Đánh Giá Của Khách Du Lịch Nội Địa Về Các Dịch Vụ Trong Chương Trình Du Lịch Hà Nội - Luangprabang Từ Cao Đến Thấp (1-5)

đối tốt và là điểm phân phối khách đi các tỉnh.

Tổ chức ký kết chương trình hợp tác phát triển du lịch. Nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, tăng hiệu quả công tác liên kết, hợp tác phát triển du lịch giữa hai thành phố. Sở Du lịch thành phố Hà Nội - Sở du lịch thành phố Luangprabang đã ký chương trình hợp tác phát triển du lịch giai đoạn 2018 - 2023. Liên kết, hợp tác kết nối tour đón khách du lịch từ các tỉnh, thành phố trong hai nước Việt - Lào, thành phố các nước, các quốc gia, vùng lãnh thổ đến Hà Nội - Luangprabang và ngược lại. Với tinh thần” Hai thành phố, Một điểm đến”. Liên kết, hợp tác hai bên giữa nhà quản lý với các doanh nghiệp lữ hành, lưu trú, vận chuyển và các khu, điểm du lịch để tăng tính hấp dẫn, nâng cao chất lượng dịch vụ, thu hút, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách du lịch đến với hai thành phố.

Mặt khác, lãnh đạo hai thành phố luôn phối hợp hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động liên quan đến du lịch thực hiện các thủ tục hành chính; thủ tục cấp visa; liên kết, xây dựng các sản phẩm du lịch hoàn chỉnh, dịch vụ chuyên nghiệp. Thủ đô Hà Nội và thành phố Luangprabang có vai trò trung tâm kết nối các tour, tuyến du lịch quốc tế và cá tour, tuyến du lịch với các tỉnh, thành phố trong nước đảm bảo chất lượng cao, có sức cạnh tranh để phân phối nguồn khách du lịch đến với các tỉnh khác ở Việt Nam và Lào.

Đặc biệt, tăng cường sự liên kết, hợp tác kết nối tour đón khách du lịch từ các tỉnh, thành phố trong nước, thủ đô, thành phố các nước, các quốc gia, vùng lãnh thổ đến với Hà Nội và thành phố Luangprabang. Liên kết, hợp tác phải có trọng tâm, trọng điểm, kết nối hai bên giữa nhà quản lý với các doanh nghiệp lữ hành, lưu trú, vận chuyển bằng đường bộ, đường hàng không và các khu, điểm du lịch để tăng tính hấp dẫn, nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm thu hút và đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu của khách du lịch khi đến với hai địa phương.

Hàng năm, hai địa phương có kế hoạch tổ chức cho các nhà đầu tư, đặc biệt là các doanh nghiệp du lịch, các nhà đầu tư lớn tìm hiểu các cơ hội, thực hiện các dự án phát triển du lịch tại thành phố Hà Nội và thành phố Luangprabang, tập trung vào các dự án phát triển du lịch, khách sạn cao cấp, khu vui chơi giải trí.. Tổ chức, trao đổi các đoàn framtrip, presstrip khảo sát, học tập kinh nghiệm, tìm kiếm cơ hội

hợp tác đầu tư giữa hai địa phương; hợp tác xúc tiến trao đổi khách du lịch giữa thành phố Hà Nội và thành phố Luangprabang thông qua việc kết nối hoạt động của các doanh nghiệp du lịch.

Liên kết giữa các doang nghiệp

Tạo những điểm nhấn tại tour du lịch. Công Ty TNHH MTV Lữ Hành Vitours, Công ty Lữ hành Hanoi tourist và nhiều doanh nghiệp lữ hành Hà Nội, đã phối hợp với doanh nghiệp Luangprabang tổ chức du lịch tuyến du lịch về miền đất cố đô Luangprabang nơi có cung điện Hoàng gia của xứ Lạng Xạng, đây là địa điểm rất nổi tiếng của thành phố. Tiêu biểu như năm 2018, Thực hiện sự chỉ đạo của Hiệp hội Du lịch Việt Nam và hưởng ứng Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam (VITM) - Hà Nội 2018, Với vị thế là thương hiệu lữ hành hàng đầu Thủ đô Hà Nội và cả nước, với tình cảm và trách nhiệm của mình, nhằm thúc đẩy mạnh mẽ sự liên kết phát triển du lịch, tăng cường hiểu biết giữa nhân dân hai nước và đóng góp thiết thực cho sự hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Lào, Công ty Lữ hành Hà nội tourist hợp tác với Công ty Du lịch Xay Mung Khun (Lào) tại thành phố Luangprabang xây dựng và thực hiện chương trình du lịch HC aravan với chủ đề “Hành trình qua các kinh đô Việt-Lào” với lộ trình 7 ngày 6 đêm: “Hà Nội - Sơn La - Sầm Nưa - Luông Pra Băng - Viêng Chăn - Cánh Đồng Chum - Nghệ An - Hà Nội”. Cuộc hành trình đã giúp cho du khách hiểu được nền văn hóa phong phú của đất nước Lào nói chung và thành phố Luangprabang nói riêng.

Xây dựng được nhiều sản phẩm du lịch có tính liên vùng. Sự liên kết, hợp tác du lịch có vai trò quan trọng của các doanh nghiệp du lịch. Gần đây, đã hình thành được nhiều sản phẩm du lịch đặc trưng, tuyến điểm du lịch và các khu nghỉ dưỡng du lịch cao cấp, có khả năng cạnh tranh quốc tế cao. Tiêu biểu là một số sản phẩm du lịch mang tính lịch sử tâm linh, sinh thái… Hiện trong cơ cấu tour liên Việt - Lào của các doanh nghiệp lữ hành, tour du lịch về thăm những di sản văn hóa thế giới của thành phố Luangprabang (Cung điện Hoàng Gia, chùa Xiêng Thong, chùa Wat Mai , khu phố cổ, trải nghiệm thăm rừng nguyên sinh) chiếm tới 60% số lượng tour của doanh nghiệp du lịch lữ hành của Hà Nội.

Nhiều chương trình được đánh giá cao về tính hấp dẫn và giá trị kinh tế, như

các chương trình du lịch nối tour Hà Nội - Laungprabang với nhiều mức giá và chương trình khác nhau tương ứng với nhiều đối tượng khách, với thời gian khác nhau. Tuy nhiên, việc phát triển tour du lịch này gặp không ít khó khăn do dịch vụ ở hai nơi chưa đồng bộ về chất lượng, thiếu, yếu, ít dịch vụ hỗ trợ cho khách vui chơi, mua sắm,.. Việc đổi mới sản phẩm du lịch liên kết của hai địa phương chưa rõ nét. Các sản phẩm du lịch chủ yếu vẫn đi theo đường lối cũ, ít sáng tạo và mở rộng.

Theo kết quả điều tra khách du lịch quốc tế và nội địa đánh giá về chất lượng dich vụ trong chương trình Hà Nội - Luangprabang như sau:

Bảng 2.14. Đánh giá của khách du lịch nội địa về các dịch vụ trong chương trình du lịch Hà Nội - Luangprabang từ cao đến thấp (1-5)

Dịch vụ

Tỷ lệ %

mức 1

Tỷ lệ %

mức 2

Tỷ lệ %

mức 3

Tỷ lệ %

mức 4

Tỷlệ%

mức 5

Ăn uống, lưu trú

7,4%

45,5%

52,5%



Tham quan

76,2%

18,7%

10,6%



Vận chuyển

4,7%

5,2%

26,5%

50,6%

5,6%

Mua sắm, giải trí

7%

22,3%

8,1%

47.1%

10,2%

Mục khác

4,7%

9,3%

2,3%

2,3%

84,2%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Liên kết phát triển du lịch giữa Luangprabang, Lào với Hà Nội, Việt Nam - 8

Nguồn: Theo kết quả điều tra của tác giả năm 2019

Bảng 2.15. Đánh giá của khách du lịch quốc tế về các dịch vụ trong chương trình du lịch Hà Nội - Luangprabang từ cao đến thấp (1-5)

Dịch vụ

Tỉ lệ %

mức 1

Tỉ lệ %

mức 2

Tỉ lệ %

mức 3

Tỉ lệ %

mức 4

Tỉ lệ %

Mức5

Ăn uống, lưu trú

40,2

42.2

15,9

0,0

0,0

Tham quan

41,4

31,1

24,5

2,5

0,0

Vận chuyển

6,9

11,5

22,6

51.1

2,1

Mua sắm, giải trí

11,5

28,1

11,1

27,5

6,5

Mục khác

0,0

3,2

5,4

8,5

91,2

Nguồn: Theo kết quả điều tra của tác giả năm 2019

Trong các dịch vụ du lịch, dịch vụ được đánh giá cao nhất là dịch vụ tham

quan với khách du lịch quốc tế là 41,3% và khách du lịch nội địa là 76,2%. Trong khi đó, khách du lịch nội địa cho răng dịch vụ mua sắm, giải trí so với dịch vụ khác còn kém với tỉ lệ đánh giá là 47,1% ;tỷ lệ thấp nhất là mục khác 84,2 %. Khách du lịch quốc tế đánh giá dịch vụ kém nhất trong các dịch vụ được điều tra là mục khác 91,2%. Điều đó cho thấy, sự đa dạng dịch vụ trong chương trình chưa cao thể hiện ở sự đánh giá mục khác mức kém chiếm tỷ lệ cao. Dịch vụ được đánh giá cao hơn tập trung vào các dịch vụ chính như: ăn uống, lưu trú và tham quan. Với tỷ lệ 100% các công ty lữ hành có hoạt động liên kết với các đơn vị ăn uống và lưu trú. Điều đó chứng tỏ hiệu quả của hoạt động liên kết mang lại.

Trên thực tế, Hà Nội - Luangprabang có số lượng và chất lượng dịch vụ du lịch không đồng đều. Vì vậy, việc tạo thành chuỗi sản phẩm chung là việc rất khó khăn. Hiện tại, hoạt động liên kết tạo thành chuỗi sản phẩm chung của hai địa phương chưa đúng nghĩa. Chủ yếu mới dừng lại ở việc kết hợp với nhau để tạo ra tuyến du lịch có một số dịch vụ của hai địa phương như: vận chuyển, tham quan, vui chơi giải trí, ăn uống, lưu trú, bảo hiểm,… Các dịch vụ như: dịch vụ thuê xe, dịch vụ ngân hàng, các điểm thu đổi ngoại tệ, trạm bán xăng dầu, bệnh viện, phòng khám, dịch vụ vui chơi thể thao, trung tâm hội nghị, truyền hình, đài phát thanh, các cơ sở giáo dục đào tạo,.. còn chưa được quan tâm. Chính vì vậy, dẫn đến sự không đồng đều trong các dịch vụ, cũng như ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm chung.

Tuy nhiên, hoạt động liên kết giữa hai địa phương trong việc xây dựng tour du lịch vừa thiếu vừa yếu. Thực tế cho thấy, Hà Nội và Luangprabang đều có thế mạnh về du lịch tâm linh, nhưng việc phối hợp lỏng lẻo dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp du lịch khai thác một cách tự phát. Để khai thác triệt để những tiềm năng du lịch cua hai thành phố, cần có hành động thiết thực hơn trong việc liên kết với hai địa phương. Trong đó Hà Nội đóng vai trò quan trong nhất. Với dân số khoảng 8 triệu người, gần 1.500 doanh nghiệp và lượng khách quốc tế dự kiến năm 2020 là hơn 8 triệu lượt/năm.

Như vậy, hoạt động liên kết tạo chuỗi sản phẩm du lịch thành phố Hà Nội - thành phố Luangprabang, bên cạnh một số tour kết nối…, thì nhìn chung chưa đạt hiệu quả so với tiềm năng du lịch của hai thành phố. Sản phẩm đặc thù của từng

thành phố chưa được định hình, chưa có sản phẩm du lịch chung vùng liên kết. Việc nâng cao chất lượng sản phẩm của từng thành phố được chú trọng đầu tư, đổi mới nhưng hiệu quả chưa đồng bộ. Sự kết nối tour của hai thành phố còn đơn điệu, chưa đa dạng và phát huy thế mạnh của từng thành phố, tạo sức mạnh cho sự liên kết giữa hai thành phố.

2.2.2. Liên kết xúc tiến, quảng bá du lịch

* Liên kết trong tổ chức sự kiện của địa phương

Năm 2019, nhân sự kiện khai mạc Tuần Văn hóa Việt Nam tại Lào năm 2019. Đây là chương trình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam cùng Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào phối hợp tổ chức. Thành phố Hà Nội đã phối hợp với thành phố Luangprabang tổ chức các sự kiện chào mừng khai mạc tuần văn hóa Việt Nam tại Lào, các hoạt động lễ hội được diễn ra tại Hà Nội như : lưu diễn nghệ thuật phục vụ nhân dân; biểu diễn nghệ thuật chào mừng; hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch phố cổ Hà Nội - Phố cổ Luangprabang, các gian hàng ẩm thực Việt - Lào tại phố đi bộ Hoàn Kiếm.v.v. Cùng với Hà Nội, Luangprabang cũng phối hợp tổ chức các hoạt động tại thành phố Luangprabang như: giới thiệu ẩm thực Việt - Lào; các chương nghệ thuật đặc sắc mang đậm văn hóa của hai địa phương; đặc biệt là có sự tham gia của các nghệ sỹ đến từ Nhà hát Ca Múa Nhạc Việt Nam. Với kỹ năng biểu diễn chuyên nghiệp và sự cống hiến hết mình, các nghệ sỹ Nhà hát Ca Múa Nhạc Việt Nam đã trình diễn, giới thiệu với nhân dân các dân tộc Lào và cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống tại Lào nhiều tiết mục hòa tấu nhạc cụ dân tộc Việt Nam độc đáo cùng những bài hát, điệu múa đặc sắc ca ngợi quê hương, đất nước, con người Việt - Lào hồn hậu... đem lại rất nhiều cảm xúc cho người xem với những tràng vỗ tay vang dội.

* Kết hợp với hãng hàng không Vietnam Airline và Lào Airline quảng bá du lịch

Các địa phương tăng cường hợp tác với các đại sứ quán Việt Nam và Đại sứ quán Lào tại nước ngoài, các tổ chức quốc tế, hãng hàng không Vietnam Airline và Lào Airline, để chuyển tải hình ảnh du lịch hai địa phương đến thị trường các nước và tổ chức các sự kiện quảng bá, xúc tiến. Theo đó, Vietnam Airline và Lào Airline

phân phối các ấn phẩm giới thiệu du lịch Hà Nội - Luangprabang tại các Văn phòng chi nhanh của Vietnam Airline và Lào Airline tại nước ngoài, trên một số ấn phẩm thông tin của Vietnam Airline và Lào Airline; mời các Famtrip, Presstrip.

* Hoạt động liên kết xúc tiến, quảng bá còn mang tính địa phương

Theo nhận xét của cán bộ trung tâm xúc tiến du lịch Hà Nội: Bản thân mỗi địa phương chủ yếu tập trung vào tạo hình ảnh riêng cho địa phương mình mà chưa chú trọng đến vấn đề tạo hình ảnh chung trong liên kết. Do đó, các hoạt động xúc tiến độc lập, hiệu quả liên kết chưa cao. Mặc dù, các văn bản hợp tác, các cuộc hội thảo đề cập đến nhưng chủ yếu vẫn là khẩu hiệu, chưa có kế hoạch hay buổi làm việc cụ thể cho vấn đề này. Hình ảnh chung cho vùng chưa được xây dựng. Chính vì vậy, hình ảnh được nhắc đến là vẫn riêng cho mỗi địa phương.

Vì chưa xây dựng được hình ảnh, logo và slogan chung, nên việc xây dựng và phát triển thương hiệu chung cho hai thành phố cũng chưa có hiệu quả. Hà Nội - Luangprabang còn loay hoay chưa có một chiến lược xúc tiến, quảng bá du lịch chuyên sâu và chuyên nghiệp, làm nổi bật những giá trị đặc sắc và lợi thế so sánh của các sản phẩm du lịch đặc trưng của hai thành phố.Hoạt động liên kết chủ yếu dừng lại ở các hoạt động mời tham gia hội trợ, triển lãm giữa hai thành phố.

* Liên kết website chung cho vùng liên kết

Một trong những yếu tố kích thích nhu cầu du lịch của con người chính là thông tin và hình ảnh. Theo kết quả điều tra khách du lịch (cụ thể trong bảng 1,2 phần phụ lục), phần lớn khách du lịch quyết định đi du lịch dựa vào thông tin từ internet và từ gợi ý bạn, người thân. Trong quá trình hoạt động, công ty lữ hành chọn mức độ tiếp cận thông tin dịch vụ du lịch dễ 35,5% và bình thường là 55,4 % đó là tỷ lệ khá cao. Trong khi đó, khách du lịch đánh giá tính có sẵn của thông tin về dịch vụ du lịch dễ 55,8% và bình thường 32%. Thông tin của công ty được truyền tải nhiều nhất là qua internet và in ấn tỷ lệ bằng 100%. Trong khi đó, không có đơn vị nào chọn phát thanh làm phương tiện truyền tải thông tin du lịch. Tỷ lệ công ty chọn hội trợ, triển lãm cũng chưa cao với 37,4%. Chứng tỏ, vai trò của thông tin từ các trang web là vô cùng quan trọng. Đặc biệt, qua các trang web chung của vùng liên kết, khách du lịch có điều kiện tiếp cận với thông tin du lịch của hai

địa phương trong vùng liên kết được dễ dàng,với thông tin cập nhật và thống nhất.

Hiện tại, Hà Nội và Luangprabang đều có website du lịch : http://hanoitour ism.gov.vn và tourismluangprabang.org. Nôi dung quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch tiêu biểu, các sự kiện,.. và hoạt động quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố. Trên trang web của Hà Nội và Luangprabang có liên kết website với một số đơn vị và các tỉnh trong cả nước Việt Nam và Lào. Như vậy, bên cạnh website riêng của mỗi địa phương, hai địa phương vẫn chưa có website chung, các website của hai thành phố còn nhiều hạn chế về tính liên kết. Mặc dù, trên các trang web của hai thành phố đề cập một số thông tin du lịch và sự kiện của một số nơi khác ngoài thành phố. Nhưng do dàng trải với các địa phương khác, nên không thể hiện được vai trò của liên kết, sự khác biệt của hai thành viên trong vùng liên kết.

* Liên kết xúc tiến, quảng bá thiếu trọng tâm

Hà Nội - Luangprabang có chung thị trường khách du lịch Trung Quốc. Mặc dù, Hà Nội khách du lịch Trung Quốc chiếm số đông hơn khách du lịch đến từ Châu âu và một số quốc gia khác. Còn Luangprabang thì lượng khách tương đối đồng đều hơn. Nhưng việc nghiên cứu nhu cầu thị trường nhất là phân khúc thị trường mục tiêu còn rất hạn chế. Nếu không xác định rõ phân khúc thị trường mục tiêu, sẽ không nắm bắt được nhu cầu thị trường để từ đó có cơ sở xác định dịch vụ du lịch để phục vụ khách du lịch. Trong việc cùng nhau nghiên cứu nhu cầu thị trường để phục vụ liên kết xúc tiến, quảng bá (Hà Nội - Luangprabang chưa thật sự chú trọng) Việc kết hợp điều tra du khách du lịch, đặc biệt là thị trường khách du lịch trọng điểm còn đơn lẻ, tự phát không có định hướng chung và không có kế hoạch cụ thể. Mặc dù, đây là công việc hết sức quan trọng làm định hướng cho phát triển sản phẩm, dịch vụ du lịch. Chính điều dó đã dẫn đến tình trạng xúc tiến, quảng bá ồ ạt, chồng chéo không có trọng điểm của hai địa phương trong vùng liên kết. Làm hạn chế hiệu quả liên kết giữa hai địa phương.

* Liên kết trong việc ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý

Việc ứng dựng khoa học công nghệ vào quản lý, phục vụ công tác liên kết xúc tiến, quảng bá du lịch rất là quan trọng. E-marketing và e-commerce được xác định là hướng đi của ngành du lịch Việt Nam trong xúc tiến, kinh doanh du lịch.

Tổng cục du lịch đã xây dựng 2 ứng dụng là : “ Hệ thống phân tích và phản hồi tự động về các phản hồi liên quan đến du lịch trên internet” và trang “ facebook fanpage” chính thức của du lịch Việt Nam. Địa chỉ truy cập trên internet là http://thuonghieu, tourism.vn và http://facebook.com /Vietnamtourism.fanpage. Trong khi đó tại Lào nói chung và thành phố Luangprabang, Tổng cục du lịch Lào cũng đã triển khai ứng dụng khoa học công nghệ một cách cụ thể trong hệ thống phân tích và phản hồi tự động về các phản hồi liên quan đến du lịch trên internet. Địa chỉ truy cập: https://www.tourismlaos.org/,http://www.ecotourismlaos.com/, http://www.laotourismdevelopment.com/

Trong những năm gần đây, được sự hỗ trợ của dự án EU và các tổ chức quốc tế, Tổng cục du lịch Việt Nam và Tổng cục du lịch Lào đã hoàn thành những phim ngắn 30 giây, 5 phút, 10 phút để quảng bá du lịch Việt Nam và du lịch Lào. Tổng cục cũng phối hợp đối tác thực hiện chương trình Mega Selfie, đặt các camera lớn ở các điểm du lịch nổi tiếng để khách tự chụp ảnh. Các ảnh này sẽ được chuyển trực tiếp về các website liên quan để bầu chọn, trao giải ảnh đẹp.. Hiệp hội du lịch Việt Nam cũng cho ra mắt sàn giao dịch trực tuyến về du lịch với trang web: www.tripi.vn, cho phép khách hàng được trực tiếp tiếp cận với hàng nghìn tour du lịch, các dịch vụ đặt phòng khách sạn, vé may bay của các công ty để so sánh chất lượng, dịch vụ, giá cả và thực hiện giao dịch trực tuyến. Trong khi đó, hiệp hội du lịch Lào cũng có những trang web giao dịch trực tuyến về du lịch Lào như: http://www.tourismlaos.org; http://www.ecotourismlaos.com; http://www.laotourism development.com.

Hà Nội và Luangprabang là hai địa phương có sự đầu tư du lịch rất lớn của hai nước Việt Nam và Lào. Tuy nhiên, do chưa có website chung cho vùng liên kết, nên việc theo dõi quản lý các phản hồi cũng như quảng bá hình ảnh hai địa phương liên kết còn gặp nhiều khó khăn. Hiện tại hai địa phương đều có trang web du lịch riêng, nếu áp dụng có hiệu quả hai ứng dụng trên công tác quản lý và quảng bá xúc tiến sẽ có nhiều kết quả nổi bật để tiến tới xây dựng trang web chung cho hai địa phương thì hiệu quả ứng dụng công nghệ vào quản lý xúc tiến quảng bá sẽ là chất xúc tác lớn, giúp hoạt động liên kết xúc tiến quảng bá du lịch của hai địa phương

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/04/2023