Tập trung đầu tư xúc tiến tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm du lịch đã trở thành một nội dung quan trọng trong hoạt động du lịch Hải Phòng, sao cho du khách nhận được những thông tin chính xác và đầy đủ nhất đối với các sản phẩm du lịch (về giá cả, chất lượng, thời gian).
* Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong các trung tâm kinh tế, văn hoá - xã hội của cả nước, là đầu mối giao lưu kinh tế lớn nhất giữa nước ta với các nước trên thế giới ở phía Nam. Thành phố Hồ Chí Minh cũng là địa bàn có lợi thế và tiềm năng du lịch rất lớn. Trong những năm qua, để dưa du lịch thành phố phát triển ngày càng cao và vững chắc, thực sự hội nhập cùng thế giới, ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đã có rất nhiều hoạt động, nhiều giải pháp tích cực, đặc biệt là việc phát triển thị trường du lịch. Điển hình như:
Đổi mới và sắp xếp lại các doanh nghiệp hoạt động du lịch trên toàn địa bàn thành phố theo các loại hình và quy mô phù hợp. Tạo môi trường đầu tư thông thoáng để thu hút những dự án có tầm cỡ lớn vào phát triển sản phẩm du lịch. Tăng cường giám sát hoạt động du lịch bởi lẽ du lịch là hoạt động có tính xã hội hoá rất cao. Hỗ trợ tài chính, ưu đãi thuế quan đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. đẩy mạnh liên kết giữa thành phố với các địa phương lận cận và giữa các đơn vị kinh doanh lữ hành nhờ đó tạo ra được số lượng khách và tour nhiều, rẻ nhằm tối đa hoá lợi nhuận. Đặc biệt là sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới, sẽ có thêm nhiều tập đoàn nước ngoài đầu tư vào kinh doanh khách sạn, nhà hàng, các khu resort cao cấp cùng các loại hình dịch vụ mới. Vì vậy, du lịch Thành phố Hồ Chí Minh chủ động hợp tác, trước hết để phục vụ du khách tốt hơn, sau đó để thích ứng với sức cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh cũng tích cực tạo ra nhiều sản phẩm du lịch mới tại thành phố, củng cố các sản phẩm du lịch chủ yếu, xem đó là giải
pháp căn bản, lâu dài để duy trì mức tăng trưởng ổn định nguồn cung cho thị trường du lịch thành phố.
* Quảng Ninh
Quảng Ninh là một tỉnh duyên hải ở đầu phía Đông Bắc Việt Nam. Tỉnh có vị trí thuận lợi, có nguồn tài nguyên thiên nhiên hết sức đa dạng, có những di tích lịch sử văn hoá nổi bật của quốc gia, đặc biệt vịnh Hạ Long nổi tiếng đã hai lần được tổ chức UNESCO là di sản thế giới. Đó là điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển du lịch. Tuy nhiên, Du lịch Quảng Ninh không chỉ dựa vào những lợi thế sẵn có để phát triển mà bên cạnh đó, ngành Du lịch Quảng Ninh cũng đã có nhiều biện pháp để thúc đẩy ngành kinh tế này phát triển xứng tầm với vị trí của mình.
Những năm qua, Du lịch Quảng Ninh không ngừng phát triển và khởi sắc đã thu hút hàng chục triệu khách trong nước và quốc tế, doanh thu và đóng góp cho ngân sách ngày càng cao. Năm 2004 Quảng Ninh đón 2.665.370 lượt khách (có 1.034.370 khách quốc tế) với doanh thu là 1.600,45 tỷ đồng, chiếm 14,7% GDP của tỉnh [6, tr.18].
Qua hoạt động Du lịch Quảng Ninh có thể rút ra những kinh nghiệm chủ yếu sau:
Có thể bạn quan tâm!
- Vai Trò Của Ngành Du Lịch Trong Nền Kinh Tế Quốc Dân
- Du Lịch Còn Góp Phần Củng Cố Và Phát Triển Các Mối Quan Hệ Đối Ngoại, Tăng Cường Hiểu Biết Và Giao Lưu Kinh Tế, Văn Hoá Với Các Dân Tộc Và Các
- Kinh Nghiệm Phát Triển Du Lịch Của Một Số Nước Trong Khu Vực Và Một Số Địa Phương Ở Nước Ta
- Về Cơ Cấu Tổ Chức Và Quản Lý Nhà Nước Trong Hoạt Động Kinh Doanh Du Lịch
- Lực Lượng Lao Động Trong Ngành Và Các Thành Phần Kinh Tế Tham Gia
- Về Giải Quyết Việc Làm Và Tăng Thu Nhập Cho Người Lao Động
Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.
- Thu hút được lượng vốn lớn từ các nguồn đầu tư phát triển du lịch, nhờ đó, cơ sở hạ tầng, cơ sở dịch vụ và lưu trú được nâng cấp và bổ sung với tốc độ nhanh, nhiều sản phẩm du lịch có sức cạnh tranh được đầu tư và đưa vào khai thác làm tăng thêm sức hấp dẫn đối với du khách. Bên cạnh những sản phẩm du lịch truyền thống, thương hiệu du lịch Quảng Ninh – Hạ Long ngày càng trở nên nổi tiếng và được quảng bá một cách rộng rãi hơn trong và ngoài nước. Hạ Long đã trở thành nơi được lựa chọn tổ chức các sự kiện có quy mô quốc gia và quốc tế.
- Đội ngũ những người làm du lịch và doanh nghiệp đã có bước trưởng thành; công tác quản lý Nhà nước được quan tâm, tạo nên sự đồng bộ của các cấp, các ngành. Các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả đang từng bước được
sắp xếp lại, nhờ đó hình thành những doanh nghiệp phát triển với quy mô có sức cạnh tranh, thu hút nhiều lao động tạo nên động lực cho sự phát triển của nền kinh tế toàn tỉnh.
- Nhận thức của các cấp các ngành, các tầng lớp nhân dân về du lịch ngày càng được nâng cao. Thị trường du lịch ngày càng được quan tâm và đề cao, du lịch ngày càng khẳng định là ngành kinh tế có tiềm lực, có sức cạnh tranh và tiềm lực phát triển mạnh mẽ.
- Quảng Ninh đã rất nhạy bén trong việc lựa chọn loại hình du lịch phù hợp với điều kiện tự nhiên như: xây dựng các khu du lịch sinh thái biển đảo, khai thác triệt để những hang động sẵn có, tổ chức các tour dài ngày để khám phá các hang động mới; xây dựng và cải tạo các khu vui chơi giải trí hiện đại làm cho Quảng Ninh – Hạ Long trở thành thị trường du lịch sôi động hàng đầu cả nước, là một trung tâm du lịch quốc tế trong khu vực.
1.4.3. Bài học rút ra đối với phát triển du lịch Hà Nội
Du lịch Hà Nội có nhiều lợi thế để phát triển và một trong những lợi thế đó là sự phát triển dựa trên cơ sở đúc kết các kinh nghiệm để định hướng phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế – văn hoá - xã hội của Hà Nội. Mặt khác, du lịch Hà Nội cũng nhận rõ những mặt hạn chế để có biện pháp phòng ngừa và giải quyết hiệu quả nhất. Những bài học có thể vận dụng là:
- Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch, đặc biệt là việc quản lý tài nguyên du lịch.
- Tăng cường liên kết tạo các chương trình du lịch liên vùng nhằm đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch.
- Đầy tư mạnh và có trọng điển vào cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho du lịch thủ đô.
- Chú trọng phát triển nguồn nhân lực du lịch thông qua hợp tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực quản lý và kinh doanh du lịch. Tiếp thu kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực đào tạo nhân lực du lịch.
- Tăng cường liên kết, hợp tác phát triển du lịch với các nước trong khu vực, đặc biệt là với những nước có chung đường biên giới với nước ta.
- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, quảng bá cho các điểm đến du lịch. Phối hợp liên kết quảng bá giữa các doanh nghiệp trong phạm vi quốc gia, trong khu vực và trên thế giới.
- Thành lập các hiệp hội du lịch, hiệp hội khách sạn và nhà hàng để điều phối thống nhất hoạt động kinh doanh du lịch giữa các địa phương.
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN QUA
2.1. Tiềm năng phát triển du lịch của Thành phố Hà Nội
2.1.1. Giới thiệu khái quát về Thành phố Hà Nội
Kể từ khi Lý Công Uẩn rời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La để vùng thánh địa ấy mang cái tên Thăng Long đến nay đã sắp trọn một thiên niên kỷ. Thăng Long – Hà Nội là kinh đô của ba vương triều hiển hách Lý – Trần – Lê và nay là thủ đô của nước Việt Nam hùng mạnh.
Thủ đô Hà Nội có diện tích 921,8km2 với dân số 3261,7 nghìn người
(năm 2006) chủ yếu là người dân tộc Kinh, Hoa…Hà Nội nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, ở vị trí khoảng từ 20025’ đến 21023’ vĩ độ Bắc, 105015 đến 106003 kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh: Thái Nguyên ở phía bắc, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên ở phía đông và đông nam, Hà Tây và Vĩnh Phúc ở phía tây. Hà Nội có khoảng cách dài nhất từ phía bắc xuống phía nam là trên 50km và chỗ rộng nhất từ tây sang đông là 30km. điểm cao nhất là núi Chân Chim (huyện Sóc Sơn); nơi thấp nhất thuộc phường Gia Thuỵ (quận Long Biên) 12m so với mặt nước biển.
Hà Nội nằm hai bên bờ sông Hồng, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ trù phú và nổi tiếng từ lâu đời. Hà Nội có vị trí và địa thế đẹp, thuận lợi để là một trung tâm chính trị, kinh tế, khoa học và đầu mối giao thông quan trọng của cả nước. Thủ đô Hà Nội có nhiều sông, hồ lớn tạo cho Hà Nội cảnh quan thơ mộng, hữu tình.
Hà Nội không chỉ là trung tâm chính trị, kinh tế, khoa học kỹ thuật mà còn là trung tâm văn hoá - du lịch lớn. Là đất ngàn năm văn hiến, Hà Nội còn lưu giữ được hàng ngàn di tích lịch sử văn hoá, kiến trúc nổi tiếng, tạo nên một quần thể di tích có mật độ di tích cao nhất trong cả nước.
Hà Nội xưa chỉ bao gồm 4 quận nội thành (Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa) và 5 huyện ngoại thành (Đông Anh, Sóc Sơn, Từ Liêm, Thanh Trì, Gia Lâm). Sau này, do nhu cầu phát triển mới cùng với quá trình đô
thị hoá nhanh chóng, Hà Nội đã thành lập thêm các quận mới, thành 9 quận nội thành (thêm quận Hoàng Mai, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Tây Hồ, Long Biên).
Hà Nội đang tiến tới tổ chức kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
2.1.2. Tiềm năng và lợi thế để phát triển du lịch ở thành phố Hà Nội
Hà Nội được xác định là trung tâm du lịch quan trọng của vùng du lịch Bắc Bộ có danh giới được xác định bởi tiểu vùng du lịch Trung tâm Bắc Bộ trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam, bao gồm hạt nhân chính là thủ đô Hà Nội và 13 tỉnh phụ cận. Hà Nội được coi là nơi có tiềm năng du lịch vô cùng phong phú, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành du lịch. Bên cạnh việc Hà Nội là trung tâm của địa bàn trọng điểm phát triển du lịch Hà Nội và phụ cận, Hà Nội còn là một trong ba trung tâm du lịch quốc gia thuộc vùng. Vì vậy, đề cập đến tiềm năng du lịch của Hà Nội cần phải đề cập với những tài nguyên du lịch đặc sắc ở các tỉnh phụ cận và thuộc các tiểu vùng du lịch khác trong vùng du lịch Bắc Bộ như: Hạ Long, Đồ Sơn – Cát Bà, Sa Pa, Điện Biên Phủ…
* Các lợi thế địa lý – kinh tế – chính trị – văn hoá xã hội
Lợi thế so sánh lớn nhất của Hà Nội là vị trí địa lý – chính trị đặc biệt, tạo cho Hà Nội có ưu thế đặc biệt so với các địa phương khác trong cả nước. Hà Nội là trái tim của cả nước, đầu não chính trị hành chính quốc gia, trung tâm lớn về khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế, nơi tập trung trí tuệ và tinh hoa văn hoá truyền thống của dân tộc tạo nên Hà Nội ngàn năm văn hiến. Cùng với các chiến lược, chính sách phát triển du lịch là những điều kiện hết sức thuận lợi cho sự phát triển của du lịch Hà Nội.
Hà Nội có trên 100 sứ quán, nhiều tổ chức quốc tế, các văn phòng đại diện kinh tế, thương mại, là nơi đặt các cơ quan đầu não chính trị, kinh tế, văn hoá, ngoại giao, quốc phòng, nơi đón tiếp các đoàn khách Chính Phủ…nên có rất nhiều người nước ngoài cư trú tạo nên lợi thế so sánh lớn.
Hà Nội có hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển vào bậc nhất so với các địa phương trong cả nước, Hà Nội có nguồn nhân lực dồi dào và chất lượng
cao hơn các địa phương khác tạo cho Hà Nội có lợi thế so sánh lớn về môi trường đầu tư và thu hút khách du lịch. Hà Nội không chỉ có vị thế lớn về chính trị mà còn có vị thế lớn về kinh tế.
Song song với sự ổn định về kinh tế, chính trị, Hà Nội cũng đảm bảo được sự ổn định vững chắc về an ninh, trật tự an toàn xã hội. Hà Nội được thế giới bình chọn là thành phố du lịch tốt thứ hai châu Á (năm 2003) và được UNESCO công nhận là “Thành phố vì hoà bình”. Có thể nói trong thời gian qua, Hà Nội đã đạt được những thành tựu quan trọng: kinh tế tăng trưởng, cơ cấu kinh tế có bước chuyển quan trọng theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chính trị ổn định, an ninh quốc phòng được giữ vững, cơ sở hạ tầng có tiến bộ, văn hoá xã hội có bước phát triển, đó là tiềm năng du lịch vô cùng to lớn của thủ đô.
* Tài nguyên du lịch tự nhiên
- Địa hình và dân cư
+ Về địa lý: Hà Nội nằm trên trục tam giác đồng bằng Sông Hồng (diện tích khi chưa mở rộng địa giới hành chính theo đề án phê duyệt của Chính phủ là 921,8km2), phần lớn là vùng đồng bằng với độ cao trung bình 10m. Vùng đồng bằng của Hà Nội được khai thác và sử dụng là những cảnh quan hấp dẫn mọi người, là sự gặp gỡ giữa đất và nước. Các yếu tố về môi sinh tự nhiên và môi trường xã hội của con người hoà quyện vào nhau tạo nên bức tranh sơn thuỷ hữu tình, một thủ đô nên thơ, duyên dáng. Ở phía Bắc và phía Tây Hà Nội là vùng đồi núi thấp và trung bình, ở huyện Sóc Sơn còn phế tích của rừng nguyên sinh tạo nên sự đa dạng về tài nguyên tự nhiên. Hà Nội có dãy Sóc Sơn (núi Sóc) là đợt kéo dài của khối Tam Đảo, với ngọn cao nhất là 308m. Núi này có các tên gọi khác nhau như núi Mã, núi Đền (vì đỉnh núi có đền Sóc, tương truyền là nơi Thánh Gióng thăng hoa cùng với ngựa sắt về trời), núi Vệ Linh. Núi Sóc toạ lạc tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn. Ngoài núi Sóc, Hà Nội còn một số núi đồi khác đột khởi lên giữa đất bằng, như núi Sái
(xã Thuỵ Lâm, huyện Đông Anh), núi Phục Lâm (xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm)
và ở trung tâm Hà Nội, thuộc vùng Bách Thảo có núi Nùng, còn gọi là Long Đỗ hay núi Khán, tạo nên dánh vẻ cho thế đất Thăng Long xưa. Đồi núi của Hà Nội và các tỉnh phụ cận có thể tổ chức nhiều loại hình du lịch như leo núi, săn bắn, nghỉ dưỡng cuối tuần…
Hà Nội cũng là tụ điểm của các trục giao thông lớn ở phía Bắc và cả nước, là nơi hội tụ của 6 tuyến đường sắt trong đó có đường sắt liên vận sang Bắc Kinh (Trung Quốc) rồi đi Châu Âu, 8 tuyến đường bộ, cách cảng Hải Phòng 100 km, cảng Cái Lân 180 km, lại có cảng hàng không quốc tế và nội địa với 2 sân bay là sân bay quốc tế Nội Bài và sân bay Gia Lâm, là đầu mối quan trọng nối các tỉnh phía Bắc với nhau.
Từ trung tâm thủ đô Hà Nội, trong bán kính 300 km có Cửa Lò, quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nguyễn Du, Sầm Sơn, hồ Ba Bể, Đồ Sơn, Vịnh Hạ Long, Trà Cổ xinh đẹp. Tam Đảo, Đền Hùng, hồ Đại Lải (Vĩnh Phúc – Phú Thọ), Ba Vì, Suối Hai, Khoang Sanh, chùa Hương (Hà Tây), Côn Sơn, Kiếp Bạc (Hải Dương), Tam Cốc, Bích Động, Hoa Lư, rừng Cúc Phương (Ninh Bình), nhà thờ đá, tháp Phổ Minh (Nam Định), các dân tộc của Hoà Bình…
Tất cả những đặc điểm về địa lý đó tạo ra khả năng giao lưu kinh tế thuận lợi mà các địa phương khác không thể có được. Hà Nội vừa là thị trường nhận khách, gửi khách trực tiếp và trung gian, vì vậy nhu cầu về khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng và các dịch vụ kèm theo của Hà Nội là rất lớn.
+ Về dân cư: Hà Nội là thành phố đông dân thứ 2 của cả nước, mật độ dân số thuộc hàng cao nhất nước đã tạo nên dung lượng thị trường lớn cho phát triển du lịch. Thủ đô Hà Nội gồm 9 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành. Các huyện ngoại thành có nhiều ngành nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống tạo nên những nét đặc sắc riêng cho Hà Nội như làng nghề gốm sứ Bát Tràng, làng trạm khắc gỗ mỹ nghệ Vân Hà… Hà Nội cũng là nơi tập trung nhiều trí thức, cán bộ khoa học kỹ thuật, nhiều trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu…đó là một lợi thế lớn về nhu cầu hợp tác khoa học kỹ thuật với