Khái Quát Về Du Lịch Thành Phố Luangprabang- Thành Phố Hà Nội

truyền tải và quản lý thông tin thế nào là hiệu quả nhất, nội dung thông tin là gì cho sản phẩm du lịch của vùng. Sự linh hoạt trong quá trình định vị, phù hợp với từng bối cảnh và xu hướng thay đổi của thị trường , tính cạnh tranh bởi thị trường liên tục biến đổi do sự tác động của kinh tế, chính trị xã hội, công nghệ... Vì vậy, công tác quản lý các giá trị thương hiệu, đặc biệt với đặc điểm du lịch là lĩnh vực mang tính tổng hợp và các yếu tố giá trị thương hiệu nằm trong cả cộng đồng và xã hội.

- Bổ trợ yếu điểm cho mỗi địa phương. Du lịch không mang tính địa phương mà theo vùng miền, liên tỉnh, liên quốc gia. Bản thân mỗi địa phương dù có mạnh đến đâu cũng không thể làm tốt bằng sự hợp tác của nhiều địa phương khác. Bên cạnh đó, nhiều địa phương cùng xúc tiến, quảng bá có khi còn chồng chéo hoạt động xúc tiến cũng rât đa dạng nên khi liên kết mỗi địa phương có thể phát huy thế mạnh của mình, vì điểm yếu của địa phương mình có khi là điểm yếu của địa phương khác. Do vậy, khi liên kết xúc tiến quảng bá yếu điểm của từng địa phương sẽ được bổ trợ bằng hoạt động xúc tiến, quảng bá của địa phương khác hoặc vùng liên kết.

1.2.4.3. Liên kết đào tạo, phát triển nhân lực

Hiện nay, du lịch Việt Nam và Lào đang có sự tăng trưởng mạnh mẽ về số lượng khách du lịch quốc tế và trong nước, yêu cầu cấp bách đặt ra cho ngành du lịch là phải chuẩn bị nguồn nhân lực đủ về số lượng, đạt chuẩn về chất lượng, đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Thực tế trên đòi hỏi một sự liên kết, hợp tác chặt chẽ giữa doanh nghiệp du lịch, các cơ quan quản lý, cộng đồng.... với cơ sở đào tạo du lịch.

Liên kết giữa các cơ sở đào tạo nhân lực du lịch

Theo loại hình sở hữu có cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài; hình thức đào tạo chính quy và không chính quy, các hệ ngắn hạn và dài hạn.

Mạng lưới đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch hiện gồm các trường, trung tâm đào tạo của doanh nghiệp của các địa phương và của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch. Trường bồi dưỡng cán bộ quản lý văn hóa - thể thao và du lịch đảm nhiệm đào tạo lại, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành du lịch. Hầu hết, các tỉnh và thành phố đều có trung tâm chuyên đào tạo, bồi dưỡng nghề du lịch ngắn hạn hoặc

trung tâm đào tạo đa ngành nghề tham gia đào tạo, bồi dưỡng du lịch,

Nội dung liên kết: trao đổi chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ giảng viên qua các lớp ngắn hạn và dài hạn, liên kết mở các lớp đào tạo các hệ...

Liên kết giữa các đơn vị sử dụng nhân lực du lịch

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Nội dung liên kết chủ yếu là trao đổi, học tập kinh nghiệm;đào tạo chéo; đào tạo ngắn hạn,... muốn nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh tế của doanh nghiệp thì phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của đơn vị. Vì vậy, vai trò của công tác đào tạo và tầm quan trọng của việc liên kết đào tạo giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp là hết sức cần thiết.

Liên kết thông qua hiệp hội du lịch, khách sạn và các chị hội nghề nghiệp

Liên kết phát triển du lịch giữa Luangprabang, Lào với Hà Nội, Việt Nam - 5

Hiệp hội du lịch, Hiệp hội khách sạn và các chị hội nghề nghiệp được coi là cầu nối tạo sự liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch trong và ngoài vùng hay với doanh nghiệp nước ngoài.

Nội dung liên kết: Phối hợp tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn và dài hạn nhằm tạo cơ hội cho lao động du lịch giao lưu, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm; có thể chia sẽ sự thiếu hụt lao động ở những lúc cao điểm. Cùng với cơ quan, ban ngành quản lý du lịch với các đơn vị đào tạo nghề du lịch và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch tạo mối liên kết chặt chẽ trong nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực.

Con người là yếu tố sông còn của du lịch nên đào tạo nhan lực có ý nghĩa rất quan trọng. Liên kết đào tạo được xem như là yếu tố cơ bản đáp ứng mục tiêu chiến lược của mỗi địa phương. Chất lượng nhân lực trở thành một trong những lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất của hoạt động kinh doanh du lịch. Liên kết đào tạo nguồn nhân lực sẽ tiết kiệm được chi phí đào tạo và chủ động trong luân chuyển và hỗ trợ nhau trong những thời điểm nhất định

Việc liên kết đào tạo, hỗ trợ và bồi dưỡng nghiệp vụ lẫn nhau giữa các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp có một vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và dịch vụ du lịch. Đồng thời, đem lại lợi ích nhiều mặt cho cơ sở đào tạo doanh nghiệp, học sinh - sinh viên và xã hội. Để có thể phát triển một cách tích cực nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành là điều hết sức quan trọng và

cần thiết khi mà nền kinh tế tri thức đang có những đòi hỏi đối với sự đổi mới. Làm tốt công tác đào tạo có thể khẳng định vị thế và năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam và Lào trong tình hình mới.

1.2.4.4. Liên kết trong vận chuyển khách du lịch

Để liên kết phát triển du lịch trong vùng thực sự hiệu quả thì cải thiện dịch vụ đi lại để phục vụ khách du lịch là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết. Kết nối vùng trước hết là kết nối giao thông. Trở thành vùng kết nối được hay không mấu chốt là lưu thông giữa các tỉnh, thành phố xuyên suốt và tiết kiệm thời gian. Các dự án phải dựa trên lợi ích của vùng. Một trong những rào cản lớn nhất gây khó khăn cho việc liên kết của vùng đó là hạ tầng giao thông yếu kém đồng bộ.

+ Liên kết giao thông đường bộ trong việc vận chuyển khách du lịch

Đây là hình thức giao thông du lịch chủ yếu và quan trọng nhất trên thế giới. Liên kết giao thông đường bộ phục vụ du lịch nhằm hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của từng địa phương, khớp nối với giao thông đường bộ liên tỉnh và quốc tế. Tạo điều kiện để giao thông đường bộ được thông suốt, dịch vụ đồng bộ, kết nối với các điểm du lịch thuận lợi, công trình đầy đủ và hợp lý. Từ đó, tạo điều kiện cho phát triển du lịch của từng địa phương cũng như các tỉnh trong vùng, trên cả nước và quốc tế.

+ Liên kết giao thông đường thủy trong việc vận chuyển khách du lịch

Liên kết giao thông đường thủy phục vụ du lịch bao gồm việc kết nối các công trình đường thủy như: bến tàu, bến cảng, các công việc vận chuyển khách du lịch bằng tàu thuyền được thuận lợi, các thủ tục xuất nhập cảnh nhanh chóng được thuận lợi,... các dịch vụ đồng bộ và có tính hỗ trợ nhằm tạo điều kiên cho hoạt động giao thông đường thủy thông suốt, kết nối được với các điểm du lịch, thúc đẩy hoạt động kinh doanh du lịch hoạt động hiệu quả.

+ Liên kết giao thông đường sắt trong việc vận chuyển khách du lịch

Liên kết giao thông đường sắt trong việc vận chuyển khách du lịch bao gồm việc liên kết đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng đường sắt (nhà ga, sân ga, đường tàu..) các dịch vụ đường sắt trên các tuyến thuận tiện, nhanh chóng, kết nối vận chuyển khách du lịch đến các địa điểm du lịch được dễ dàng.

+ Liên kết giao thông bằng đường Hàng không trong việc vận chuyển khách du lịch

Liên kết giao thông bằng đường Hàng không trong việc vận chuyển khách du lịch là việc hơp tác vận chuyển khách du lịch bằng đường hàng không đến các địa phương liên kết. Mở các đường bay có kết nối nguồn khách của các địa phương trong vùng liên kết. Nghiên cứu xây dựng các loại dịch vụ bay phục vụ phát triển du lịch các địa phương liên kết

Hạ tầng giao thông có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bảo đảm sự thông suốt toàn bộ nền kinh tế quốc gia, cũng như vùng và địa phương. Không thể phát triển du lịch nói riêng và phát triển kinh tế xã hội của vùng và mỗi địa phương nói chung nếu không có cơ sở hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại và có tính kết nối cao. Bên cạnh các yếu tố quy hoạch, thể chế vùng, hạ tầng giao thông vùng đóng vai trò quyết định sự hình thành, phát triển và nâng cao hiệu quả của các liên kết.

Hạ tầng giao thông tố giúp thúc đẩy liên kết và hợp tác chặt chẽ trong vùng, kết nối thị trường vùng và liên vùng với thị trường quốc gia và quốc tế. Khai thác và hiện thực hóa các tiềm năng kinh tế của địa phương. Từ đó, nâng cao hiệu quả đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh,...

1.2.4.5. Nội dung liên kết khác

Bên cạnh những nội dung liên kết trên, liên kết phát triển du lịch còn có các hoạt động liên kết khác như: liên kết cơ chế chính sách, liên kết qiu hoạch, liên kết nguồn vốn đầu tư, liên kết cơ sở kỷ thuật du lịch,... Tuy nhiên, trong khuôn khổ của luận văn không thể nghiên cứu hết. Vì vậy, nghiên cứu này chỉ tập trungvào nội dung liên kết như: liên kết phát triển chuỗi sản phẩm du lịch; liên kết đào tạo nhân lực; liên kết xúc tiến quảng bá du lịch và liên kết giao thông trong phát triển du lịch.

Tiểu kết chương 1

Chương 1 tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về liên kết phát triển du lịch, nội dung và ý nghĩa cũng như vai trò của hoạt động liên kết phát triển du lịch. Trong đó, liên kết là sự gắn bó phụ thuộc lẫn nhau giữa các chủ thể có mối quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau vì mục đích có lợi cho các bên tham gia. Còn liên kết vùng là sự gắn kết những khu vực có những nét tương đồng, có liên quan và bổ trợ nhau trong một lĩnh vực nào đó. Theo đó, liên kết vùng, tiểu vùng trong phát triển du lịch là sự kết hợp giữa các bên tham gia (chính quyền, doanh nghiệp, cộng đồng...) ở các lãnh thổ (vùng, tiểu vùng) khác nhau trong việc làm ăng hiệu quả kinh doanh du lịch một cách bền vững.

Liên kết phát triển du lịch với nhiều hình thức: liên kết dọc, liên kết ngang, liên kết chức năng, liên kết không gian. Với nhiều nội dung: liên kết phát triển chuỗi sản phẩm du lịch; liên kết đào tạo nhân lực; liên kết xúc tiến và quảng bá du lịch và liên kết giao thông trong phát triển du lịch; liên kết cơ chế, chính sách; liên kết qui hoạch; liên kết nguồn vốn đầu tư, liên kết cơ sở kỷ thuậ du lịch,... Việc liên kết phát triển du lịch góp phần thúc đẩy du lịch địa phương và vùng phát triển. Đồng thời, giúp du lịch phát triển một cách bền vững.

Những vấn đề lý luận về liên kết phát triển du lịch làm cơ sở lý thuyết để phân tích, so sánh, đối chiếu thực trạng hoạt động liên kết phát triển du lịch của hai địa phương là thành phố Hà Nội và tỉnh Luangprabang. Qua đó, làm nền tảng cho các giải pháp và kiến nghị trong chương 3

Chương 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ LUANGPRABANG VÀ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1. Khái quát về du lịch thành phố Luangprabang- thành phố Hà Nội

2.1.1. Khái quát về du lịch thành phố Luangprabang

Luangprabang nằm trong địa bàn trọng điểm phía Bắc của Lào, với diện tích: 16.875 km². Hiện nay tiếp giáp với các tỉnh Phongsaly ở phía Bắc; Viêng chăn ở phía Nam; Huaphan và Xiêngkhoang ở phía Đông; Udomxay và Xayyabuly ở phía Tây. Luangprabang là một trung tâm du lịch lớn nhất của Lào nói chung và là một trung tâm lớn nhất miền bắc Lào nói riêng. Lượng khách du lịch quốc tế đến Luangprabang chiếm 40% lượng khách đến Lào. Luangprabang còn là trung tâm tiếp nhận và phân phối khách du lịch đến các vùng du lịch phía Bắc và các vùng miền khác trên lãnh thổ Lào cũng như tới các nước trong khu vực.

Luangprabang có vị trí địa lí thuận lợi, giao thông vận tải phát triển và các tài nguyên du lịch nhân văn rất phong phú với các di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội truyền thống, các làng nghề thủ công, ca múa nhạc, các món ăn đặc sản và các khu phố cổ cùng với chùa chiền, đền đài; tài nguyên du lịch tự nhiên: dòng sông - thác nước, rừng, hang động... là cơ sở để địa phương náy phát triển kinh tế du lịch. Cố đô Luangprabang đã được Tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào ngày 9, tháng 12, năm 1995 cũng tạo ra tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế du lịch

2.1.1.1. Tài nguyên du lịch Luangprabang

Luangprabang nằm ở phía Bắc miền Trung Lào, nơi hợp lưu những con sông nhỏ với sông Mê Công, cách Viêng Chăn 425km về phía Bắc, bao quanh bởi những đồi cây, vốn là thủ đô của đế chế Lan Xang, vương quốc đầu tiên của Lào (1350 - 1545). Vào thế kỷ 16, mặc dù thủ đô được chuyển đến Viêng Chăn, nhưng Luangprabang vẫn bảo tồn được vị thế của nó như là cái nôi của nền văn hóa đa dạng Lào. Luangprabang cũng là nơi bảo tồn di sản về nghệ thuật và kiến trúc: với hơn 30 cung điện tráng lệ, đa số được xây dựng từ thế kỷ 14; khoảng 40 ngôi chùa

cổ được xây dựng từ những triều đại khác nhau mà mỗi ngôi chùa là một công trình văn hóa có giá trị nghệ thuật cao; hàng trăm ngôi nhà cổ bằng gỗ được thiết kế theo phong cách riêng rất đẹp, được sắp xếp trật tự dọc theo các dãy phố nhỏ dài tạo nên vẻ xinh xắn và yên ắng.

Ở Luangprabang, các kiệt tác kiến trúc như Wat Xiengthong - điện thờ hoàng gia cổ xưa được xây dựng vào năm 1560 và Wat May với những mái ngói lợp dày 5 lớp, là hai trong nhiều lăng mộ tuyệt đẹp có những đường nét kiến trúc, có những tác phẩm chạm khắc trên gỗ và trang trí rất phong phú. Ngoài ra còn có chùa Wat Visounarath, chùa có rất nhiều tượng Phật quý giá được cất giữ trong các ngôi tháp. Do thời gian và sự tàn phá của thời tiết nên các ngôi tháp đã trở nên đổ nát, những bức tượng phật đều đã được chuyển về cất giữ ở bảo tàng Hoàng cung, trong đó có bức tượng Phật nổi tiếng bằng vàng không lồ Prabang Buddha đã tồn tại ở đây suốt trong khoảng thời gian từ năm 1513 đến năm 1894.

Một thắng cảnh khác nữa là Wat Vixun (chùa Vixun), được xây dựng năm 1513 và sau đó được xây dựng lại vào năm 1898. Nó thờ bức tượng Phật lớn nhất Luangprabang. Trong cùng quần thể kiến trúc này còn có That Mak Mo nổi tiếng vì kiến trúc hình bán cầu tuyệt vời. Tới đây, du khách có thể leo lên 328 bậc thang của Phousi (khối đá đặt trên đỉnh chùa ở trung tâm Luangprabang). Những đài tưởng niệm tôn giáo ở đây rất nhỏ nhưng hình dáng rất đẹp. Một trong những mái nhà của thành phố mà du khách có thể nhìn thấy từ trên Phousi là lăng mộ hoàng gia ngày xưa - hình thập tự đôi rất ấn tượng trong sự kết hợp giữa những chi tiết kiến trúc khéo léo tinh vi của Lào và Pháp. Giờ đây, những lăng mộ này đã trở thành viện bảo tàng với nhiều hiện vật quý. Năm 2007, Luangprabang lọt vào danh sách 10 thành phố được lựa chọn nhiều nhất do bạn đọc tạp chí uy tín Leisure Travel bình chọn.

2.1.1.2. Về Giao Thông

Thành phố Luangprabang có giao thông vận tải thuận lợi, cho phép đẩy mạnh phát triển kinh tế dịch vụ, thương mại và công nghiệp, nhất là dịch vụ du lịch và dịch vụ vận tải đường bộ. Hệ thống giao thông của thành phố Luangprabang khá đa dạng (có mặt đầy đủ cả đường bộ, đường thủy, đường hàng không) tạo

thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa và phát triển du lịch.

Trên địa bàn thành phố, trong những năm qua nhiều tuyến đường bộ đã được cải tạo, nâng cấp và mở rộng, làm cho giao thông đường bộ thuận tiện. Thành phố cũng cải thiện, nâng cấp đường bộ từ địa bàn thành phố đến các huyện, đến nơi du lịch. Một số tuyến đường chính như quốc lộ 13 kết nối Luangprabang tới tỉnh Viêng Chăn, thủ đô Vientiane và các tỉnh đông bắc Thai Lan ở phía nam, quốc lộ 1 kết nối các tỉnh ở phía bắc Lào và cac tỉnh phía Bắc Việt Nam. Ngoài ra hệ thống giao thông thành phố còn các trạm xe buýt, xe khách, taxi dịch vụ hành khách và đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải phục vụ các hướng khác nhau.

Một số tuyến đường bộ chính như:

Luangprabang - Chiang Mai - xe buýt này trực tiếp đến Chiang Mai giá vé 1.500 baht một chiều. Hành trình xe thông qua Udomxai và Luang Nam Tha trước khi được vận chuyển qua sông Mê Kông bằng thuyền và tiếp tục đến Chiang Mai. Tổng số thời gian hành trình là 18 giờ.

Luangprabang - Văng Viêng - Viêng chăn - các xe máy lạnh VIP có giá vé khoảng 150.000 kip, cùng một mức giá như xe buýt Viêng Chăn. Xe buýt nhỏ để lại từ Văng Viêng lúc 09:00 và chi phí 100.000 kip. Trạm xe buýt nhỏ là phía bắc của thị trấn. Chuyến đi kéo dài 6-7 giờ

Luangprabang- Udomxay - Điện Biên (Việt Nam) mất khoảng 14 giờ. Chi phí 140.000 kip

Luangprabang - Luang Nam Tha - mất 8 - 9 giờ và chi phí 90.000 kíp.

Luangprabang - Huay Xai - lên đến 15 giờ đi. Chi phí 135.000 kip. Luangprabang - Phonsavan -xe buýt mất khoảng 8 tiếng đồng hồ và chi phí

100.000 kip.

Hệ thống đường hàng không: Đường hàng không có ý nghĩa vô cùng quan trọng trọng việc phát triển du lịch thành phố Luangprabang. Thành phố có Sân bay quốc tế Luangprabang (Vietnam Airlines và Laos Airlines có tuyến bay với Hà Nội). Có thể bay từ Đà Nẵng đến Pakse (Laos Airlines), từ Tp Hồ Chí Minh bay đến Pakse (Laos Airlines) nối chuyến đến Luangprabang, Viêng Chăn (Vietnam Airlines) rồi đi tiếp đến Luangprabang bằng đường bộ hoặc đường hàng không. Sân bay nằm ở ngay

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/04/2023