hiệu quả cho các sản phẩm truyền thống và sản phẩm mới; nghiên cứu áp dụng các tiêu chuẩn, phương pháp bảo quản chế biến hàng nông sản theo quy định quốc tế và khu vực.
Để phát triển KHCN phục vụ phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ xây dựng và nhân rộng mô hình thử nghiệm, trình diễn; hỗ trợ xây
dựng trung tâm ứng dụng KHCN trong lĩnh vực nông nghiệp (Trung tâm
Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật nông nghiệp Lâm Đồng; Trung tâm Nghiên cứu chè và cây ăn quả Lâm Đồng), đồng thời thực hiện xã hội hóa hoạt động KH CN; có chính sách ưu đãi về đầu tư để đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất; đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho KHCN bằng con đường hợp tác liên doanh; dành 1,5 2,0% chi ngân sách hàng năm của địa phương để đầu tư cho hoạt động KHCN; thành lập quỹ phát triển KHCN tỉnh Lâm Đồng và giải thưởng sáng tạo KHCN trên cơ sở nguồn thu từ các dự án khoa học và các nguồn vận động khác nhằm hỗ trợ hoạt động sáng tạo khoa học; xây dựng cơ chế chính sách thu hút cán bộ và tăng cường công tác đào tạo đội ngũ cán bộ KHCN.
Nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực KHCN,
ngày 13/9/2007, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định số 32/2007/QĐUBND, Về quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ tỉnh Lâm Đồng, xác định những thủ tục, cơ chế chính sách, đối tượng, tiêu chí KHCN và nguồn kinh phí hoạt động trong lĩnh vực KHCN nói chung và KHCN phục vụ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nói riêng.
Thực hiện các nội dung chỉ đạo của Tỉnh ủy, trong những năm 2004
2010, công tác nghiên cứu, chuyển giao
KHKT theo hướng
Có thể bạn quan tâm!
- Đảng Bộ Tỉnh Lâm Đồng Chỉ Đạo Phát Triển Nông Nghiệp Ứng Dụng Công Nghệ Cao (2004 2010)
- Quy Hoạch Vùng Sản Xuất Nông Nghiệp Ứng Dụng Công Nghệ Cao Đối Với Các Đối Tượng Cây Trồng, Vật Nuôi Chủ Lực
- Chăn Nuôi Bò Sữa, Bò Thịt Ứng Dụng Công Nghệ Cao Và Nuôi Cá Nước Lạnh
- Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng Và Hỗ Trợ Đào Tào, Phát Triển Nguồn Nhân
- Yêu Cầu Mới Và Chủ Trương Của Đảng Bộ Tỉnh Lâm Đồng Về
- Yêu Cầu Từ Việc Đáp Ứng Nhu Cầu Của Thị Trường Trong Nước Và Thế Giới Trong Những Năm 2010 2015
Xem toàn bộ 223 trang tài liệu này.
ứng dụng công
nghệ cao trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã “đi vào chiều sâu, góp phần đẩy nhanh tiến trình CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn của địa phương” [122, tr.1]. Tuy
vậy, công tác nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao KHKT chưa theo kịp yêu
cầu sản xuất nông nghiệp
ứng dụng
công nghệ
cao của doanh nghiệp và
người dân. Tỷ lệ cơ giới hóa trong sản xuất còn hạn chế, trình độ công nghệ của ngành công nghiệp chế biến nông sản vẫn còn cũ kỹ, lạc hậu; chuyển giao tiến bộ KHKT vào sản xuất nông nghiệp ở các xã vùng sâu, vùng nghèo của Tỉnh vẫn còn chậm.
2.2.4.2. Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất và các mối liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Về phát triển các hình thức tổ chức sản xuất:
Nhằm phát triển nền nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, đẩy
nhanh quá trình CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, tại Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa
IX) Về đẩy nhanh CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 2010 (ngày 14/11/2005), Đảng bộ tỉnh đã nhấn mạnh nhiệm vụ, giải pháp về đổi mới quan hệ sản xuất và xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ có hiệu quả ở nông thôn theo hướng tiếp tục phát triển kinh tế hộ trong sản
xuất nông nghiệp hàng hóa, đổi mới kinh tế tập thể và khuyến khích các
doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp ứng
dụng công nghệ
cao. Trong Nghị
quyết số
46/2006/NQHĐND, ngày
07/7/2006, Về phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006 2010, Hội đồng nhân dân tỉnh tiếp tục xác định giải pháp: Đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, khuyến khích phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác, tạo môi trường thông thoáng để khuyến khích sự đầu tư của các thành
phần kinh tế. Đến năm 2008, trên cơ sở đánh giá thực trạng quan hệ sản
xuất nông nghiệp nói chung và nông nghiệp
ứng dụng công nghệ
cao nói
riêng, Báo cáo số 194/BCUBND, ngày 01/10/2008 của UBND tỉnh Lâm
Đồng về Đánh giá thực trạng nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong thời gian vừa qua và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân thời gian tới tiếp tục xác định các nội dung chỉ đạo, đề ra những giải pháp thực hiện nhằm phát huy vai trò của các thành phần kinh tế trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Trên cơ sở khẳng định tính tất yếu khách quan của thành phần kinh tế hộ trong sản xuất nông nghiệp, đánh giá vai trò của của kinh tế trang trại trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, thúc đẩy quá trình cơ giới hóa và ứng dụng các công nghệ cao vào sản xuất, Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo: Tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi để kinh tế hộ phát triển với trình độ ngày càng cao; khuyến khích các hộ có khả năng về vốn, lao động, kinh nghiệm tích tụ ruộng đất phát triển kinh tế trang trại; có chính sách hỗ trợ cho các hộ nghèo, hộ khó khăn phát triển sản xuất, xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu.
Thực hiện chủ trương “tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu
quả kinh tế tập thể” của Tỉnh ủy, Báo cáo số 52/BCUB, ngày 23/6/2005,
Báo cáo số 194/BCUBND, ngày 01/10/2008 của UBND tỉnh đã xác định các
nội dung, giải pháp chỉ
đạo nhằm xây dựng và phát triển kinh tế
tập thể
trong lĩnh vực nông nghiệp. Về tổ chức hoạt động của HTX, Đảng bộ tỉnh chỉ đạo phải tập trung củng cố, chấn chỉnh và đổi mới cả về tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung, phương thức hoạt động của từng HTX. Huy động mọi nguồn lực đầu tư hỗ trợ và tạo mọi điều kiện phát triển kinh tế hợp tác, đẩy mạnh các hình thức liên kết, hợp tác sản xuất kinh doanh với các HTX và các doanh nghiệp, liên kết hợp tác tự nguyện giữa các nông hộ và
các trang trại trong tổ chức sản xuất kinh doanh, dịch vụ nhằm nâng cao
hiệu quả kinh tế hộ và kinh tế trang trại ở nông thôn. Mặt khác, Đảng bộ
tỉnh chỉ đạo thực hiện hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ và nguồn nhân lực HTX, xem đây là giải pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lâu dài cho HTX, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Về cách thức tổ chức và quy mô hoạt động, Tỉnh thực hiện chính
sách hỗ
trợ, tạo điều kiện thuận lợi để mở
rộng quy mô, nâng cao
chất
lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh theo hướng liên kết sáp nhập thành HTX có quy mô lớn, mở rộng các dịch vụ phục vụ đa dạng các ngành, các lĩnh vực; tiếp tục ổn định và xây dựng mới các tổ hợp tác, HTX theo mô hình kinh doanh tổng hợp đa ngành. Để tăng cường nguồn vốn hoạt động cho các HTX, Tỉnh triển khai thành lập quỹ hỗ trợ phát triển HTX, hướng dẫn hỗ trợ về tổng kết mô hình và xây dựng mô hình HTX. Cùng với chính sách hỗ trợ phát triển, Đảng bộ tỉnh chỉ đạo tiến hành giải thể các HTX chưa chuyển đổi hoặc không có khả năng chuyển đổi, HTX kiểu cũ hoạt động hình thức mà không đem lại hiệu quả KTXH. Để các HTX hỗ trợ nhau trong phát triển sản xuất
kinh doanh, ngày 09/3/2009, Quỹ hỗ trợ phát triển HTX tỉnh Lâm Đồng đã
được thành lập theo Quyết định số 519/QĐUBND với nguồn vốn điều lệ 03 tỷ đồng.
Nhờ thế, đến năm 2010, toàn Tỉnh có 42 HTX và 01 liên HTX trong lĩnh
vực nông nghiệp, với tổng số xã viên 6.632 người và 5.825 hộ. Các HTX
đang chuyển từ hoạt động kinh doanh thuần túy sang đa ngành, đa nghề. Tuy nhiên, nhận thức một số cán bộ, xã viên còn hạn chế; hoạt động kinh doanh của một số HTX còn đơn điệu, chủ yếu là cung ứng vật tư nông nghiệp; một số địa phương còn quá ít HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp như các huyện Đam Rông, Đạ Tẻh, Đạ Huoai.
Thực hiện chủ trương khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn, trong những năm 2004 2010, Đảng bộ đã chỉ đạo tiếp tục
triển khai Kế hoạch số 3233/KHUB, Thực hiện Nghị quyết số 10NQ/TU
của Tỉnh ủy về chương trình thực hiện Nghị quyết số 14NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khóa IX) về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân (ngày 01/10/2002). Theo đó, Đảng bộ tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo cơ chế thông thoáng để đầu tư thành lập doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư vào
lĩnh vực sản xuất nông nghiệp; thực hiện các chính sách hỗ
trợ
về quy
hoạch đất đai tập trung, giải phóng mặt bằng, hỗ
trợ xây dựng cơ
sở hạ
tầng vào khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhằm thu hút đầu
tư của các doanh nghiệp; hỗ
trợ
các doanh nghiệp tiếp cận các nguồn tín
dụng, hỗ trợ vay vốn cho các doanh nghiệp như thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại Nghị định 90/2001/NĐ
CP của Chính phủ; thành lập quỹ
đầu tư
phát triển để
hỗ trợ
các doanh
nghiệp vay vốn sản xuất kinh doanh; hỗ trợ 1% lãi suất tiền vay cho các doanh nghiệp; hỗ trợ thông tin và xúc tiến thương mại cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, tỉnh Lâm Đồng còn thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo nguồn nhân lực (theo Quyết định số 87/2004/QĐUB, ngaỳ 18/5/2004). Nhằm công khai, minh bạch thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quy định về trình tự, thủ tục và cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (Quyết định số 09/2008/QĐUBND, ngày 20/3/2008), Quy định thủ tục hành chính thực hiện theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông (Quyết định số 1072/2008/QĐUBND, ngày 28/4/2008).
Để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nói chung và doanh
nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nói riêng, UBND tỉnh đã tổ chức định kỳ gặp
mặt hằng tháng với tổ
chức và doanh nghiệp để
tiếp nhận và giải quyết
kiến nghị của doanh nghiệp. Từ năm 2009, Tỉnh còn tổ chức giao ban, gặp mặt chuyên đề cụ thể theo từng ngành để đối thoại và giải quyết thấu đáo
liên quan vấn đề thủ tục hành chính cho doanh nghiệp. Đối với thủ tục đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Chi cục Thuế và Công an tỉnh đã xây dựng quy chế phối hợp trong công tác đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế cho các doanh nghiệp nhằm rút ngắn thời gian, chi phí cho doanh nghiệp.
Thực hiện đồng bộ các chính sách của Tỉnh về thu hút đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp nông nghiệp tăng nhanh cả về quy mô sản xuất và số lượng doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, nhất là trong lĩnh vực chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Đến năm 2010, toàn tỉnh có 2.977 doanh nghiệp đang hoạt
động với tổng số
vốn đăng ký khoảng 24.000 tỷ
đồng, trong đó doanh
nghiệp nông nghiệp chiếm trên 30% [69, tr.16].
Về liên kết sản xuất với tiêu thụ nông sản:
Thực hiện đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cho nông dân thông qua hợp
đồng theo Quyết định số 80/2002/QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh
ủy Lâm Đồng đã chỉ đạo thực hiện chính sách ưu đãi, khuyêń khích nhàđầu
tư liên doanh, liên kêt́ vơí nông dân theo hiǹ h thưć goṕ
vôń
đâù
tư băǹ g quyền
sử dụng đât́; khuyến khích, tạo cơ chế và điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện hợp tác, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân thông qua hợp đồng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, HTX đầu tư mở rộng và thực hiện các hình thức như bán trả góp vật tư, ký hợp đồng tạm ứng vốn cho nông dân sản
xuất và thu mua nguyên liệu để tổ chức sản xuất, chế biến. Tỉnh đã đẩy
mạnh thực hiện chính sách khuyến khích các doanh nghiệp ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với người sản xuất; khuyến khích các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp đầu tư ứng trước về vật tư, phân bón, giống cây trồng, vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, hướng dẫn nông dân thực hiện quy trình sản xuất nhằm đảm bảo chất lượng nông sản đạt tiêu chuẩn theo hợp đồng ký kết.
Trong những năm 2004 2010, trên địa bàn tỉnh đã có nhiều tổ chức, doanh nghiệp, HTX thực hiện ký hợp đồng cung ứng vật tư nông nghiêp, bao tiêu sản phẩm cho nông dân như Công ty chè HaiYih, Công ty nông sản thực phẩm tỉnh Lâm Đồng, Công ty cà phê Thái Hòa, HTX nông nghiệp An Phú,
Công ty chè Phương Nam, Công ty cổ phần sữa Đà Lạt, Công ty cổ phần
công nghệ sinh học Rừng hoa Đà Lạt. Ngoài việc cung ứng vật tư cho nông hộ theo hợp đồng thu mua sản phẩm, nhiều HTX, doanh nghiệp đã ký hợp đồng với nhà máy sản xuất phân bón, nhà máy chế biến thức ăn gia súc về bán lại cho nông dân theo giá mua từ nhà máy. Các cơ quan nghiên cứu và ứng dụng khoa học đã xây dựng nhiều mô hình sản xuất tiên tiến để nông dân tham quan học tập, chuyển giao hàng trăm giống có chất lượng cao với quy trình sản xuất tiên tiến cho doanh nghiệp và hộ nông dân. Ngành nông nghiệp đã “thường xuyên tổ chức tập huấn kỹ thuật, xây dựng mô hình và
tập huấn khuyến nông cho các hộ nông dân” [69, tr.1214]. Mặc dù vậy,
quan hệ giữa nông dân với các doanh nghiệp “chưa thực sự trở thành mối quan hệ chặt chẽ” [160, tr.12], khiến việc tiêu thụ nông sản gặp nhiều khó khăn; mối quan hệ trực tiếp giữa nhà khoa học với người nông dân còn hạn chế, các hợp đồng chuyển giao kỹ thuật chủ yếu được thực hiện giữa nhà khoa học với các doanh nghiệp và trang trại sản xuất lớn mà ít chuyển giao trực tiếp cho các hộ nông dân.
2.2.4.3. Ưu đãi đầu tư, xúc tiến thương mại Về ưu đãi đầu tư:
Nhằm tạo bước đột phá, tăng tốc phát triển KTXH nói chung, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nói riêng, Tỉnh ủy Lâm Đồng xác định chủ trương đổi mới môi trường đầu tư để thu hút đầu tư vào các lĩnh vực KTXH. Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết
định số 209/2005/QĐUB, ngày 11/11/2005, Quy đinh vềcơ chếchính sách thu
hut́ đâù
tư trên đia
baǹ
tin
h Lâm Đôǹ g. Theo đó, Tỉnh đã xác định các chính
sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn như: ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp với mức thuế suất 10 12% trong thời hạn 10 năm, miễn thuế cho các doanh nghiệp từ 02 04 năm đầu, giảm thuế 50% từ năm thứ 3 đến năm thứ 8; miễn giảm tiền thuê và sử dụng đất; ưu đãi thuế nhập máy móc thiết bị tạo thành tài sản cố định và hỗ trợ chi phí đào tạo nghề cho các doanh nghiệp đào tạo, sử dụng lao động địa phương. Cùng với chính sách ưu đãi đầu tư, nhằm tạo điều kiện cho nhà đầu tư nắm thông tin các dự án và
chính sách ưu đãi đầu tư, UBND tỉnh Lâm Đồng đã Ban hành Danh muc dự án
kêu goi
vôń
đâù
tư trên đia
baǹ
tin
h Lâm Đôǹ g giai đoan
2006 2010 (Quyết
định số 208/2005/QĐUBND, ngaỳ 10/11/2005), công khai chi tiết địa bàn, quy
mô, hình thức đầu tư và mục tiêu của từng dự án trên từng lĩnh vực. Đối với lĩnh vực nông lâm nghiệp, các dự án kêu gọi đầu tư tập trung vào các dự án phát triển chăn nuôi bò sữa, bò thịt chất lượng cao, vùng sản xuất rau, hoa, chè công nghệ cao và phát triển công nghiệp chế biến các nông sản chủ lực của địa phương. Thực hiện Nghị quyết số 07NQ/TU, ngày 03/10/2006 của Tỉnh
ủy, ngày 08/02/2007, UBND tỉnh
Lâm Đồng
đã ra Quyết định số
625/QĐ
UBND, về việc Ban hành Chương trình thực hiện Nghị quyết số 07 NQ/TU của Tỉnh ủy về đổi mới môi trường đầu tư để thu hút đầu tư giai đoạn 2006 2010 của tỉnh Lâm Đồng. Chương trình đã xác định rõ chức trách, nhiệm vụ của các cơ quan, ban ngành trong công tác xúc tiến đầu tư, trong đó Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm quản lý nhà nước các dự án đầu tư, có trách nhiệm thanh tra, giám sát các nhà đầu tư thực hiện dự án đúng tiến độ và nội dung đăng ký đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư. Mặt khác, để đẩy mạnh xúc tiến đầu tư nhằm huy động mọi nguồn lực đầu
tư phát triển
KTXH của địa phương, Đảng bộ
tỉnh còn chỉ
đạo tập trung