Liên kết sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang - 3


THESIS ABSTRACT


PhD candidate: Do Hai Yen

Thesis title: Linkage in Timber Production and Marketing in Tuyen Quang province Major: Development Economics Code: 9 31 01 05 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) Research Objectives

The research aims to: (i) Interpret the theoretical and practical basis on linkage in timber production and marketing; (ii) Analyze the current situation of linkage in timber production and marketing in Tuyen Quang province in recent years; (iii) Analyze factors affecting linkage in timber production and marketing in Tuyen Quang province in recent years; (iv) Propose solutions in order to enhance linkage between farm-households and company in timber production and marketing in Tuyen Quang province in the coming time. Materials and Methods

The data was collected in three local districts in Tuyen Quang province including Yen Son, Son Duong and Ham Yen. Surveys were conducted with 390 plantation households including those who participated in the linkage and non-participating households. The study used group discussion methods; consultation with forestry companies, wood processing enterprises that have linkage with households, local officials. The study combined different analytical methods comprising descriptive statistics, comparative statistics, production efficiency analysis, financial analysis, logit model to analyze the current situation of linkage models and propose solutions to enhance linkage in timber production and marketing in Tuyen Quang province.

Main findings and conclusions

Linkage in timber production and marketing is a cooperation agreement between forest growers and wood processing enterprises in order to build up raw material areas and stable supply of timber for the need of production and processing of enterprises. The relationship between company and farmers in the link is asymmetrical. The link has the nature of profound social character. Linkage in timber production and marketing is manifested in three main forms: centralized model, intermediary model and nucleus estate model. Choose the right linkage model to appy for the relationship between company and growers bases on the real condition in each area and the characteristics of each party.

Three typical linkage models in timber production and marketing have been applied in Tuyen Quang included: The link between An Hoa Paper Joint Stock Company and growers in the area following centralized model, the link between Woodsland Joint Stock Company and FSC-certified forest growers following intermediary model and link between Ham Yen forestry company and local people following nucleus estate model. The linkage’s activities comprise: timber consumption after harvest; technical support for planting, tending and protection of forests; providing input materials; and sharing trade information. The link between Tuyen Quang Woodsland Joint Stock Company and afforestation households to create FSC-certified forest area has met the requirements of sustainable forest management. Nucleus estate model is unable to replicate due to forest land limitation. The sustainability development of centralized model is not high due to the loose linkage mechanism. Most of the households participated in the linkages have had higher forestry income than non-participated ones. The benefits of the linkages to the households are improving knowledge of afforestation, changing mode of growing forest, stable timber consumption and minimizing production risks.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Factors affecting the development of linkage in timber production and marketing in Tuyen Quang include: 1) Factors proceeded from households such as: planted forest area, participating in social organizations, revenue from the forest, awareness of the link, technical guidance from the company, linkage information, supporting policies that households have access to are factors affecting the ability of households to participate in linkages; 2) Factors from the company’s side such as: production scale; human resources, financial potential, research and market development capacity; 3) the policy elements including: policies on land, policies on support and development of afforestation, and policies on encouraging and supporting linkage development.

In order to enhance linkage in timber production and marketing in Tuyen Quang province, the following group of solutions need to be carried out simultaneously: i) Propaganda and education to raise awareness of households about linkage and development of planted forests; ii) Improve the market research and development capacity of enterprises;

Liên kết sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang - 3

iii) Strengthening policies to support the development of linkages between production and consumption of raw wood; iv) Perfecting forms of linkage between timber production and marketing.


PHẦN 1. MỞ ĐẦU


1.1. TÍNH CẤP THIẾT

Ngành chế biến gỗ và thương mại lâm sản được kỳ vọng là ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam đồng thời tạo ra việc làm cho khoảng 2 triệu người dân. Sản phẩm gỗ của Việt Nam đã có mặt tại 140 quốc gia và vùng lãnh thổ, tập trung tại 5 thị trường chính: Hoa Kỳ (43%), Trung Quốc (14,6%), Nhật Bản (14,1%), các nước Châu Âu (EU) gần 10%, Hàn Quốc (8,2%). Đây là những thị trường có hệ thống chính sách và những quy định phức tạp, những yêu cầu khắt khe cho các hàng hóa gỗ và sản phẩm gỗ nhập khẩu (Triệu Văn Hùng & cs., 2020).

Khi ngành chế biến gỗ ngày càng phát triển thì vấn đề nguyên liệu đầu vào càng trở nên bức thiết, bởi gỗ dùng để chế biến, sản xuất hàng xuất khẩu phải thỏa mãn các yêu cầu của thị trường hiện đại như: phải có chứng chỉ rừng, phài chứng minh được nguồn gốc gỗ. Hiện nguồn cung gỗ nguyên liệu cho nhu cầu chế biến của Việt Nam phụ thuộc vào hai nguồn chính: 70% từ gỗ rừng trồng trong nước và 30% từ nguồn gỗ nhập khẩu (Triệu Văn Hùng & cs., 2020). Trước các yêu cầu khắt khe về nguyên liệu đầu vào, doanh nghiệp lại bị giới hạn bởi nguồn lực đất đai và chi phí sản xuất, mặt khác doanh nghiệp không thể phụ thuộc quá nhiều vào nguồn GNL nhập khẩu thì việc liên kết với các vùng nguyên liệu tại địa phương mà cụ thể là liên kết với người dân trồng rừng được xem là một giải pháp hữu hiệu và thiết yếu (Hoàng Liên Sơn, 2017). Tuy nhiên, ngành chế biến gỗ hiện vẫn chưa hình thành được liên kết theo chuỗi giá trị hoàn chỉnh từ khâu trồng rừng, chế biến đến sản phẩm tiếp cận thị trường; liên kết giữa các doanh nghiệp và hộ trồng rừng còn lỏng lẻo và chủ yếu vẫn theo hướng tự phát; chưa chủ động được nguyên liệu gỗ lớn với chất lượng cao (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (PTNT), 2014).

Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía Bắc có điều kiện sinh thái rất thuận lợi cho phát triển kinh tế lâm nghiệp. Toàn tỉnh hiện có 448.589 ha đất lâm nghiệp, chiếm 76% tổng diện tích đất tự nhiên, mức độ che phủ rừng đạt 65%, khoảng 88% lực lượng lao động đang làm việc liên quan đến sản xuất lâm nghiệp (Cục Thống kê Tuyên Quang, 2018). Sản lượng khai thác gỗ bình quân trên toàn tỉnh luôn đạt khoảng 800.000 m3/ năm. Khối lượng gỗ nguyên liệu khai thác của

Tuyên Quang không những cung cấp cho thị trường tiêu thụ nội tỉnh, chiếm 87%, mà còn cung cấp cho các tỉnh lân cận, chiếm 13% (Sở Nông nghiệp & PTNT

Tuyên Quang, 2019). Liên kết kinh tế giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu theo đó cũng hình thành và phát triển từng bước. Toàn tỉnh Tuyên Quang hiện có 7 nhà máy chế biến gỗ lớn và hơn 382 doanh nghiệp kinh doanh chế biến gỗ nhỏ lẻ. Để đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, 03 hình thức liên kết rõ nét giữa công ty chế biến với các hộ trồng rừng đã được hình thành. Các liên kết này được cho là đem lại nhiều lợi ích về kinh tế cho người dân và thúc đẩy kinh tế lâm nghiệp tại Tuyên Quang phát triển (Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Tuyên Quang, 2021). Tuy nhiên, hiện số lượng hộ trồng rừng tham gia vào các mối liên kết này vẫn còn hạn chế. Thiếu sự gắn kết chặt chẽ với các công ty dẫn đến thu nhập của người trồng rừng còn thấp. Theo ước tính, mỗi ha rừng 1 năm chỉ cho doanh thu từ 5 - 6 triệu đồng, sau 7 năm chỉ đạt khoảng 40 triệu đồng; người dân chưa thực sự mặn mà với nghề rừng do vấn đề tiêu thụ gỗ chưa ổn định (Sở Nông nghiệp & PTNT Tuyên Quang, 2018). Thiếu liên kết còn dẫn đến tình trạng các công ty chế biến không ổn định nguyên liệu đầu vào để sản xuất. Qua khảo sát, khả năng đáp ứng nhu cầu gỗ nguyên liệu cho chế biến của các công ty có thời điểm đạt cao nhất mới chỉ đạt 95% (Sở Nông nghiệp & PTNT Tuyên Quang, 2018). Giai đoạn 2021-2030, trong mục tiêu phát triển kinh tế lâm nghiệp tỉnh Tuyên Quang, nội dung nâng cao đời sống của người trồng rừng được đưa lên hàng đầu, tỉnh phấn đấu trở thành địa phương điển hình về phát triển lâm nghiệp bền vững. Theo đó, tỉnh chủ trương đối với rừng sản xuất nguyên liệu chế biến gỗ cần phải được tổ chức liên kết theo chuỗi từ khâu trồng rừng đến chế biến và thương mại lâm sản (Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Tuyên Quang, 2021). Do vậy, việc tăng cường và thúc đẩy mối liên kết giữa doanh nghiệp chế biến với các hộ trồng rừng để phát triển kinh tế lâm nghiệp tỉnh Tuyên Quang là vấn đề rất quan trọng và cấp bách trong bối cảnh hiện nay.

Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về mối quan hệ liên kết giữa doanh nghiệp với hộ dân trong sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu. Trên thế giới Curtis & Race (1998) đã khái quát các hình thức liên kết điển hình giữa công ty chế biến gỗ với cộng đồng trồng rừng tại miền Tây Australia. Tác giả Mayers (2002) thông qua nghiên cứu trường hợp tại 23 quốc gia bao gồm các nước khu vực Châu Á, Canada và Nam Phi đã chỉ ra vai trò và sự cần thiết của việc liên kết giữa doanh nghiệp với hộ trồng rừng trong ngành công nghiệp chế biến gỗ. Tại Việt Nam, tác giả Nguyễn Tôn Quyền & cs. (2017) đã đi sâu nghiên cứu về hiệu quả mô hình liên kết phát triển rừng trồng đạt chứng chỉ quản lý rừng bền vững

FSC. Đây là hình thức liên kết khép kín từ khâu trồng rừng đến khâu tiêu thụ, chế biến. Tác giả Hoàng Liên Sơn (2017) cũng hệ thống các hình thức liên kết trong chuỗi giá trị rừng trồng phổ biến tại Việt Nam đồng thời đánh giá được hiệu quả kinh tế của các hình thức đó. Như vậy, liên kết trong sản xuất lâm nghiệp là điều cần thiết và là xu thế tất yếu xong làm thế nào để tăng cường và phát triển mối quan hệ liên kết này dưới góc nhìn kinh tế - xã hội, các nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này còn rất mới và chưa đa dạng. Đặc biệt tại địa bàn tỉnh Tuyên Quang, một trong những tỉnh có tiềm năng và trữ lượng rừng lớn nhất cả nước khi mà cơ sở của việc hình thành các mối liên kết mới đang ở những bước đầu của sự phát triển, thì những nghiên cứu về mối liên kết giữa công ty chế biến gỗ và người dân trồng rừng ở địa phương hầu như là chưa có.

Vì vậy, nghiên cứu vấn đề: “Liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang” có ý nghĩa khoa học và thực tiễn trong bối cảnh đáp ứng yêu cầu phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ cả nước nói chung và đạt được mục tiêu phát triển kinh tế ngành lâm nghiệp tỉnh Tuyên Quang nói riêng.

Các câu hỏi được đặt ra trong nghiên cứu này là:

(i) Các hình thức liên kết nào giữa sản xuất và tiêu thụ GNL đang tồn tại trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang? Liên kết được thực hiện theo cơ chế nào?

(ii) Kết quả và hiệu quả kinh tế từ việc thực hiện các liên kết đó ra sao? Liên kết đã đem lại lợi ích gì cho các bên khi tham gia liên kết?

(iii) Yếu tố nào ảnh hưởng đến phát triển các liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ GNL tại Tuyên Quang?

(iv) Những giải pháp nào cần thực hiện để tăng cường liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ GNL tại Tuyên Quang trong thời gian tới?

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1. Mục tiêu chung

Đánh giá thực trạng liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, đề xuất các giải pháp để phát triển các liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu ở tỉnh trong thời gian tới.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu;

- Đánh giá thực trạng liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu tại Tuyên Quang trong thời gian qua;

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu tại Tuyên Quang trong thời gian qua;

- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu tại Tuyên Quang trong thời gian tới.

1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề về lý luận và thực tiễn về liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Các hình thức liên kết bao gồm: Liên kết trực tiếp, liên kết qua trung gian, liên kết hạt nhân trung tâm.

Đối tượng khảo sát của đề tài bao gồm: (i) Hộ gia đình (HGĐ) trồng rừng tham gia liên kết và không liên kết; (ii) Doanh nghiệp kinh doanh và chế biến lâm sản tham gia liên kết; (iii) Cán bộ chính quyền địa phương.

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung:

Nghiên cứu tập trung đánh giá thực trạng 03 hình thức liên kết dọc điển hình giữa các công ty chế biến với các hộ dân trồng rừng trong sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu tại Tuyên Quang. Nội dung nghiên cứu tại mỗi hình thức liên kết bao gồm: cơ chế liên kết, kết quả và hiệu quả liên kết, lợi ích liên kết và tỉnh bền vững của liên kết. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng, từ đó đề xuất những giải pháp kinh tế xã hội nhằm tăng cường liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu tại địa phương.

Nghiên cứu tập trung vào đối tượng sản phẩm gỗ nguyên liệu là gỗ còn nguyên hình dạng hay còn gọi “gỗ tròn” sau khi khai thác được bán trực tiếp cho công ty hay các xưởng thu mua của công ty. Các sản phẩm gỗ nguyên liệu bán thành phẩm, đã qua sơ chế như: gỗ thanh, gỗ xẻ, gỗ ván ép, gỗ dăm…không thuộc phạm vi đối tượng nghiên cứu của đề tài.

- Về không gian:

Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn 3 huyện Yên Sơn, Sơn Dương, Hàm Yên của tỉnh Tuyên Quang, trong phạm vi loại hình rừng trồng sản xuất do Hộ gia đình và các Công ty Lâm nghiệp quản lý.

- Về thời gian:

Các dữ liệu thứ cấp phản ánh hiện trạng liên kết giữa sản xuất và tiêu thu gỗ nguyên liệu trên địa bàn tỉnh được thu thập trong giai đoạn 2014 - 2020;

Điều tra thu thập số liệu sơ cấp trong giai đoạn 2018-2019;

Các giải pháp tăng cường liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu tại địa phương đến năm 2035

1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Về lý luận, luận án đã hệ thống, làm rõ và phát triển thêm lý luận về liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gỗ nguyên liệu. Luận án đã xác định bản chất của liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gỗ nguyên liệu không khác nhiều so với các liên kết kinh tế khác trong nông nghiệp. Liên kết là cần thiết để ngành công nghiệp chế biến gỗ phát triển bền vững. Luận án đã chỉ ra liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu được biểu hiện dưới 3 hình thức chính thống: liên kết trực tiếp, liên kết qua trung gian và liên kết hạt nhân trung tâm.

Về thực tiễn, luận án đã đánh giá một cách toàn diện và chính xác hiện trạng về các hình thức liên kết sản xuất và tiêu thụ GNL trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trên 4 nội dung: nội dung và cơ chế liên kết, kết quả và hiệu quả của liên kết, lợi ích từ liên kết, tính bền vững và khả năng phát triển của liên kết; chỉ ra được những thành công và hạn chế của mỗi hình thức liên kết đang tồn tại ở địa phương, những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia vào liên kết của hộ từ đó làm cơ sở đề xuất những giải pháp cụ thể để tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ GNL trong tương lai; thông qua việc so sánh và chỉ rõ các chênh lệch về hiệu quả sản xuất trồng rừng, lợi ích giữa 2 nhóm hộ tham gia liên kết và không tham gia liên kết, nghiên cứu đã khẳng định liên kết là cần thiết để phát triển kinh tế lâm nghiệp Tuyên Quang theo hướng bền vững.

1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

1.5.1. Ý nghĩa khoa học

Từ khung lý thuyết chung về liên kết kinh tế sản xuất nông lâm nghiệp, nghiên cứu đã bổ sung, phát triển và cụ thể hóa khung lý thuyết, nội dung cho phân tích và đánh giá hoạt động liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm GNL, sản phẩm có tính đặc thù, có quy mô lớn ở Việt Nam nói chung và tỉnh Tuyên Quang nói riêng. Vận dụng phương pháp phân tích mô hình Binary Logit để xem xét các yếu tố ảnh hưởng tác động đến khả năng tham gia liên kết của các hộ dân

trồng rừng. Đây là nguồn tài liệu mang tính chất học thuật có giá trị, cung cấp những kiến thức, phương pháp luận có ý nghĩa khoa học trong giảng dạy, nghiên cứu và hoạch định chính sách.

1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn

Nghiên cứu cung cấp các tài liệu phục vụ chỉ đạo thực tiễn: khung lý thuyết và cơ sở dữ liệu làm căn cứ cho Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh và các huyện nắm được thực trạng phát triển các hình thức liên kết sản xuất và tiêu thụ GNL trên địa bàn, đồng thời cũng chỉ ra những yếu tố có ảnh hưởng đến khả năng tham gia vào liên kết của các hộ dân trồng rừng. Trên căn cứ khoa học này, UBND và các Sở, Ban, Ngành của tỉnh Tuyên Quang có thể hoạch định và ban hành các chính sách, giải pháp nhằm tăng cường liên kết để phát triển kinh tế lâm nghiệp theo hướng bền vững, từng bước đưa Tuyên Quang trở thành tỉnh đi đầu và là hình mẫu về phát triển kinh tế lâm nghiệp trong cả nước. Hướng nghiên cứu và kết quả nghiên cứu của đề tài còn là tài liệu bổ ích và có tính chất tham khảo cao cho công tác giảng dạy, nghiên cứu và học tập trong các kĩnh vực kinh tế nông, lâm nghiệp, kinh tế phát triển, sản xuất theo chuỗi. Các giải pháp mà luận án đề xuất cho tỉnh Tuyên Quang cũng có giá trị tham khảo cho nhiều địa phương khác trong phát triển kinh tế lâm nghiệp theo hướng bền vững.

Xem tất cả 200 trang.

Ngày đăng: 22/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí