Nhận Xét, Đánh Giá Chung Các Hoạt Động Liên Kết Phát Triển Du Lịch Giữa Thành Phố Luangprabang Và Thành Phố Hà Nội.

đạt hiệu quả cao

Với tinh thần “Hai thành phố - Một điểm đến”, thời gian tới hai thành phố sẽ tham gia các sự kiện du lịch, các hoạt động quảng bá xúc tiến, hội trợ các thị trường du lịch trong nước và quốc tế lớn do chính phủ hai nước Việt Nam và Lào tổ chức hàng năm. Hàng năm hai thành phố luân phiên phối hợp tổ chức từ 1 đến 2 chương trình, sự kiện du lịch chung..

Như vậy, hoạt động liên kết xúc tiến, quảng bá du lịch hai địa phương chủ yếu mang dấu ấn riêng rẻ của từng địa phương. Các hình thức xúc tiến, quảng bá du lịch chủ yếu của các địa phương là: phát hành tài liệu, ấn phẩm, đĩa DVD. VCD quảng bá về tiềm năng du lịch của địa phương. Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài địa phương đặc biệt là trên internet, lập các trang web điện tử. Tham gia các hội trợ, triển lãm trong nước , tổ chức festival,.. Tổ chức các năm du lịch tại Hà Nội, Luangprabang. Tổ chức và tiếp đón các đoàn farm trip để giới thiệu quảng bá tài nguyên du lịch địa phương. Thành lập được Hiệp hội du lịch của địa phương và đã có được thành công nhất định trong công tác quảng bá.

Tuy nhiên, chưa có sự xúc tiến quảng bá cấp vùng, vì vậy chưa tạo dựng được hình ảnh du lịch vùng trong nước và quốc tế. Hầu hết các hoạt động xúc tiến quảng bá của hai địa phương tập trung vào quảng bá chủ yếu vào thị trường khách nội địa, còn phát triển công tác quảng bá ra nước ngoài chủ yếu đăng ký tham gia các hội chợ của Tổng cục du lịch. Công tác xúc tiến quảng bá chưa thực sự nhận được nhiều đầu tư từ ngân sách của hai thành phố. Nội dung xúc tiến quảng bá còn nghèo nàn, chưa tạo ra nét đặc sắc riêng biẹt. Công tác merketing, xúc tiến quảng bá du lịch chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường. Đặc biệt, công tác quảng bá xúc tiến chưa thực sự gắn với thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp; chưa tạo dựng được các sự kiện văn hóa - du lịch, thể thao - du lịch có tính chất định kỳ, thường niên mang dấu ấn của vùng liên kết. Nhìn chung, hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch của hai địa phương còn mang tính riêng lẻ, không thật sự gắn kết với các ngành liên quan dẫn đến tình trạng lệch pha nhau và kém hiệu quả. Bên cạnh đó, nguồn tài chính cho hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch vừa thiếu vừa không tập trung. Tính định hướng, đầu mối thực hiện của cơ quan quản lý du lịch và các hiệp hội du lịch với

các doanh nghiệp còn hời hợt, hình thức, chưa sát thực, gâp ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển nói chung.

2.2.3. Liên kết đào tạo, phát triển nhân lực

* Liên kết đào tạo giữa các cơ sở đào tạo nhân lực du lịch

Số lượng và chất lượng các cơ sở đào tạo nhân lực du lịch của Hà Nội vượt trội hơn hẳn so với Luangprabang. Do vậy, Luangprabang nhận được nhiều sự hỗ trợ đào tạo nhân lực từ Hà Nội.

Tính từ năm 2015 đến năm 2019, ngành du lịch thành phố Luangprabang phối hợp với trường ĐH Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn (Đại học quốc gia Hà Nội) đào tạo thạc sĩ du lịch cho 10 cán bộ quản lý nhà nước về du lịch.. Ngoài ra, trường ĐH Du Lịch Hà Nội và ĐH Văn Hóa Hà Nội cũng thường xuyên đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho rất nhiều cán bộ quản lý nhà nước làm công tác trên lĩnh vực du lịch cho thành phố Luangprabang nói riêng và nước CHDCND Lào nói chung theo sự thỏa thuận hợp tác của hai Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào.

Ngoài ra, cả Hà Nội - Luangprabang cũng chú trọng liên kết đào tạo nguồn nhân lực du lịch tại địa phương. Đặc biệt, tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn cho đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên phục vụ du lịch ở địa phương.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Như vậy, hoạt động liên kết giữa các cơ sở đào tạo nhân lực du lịch của hai địa phương tập trung chủ yếu vào lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao bên cạnh một số khóa đào tạo ngắn hạn

* Liên kết đào tạo giữa các đơn vị sử dụng nhân lực du lịch

Liên kết phát triển du lịch giữa Luangprabang, Lào với Hà Nội, Việt Nam - 9

Hoạt động liên kết giữa các đơn vị sử dụng nhân lực du lịch giữa hai địa phương còn nhiều hạn chế. Chủ yếu tập trung ở một số tập đoàn, công ty lớn như, Saigontourist, Vietravel, Công ty Du lịch Xay Mung Khun (Lào), Công ty Green Discovery Luangprabang, công ty du lịch Phucgroup (PGC).. và hoạt động trong nội bộ tập đoàn.

Tại thành phố Luangprabang hầu hết các tập đoàn và công ty lớn mới đầu tư vào trong những năm gần đây và điển hình là Saigon tourist, Hanoi tourist, Công ty Du lịch Xay Mung Khun (Lào), Công ty Green Discovery Luangprabang, công ty du lịch Phuc group (PGC). Theo phỏng vấn một số lãnh đạo các công ty lữ hành tại

địa phương, thì lao động hầu hết là đào tạo trong nội bộ các công ty. Các tập đoàn lớn khác cũng thường xuyên đào tạo và tái đào tạo tại chỗ nhân lực cho hệ thống công ty con. Nhân lực được đào tạo trong tổng công ty có thể được luân chuyển công tác

Ngoài những tập đoàn lớn ra, việc liên kết đào tạo giữa các đơn vị sử dụng nhân lực du lịch của hai địa phương còn nhiều vấn đề cần làm. Một số hoạt động liên kết chủ yếu ở những vị trí liền kề. Ví dụ, công ty cố phần du lịch Viet travel kết hợp với khoa du lịch trường ĐH Souphanouvong ở Luangprabang trong việc cung cấp việc làm tại các cơ sở dịch vụ của công ty cho sinh viên, với những nhu cầu khác nhau như: thực tập, thực hành, ký hợp đồng lao động.. đồng thời phối hợp với nhà trường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực du lịch dịch vụ.

* Liên kết đào tạo giữa các cơ quan quản lý nhà nước và các đơn vị liên quan

Hoạt động này chủ yếu diễn ra trong nội bộ từng thành phố. Ví dụ, năm 2019, Sở Du lịch Hà Nội đã tổ chức gần 40 lớp đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ, kiến thức cho hơn 5.000 học viên là nhân lực trực tiếp tham gia quản lý nhà nước về du lịch các cấp và nhân lực đang phục vụ khách du lịch trên địa bàn Thủ đô. Sở du lịch Hà Nội đã phối hợp với các quận, huyện và một số trường đại học, Hiệp hội Du lịch Hà Nội tổ chức các lớp bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về du lịch cho cộng đồng dân cư, bồi dưỡng nguồn nhân lưc cho cán bộ quản lý du lịch tại một số địa phương và cộng đồng dân cư, bồi dưỡng nguồn lực cho cán bộ quản lý du lịch tại một số địa phương và cộng đồng dân cư có làng nghề đang khai thác, phát triển du lịch. Điển hình như ngày 14/12/2019, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với UBND huyện Mỹ Đức tổ chức “Lớp bồi dưỡng kiến thức về du lịch cho cộng đồng dân cư năm 2019” cho lãnh đạo, cán bộ quản lý, người làm du lịch trên địa bàn xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Huyện Mỹ Đức Với quần thể văn hóa - tôn giáo, gồm nhiều ngôi chùa thờ Phật, nhiều ngôi đền thờ thần, các ngôi đình, thờ tín ngưỡng... Chùa Hương có đầy đủ tiềm năng và lợi thế để phát triển du lịch. Chính vì thế, “Lớp bồi dưỡng kiến thức về du lịch cho cộng đồng dân cư năm 2019” tại xã Hương Sơn sẽ góp phần giúp người dân tại địa phương hiểu hơn về lợi ích du lịch đem lại, tự tin trong giao tiếp, tạo môi trường thân thiện, chuyên nghiệp phục vụ tốt

nhất nhu cầu của du khách khi đến thăm quan, trải nghiệm. Đồng thời, hướng tới mục tiêu gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử, đẩy mạnh quảng bá điểm đến tới đông đảo du khách trong nước và ngoài nước, góp phần vào sự phát triển chung của ngành du lịch Thủ đô.

Sở du lịch thành phố Luangprabang hàng năm cũng thường xuyên tổ chức những lớp bồi dưỡng nâng cao chất lượng nhân viên làm công tác trên lĩnh vực du lịch với sự giúp sức của các công ty lữ hành du lịch trong nước và quốc tế. Năm 2019, Sở du lịch thành phố Luangprabang đã phối hợp mở được 28 lớp đào tạo hơn 200 học viên. Kết hợp với khoa du lịch trường ĐH Souphanouvong đào tạo tập trung chủ yếu đối tượng thuyết mình viên, hướng dẫn viên du lịch và các đối tượng tham gia vào du lịch cộng đồng. Nội dung đào tạo chủ yếu là kỹ năng giao tiếp nhiều thứ tiếng như : tiếng Anh, Pháp, Trung, Nhật, Việt Nam… và các kỹ năng ứng xử, nghiệp vụ nghề. Thông qua các khóa đào tạo đã giúp nhiều học viên nâng cao được trình độ, kỹ năng nghề.

Nhìn chung, hoạt động liên kết đào tạo giữa cơ quan quản lý nhà nước và các đơn vị liên quan chủ yếu diễn ra trong nội bộ, nhầm nâng cao nhận thức và đào tạo những kiến thức kỹ năng cơ bản cho nhân lực du lịch của mỗi địa phương.

* Liên kết thông qua Hiệp hội du lịch và các chi hội nghề nghiệp

Hiệp hội được coi là cầu nối tạo sự liên kết giữa các doanh nghiẹp du lịch trong và ngoài vùng hay với các doanh nghiệp nước ngoài. Nhằm tạo cơ hội cho lao động du lịch giao lưu,trao đổi, học hỏi kinh nghiệm và có thể chia sẽ thiếu hụt lao động những lúc cao điểm. Đặc biệt, năm 2016 với sự ra đời của Hiệp hội đào tạo du lịch Việt Nam trực thuộc Hiệp hội du lịch Việt Nam là một lợi thế cho hoạt động liên kết đào tạo. Trong khi đó đối với đất nước CHDCND Lào nói chung và thành phố Luangprabang thì chưa hình thành được một hiêp hội đào tạo du lịch đúng nghĩa, mà chỉ là những đơn vị có kết nối với các công ty đào tạo các lĩnh vực ngành nghề liên quan đến du lịch

Tuy nhiên, vai trò của hiệp hội du lịch chủ yếu được đề cập đến trong phạm vi liên kết trong tỉnh, thành phố. Hoạt động liên kết đào tạo nhân lực du lịch giữa Hà Nội - Luangprabang thông qua Hiệp hội còn yếu. Hoạt động liên kết đào tạo nhân lực

du lịch còn nhiều hạn chế, bất cập, vẫn còn rời rạc, chưa bài bản, thiếu tính bền vững nhất là trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều thay đổi,.. thông tin về nhu cầu đào tạo và nhu cầu lao động đến các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp chưa được làm thường xuyên dẫn đến “cung” không gặp “cầu”.

Tóm lại: Liên kết đào tạo nhân lực ngành du lịch theo nhu cầu xã hội ở Hà Nội - Luangprabang chưa tốt. Liên kết giữa 3 nhà: nhà nước - nhà trường - nhà sử dụng lao động vẫn còn rời rạc, thiếu bài bản. Liên kết giữa các cơ sở trong mạng lưới đào tạo về du lịch chưa hiệu quả. Thông tin về định hướng phát triển nhân lực du lịch (nhất là thông tin dự báo nhu cầu lao động, các chuẩn ngành, nghề) đến các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp chưa thường xuyên; cơ sở đào tạo và doanh nghiệp tự tìm tòi là chính, nên không biết đầy đủ nhu cầu đào tạo và nhu cầu nhân lực (cả số lượng, chất lượng và cơ cấu), làm cho cung không gặp cầu.

2.2.4. Liên kết giao thông và phát triển du lịch

Du lịch là ngành kinh tế mang tính liên ngành, liên vùng. Trong thành tựu phát triển vượt bật của ngành du lịch luôn có sự đóng góp quan trọng của ngành giao thông vận tải. Thể hiện việc nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, nhà ga, bến tàu, các tuyến bay hàng không được tăng cường, mở rộng đến nhiều thị trường mới. Hệ thống mạng lưới, phương tiện vận tải đường biển, đường sông không ngừng được đầu tư, phục vụ tốt việc đi lại, vận chuyển khách.

2.2.4.1. Đường bộ

Hiện nay, Nối Hà Nội - Luangprabang phải đi qua cửa khẩu Huổi Puốc nằm trên địa bàn xã Mường Lói, huyện Điện Biên, nối tỉnh Điện Biên và tỉnh Luangprabang thông qua cửa khẩu tương ứng Na Son bên phía Lào; tuyến Hà Nội - Viêng Chăn -Luangprabang qua cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh); từ Luangprabang (Lào) qua cửa khẩu Nậm Cắn (Nghệ An) tới Hà Nội. Đây là những tuyến chính kết nối thành phố Hà Nội với thành phố Luangprabang được thuận lợi nhất. Trong thời gian sắp tới, được sự ủng hộ và tích cực phối hợp giữa các ban ngành của hai địa phương nói riêng và hai chính phủ Việt Nam nói chung các công ty du lịch đang dần hình thành tuyến du lịch với loại hình ô tô tự lái xuyên Việt - Lào đây (là một loại hình du lịch còn mới mẻ ở Việt Nam và Lào). Tuyến, góp phần thúc đẩy các dịch vụ đa dạng cung cấp phục vụ khách du lịch tại địa phương. Ngày 24/3/2018,

Công ty Lữ hành Hanoi tourist ra mắt sản phẩm và xuất hành đoàn đầu tiên kết nối du lịch thành phố Hà Nội - thành phố Luangprabang, thành phần gồm cả những nhà tổ chức tour và khách hàng đã có kinh nghiệm trong việc du lịch ô tô tự lái trong nước, ngày 30/3/2018 đoàn trở về tới Hà Nội.

Có thể nói tuyến trục giao thông nối liền 2 địa phương mở ra cơ hội phát triển du lịch và thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này.Trong thời gian sắp tới chính phủ hai nước Việt Nam - Lào sẽ thúc đẩy quá trinh xây dựng tuyến đường cao tốc nối hai nước, tạo tiền đề cho việc giao thương hàng hóa và mọi mặt đời sống kinh tế xã hội giữa hai nước Việt Nam - Lào nói chung và ngành du lịch hai nước nói riêng. Giao thông thuận lợi, thời gian đi lại rút ngắn là yếu tố quan trọng để thúc đẩy phát triển du lịch.

Việc triển khai thi công tuyến đường cao tốc Viêng Chăn - Hà Nội sẽ mở hướng kết nối mới nhanh hơn giúp cho việc kết nối du lịch giữa thành phố Hà Nội - thành phố Luangprabang được rút ngắn thời gian đi lại bằng đường bộ, từ đó hiệu quả hơn để tạo cơ hội phát triển kinh tế xã hội, thu hút đầu tư, giải bài toán liên kết vùng kinh tế trọng điểm của hai nước Việt Nam - Lào. Việc liên kết phát triển giao thông đường bộ sẽ là một yếu tố giúp hoạt động liên kết phát triển du lịch giữa hai địa phương Hà Nội - Luangprabang phát triển trong thời gian tới.

2.2.4.2. Đường không

Hoạt động liên kết giao thông đường không phục vụ du lịch có vai trò đặc biệt vô cùng quan trọng với những thị trường khách quốc tế và các tỉnh, thành phố trọng điểm du lịch trong cả hai nước nhưng xa về mặt địa lý. Hà Nội và Luangprabang là hai địa phương có sân bay quốc tế. Đây là một điều kiện hết sức thuận lợi để liên kết phát triển du lịch.

Thực trạng hoạt động của hai sân bay như: sân bay quốc tế nội bài cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 30 km có công suất hạ tầng hiện hữu khoảng 21 triệu hành khách (với 2 đường cất hạ cánh song song cách nhau 250 m) nhưng thực tế khai thác năm 2017 đã đạt gần 24 triệu hành khách. Sân bay Gia Lâm cách trung tâm Hà Nội khoảng 4km, dùng cho máy bay vận tải và máy bay nhỏ. Sân bay Luangprabang nằm ở phía bắc thành phố Luangprabang, cách trung tâm thành phố tầm 5 km là điều kiện hết sức thuận lợi cho việc phát triển kinh tế. Hiện tại sân bay

Luangprabang với khả năng chuyên chở 500-1 triệu hành khách mỗi năm.

Hiện tại, hoạt động liên kết giao thông đường không phục vụ du lịch của hai địa phương là hoạt động liên kết giữa sân bay quốc tế Nội Bài và sân bay Luangprabang với tần suất 1 ngày 1 chuyến và ngược lại. Tuy nhiên, đến nay nhìn chung hạ tầng kỷ thuật hàng không còn nhiều mặt hạn chế so với các nước trên thế giới đặc biệt là ở sân bay Luangprabang chưa đáp ứng được những nhu cầu phát triển kinh tế xã hội nói chung và du lịch nói riêng trong thời kỳ hội nhập. Chính vì vậy việc nâng cấp sân bay quốc tế thành phố Luangprabang là yêu cầu cần thiết cho việc phát triển du lịch của thành phố.

Tóm lại, hoạt động liên kết giao thông phục vụ phát triển du lịch Hà Nội - Luangprabang trong những năm gần đây diễn ra ngày càng phát triển đặc biệt là ngành hàng không. Tuy nhiên, bên cạnh giao thông đường bộ và đường hàng không thì vẫn chưa xây dựng được hệ thống giao thông đường sắt để kết nối hai nước Việt Nam - Lào nói chung và hai thành phố Hà Nội - Luangprabang nói riêng.

Theo qui hoạch tổng thể phát triển du lịch hai nước Việt Nam - Lào thì hoạt động liên kết phát triển du lịch hai nước là nội dung rất quan trọng nhằm thúc đẩy mạnh mẽ sự liên kết phát triển du lịch, tăng cường hiểu biết giữa nhân dân hai nước và đóng góp thiết thực cho sự hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Lào.Thành phố Hà Nội - thành phố Luangprabang có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, khai thác được nhiều loại hình du lịch, nếu thực hiện việc liên kết tốt sẽ bổ trợ lẫn nhau, tạo ra nhiều sản phẩm du lịch lôi cuốn và mang lại những kết quả khả quan cho hoạt động du lịch. Sự liên kết du lịch giữa Luangprabang - Hà Nội sẽ tạo ra vùng du lịch trọng điểm giữa hai nước Việt Nam - Lào. Từ đó, sẽ góp phần nâng cao hình ảnh du lịch của hai nước nói chung và hai thành phố nói riêng ra khu vực bản đồ du lịch trên thế giới.

2.3. Nhận xét, đánh giá chung các hoạt động liên kết phát triển du lịch giữa thành phố Luangprabang và thành phố Hà Nội.

2.3.1. Nhận định của doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước về du lịch đối với hiệu quả hoạt động liên kết

2.3.1.1. Liên kết có vai trò quan trọng là xu hướng tất yếu

Đối với hoạt động liên kết trong phát triển du lịch, tất cả những người được hỏi

đều cho rằng đây là hoạt động rất cần thiết và là hướng đi tất yếu của hai địa phương.

Các nhà quản lý nhà nước về du lịch cho rằng “ hoạt động liên kết trong thời gian qua đã thu được những kết quả bước đầu thể hiện đây là hướng đi đúng và tất yếu trong xu hướng phát triển du lịch của các địa phương”{A1.03}. Các cơ quan quản lý về du lịch còn chỉ ra“ Liên kết giúp các địa phương phát huy lợi thế về tài nguyên và hạ tầng” {A1.04} trong khi “ hạn chế được sự phát triển tự phát và cạnh tranh nội vùng” {A1.01}.

Trong khi đó các nhà quản lý của doanh nghiệp lại nhìn nhận“ Liên kết tạo ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp trong việc đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa thị trường cũng như tối ưu hóa chi phí” {B1.02}. Đồng thời họ cũng chỉ rõ “ Liên kết hoạt động không thể thiếu trong kinh doanh du lịch” {B1.01}. và “ đây là hoạt động thường xuyên và không thể thiếu trong quá trình phát triển của doanh nghiệp” B1.05}.

Như vậy, có thể thấy, cả cơ quan quản lý nhà nước về du lịch các doanh nghiệp đều cho rằng hoạt động liên kết mang lại rất nhiều lợi ích cho cả hai địa phương và doanh nghiệp cũng như nhận thức rõ về xu hướng tất yếu của hoạt động này.

2.3.1.2. Hoạt động liên kết thời gian qua đã được chú trọng và bước đầu mang lại kết quả nhất định

Các cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về du lịch đã đánh giá cao về những nổ lực chung của các địa phương trong hoạt động liên kết thời gian qua” đây là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục của ngành” {A1.01}, đã bước đầu thu được kết quả rất khả quan” {A1.05}. và “ đã huy động được sự tham gia của toàn ngành du lịch và các ngành có liên quan” {A1.03}.

Trong khi đó, dù nhận định chưa thật tích cực, nhưng các doanh nghiệp cũng ghi nhận những nổ lực và kết quả bước đầu của hoạt động liên kết trong phát triển du lịch của hai địa phương. Các doanh nghiệp nhận định “ Hoạt động liên kết đã được chú trọng đẩy mạnh” {B1.06} và “ Hỗ trợ doanh nghiệp rất nhiều trong việc phát triển thị trường” {B1.02}. Hay “ các hoạt động liên kết đã góp phần thúc đẩy và mở rộng nhu cầu du lịch” {B1.03} và “ hỗ trợ doanh nghiẹp trong việc đa dạng hóa sản phẩm và giảm bớt các chi phí” {B1.06}.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/04/2023