh, theo Công Ty Khảo Sát Thị Trường Quốc Tế ( BMI ), có khoảng 165 siêu thị, 14 đại siêu thị và 255 cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam. Tại các thành phố lớn, nhiều siêu thị mới đã được mở ra trong vài năm qua. Cùng với một mạng lưới dày đặc của các đại lý phân phối, các cửa hàng bách hóa các bakery rộng khắp trên toàn quốc là điều kiện cho ngành bánh kẹo Việt Nam nói chung và ngành bánh mì nói riêng phát triển mạnh trong những năm sắp tới.
Theo Công Ty Khảo Sát Thị Trường Quốc Tế ( BMI ), sản lượng bánh mì đóng gói có nhãn hiệu ở TP. HCM năm 2011 là 18.312 tấn đến năm 2012 đạt 18.947 tấn, năm 2013 là 19.648 tấn, năm 2014 là 20.415 tấn và năm 2015 sẽ là 21.252 tấn.
Bảng 2.7: Dự báo sản lượng bánh mì đóng gói có nhãn hiệu ở TP. HCM trong thời gian tới
ĐVT: Tấn
2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | |
Sản lượng | 18.312 | 18.947 | 19.648 | 20.415 | 21.252 |
(Nguồn: Công Ty Khảo Sát Thị Trường Quốc Tế )
Hình 2.7: Biểu đồ dự báo sản lượng bánh mì đóng gói có nhãn hiệu trong thời gian tới
21.252
20.415
19.648
18.947
18.312
Sản lượng
21.500
21.000
20.500
20.000
19.500
19.000
18.500
18.000
17.500
17.000
16.500
2011 2012 2013 2014 2015
Hiện nay, các doanh nghiệp đang tham gia sản xuất và kinh doanh bánh mì đóng gói có nhãn hiệu tại TP. HCM như sau:
Công Ty Cổ Phần Ki nh Đô
Tên tiếng việt: Công Ty Cổ Phần Kinh Đô
Vốn điều lệ: 1.012.765.880.000 VNĐ (Một ngàn mười hai tỷ bảy trăm sáu mươi lăm triệu tám trăm tám mươi ngàn đồng)
Trụ sở chính: 141 Nguyễn Du, Bến Thành, Quận 1, TP. HCM
Webside: www.kinhdo.vn
Email: info@kinhdo.vn
Giấy CNĐKKD: Số 0302705302 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí M inh cấp, đăng ký lần đầu ngày 06/09/2002, đăng ký
thay đổi lần thứ 12 ngày 06/ 04/2010. Vốn điều lệ tại thời điểm thành lập là 150.000.000.000 đồng.
Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Hữu Nghị
Trụ sở chính: 122 Định Công, Q. Hoàng Mai, Hà Nội
Website: www.huunghi.com.vn
Sở hữu t hương hiệu Hữu Nghị, một thương hiệu nổi tiếng được b iết đến từ những n ăm 50 của thế kỷ trước, Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị (HUUNGHIFOOD) hiện là một trong những công ty uy tín hàng đầu Việt Nam
chuyên về sản xuất, kinh doanh các loại bánh, mứt kẹo, nông sản thực phẩm. Không ngừng mở rộng sản xuất và phát triển một cách bền vững, Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị đã đạt được nhiều thành tích và danh hiệu uy tín t rong nước.
Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Phạm Nguyên
Trụ sở chính: 613 Trần Đại Nghĩa, Tân Tạo, Bình Tân, TP. HCM
Website: www.phamnguyenfood.com
Được thành lập từ năm 1990, Công ty chế biến thực phẩm và bánh kẹo Phạm Nguyên là một trong những công ty sản xuất bánh kẹo hàng đầu tại Việt Nam. Sản phẩm của công ty đã được người tiêu dùng bình chọn là “Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao” nhiều năm liền và có mặt hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, cũng như đã xuất khẩu sang nhiều nước trên thế Giới
Doanh Nghiệp Tư Nhân Bánh Kẹo Á Châu
Trụ sở chính: 545 Kinh Dương Vương, An Lạc, Bình Tân, TP. HCM
Website: www.abcbakery.com
Hiện nay Doanh nghiệp đã có 17 cửa hàng chính trong Tp HCM và các tỉnh . Và một cửa hàng tại Tp Phnom Penh – Campuchia khai t rương vào tháng 10 năm 2007.
Riêng các đại lý thì có mặt hầu hết ở các tỉnh thành miền Nam và trên 3.000 hệ thống phân phối bán lẻ.
Doanh nghiệp có một Xưởng sản xuất chính có diện tích trên 6.000m2 xây d ựng năm 2002 tại địa chỉ số 545 Kinh Dương Vương, quận Bình Tân, TP. H CM với trang thiết bị máy móc hiện đại. Nơi đây là trung tâm sản xuất các loại bánh đóng gói bao bìcho xuất khẩu và bánh bán thành phẩm cho các cửa hàng, đại lý.
Năm 2008, doanh nghiệp xây dựng thêm một nhà máy có diện tích 2.000m2 cũng ở quận Bình Tân để dành riêng cho hệ thống bánh xuất khẩu với quy mô t rang bị máy móc hiện đại hơn hẳn trước đây.
2.4 Những cơ hội và thách thức.
Bảng 2.8: Những cơ hội và thách thức đối với bánh mì đóng gói có nhãn hiệu
Cơhội
Người dân ngày càng đầu tư cho g iáodục
Nhà nước khuyến khích giáo dục phát
triển
Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tếcao và khá ổn định
Đời sống người dân được cải thiện, chi tiêu cho tiêu dùng tăng.
Tiềm năng thị trường bánh kẹo lớn.
Nhu cầu về thực phẩm ăn nhanh ngày càng tăng.
Dân số Việt Nam tiếp tục tăng, người trẻ chiếm tỷ lệ cao.
Thu nhập bình quân đầu ngườităng.
Công nghệ sản xuất chế biến ngày càng tiên tiến, hiện đại.
Việt Nam hội nhập, hợp tác quốc tế
được đẩy mạnh, nền kinh tế có độ mở cửa rất cao (thu hút nguồn đầu tư nước ngoài)
Tinh hình an ninh chính trị của Việt Nam ổn định.
Hệ thống kinh doanh siêu thị, Metrol
Thách thức
Việt nam gia nhập WTO nên môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt như đối thủ cạnh tranh mạnh, nhiều đối thủ tiềm ẩn mang tầm cỡ quốc tế.
Sản phẩmthay thế ngày càng tăng.
Người tiêu dùng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng cao.
Tỷ giá hối đoái thường xuyên thay đổi theo hướng bất lợi
Khả năng ép giá từ khách hàng và nhà cung cấp mạnh.
Sự thay đổi nhanh chóng về nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng.
Khả năng cạnh tranh về giá do giá nguyên vật liệu có xu hướng tăng
đang phát triển mạnh mẽ.
Người dân có xu hướng tiêu dùng sản phẩm trong nước.
Qua phân tích ở trên cho thấy, hiện nay trên thị trường có nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh bánh mì đóng gói có nhãn hiệu, bao gồm các doanh nghiệp lớn và nhỏ. Các doanh nghiệp này đang cạnh tranh gay gắt trên thị trường để giành thị phần.
Từ thực trạng này, luận văn đã thực hiện đánh giá vị thế cạnh tranh của một số công ty có quy mô lớn, đánh giá của khách hàng về sản phẩm bánh mì đóng gói có nhãn hiệu tại TP. H CM, xác định được vị thế cạnh tranh của từng công ty và đưa ra các chiến lược thực tiễn, các giải pháp và quy trình đánh giá được thực hiện ở chương 3.
CHƯƠN G 3: ĐIỀU TRA VỊ TH Ế CẠNH TRAN H SẢN PHẨM BÁNH MÌĐÓNG GÓI CÓ NHÃN HIỆU Q UA ĐÁN H GIÁ CỦA KH ÁC H HÀNG VÀ
ĐỀ XUẤT CÁC CH IẾN LƯỢ C PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜ NG
3.1 Phát tr iển thị trường thô ng qua các hoạt động và cá c quá trình tiếp thị bán hàng
3.1.1 Phạm vi đánh giá vị thế cạnh tranh của các sản phẩm bánh mì đóng gói có nhãn hiệu tại TP. HCM
Luận văn tập trung điều tra đánh giá vị thế cạnh tranh của bánh mì đóng gói
được sản xuất và phân phối từ các nhà sản xuất Việt Nam. Bảng 3.1 trình bày các loại sản phẩm của các công ty có mặt trên thị trường TP. HCM năm 2011.
B ảng 3.1: Các sản phẩm của các công ty có mặt trên thị trường TP. HCM năm 2010.
Tên sản phẩm | C ông ty sản xuất | Đơn giá (đồn g) | |
1 | Aloha | Công Ty Cổ Phần Kinh Đô | 6.000 |
2 | Scotti | Công Ty Cổ Phần Kinh Đô | 6.000 |
3 | Daisy | Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Hữu Nghị | 2.700 |
4 | Staff | Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Hữu Nghị | 4.000 |
5 6 | Lucky Paket | Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Hữu Nghị Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Hữu Nghị | 2.300 4.000 |
7 | Balls | Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Hữu Nghị | 6.000 |
8 | Safety | Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Hữu Nghị | 2.300 |
9 | Orange Rol | D oanh Nghiệp Tư Nhân Bánh Kẹo Á Châu | 2.000 |
10 | Otto | Công Ty Cổ Phần Bánh Kẹo Phạm Nguyên | 2.000 |
11 | Oba | Công Ty Cổ Phần Bánh Kẹo Phạm Nguyên | 2.500 |