Đánh Giá Chung Về Phát Triển Du Lịch Theo Hướng Bền Vững Ở Khu Vực Tỉnh Hà Tây Cũ (Nay Thuộc Hà Nội)

vụ du lịch của các doanh nghiệp du lịch, các dự án phát triển du lịch… dẫn đến sự gia tăng nhu cầu sử dụng tài nguyên đã làm tăng áp lực đến môi trường.

Bên cạnh đó, nhận thức của một số bộ phận cán bộ quản lý, doanh nghiệp du lịch, người dân tại các điểm du lịch, khách du lịch về bảo vệ môi trường chưa được tốt đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường cục bộ ở một số khu du lịch như chùa Hương, chùa Thầy và một số làng nghề truyền thống. Hoạt động du lịch tại một số khu du lịch sinh thái như rừng quốc gia Ba Vì, Khoang Xanh - Suối Tiên, Ao Vua, Đầm Long… đã dẫn đến tình trạng chặt phá rừng để xây dựng, làm vật liệu xây dựng, củi nhiên liệu, săn bắt động vật bất hợp pháp… làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái.

Một số điểm nóng về ô nhiễm môi trường ở Hà Tây (cũ) như khu di tích Hương Sơn thuộc huyện Mỹ Đức. Hàng năm vào dịp lễ hội, chùa Hương đón tiếp khoảng 50 vạn du khách trong và ngoài nước, riêng lễ hội năm 2006 hội chùa Hương đã đón 391.929 lượt khách tăng so với 2005 là 41.929 lượt khách. Mặc dù, UBND tỉnh, UBND huyện, các ngành chức năng và ngành du lịch đã đầu tư và có nhiều biện pháp để cải thiện điều kiện phục vụ, nhưng do số lượng khách quá đông và sự yếu kém trong việc quản lý các dịch vụ, đầu tư còn thấp nên đã bộc lộ nhiều nhược điểm, thiếu sót. Các khu dịch vụ: quán ăn, nhà trọ ồ ạt mở ra không theo một quy hoạch nào đã làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên của cảnh quan vùng lễ hội. Trong khuôn viên các khu du lịch tình trạng mất vệ sinh môi trường đến mức báo động, khói, bụi, ruồi nhặng, rác thải, tiếng ồn, nạn phóng uế bừa bãi,… Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở hạ tầng (nước sạch, đường giao thông, khu vệ sinh…) đều hết sức sơ khai, không đảm bảo điều kiện hoạt động của một khu du lịch mang tầm cỡ quốc gia.

Hà Tây (cũ) cũng là một trong những cái nôi của làng nghề truyền thống Việt Nam. Hiện nay trên phạm vi toàn tỉnh Hà Tây (cũ) có 225 làng được UBND tỉnh công nhận là làng nghề truyền thống. Làng nghề truyền thống ở đây

có bề dày lịch sử từ lâu đời. Làng dệt lụa Vạn Phúc hơn 1.700 năm tuổi, làng thêu ren Quất Động ra đời từ thế kỷ XVII, làng khảm trai Chuyển Mỹ có lịch sử hình thành từ thế kỷ XI… Số lượng làng nghề Hà Tây (cũ) là rất lớn so với các địa phương khác trong cả nước, cho nên, loại hình du lịch làng nghề được xác định là một trong những sản phẩm du lịch chủ đạo trong hệ thống sản phẩm cụm du lịch của vùng này. Hình thức du lịch này đã mang lại nhiều lợi ích cho địa phương. Đây là cơ hội tốt để các làng nghề truyền thống giới thiệu sản phẩm và tiếp cận thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, môi trường các làng nghề của Hà Tây rất ô nhiễm. Nước mặt, nước ngầm đều có dấu hiệu ô nhiễm ở các mức độ khác nhau. Môi trường không khí bị ô nhiễm có tính cục bộ ở những nơi trực tiếp sản xuất. Sự phân tán và quy mô nhỏ lẻ đã hạn chế việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và đặc biệt khó khăn trong việc quản lý chất thải (xử lý, thu, gom) để giảm thiểu ô nhiễm. Thêm vào đó là việc đẩy mạnh loại hình du lịch làng nghề truyền thống đã làm cho môi trường ở các làng nghề này vốn đã ô nhiêm lại càng trầm trọng thêm. Vì số lượng khách du lịch càng tăng lên cũng đồng nghĩa với số lượng rác thải (do du khách tiêu dùng các loại hàng hoá, dịch vụ như lương thực, thực phẩm… trong quá trình thăm quan) cũng tăng lên, trong khi đó điều kiện xử lý rác thải ít được cải thiện.

Để có thể khai thác và phát triển du lịch bền vững, chính quyền địa phương kết hợp với Ngành du lịch cần phải đưa ra những phương án xử lý hiệu quả để không làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.‌

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Ở KHU VỰC TỈNH HÀ TÂY CŨ (NAY THUỘC HÀ NỘI)

2.3.1. Những thành tựu và tác động kinh tế - xã hội

Trong những năm gần đây, hoạt động du lịch của tỉnh đã có chuyển động tích cực và có bước khởi sắc:

- Đã hoàn thành rà soát, điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Tây đến năm 2010 và xây dựng đề án Phát triển Du lịch Hà Tây đến năm 2020; triển khai xây dựng 20 quy hoạch du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

- Ngành đã thu hút gần một nghìn tỷ đồng của các thành phần kinh tế đầu tư vào du lịch tạo thêm nhiều điểm du lịch mới, sản phẩm du lịch mới như: Sân gôn Hướng Núi - hồ Đồng Mô, Cáp treo chùa Hương, các điểm du lịch Tản Đà, Thiên Sơn - Suối Ngà, Thác Đa, Đầm Long - Bằng Tạ, khách sạn Anh Quân; các khu, điểm du lịch khác như Ao Vua, Khoang Xanh - Suối Tiên... cũng đã được đầu tư nâng cấp và tạo thêm các sản phẩm du lịch.

- Thực hiện 13 dự án đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, hạ tầng làng nghề với tổng số vốn 125 tỷ đồng tại một số khu du lịch trọng điểm như chùa Hương, hồ Suối Hai, hồ Đồng Mô, Vạn Phúc, Phú Vinh, Chuyên Mỹ... từ nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương.

Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở khu vực tỉnh Hà Tây cũ nay thuộc Hà Nội - 9

- Để thúc đẩy du lịch của Hà Tây phát triển mạnh, Sở du lịch tỉnh đã chỉ đạo đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch, nối các tuyến du lịch trong và ngoài tỉnh. Trong năm 2007 Ngành đã tổ chức thành công 3 lễ hội du lịch làng nghề truyền thống Hà Tây và đặt ra kế hoạch trong năm 2008 tiếp tục tổ chức các lễ hội làng nghề truyền thống. Vì đây là một trong những thế mạnh của du lịch Hà Tây mà không phải địa phương nào cũng có được.

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý phát triển du lịch được tăng cường và nâng cao hiệu quả. Bộ máy quản lý Nhà nước về du lịch từ tỉnh tới các huyện, thị xã được kiện toàn một bước. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là việc đào tạo nâng cao văn hóa du lịch cho nhân dân ở các địa phương trọng điểm về du lịch được tiến hành thường xuyên và hiệu quả.

- Về doanh thu xã hội từ du lịch ngày càng tăng nhanh và ổn định, nhờ đó ngành đã có những đóng góp không nhỏ vào ngân sách của Nhà nước.

- Du lịch phát triển nên đã tạo thêm nhiều công ăn việc làm mới cho lao động. Loại hình du lịch các làng nghề truyền thống được đẩy mạnh cũng góp phần khôi phục các nghề truyền thống tăng thêm thu nhập cho dân cư, vì vậy chất lượng cuộc sống của dân cư được cải thiện.

- Tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái đang được quan tâm giải quyết. Người dân cũng có ý thức hơn trong việc giữ gìn, bảo vệ và tôn tạo các tài nguyên du lịch. Các hoạt động du lịch đều hướng đến giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Khách du lịch hiện nay của khu vực Hà Tây (cũ) chủ yếu là các đối tượng có khả năng chi tiêu thấp như học sinh, sinh viên, cán bộ hưu trí, khách đoàn thể cơ quan... với phương thức tự tổ chức là chủ yếu, thời gian thường là đi du lịch trong ngày, ít sử dụng dịch vụ lưu trú, thậm chí hạn chế sử dụng các dịch vụ ăn uống. Tuy các đối tượng khách này tham gia khai thác tài nguyên du lịch với mức độ cao nhưng mức đóng góp vào lợi ích kinh tế của điểm đến là rất thấp. Nếu như tại nhiều điểm du lịch ở một số địa phương, nguồn thu chính là từ lưu trú và ăn uống thì ở khu vực Hà Tây (cũ) chủ yếu các nguồn thu là từ việc bán vé thắng cảnh và một số hàng lưu niệm. Doanh thu từ hoạt động du lịch tại Hà Tây (cũ) vẫn còn thấp so với các địa phương khác, do số lượng khách du lịch nội địa chiếm đa số; cơ cấu khách du lịch có khả năng chi trả và muốn chi trả cao chiếm thiểu số. Vì vậy doanh thu tập trung vào hoạt động kinh doanh các dịch vụ bổ sung, các dịch vụ được thực hiện trực tiếp tại điểm như ăn uống và vé thắng cảnh. Doanh thu khép kín từ khâu tổ chức, bán, thực hiện chương trình du lịch chưa thật sự do hệ thống công ty lữ hành và cơ sở lưu trú du lịch, vận chuyển của địa phương chủ động tiến hành.

- Với một khu vực như Hà Tây (cũ), phát triển du lịch đem lại rất nhiều lợi ích kinh tế cho cư dân địa phương thông qua nguồn thu nhập rất lớn từ sự tiêu dùng của du khách, các cơ hội kinh doanh trong các lĩnh vực dịch vụ, sản xuất phục vụ nhu cầu của khách du lịch. Nhưng đồng thời du lịch cũng là một tác nhân, động lực thúc đẩy sự phát triển của du lịch tự phát của dân cư gây khó khăn cho hoạt động quản lý. Kinh nghiệm của một số nước như Thái Lan và Indonesia cho thấy các khiếm khuyết của việc phát triển du lịch tự phát trong dân cư, thời gian đầu sẽ được che lấp bằng các lợi ích kinh tế nhưng đến một lúc nào đó khi lợi ích kinh tế không còn thì chính quyền và cư dân địa phương sẽ phải trả giá đắt cho những giá trị mất đi của môi trường tự nhiên, kinh tế và văn hoá - xã hội.

- Tính thời vụ quá lớn của du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái và du lịch lễ hội làm cho hoạt động kinh doanh ở vùng này trở nên thiếu ổn định, hạn chế rất nhiều những nỗ lực đầu tư và là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng các cơ sở vật chất phục vụ du lịch có chất lượng thấp không đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch. Chính việc thiếu ổn định của hoạt động kinh doanh do tính thời vụ tác động gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động quản lý của du lịch Hà Tây.

- Sự phát triển du lịch tràn lan không tuân theo quy hoạch phát triển đang gây ra những ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ đến môi trường kinh tế như tăng giá hàng hoá, giảm hiệu quả kinh doanh du lịch, cạnh tranh không lành mạnh xuất hiện... ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường văn hoá - xã hội và cả môi trường tự nhiên. Những hiện tượng tiêu cực này do du lịch sinh ra và đến lượt chúng lại tác động ngược lại ngăn cản sự phát triển bền vững của du lịch ở Hà Tây và sẽ tạo ra rất nhiều khó khăn cho hoạt động quản lý trong những nỗ lực quy hoạch lại để phục hồi khu du lịch

- Qua quá trình điều tra, khảo sát tại các điểm du lịch cho thấy lực lượng lao động hầu như không được đào tạo về chuyên ngành du lịch. Người dân tham gia vào hoạt động du lịch một cách bị động do chính quyền địa phương chỉ định một số hộ tiến hành thực hiện các dịch vụ. Số lượng hộ chủ động thu hút và đón tiếp khách du lịch còn rất thấp do ý thức của người dân chủ yếu tập trung vào sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Nguồn tài chính để đào tạo nhân lực hàng năm cũng chỉ tập trung vào đào tạo nghề thủ công; chính quyền xã chưa chú trọng vào công tác đào tạo nghiệp vụ du lịch hay là mở rộng mối liên kết với các cơ sở đào tạo khác để xây dựng lực lượng lao động cho hoạt động du lịch. Chưa có chính sách thu hút nguồn nhân lực đã được đào tạo bài bản từ khu vực có nhiều trường đại học đào tạo về du lịch là Hà Nội.

Về cơ sở hạ tầng: hệ thống giao thông nội tỉnh phát triển chưa đồng bộ, năng lực giao thông thấp. Đường giao thông vào các khu du lịch còn một số điểm có chất lượng thấp như đường vào một số làng nghề, đường vào khu du lịch Suối Mơ... Nhìn chung hệ thống hạ tầng phục vụ du lịch của tỉnh chưa phát triển đồng bộ, chất lượng thấp chưa đáp ứng được yêu cầu của phát triển du lịch. Hệ thống cấp nước mang tính chất cục bộ của từng khu điểm du lịch do các đơn vị tự xây dựng, không theo tiêu chuẩn thống nhất gây khó khăn cho việc quản lý chất lượng môi trường. Hệ thống thoát nước và xử lý chất thải do các đơn vị tự xây dựng quản lý trong phạm vi khu điểm du lịch của mình trừ một số đơn vị lớn như sân golf hay các đơn vị kinh doanh du lịch ở khu vực đô thị như một số khách sạn. Nước thải chủ yếu được thải theo cống thoát nước mưa hoặc theo đường tự nhiên qua các hồ nước trong vùng. Rác thải thường xử lý thô theo kiểu chôn lấp hoặc đốt do đó không tránh khỏi ô nhiễm môi trường.

- Ngành công nghiệp du lịch của khu vực tỉnh Hà Tây (cũ) có lợi thế vô giá đó là bề dày lịch sử và truyền thống văn hoá của nhiều dân tộc anh em sinh sống trên địa phương. Đó là các di tích lịch sử, văn hoá, phong tục, tập quán, các món

ăn, các lễ hội truyền thống và các loại hình nghệ thuật từ lâu đời. Từ những nguồn lực này khu vực tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc Hà Nội) đã thu hút khách du lịch từ mọi miền đất nước và nhiều quốc gia trên thế giới đến chiêm ngưỡng và tìm hiểu. Tuy nhiên, có một thực trạng là sự xuống cấp nghiêm trọng của các khu di tích do sự quản lý, trùng tu, bảo tồn không được chú trọng. Nó làm giảm dần tính hấp dẫn khách du lịch và sự phát triển bền vững của ngành du lịch. Bên cạnh đó, sự phát triển nhanh của tốc độ đô thị hoá, ý thức của người dân chưa cao đã và đang xâm hại đến các khu di tích. Như vậy, không chỉ do thiên nhiên tự bào mòn mà còn có bàn tay con người làm xuống cấp các công trình văn hoá. Các lễ hội và các phong tục, tập quán của Hà Tây hàng năm vẫn thu hút được rất nhiều du khách. Nhưng do nếp sống hiện đại ngày nay đã và đang làm mai một dần các phong tục, tập quán tốt đẹp của các dân tộc. Hơn nữa, việc chạy theo các lợi ích kinh tế đã dẫn đến tình trạng thương mại hoá một số lễ hội truyền thống khiến cho việc thu hút khách du lịch đến các lễ hội này bị suy giảm.

- Môi trường sinh thái đang phải hứng chịu những tác động huỷ hoại nặng nề. Mặc dù các cơ quan chức năng đã và đang tiến hành một số giải pháp để giảm thiểu khả năng ô nhiễm, nhưng những thiệt hại đó phải mất một thời gian rất lâu nữa mới có thể khôi phục được.

Nhìn chung, hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động du lịch những năm qua còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và yêu cầu phát triển du lịch của Hà Tây. Xét một các tổng thể, sự phát triển của du lịch ở khu vực tỉnh Hà Tây (cũ) còn thiếu bền vững xét ở tất cả các khía cạnh của khái niệm này.

Những hạn chế, bấp cập nói trên là do những nguyên nhân chủ yếu sau:


- Do du lịch là ngành kinh tế còn non trẻ, mới ở giai đoạn đầu phát triển, vì vậy, nhận thức và sự quan tâm của một số cấp uỷ Đảng, chính quyền, một số ngành và một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân về phát triển du lịch bền

vững còn chưa đầy đủ. Một số địa phương nhất là địa phượng trọng điểm về du lịch chưa chủ động tìm biện pháp phát triển du lịch một cách hiệu quả.

- Công tác quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch du lịch chưa được quan tâm một cách đúng mức.

- Việc xác định hướng đi cho công tác phát triển du lịch chưa có trọng tâm, trọng điểm. Vai trò cơ quan tham mưu về du lịch từ tỉnh đến các huyện, thị xã còn hạn chế.

- Vấn đề đầu tư các nguồn lực cho phát triển du lịch chưa được chú trọng và còn ở tỷ lệ thấp. Ngân sách đầu tư cho phát triển còn hạn chế, nhất là đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch và kinh phí dành cho công tác quy hoạch. Chưa tạo ra môi trường thuận lợi thu hút đầu tư.

- Công tác tuyên truyền quảng bá tuy đã được đẩy mạnh nhưng chưa tập trung nhiều vào phục vụ cho xúc tiến thu hút đầu tư; chưa huy động tốt nguồn lực nhất là của các đơn vị du lịch vào hoạt động tuyên truyền quảng bá thu hút khách và làm nổi bật được giá trị của các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hoá của tỉnh.

- Lực lượng lao động trong ngành trình độ học vấn và hiểu biết còn chưa cao. ý thức của dân cư sống tại các điểm du lịch vẫn còn thấp.

Ngày đăng: 06/09/2022