bao gồm các lớp học nấu ăn, lưu trú tại nhà nhân dân và các lễ hội bản địa, phản ánh những nét văn hóa của điểm đến. Có thể phát triển một lợi thế của hai thành phố thông qua khai thác những tài sản văn hóa bản địa và xây dựng các gói sản phẩm hấp dẫn đặc biệt cho khách du lịch quốc tế.
3.1.2. Chiến lược phát triển du lịch của hai đất nước Lào và Việt Nam nói chung và của hai thành phố Hà Nội và Luangprabang
3.1.2.1. Chiến lược phát triển du lịch của hai đất nước Lào và Việt Nam
Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng gần gũi, núi sông liền một dải, cùng tựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, nhân dân hai nước có quan hệ truyền thống lâu đời. Khu vực biên giới Việt Nam - Lào nằm trên hành lang kinh tế Đông Tây, được đánh giá là có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch với cảnh quan thiên nhiên hoang sơ và văn hóa bản địa đa dạng, đặc sắc. Tuy nhiên, du lịch Việt Nam - Lào trong thời gian qua chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của hai vùng. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục du lịch cho biết, thời gian qua hợp tác phát triển du lịch giữa Việt Nam và Lào được triển khai dưới hai hình thức song phương và đa phương. Hợp tác song phương thông qua việc triển khai Hiệp định hợp tác du lịch cấp Chính phủ, các thỏa thuận giữa hai Bộ chủ quản du lịch. Bên cạnh đó, hai nước tích cực tham gia và thúc đẩy hợp tác du lịch đa phương chủ yếu qua các khuôn khổ: “Ba quốc gia một điểm đến”, “Tam giác phát triển” (Việt Nam - Lào - Campuchia), “Bốn quốc gia một điểm đến” (Việt Nam - Lào - Campuchia - Myanmar), “Hành lang Đông Tây”, “Tiểu vùng Mê Kông mở rộng” (GMS), “Mê Kông - Lan Thương”...
Lãnh đạo ngành du lịch hai nước Việt Nam - Lào và các tỉnh biên giới hai nước thường xuyên trao đổi đoàn, thực hiện nhiều chuyến khảo sát nhằm nối các tuyến, điểm du lịch giữa hai nước, bao gồm tuyến Viêng Chăn qua cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh) tới Nghệ An - Thanh Hóa - Hà Nội; từ Luông Pha Băng (Lào) qua cửa khẩu Nậm Cắn (Nghệ An) tới Thừa Thiên Huế. Hai bên cũng phối hợp với Thái Lan phát triển các tuyến du lịch đường bộ liên hoàn từ Đông Bắc Thái Lan qua Nam Lào đến các tỉnh miền Trung Việt Nam và tuyến “Tam giác di sản thế giới” nối vịnh Hạ Long (Việt Nam) với cố đô Luangprabang (Lào) và Udon (Thái Lan)...
Để phục vụ phát triển du lịch, các hãng hàng không Việt Nam đã tăng tần suất chuyến bay, mở thêm đường bay trực tiếp kết nối các thành phố lớn của Việt Nam và Lào. Bên cạnh đó, một số tuyến xe buýt qua lại giữa hai nước đang được khai thác đã tạo cơ hội cho khách du lịch được ăn cơm 3 nước Việt Nam, Lào, Thái Lan trong 1 ngày. Chính phủ hai nước Việt Nam - Lào cũng áp dụng miễn thị thực, thí điểm kiểm tra phương tiện và hàng hóa 1 lần tại cửa khẩu Lao Bảo (Việt Nam) - Đen Sa Vẳn (Lào). Đặc biệt, sau khi Chính phủ 3 nước Việt Nam - Lào - Thái Lan ký Thỏa thuận về hoạt động vận tải đường bộ, các xe cá nhân từ Việt Nam được phép lưu thông qua Lào, Thái Lan và ngược lại.
Ông Nguyễn Hữu Bắc, Chủ tịch Hệ thống du lịch Phuc group cho biết, việc phát triển loại hình du lịch đường bộ qua các cửa khẩu quốc tế Việt Nam - Lào có nhiều tiềm năng. Hiện, nguồn khách cho loại hình này rất đa dạng, bao gồm nguồn khách Thái Lan, Lào và khách từ các nước thứ 3 (chủ yếu là khách từ châu Âu, Australia, Mỹ...) và nguồn khách Việt Nam đi du lịch bằng đường bộ. Trong khi đó, tài nguyên du lịch của Việt Nam và Lào rất đa dạng, với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, điểm đến nổi tiếng như động Phong Nha, kinh thành Huế, phố cổ Hội An, bãi biển Cửa Lò; cố đô Luông Pra Băng, Thủ đô Viêng Chăn... có thể xây dựng nhiều sản phẩm du lịch.
Cần tăng cường liên kết để phát triển. Theo Vụ Hợp tác quốc tế, Tổng cục Du lịch thông tin, năm 2018, trao đổi khách du lịch giữa hai nước Việt Nam - Lào đạt gần 988 nghìn lượt, trong đó có 120 nghìn lượt khách du lịch Lào đến Việt Nam và hơn 867 nghìn lượt khách Việt Nam đến Lào. Lào nằm trong nhóm 15 thị trường hàng đầu của du lịch Việt Nam, Việt Nam là thị trường gửi khách lớn thứ 2 của Lào. Tính đến hết tháng 10-2019, có hơn 81 nghìn lượt khách Lào đến Việt Nam, giảm 22%; khách Việt Nam đến Lào đạt gần 702 nghìn lượt, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2018.
Nhìn một cách tổng thể, du lịch Việt Nam - Lào hiện nay phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Ông Nguyễn Hữu Bắc cho biết: “Giai đoạn 2015-2018, lượng khách du lịch đường bộ bắt đầu tăng trở lại nhưng vẫn chưa vượt qua mốc cao điểm của năm 2007 (110 nghìn người) - kỷ lục cao nhất của lượng khách qua
biên giới. Năm 2017, có 90 nghìn khách qua biên giới Việt Nam - Lào. Năm 2018, con số này tăng lên hơn 92 nghìn người”.
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Của Khách Du Lịch Nội Địa Về Các Dịch Vụ Trong Chương Trình Du Lịch Hà Nội - Luangprabang Từ Cao Đến Thấp (1-5)
- Nhận Xét, Đánh Giá Chung Các Hoạt Động Liên Kết Phát Triển Du Lịch Giữa Thành Phố Luangprabang Và Thành Phố Hà Nội.
- Hoạt Động Liên Kết Còn Đơn Giản Và Nặng Về Hình Thức
- Giải Pháp Tăng Cường Liên Kết Phát Triển Du Lịch Luangprabang Và Hà Nội
- Giải Pháp Liên Lich Giao Thông Trong Phát Triển Du Lịch
- Porter, Michael E, ( 1998), Competitive Strategy: Techniques For Analyzing Industries Anh Competitors: With A New Introduction Michael E.porter. New York,the Free Press.
Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.
Theo ông Nguyễn Hữu Bắc, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, trong đó, sản phẩm du lịch đường bộ đi miền Trung Việt Nam có dấu hiệu bão hòa, nhất là khách cao cấp, chất lượng phục vụ có phần giảm sút. Một số bất cập khác, đó là hệ thống đường sá chưa đồng bộ, nhiều đoạn xuống cấp; một số hạ tầng đặc biệt ở Bắc Lào chưa đảm bảo; thủ tục tại các cửa khẩu còn nhiều bất cập. Đặc biệt, ở các cửa khẩu không có khu vực đóng hộ chiếu riêng cho khách đoàn. Ngoài ra, chưa có sự phối hợp tích cực giữa các cơ quan quản lý du lịch và các cơ quan chức năng trong công tác quản lý và xúc tiến quảng bá du lịch.
Theo báo cáo của Vụ Hợp tác quốc tế, Tổng cục Du lịch, để phát huy tối đa lợi thế của mỗi nước, trong thời gian tới, Việt Nam và Lào cần phối hợp thúc đẩy liên kết về phát triển hạ tầng du lịch như xây dựng hệ thống cảng du lịch và các điểm dừng chân trên các tuyến du lịch đường bộ, phát triển các điểm du lịch, sản phẩm du lịch gắn với du lịch đường bộ, phát triển các hành lang giao thông thành hàng lang du lịch... Tăng cường phối hợp xúc tiến quảng bá chung 2 nước Việt Nam
- Lào và 3 nước Đông Dương Việt Nam - Lào - Campuchia trở thành một điểm đến chung với du khách quốc tế. Đồng thời khuyến khích, hỗ trợ và xúc tiến đầu tư tư nhân của Việt Nam vào các khu, điểm du lịch, cơ sở dịch vụ tại Lào; kêu gọi các dự án đầu tư của các tổ chức quốc tế vào kết nối sản phẩm du lịch Lào - Việt Nam và nước thứ 3.
Ông Nguyễn Hữu Bắc cho rằng, phát triển loại hình du lịch đường bộ qua các cửa khẩu miền Trung sang Lào cần đẩy mạnh liên kết trong quản lý Nhà nước về du lịch; liên kết trong xúc tiến, quảng bá điểm đến; thiết kế sản phẩm và xúc tiến bán; mở đường bay trực tiếp và liên kết trong tổ chức phục vụ khách. Trong đó, “liên kết trong quản lý Nhà nước về du lịch cần thống nhất về quy hoạch tổng thể trong phát triển du lịch ở các tỉnh khu vực miền Trung giáp biên Lào; khuyến khích đầu tư cho các dịch vụ còn thiếu và chưa đạt chất lượng; đầu tư sửa chữa, nâng cấp một số tuyến đường bộ trọng điểm, hình thành hệ thống đường bộ cao tốc trên suốt tuyến hành lang Đông Tây” - Ông Bắc nhấn mạnh.
3.1.2.2. Chiến lược phát triển của thành phố Luangprabang
Để đảm bảo phát triển kinh tế du lịch, các cấp lãnh đạo thành phố Luangprabang đã xác định mục tiêu hình thành hệ thống hạ tầng then chốt, đồng bộ về du lịch - thương mại; phát triển nguồn nhân lực du lịch đảm bảo về chất lượng, đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu; xây dựng được sản phẩm du lịch đặc trưng của thành phố... nhằm thành phố Luangprabang trở thành địa bàn trọng điểm phát triển du lịch của vùng và cả nước. Trong đó đảm bảo các khía cạnh sau đây:
Thứ nhất, về số lượng khách du lịch quốc tế phấn đấu đến năm 2025, đón được 1,328,492 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 361,918 nghìn lượt khách nội địa; đạt mức tăng trưởng bình quân của khách lưu trú 5,8%/năm; khách quốc tế 8,3%/năm. Giá trị tăng GDP kinh tế du lịch dự kiến phấn đấu đến năm 2025, đạt gần 624,391,240 triệu USD ( tương đương với hơn 4,550 tỷ kíp Lào theo giá gốc năm 2010 ); chiếm tỷ trọng 8,9% tổng thu nhập khối dịch vụ và 4,7% tổng thu nhập toàn thành phố, tăng trưởng trung bình đạt hơn 20,5%/năm, phấn đấu đến năm 2025 số lượng lưu trú tăng khoảng 40%.
Thứ hai, về mặt xã hội, phát triển một xã hội lành mạnh, ổn định trong đó con người là đối tượng quan tâm hàng đầu. Về thu nhập xã hội từ du lịch: phấn đấu đến năm 2025 đạt khoảng 624,391,240 triệu USD (tương đương với hơn 4,550 tỷ kíp Lào theo giá gốc năm 2010); đến năm 2025 gỉai quyết việc làm cho 5,5 ngàn lao động (trong đó 3,5 ngàn lao động trực tiếp).
Thứ ba, nhằm đảm bảo mục tiêu bảo vệ môi trường thì toàn bộ máy quản lý nhà nước về du lịch nói chung và môi trường du lịch nói riêng, từng bước hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật về quản lý tài nguyên môi trường du lịch trên cơ sở triển khai Luật Bảo vệ Môi trường và Luật Du lịch. Bổ sung và hoàn thiện dần từng bước các cơ chế chính sách: Về thuế, về chính sách đầu tư, về khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Thứ tư, về tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch. Để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, tổ chức phát triển du lịch cần đảm bảo các nguyên tắc:
Một là, trên cơ sở định hướng về tổ chức hoạt động du lịch cần phải có kế
hoạch xúc tiến ngay các dự án ưu tiên; đưa ra theo thứ tự ưu tiên, với định hướng phát triển du lịch theo hướng lãnh thổ thực chất là vấn để tổ chức không gian du lịch dựa theo những giá trị và sự phân bổ nguồn tài nguyên du lịch cũng như nhu cầu kết cấu hạ tầng và nhu cầu khách du lịch.
Hai là, tổ chức lại các doanh nghiệp tư nhân và các cơ sở kinh doanh du lịch trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của thành phố đến năm 2025. Gấp rút hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể du lịch thành phố Luangprabang làm cơ sở cho việc định hướng xây dựng các dự án phát triển du lịch. Trước mắt, quy hoạch các khu du lịch trọng điểm để có cơ sở thu hút đầu tư và tạo môi trường liên kết giữa các vùng, các huyện. Kết hợp thống nhất hợp lý giữa quy hoạch du lịch với các quy hoạch kinh tế - xã hội khác như quy hoạch di dân, nuôi trồng…
Triển khai tích cực và vững chắc, có hiệu quả việc hợp nhất và cổ phần hóa một số doanh nghiệp, khách sạn, nhà hàng làm ăn kém hiệu quả để huy động thêm vốn nâng cấp các cơ sở du lịch, tạo thêm động lực thúc đẩy nhanh doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả; đồng thời tạo hành lang pháp lý, môi trường kinh doanh du lịch thực hiện đúng luật pháp, đúng quy định và có hiệu quả.
Khuyến khích các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào các khu vực vui chơi, giải trí, thể thao, nghỉ dưỡng mà hiện nay chưa có điều kiện phát triển trên địa bàn thành phố, nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch đa dạng để thu hút khách.
Ba là, tổ chức triển khai có hiệu quả những địa bàn du lịch quan trọng, việc thiết kế xây dựng cơ sở lưu trú phải phù hợp với cảnh quan thiên nhiên, thành lập lại những kiến trúc đã có ở từng khu du lịch nhằm tạo ra đa dạng và hấp dẫn đối với hạ thống cơ sở lưu trú của tỉnh.
Bốn là, mở rộng và khai thác một cách có hiệu quả tiềm năng du lịch trên địa bàn tỉnh: là một thành phố giàu tài nguyên du lịch. Đặc biệt là các di tích lịch sử, văn hóa truyền thống, phong tục tập quán của các dân tộc, có đường giao thông thuận lợi, gắn liên với các vùng trọng điểm và mở rộng hợp tác du lịch.
Trong quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa, sự phát triển của mỗi quốc gia luôn bị chi phối, ràng buộc lẫn nhau thông qua các thể chế kinh tế quốc tế cả song
phương và đa phương. Cũng như các ngành kinh tế khác, ngành du lịch không tránh khỏi xu thế tất yếu trên. Thành phố Luangprabang có nhiều điểm du lịch hấp dẫn với vị trí giao lưu thuận lợi, tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú, độc đáo cho việc phát triển kinh tế du lịch, bên cạnh phát huy nội lực, du lịch thành phố Luangprabang cần phải tranh thủ nguồn lực bên ngoài trong quá trình phát triển của mình. Hội nhập, hợp tác kinh tế quốc tế sẽ giúp ngành du lịch thành phố từng bước thâm nhập vào thị trường khu vực và thế giới và thu hút du khách, vốn đầu tư, tranh thu hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, tăng cường xúc tiến quảng bá du lịch thành phố Luangprabang .
3.1.2.3. Chiến lược phát triển của thành phố Hà Nội
Theo qui hoạch phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- Quan điểm phát triển
Phát triển du lịch Hà Nội gắn với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và gắn kết chặt chẽ với chiến lược phát triển kinh tế- xã hội vùng Thủ đô Hà Nội, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ ở Việt Nam, qui hoạch tổng thể phát triển du lịch của cả nước.
Chú trọng phát triển hài hòa giữa du lịch trong nước và quốc tế, trong đó ưu tiên thu hút khách du lịch quốc tế đến với Hà Nội; là trung tâm phân phối khách hàng đầu của du lịch Bắc Bộ và cả nước, thực hiện chức năng cầu nối giữa kinh tế thủ đô với các tỉnh, thành phố trong nước và quốc tế.
Kết hợp hài hòa giữa phát triển du lịch với bảo tồn giá trị văn hóa, thiên nhiên, môi trường của Thủ đô, tạo nên sự phát triển bền vững, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Phát triển các loại hình du lịch văn hóa, du lịch hội nghị, hội thảo, triễn lãm, tổ chức sự kiện, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.
Huy động mọi tầng lớp nhân dân, mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư xây dựng môi trường du lịch, tham gia đầu tư phát triển du lịch trên cơ sở qui hoạch, kế hoạch đồng bộ, thống nhất.
- Mục tiêu chung
Phấn đấu đến năm 2022 tầm nhìn 2030, du lịch thủ đô Hà Nội thực sự trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, hệ thống cơ sở vật chất kỷ thuật đồng bộ và hiện đại; sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh; mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, thân thiện với môi trường, đưa Hà Nội trở thành điểm đến hấp dẫn, có đẳng cấp và xứng đáng là trung tâm du lịch lớn của cả nước và khu vực.
- Các chỉ tiêu phát triển chính
Về khách du lịch: Theo Sở Du lịch Hà Nội, năm 2019, Hà Nội đón gần 29 triệu lượt khách, trong đó, khách du lịch quốc tế là hơn 7 triệu lượt, tăng 17% so với năm trước; khách du lịch nội địa đạt gần 22 triệu lượt, tăng 8% so với năm 2018. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt khoảng 103.800 tỷ đồng, tăng 34% so với năm trước. Đây là bước phát triển tốt nhất của du lịch Thủ đô từ trước đến nay. Hà Nội đã đề chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2021, đón 30 triệu lượt khách, trong đó có 5,7 triệu lượt khách quốc tế, tốc độ tăng trung bình 8% - 10%/năm; tổng thu từ khách du lịch đến năm 2021 đạt 120.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trung bình 15% -17%/năm.
3.1.3. Thực tế liên kết trong thời gian qua
Những năm qua, du lịch Hà Nội - Luangprabang đã có sự phát triển đáng ghi nhận, đóng góp vào sự phát triển chung của du lịch Việt Nam và Lào. Tuy nhiên, sự liên kết trong phát triển du lịch giữa hai thành phố còn chưa chặt chẽ, do chưa khai thác hiệu quả những thế mạnh của từng địa phương trong phát triển của vùng liên kết.
Bên cạnh đó cũng phải thừa nhận rằng sự lien kết, hợp tác phát triển du lịch giữa hai thành phố thời gian qua vẫn còn yếu chưa tương xứng với tiềm năng phát triển du lịch của hai thành phố, các hoạt động liên kết du lịch của hai địa phương chủ yếu được thực hiện ở những thỏa thuận hợp tác giữa hai thành phố, các cơ quan du lịch của hai địa phương với nội dung chủ yếu là gặp gỡ trao đổi, hỗ trợ thong tin, cung cấp các hình ảnh về điểm đến du lịch, thiết lập liên kết qua trang web chính thức về du lịch của hai thành phố. Hay nói cách khác chủ yếu là duy trì quan hệ, giới thiệu tiềm năng, chờ cơ hội hợp tác, chưa thực sự phát huy được lợi thế giữa hai địa phương. Sự liên kết, hợp tác phát triển du lịch giữa hai thành phố thời gian vẫn còn nhiều mặt hạn chế.
3.2. Định hướng liên kết phát triển sản phẩm du lịch của hai thành phố
Để phát huy tối đa khả năng phát triển sản phẩm du lịch của hai thành phố nhằm đáp ứng phục vụ nhu cầu thị trường cần tăng cường liên kết để phát triển sản phẩm theo hai hướng: Liên kết phát triển sản phẩm tổng hợp có sức cạnh tranh cao, mang tính thương hiệu hai thành phố và liên kết phát triển sản phẩm theo chuyên đề.
* Liên kết phát triển sản phẩm tổng hợp: Liên kết các địa phương trong toàn vùng của hai thành phố để mở rộng qui mô và nâng cao chất lượng sản phẩm: Văn hóa - Sinh thái - Biển đảo.
* Liên kết phát triển sản phẩm theo chuyên đề:
+ Liên kết các địa phương vùng châu thổ sông Hồng (ở Việt Nam) và vùng phía bắc sông Mê Kông (ở Lào) khai thác phát triển du lịch văn hóa: Du lịch tham quan làng nghề, Làng việt cổ, phố cổ Luangprabang; lễ hội, tâm linh; tham quan di tích theo chủ đề.
+ Liên kết các địa phương trong việc phát triển du lịch sinh thái.
+ Liên kết các tỉnh duyên hải phía Việt Nam để phát triển du lịch biển đảo.
Ngoài ra cũng có thể liên kết các địa phương trong toàn vùng phát triển sản phẩm du lịch theo chuyên đề như du lịch sinh thái vườn quốc gia, du lịch tham quan hang động, du lịch lễ hội tâm linh, du lịch đường sông, du lịch khám phá biển đảo.v.v.
Để phát triển sản phẩm liên kết ngoài sự tham gia của hai địa phương, cần thiết có sự phối hợp, liên kết giúp đỡ của các ngành liên quan:
* Liên kết các ngành đường sắt, hàng không, tàu biển tạo sản phẩm đa dạng, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch trong chuỗi cung ứng sản phẩm du lịch. Phối hợp tổ chức các chiến dịch về các gói sản phẩm để thúc đẩy sự phát triển chung, phát triển cùng có lợi, đảm bảo tính liên tục và bền vững trong chuỗi cung ứng sản phẩm du lịch.
* Phát huy vai trò của thành phố Hà Nội và thành phố Luangprabang là trung tâm kinh tế và văn hóa của cả nước, tạo dựng các liên kết trong phát triển sản phẩm. Nhiều loại kết hợp có thể được phát huy theo các liên kết theo ngành nghề, liên kết