Cơ Sở Thực Tiễn Về Phát Triển Sản Xuất Và Tiêu Thụ Nông Sản


quả. Nhiệt độ thấp và môi trường ẩm là điều kiện quan trọng cho thời kỳ quả mận phát triển. Thiếu nước vào tháng 3, 4 thì quả rụng nhiều, quả bị nứt, quả nhỏ và hương vị kém. Nếu mưa nhiều và ẩm độ không khí quá cao trong thời kỳ quả chín thì quả sẽ bị nứt do vậy phải đảm bảo nhu cầu về chế độ nước cho cây mận [15]. Theo giáo sư Vũ Công Hậu thì cây mận tương đối thích nghi với khí hậu ẩm, độ ẩm không khí cao [15]. Ở các vùng khô hạn lượng mưa dưới 300mm/năm nhưng có tưới vẫn đạt năng suất cao, chất lượng tốt. Tuy nhiên ở vùng núi cao hay có sương mù, độ ẩm cao lá mận hay bị bệnh nấm gây hại.

- Nhiệt độ : Cây mận có yêu cầu đặc biệt với nhiệt độ. Trong năm phải có một thời kỳ nhiệt độ hạ thấp để tạo điều kiện xúc tiến quá trình phân hoá mầm hoa. Theo các tác giả thì nhu cầu lạnh của mận là khoảng 700 1000 giờ ở nhiệt độ 22-24C. Nghĩa là khoảng 1- 1,5 tháng lạnh dưới 35C để thoát qua giai đoạn ngủ, giúp quá trình phân hoá hoa diễn ra hoàn toàn. Miền Bắc Việt Nam chỉ các vùng núi cao mới có thể trồng mận cho hoa quả bình thường. Mận có thể chịu lạnh ở 0C trong thời gian dài, khi nghỉ đông nhiệt độ dưới 0C không ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng ở giai đoạn sau. Khi mận ra hoa nếu nhiệt độ xuống đến 0 c hoặc có tuyết sẽ ảnh hưởng lớn, làm hoa rụng, lá non bị tổn thương nhiều. Mận chỉ có thể chịu được nóng trong thời gian ngắn (trừ một số giống mận chua), ở nhiệt độ 35C mận bắt đầu có biểu hiện bị hại, cây ngừng sinh trưởng. Đặc biệt khi nhiệt độ ấm lên, các loại sâu hại (bọ nẹt, rệp...) vi khuẩn, nấm (chảy gôm), rám lá phát triển mạnh [15]

- Độ ẩm: Độ ẩm đảm bảo từ 70 – 80 %.

- Ánh sáng: Ánh sáng lại có ảnh hưởng khá lớn đến khả năng đậu quả của mận. Nhiều kết quả nghiên cứu khẳng định, ánh sáng ảnh hưởng đến sự điều chỉnh C/N của cây. Nơi quang đãng nhiều ánh sáng hoặc bị che cớm ở mức độ vừa phải, tỷ lệ C/N cao giúp hoa to, tỷ lệ đậu quả cao. Nơi thiếu ánh sáng hoặc bị che râm quá nhiều làm tỷ lệ C/N giảm gây mất cân đối trong sinh


trưởng cây làm hoa rụng nhiều. Nhìn chung ở các vùng trồng mận nhu cầu về ánh sáng của mận được đánh giá là thoả mãn [16]

- Dinh dưỡng: Hàng năm nên bón bổ sung thêm phân hữu cơ 2 lần/ năm vào đầu mùa và cuối mùa.

2.1.5.2 Điều kiện kinh tế xã hội

• Lao động: Lao động là yếu tố đầu vào không thể thiếu được của quá trình sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất cây ăn quả nói riêng, không có lao động thì không có quá trình sản xuất diễn ra. Mặt khác, lao động là một bộ phận của dân số, cũng là những người được hưởng lợi ích từ kết quả của quá trình sản xuất cây ăn quả. Suy cho cùng sản xuất để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho con người. Nói đến nhân tố lao động thì phải quan tâm đến cả hai mặt số lượng và chất lượng của nguồn nhân lực. Trước đây khi khoa học kỹ thuật chưa phát triển thì sản xuất cây ăn quả chủ yếu sử dụng nhiều lao động nhưng chất lượng của lao động không cao. Khoa học ngày một phát triển, nhiều máy móc thiết bị, kỹ thuật tiên tiến đã được áp dụng vào sản xuất làm giảm nhu cầu về lao động nhưng nó lại đòi hỏi người lao động phải có trình độ chuyên môn, tay nghề cao.

• Vốn đầu tư: Vốn đầu tư là một trong những yếu tố cơ bản, quan trọng đối với sản xuất cây ăn quả. Vốn được coi là chìa khoá bởi lẽ muốn tiến hành một hoạt động sản xuất thì yếu tố đầu tiên cần thiết đó là vốn đầu tư. Thiếu vốn, sử dụng vốn kém hiệu quả được đánh giá là một cản trở quan trọng nhất đối với việc bố trí kế hoạch và đẩy nhanh quá trình sản xuất. Tích luỹ vốn là điều mấu chốt của sản xuất song tỷ lệ tích luỹ cao có thể không có tác dụng lớn đối với sản xuất. Một cơ cấu sản xuất thiếu vốn sẽ không có điều kiện để phát triển.

• Kinh nghiệm của người nông dân: Sản xuất cây ăn quả cũng giống như các loại hình sản xuất khác, chất lượng sản phẩm tạo ra phụ thuộc rất nhiều vào trình độ và kinh nghiệm của người sản xuất. Trong sản xuất cây ăn


quả dù cho các điều kiện khác thuận lợi nhưng người nông dân không có kinh nghiệm chăm sóc, không học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước thì năng suất, chất lượng sản phẩm tạo ra sẽ không cao so với khả năng có thể.

• Chính sách của nhà nước: Ở mỗi thời kỳ, nền kinh tế của mỗi nước đều vận hành theo một cơ chế nhất định để phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước. Chính sách pháp luật của Nhà nước có một vai trò đặc biệt quan trọng với sự phát triển của mọi ngành trong nền kinh tế trong đó có lĩnh vực sản xuất cây ăn quả, sự đặc biệt đó thể hiện bằng các chính sách vĩ mô, tạo hành lang pháp lý cho các thành phần kinh tế hiệu chỉnh khối lượng, phương hướng sản xuất một cách phù hợp với sức cạnh tranh của sản phẩm và mức cung, cầu của thị trường. Hoặc các chính sách vi mô điều tiết, hỗ trợ của chính phủ nhằm tạo cơ hội và điều kiện phát triển một cách cân đối giữa các vùng miền, các ngành thiết yếu [

2.1.5.3 Khoa học – công nghệ

• Giống: Giống có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất, quyết định tới năng suất, chất lượng sản phẩm, thời gian sản xuất kinh doanh của cây trồng.

• Kỹ thuật chăm sóc: Để cây sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh cho sản phẩm có năng suất cao, chất lượng tốt thì không những cần giống tốt mà còn đòi hỏi người sản xuất phải trình độ, kinh nghiệm về kỹ thuật chăm sóc cây trồng sao cho đúng cách, tiết kiệm được tối đa chi phí sản xuất mà đặc biệt là chi phí về thuốc bảo vệ thực vật để năng suất chất lượng sản phẩm không bị giảm sút và môi trường không bị ô nhiễm.

• Kỹ thuật thu hoạch: Chất lượng của hoa quả sau thu hoạch luôn được người tiêu dùng quan tâm và lựa chọn. Để sản phẩm tươi, ngon trong thời gian dài sau thu hoạch thì không nhưng công tác bảo quản mà cả kỹ thuật thu hoạch cũng cần được chú trọng. Đa số các sản phẩm cây ăn quả đều rất dễ bị hư hỏng do tác động của vi sinh vật hay thời tiết như nắng, mưa, gió…do vậy trước khi sản phẩm thu hoạch được thì người sản xuất nên có các kế hoạch thu hái.


2.1.5.4 Thị trường tiêu thụ

Giá bán, chất lượng, sự cạnh tranh, kênh phân phối, chính sách của Nhà nước, công nghệ chế biến bảo quản,…. tất cả đều có vai trò quan trọng trong quá trình phân phối chỉ cần một trong các yếu tố trên không tốt thì cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ của sản phẩm. [45-46]

2.1.5.5 Nhóm yếu tố về chính sách xã hội

Trong những năm qua thành nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng, nền kinh tế thị trường và những chính sách vĩ mô của nhà nước đã ảnh hưởng trực tiếp đến ngành sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất mận nói riêng. Chính sách thúc đẩy sự phát triển của các yếu tố trên, điều hòa các mối quan hệ giữa chúng với nhau tạo nên hệ thống tổng hợp đồng bộ. Hệ thống chính sách cần mềm dẻo, uyển chuyển để không những tạo cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của nông nghiệp, mà còn thúc đẩy nông nghiệp tiến lên theo những định hướng đã lựa chọn. Nông nghiệp và nông thôn không thể tách rời nhau, vì vậy phát triển nông nghiệp luôn gắn với xây dựng nông thôn. Theo Nguyễn Văn Song (2005), hệ thống chính sách gồm những chính sách sau:

- Chính sách ruộng đất: cần khẳng định quyền sở hữu đất đai thuộc về nhà nước, nhưng quyền sử dụng đất lâu dài được trao cho người dân.

- Chính sách thuế sử dụng ruộng đất: chính sách này còn thể hiện chủ trương khuyến khích hoặc hạn chế đối với sản xuất một loại nông sản nào đó, hoặc khai thác sử dụng một loại đất.

- Chính sách đầu tư tín dụng: trong nông nghiệp nông thôn nhằm đẩy mạnh sản xuất, đầu tư, thâm canh và đa dạng hóa sản xuất. Góp phần ổn định đời sống, tăng cường đoàn kết và điều tiết trong việc thực hiện các định hướng phát triển của nhà nước đối với các loại sản phẩm cũng như vùng cần khuyến khích phát triển.

- Chính sách khuyến nông: nhằm thúc đẩy đưa nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất, đổi trang thiết bị trong nông hộ.


- Chính sách trong bảo hiểm nông nghiệp: tạo nên trạng thái ổn định, tâm lý tin tưởng, yên tâm đầu tư sản xuất, phát triển nông nghiệp.

- Chính sách xã hội trong nông thôn: nhằm duy trì và ổn định lực lượng sản xuất góp phần xây dựng đoàn kết và động viên mọi người tham gia làm tròn nghĩa vụ với đất nước trên phương diện kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng. Xuất từ quan điểm của đảng và chính phủ trong việc xác định rõ vai trò của nông nghiệp, nông thôn, nông dân đối với tăng trưởng và phát triển bền vững kinh tế xã hội của đất nước trong giai đoạn mới. Những năm qua các chủ trương, chính sách của đảng và chính phủ ngày một hoàn thiện làm thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nông nghiệp, nông thôn, làm an lòng dân trong xây dựng nông thôn mới.

Ngoài ra còn một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến phát triển sản xuất mận như: quy mô sản xuất, các hình thức tổ chức sản xuất, mối tác động qua lại lẫn nhau giữa các ngành,…

2.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển sản xuất và tiêu thụ nông sản

2.2.1 Phát triển sản xuất và tiêu thụ mận trên thế giới

Mận được xếp vào danh sách cây trái có sản lượng lớn trên thế giới, cây mận được xếp sau cây dứa <Đào < Lê < Xoài < Chuối bột < Hồng < Táo tây < Nho < chuối < Quả có múi.

Hiện nay mận được trồng ở nhiều nước trên thế giới như châu Phi, Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á. Diện tích mận những năm gần đây liên tục tăng, năm 2007 là 2.414.355 ha với sản lượng 9.616.771 tạ, năm 2008 là 2.500.364 ha với sản lượng 10.217.435 tạ, đến năm 2009 là 2.525.048 ha với sản lượng

10.679.206 tạ.

Mỹ: là nước có diện tích trồng mận lớn nhất với 37.955 ha, sản lượng đạt 561.366 tạ/năm

Pháp : có 18.000 ha với sản lượng 150.000 tạ/năm. Ở khu vực châu Á, Trung Quốc có diện tích trồng mận chiếm 92,88 % diện tích toàn châu với1.663.115 ha, sản lượng là 5.373.001 tạ/năm chiếm 82,91 % sản lượng


toàn châu Á

Theo nguồn FAO năm 2012, tổng diện tích trồng mận trên thế giới đến năm 2010 là 2.488.347 ha với sản lượng 10.998.227 tạ [35]. Trong đó, Châu Á chiếm diện tích, sản lượng cao nhất (diện tích là 1.831.946 ha chiếm 73% tổng diện tích mận thế giới, với sản lượng 6.859.259 tạ chiếm 62% tổng sản lượng của thế giới);

Châu Đại Dương có diện tích trồng mận ít nhất với 3.430 ha chiếm 0,14% tổng diện tích mận của thế giới và sản lượng là 17.500 tạ chiếm khoảng 0,16% tổng sản lượng mận thế giới

Bảng 2.1: Tình hình sản xuất mận ở các vùng trên thế giới qua các năm



(Nguồn: FAOSTAT, 2012)

Bảng 2.1 cho thấy những năm gần đây, năng suất mận trên thế giới liên tục tăng: Năm 2008 là 41.672 tạ/ha đến năm 2010 đạt 44.198 tạ/ha. Trong đó, châu Mỹ là khu vực có năng suất mận cao nhất, năm 2010 năng suất mận đạt 108.797 tạ/ha. Thấp nhất là Châu Á, năm 2010, năng suất của châu lục này chỉ


đạt 37.442 tạ/ha. Diện tích, năng suất, sản lượng của một số nước trên thế giới năm 2010 được thể hiện ở bảng 2.1

Ở Châu Á, Trung Quốc là nước đứng đầu thế giới về diện tích, sản lượng, chiếm 67,63% diện tích trồng mận và 51,51% sản lượng mận của toàn thế giới. Châu Âu cũng có nhiều nước trồng mận với diện tích lớn, đồng thời năng suất khá cao như:

+ Serbia đứng thứ hai về diện tích, đứng thứ tư về sản lượng,

+ Ru-mani đứng thứ ba về diện tích, đứng thứ hai về sản lượng.

Ở châu Mỹ, Mỹ là nước nổi bật có sản lượng mận đứng thứ ba trên thế giới và đạt năng suất khá, khoảng 127.953 tạ/ha.

Bảng 2.2: Tình hình sản xuất mận ở một số nước trên thế giới năm 2010



STT


Tên quốc gia


Diện tích(ha)

Năng suất(tạ/ha)


Sản lượng(tạ)

1

Trung Quốc

1.682.910

33.661

5.664.826

2

Serbia

130.000

32.834

426.864

3

Mỹ

37.336

127.953

477.729

4

Ru-ma-ni

69.288

90.186

624.884

5

Ấn Độ

25.000

80.000

200.000

6

Argentina

18.000

83.333

150.000

7

Tây Ban Nha

16.700

114.970

192.000

8

Thổ Nhĩ Kì

16.624

144.854

240.806

9

An-giê-ri

15.900

55.283

87.900

10

Mexico

14.940

46.989

70.202

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 53 trang tài liệu này.

(Nguồn: FAOSTAT, 2012)


2.2.2 Phát triển sản xuất và tiêu thụ mận ở một số địa phương trong nước

Mận là một trong những loại cây được ưa chuộng rộng rãi, có giá trị kinh tế khá. Ở Việt Nam, mận được phân bố chủ yếu trên vùng núi cao, đặc biệt là vùng núi phía Bắc. Vùng núi phía Bắc khu 4 cũ cũng trồng được mận song chỉ là các giống mận chua. Ở miền Nam, Đà Lạt cũng trồng được mận nhưng năng suất, chất lượng không tốt. Có nhiều giống mận được trồng ở Việt Nam nhưng nhiều nhất là giống mận Tam hoa. Tình hình sản xuất mận ở một số tỉnh trong nước được thể hiện ở bảng 1.3. Các địa phương đã phát triển thành vùng mận chuyên canh như Sơn La (2.604ha), Lạng Sơn (1.435,5ha), Lào Cai (733ha), Cao Bằng (319,4 ha), Bắc Kạn (163ha). Năm 2011, nước ta có khoảng 5 – 6 ngàn ha mận, sản lượng ước tính trên 15 ngàn tạ quả tươi.

Bảng 2.3: Tình hình sản xuất mận ở một số tỉnh trong nước năm 2011



Tên tinh

Diện tích trồng mận (ha)

Năng suất , sản lượng

Diện tích

trồng

Diện tích cho

sản phẩm

Năng suất

(tạ/ha)

Sản lượng

(tạ)

Bắc Kạn

163

147

43.5

640

Cao Bằng

319.4

270.5

33.8

913.7

Lào Cai

733

661

42.1

2.785

Lạng Sơn

1.435.5

1.069.5

39.1

4.186.7

Sơn la

2.604

2.504

85.5

21.323

Quảng Ninh

58

58

34.3

199.1

(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2015)

*Một số giống Mận được trồng ở Việt Nam Mận hậu:

Quả to, màu xanh, thịt dày, hạt nhỏ và dóc hạt, vị ngọt ăn giòn, không đắng và có thể sử dụng khi còn xanh già. Khi chín vỏ quả không chuyển vàng


hoặc đỏ. Tuy nhiên, nhược điểm của mận Hậu là khó vận chuyển và bảo quản. Cây mận hậu thuộc loại sai quả, phân cành thấp, tán xoè rộng, cành mảnh mai, khi quả lớn thì cành trĩu xuống, cần có giá đỡ mới khỏi gãy. Mận hậu được coi là có nguồn gốc ở Lào Cai và hiện nay đã được phổ biến ở nhiềunơi khác như Mộc Châu (tỉnh Sơn La)…

Mận tam hoa :

Quả to, cứ 100 quả bình quân nặng 2,5, — 2,6kg, hạt nhỏ, thịt dày. Khi quả chín thì quả chuyển màu tím xanh nhạt, ăn giòn, mùi thơm, vị ngọt, giống vị đào chín. Mận tam hoa được người tiêu dùng rất ưa chuộng, giống này có nguồn gốc ở Trung Quốc, đã du nhập vào nước ta từ lâu và thích nghi với nhiều vùng núi cao ở miền Bắc.

Mận tím Tả van :

Vỏ quả màu tím ruột vàng, còn gọi là mận đường, cũng có loại vỏ tím, ruột tím mà có nơi gọi là mận đỏ. Loại ruột vàng, lá xanh đậm, quả to, vị ngọt (khi chín). Loại ruột tím quả to hơn và nhiều nước; khi chín có vị chua vừa, giòn, thơm, cây to, khoẻ, phân cành thẳng, sai quả.

Mận đắng:

Quả nhỏ, hạt to vừa, khi chín vỏ quả màu tím vàng, vị chua đắng, chất lượng kém. Cây mọc khoẻ và có thể trồng ở miền xuôi, song ít được ưa thích. Dùng làm cây gốc ghép. Tóm lại, các giống mận ở ta tương đối nhiều, nhưng chỉ có mận Tam hoa, mận Hậu là có chất lượng cao, nổi tiếng. Tiếp theo là các giống Tráng li, Tả van có phẩm chất vừa. Những giống trên đây cần khuyến cáo phát triển rộng rãi.

2.2.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho phát triển sản xuất và tiêu thụ mận

Trên thế giới có rất nhiều quốc gia sản xuất Mận với sản lượng lớn như Mỹ , Ấn độ , Trung Quốc ... Đều là những quốc gia có nền kinh tế phát triển, đầu tư lớn sản xuất cho Mận.Mận Việt Nam muốn hướng tới các thị trường


lớn,xuất khẩu thì cần có những chính sách,sản xuất theo dây chuyền,quy mô,đảm bảo chất lượng để cạnh tranh với các quốc gia khác.

Ở Việt Nam,có rất nhiều loại Mận đặc sản đã được người tiêu dùng biết đến và yêu thích.Mỗi loại mận có những đặc trưng,ưu điểm, tính chất, ở các vùng khác nhau.So với những loại Mận đặc sản đó, Mận Tam hoa Bắc hà Lào Cai là loại mận ít còn được biết đến.

Thứ nhất: Việc lựa chọn giống cây trồng trong sản xuất phải căn cứ vào điều kiện đất đai, trình độ thâm canh đặc biệt là chính quyền địa phương cần làm tốt công tác quy hoạch vùng sản xuất. Huyện nên lập kế hoạch sản xuất ngay đầu vụ mùa để bố trí cơ cấu giống mận phù hợp với những chân đất được quy hoạch và phù hợp với từng mùa vụ để có sản lượng mận cao hơn.

Thứ hai: Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp của địa phương cần được đầu tư phát triển. Củng cố công tác thủy lợi , chủ động dự báo, xử lý kịp thời những biến động bất thường của thời tiết. Địa phương cần đầu tư xây dựng thêm kho bảo quản đáp ứng nhu cầu bảo quản giống của các địa phương và tỉnh khác gửi.

Thứ ba: Chính quyền thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao KH - KT cho nông dân trước khi bước vào thời kỳ sản xuất; làm tốt khâu cung ứng giống, vật tư, phân bón đảm bảo chất lượng, các kỹ thuật canh tác tiên tiến, lựa chọn vùng sản xuất, chú trọng công tác thủy lợi cho cây trồng theo từng giai đoạn nhất định.

Thứ tư: Địa phương cần có những chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất cây. Để các hộ sớm nắm bắt và làm chủ được vốn sản xuất cần có sự phối hợp chặt chẽ của cơ quan, ban ngành và công tác tập huấn, phổ biến phù hợp cho người dân. Thường xuyên mở các lớp tập huấn chuyển giao

KH – KT cho nông dân trước khi bước vào vụ sản xuất, giúp nông dân có những nhận thức đầy đủ về sản xuất hàng hóa, sử dụng giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và các kỹ thuật canh tác…


PHẦN III

ĐỊA BÀN, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất và tiêu thụ nông sản nói chung và mận nói riêng.

- Đối tượng khảo sát là các hộ nông dân trồng mận, các tác nhân tham gia tiêu thụ mận tại xã Thào Chư Phìn, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai

3.1.2. Giới hạn về nội dung, thời gian, không gian

- Phạm vi nội dung nghiên cứu: Phạm vi nội dung đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển sản xuất và tiêu thụ mận Tả Van giống mận được trồng phổ biến tại địa phương.

- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn xã Thào Chư Phìn, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai.

- Phạm vi thời gian:

Số liệu thứ cấp được thu thập qua 3 năm (2016-2018). Số liệu sơ cấp được thu thập từ đầu năm 2019 đến tháng 5 năm 2019. Thời gian tiến hành nghiên cứu từ tháng 1 năm 2019 đến tháng 5 năm 2019.

3.2. Nội dung nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu 4 nội dung chúnh sau đây:

- Thực trạng sản xuất mận Tả Van tại xã Thào Chư Phìn

- Thực trạng thị trường tiêu thụ mận Tả Van ở xã Thào Chư Phìn

- Kết quả sản xuất và hiệu quả kinh tế sản xuất mận Tả Van ở xã Thào Chư Phìn

- Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy sản xuất và thị trường tiêu thụ mận ở xã Thào Chư Phìn, huyện Xi Ma Cai, tỉnh Lào Cai.


3.3. Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Chọn điểm nghiên cứu

Xã Thào Chư Phìn, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai có diện tích chủ yếu là đồi núi, diện tích đất trống rộng, khí hậu phù hợp thích hợp với việc trồng mận Tả Van. Vài năm trở lại đây, các hộ nông dân bắt đầu sản xuất và tiêu thụ mận Tả Van đã có bước tiến mới: lượng mận Tả Van sản xuất ra đã đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong xã mà còn tiêu thụ rộng ra thành phố. Tuy nhiên, hộ nông dân tại xã chưa có biện pháp sản xuất và tiêu thụ hiệu quả.

Cùng với đó đề tài chọn 2 thôn của xã đó là : thôn Thào Chư Phìn và thôn Sán Chá. Đây là hai thôn có diện tích canh tác mận lớn nhất của toàn xã. Nên trong khuôn khổ đề tài, chọn nghiên cứu điểm 2 thôn để thấy được tình hình sản xuất và tiêu thụ mận Tả Van của toàn xã và có giải pháp phù hợp.

3.3.2. Thu thập số liệu

3.3.2.1 Thông tin thứ cấp

Thu thập số liệu thứ cấp:

Thu thập và số liệu thứ cấp thông qua các báo cáo thực hiện nhiệm vụ KT - XH các năm 2016 đến 2018 và các tài liệu liên quan khác.

Các báo cáo KT-XH của UBND xã Quan Thần Sán, báo cáo tình hình phát triển mận của xã nghiên cứu.

Các báo cáo và nghiên cứu, bài viết có liên quan đến những rủi ro sản xuất nông nghiệp

3.3.2.2 Thông tin sơ cấp

- Phỏng vấn hộ: phỏng vấn 60 hộ theo bảng hỏi phỏng vấn bán cấu trúc. Nội dung phỏng vấn: tập trung vào tình hình sản xuất mận và những rủi ro trong sản xuất mận mà hộ gặp phải và giải pháp ứng phó.

- Phỏng vấn sâu: Nội dung phỏng vấn tập trung vào một số rủi ro trong sản xuất mận và quản lý hoạt động sản xuất mận tại địa phương.

- Phỏng vấn trực tiếp: linh hoạt với hộ nông dân, nói chuyện tiếp cận một cách nhanh nhẹn, linh hoạt thông qua các câu hỏi mở và phù hợp với tình

Xem tất cả 53 trang.

Ngày đăng: 23/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí