Số Lượng Khách Quốc Tế Đến Hà Nội Giai Đoạn 2015 - 2019

đóng góp không nhỏ cho nguồn thu quốc gia và ngày càng có vai trò to lớn đối với sự phát triển nền kinh tế đất nước.

Đề phát huy tiềm năng thế mạnh về tài nguyên du lịch nhân văn và tài nguyên du lịch tự nhiên, trong chiến lược phát triển, Luangprabang cũng đã chú trọng đẩy mạnh công tác quảng bá du lịch, xúc tiến du lịch và lôi cuốn du khách đến với những nét văn hóa, những sản phẩm du lịch rất đặc trưng của một cố đô yên bình và xinh đẹp. Chính quyền nơi đây đã xây dựng chiến lược, mục tiêu cụ thể để phát triển toàn ngành du lịch, tiến tới xây dựng một thương hiệu, một hình ảnh rõ ràng, đủ sức đối đầu với cuộc cạnh tranh khốc liệt của các quốc gia trong khu vực. Đảng bộ tỉnh Luangprabang đã chỉ đạo đưa du lịch của tỉnh thành ngành kinh tế đặc biệt quan trọng, phát triển theo hướng XHH, bắt đầu từ phát triển kết cấu hạ tầng. Thị trường du lịch phát triển với nhiều chính sách, biện pháp, bước đi phù hợp để vừa phát triển tốt dịch vụ du lịch. Bên cạnh đó, tỉnh Luangprabang còn chủ động mở rộng hợp tác kinh tế, thu hút nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài, tạo đòn bẩy để thúc đẩy các ngành kinh tế nói chung và du lịch nói riêng phát triển.

2.1.4. Khái quát về du lịch thành phố Hà Nội

Hà Nội hiện nay tiếp giáp với các tỉnh Nguyên - Vĩnh Phúc ở phía Bắc; Hà Nam - Hòa Bình ở phía Nam; Bắc Giang - Bắc Ninh - Hưng Yên ở phía Đông và Hòa Bình - Phú Thọ ở phía Tây. Hà Nội là hai trung tâm du lịch lớn nhất của Việt Nam nói chung và miền bắc Việt Nam nói riêng. Lượng khách du lịch quốc tế đến Hà Nội chiếm 30% lượng khách đến Việt Nam. Hà Nội còn là trung tâm tiếp nhận và phân phối khách du lịch đến các vùng du lịch phía Bắc và các vùng miền khác trên lãnh thổ Việt Nam cũng như tới các nước trong khu vực.

2.1.2.1. Tài nguyên du lịch Hà Nội

Hà Nội có tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa phong phú như: Hệ thống hồ đẹp; khu di tích Hoàng Thành Thăng Long; Lễ Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc, Ca trù được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới; hệ thống các văn bia tiến sĩ thời Lê Mạc tại Văn Miếu Quốc Tử Giám được UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới thuộc chương trình ký ức thế giới của UNESCO; tổng số di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội là 5000 di

tích, trong đó có 803 di tích đã được xếp hạng. Mặt khác, Hà Nội là nơi tập trung hệ thống cơ sở văn hóa, thông tin của cả nước như trung tâm phát thanh truyền hình, nhà hát lớn, các bảo tàng lớn; các nhà biểu diễn nghệ thuật dân gian như Nhà hát Chèo, múa rối nước rất hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế.

2.1.2.2. Về Giao Thông

Từ thủ đô Hà Nội có thể đi khắp mọi miền đất nước bằng các loại phương tiện giao thông đều thuận tiện.

Đường bộ: Xe ôtô khách liên tỉnh xuất phát từ các bến xe Phía Nam như : Gia Lâm, Lương Yên, Nước Ngầm, Mỹ Đình tỏa đi khắp mỏi miền trên toàn quốc theo các quốc lộ 1A, quốc lộ 2, quốc lộ 3, quốc lộ 5, quốc lộ 6.

Đường sắt: Hà Nội là đầu mối giao thông của 5 tuyến đường sắt trong nước gồm: Hà Nội - TP Hồ Chí Minh; Hà Nội - Lào Cai; Hà Nội - Hải Phòng; Hà Nội - Đồng Đăng; Hà Nội - Cảng Cái Lân (chở hàng) và đường sắt vành đai Hà Nội trở thành một vòng khép kín, trong đó có 2 ga lập tàu khách, 2 ga lập tàu hàng. Có đường sắt liên vận sang Bắc Kinh Trung Quốc, đi nhiều nước Châu Âu.

Đường Thủy: Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng với bến Phà Đen, có các con sông lớn như: Sông Hồng; sông Đà; sống Đáy; sông Tích. Có cảng sông có hệ thống kho bãi và công trình phụ trợ.

Hàng không: Trên địa bàn Thành phố hiện này có các sân bay: Nội Bài (đi quốc tế và nội địa); Gia lâm (bay dịch vụ kết hợp dân sự); Bạch Mai, Hòa Lạc và Miếu Môn ( đều là sân bay quân sự).

2.1.2.3. Về Khách Du Lịch

* Khách quốc tế

Năm 2015, tổng số lượng khách quốc tế đến với Hà Nội là 3,4 triệu lượt người. Đến năm 2019, tổng số lượng khách quốc tế đến với Hà Nội là 7 triệu lượt người. Khách du lịch quốc tế đến Hà Nội với nhiều mục đích, trong đó mục đích du lịch chiếm khoảng 70%; khách công vụ, thương mại chiếm 15,9%, hội nghị hội thảo chiếm 4,0%, thực hiện các nhiệm vụ của chính phủ chiếm tương ứng 2,9%; thăm thân nhân là 5,1%.

Như vậy, giai đoạn 2015- 2019, dù gặp khó khăn nhưng lượng khách du lịch

quốc tế đến với Thủ đô vẫn tăng đều với mức tăng trung bình trên 10%, chiếm tỷ trọng 40% so với cả nước.

Bảng 2.10. Số lượng khách quốc tế đến Hà Nội giai đoạn 2015 - 2019

Đơn vị: Triệu lượt khách


Năm

2015

2016

2017

2018

2019

Khách quốc tế

3,4

4,0

4,95

5,74

7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Liên kết phát triển du lịch giữa Luangprabang, Lào với Hà Nội, Việt Nam - 7

Nguồn: Tổng hợp số liệu của Sở Du lịch Hà Nội và Tổng cục Du lịch Việt Nam

* Khách nội địa

Trong khi đó, thị trường khách du lịch nội địa đến với Hà Nội cũng chiếm tỷ trọng lớn hàng đầu cả nước, với lượng khách trung bình hàng năm chiếm trên 20% tổng lượng khách du lịch nội địa của Việt Nam. Khách du lịch nội địa đến Hà Nội với mục đích khác nhau và từ khắp các tỉnh thành của cả nước, trong đó khách đến Hà Nội với mục đích du lịch thuần túy, đi công tác, thăm thân nhân và chữa bệnh.

Bảng 2.11. Số lượng khách nội địa đến Hà Nội giai đoạn 2015- 2019

Đơn vị: Triệu lượt khách


Năm

2015

2016

2017

2018

2019

Khách nội địa

16,4

17,8

18,88

20,3

22

Nguồn: Tổng hợp số liệu của Sở Du lịch Hà Nội và Tổng cục Du lịch Việt Nam

Nguồn khách du lịch nội địa tăng đều qua các năm từ giai đoạn năm 2015 đến năm 2019. Năm 2019, khách du lịch nội địa tại Hà Nội đạt 22 triệu lượt, tăng 8% so với năm 2018. Luôn là một trong những thị trường có lượng khách du lịch nội địa dẫn đầu cả nước. Trong đó lượng khách hàng năm vượt trung bình từ 18% đến 20%.

2.1.2.4. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

* Về cơ sở lưu trú

Tính đến hết năm 2016, thành phố có 1.751 cơ sở lưu trú phục vụ du lịch với hơn

25.532 buồng, trong dó có 233 cơ sở đã được thẩm định đạt tiêu chuẩn và các hạng sao theo qui định, chiếm 48,2% với 12.326 buồng.

Bảng 2.12: Cơ cấu cơ sở lưu trú ở thành phố Hà Nội đã được xếp hạng giai đoạn



Thời gian

Khách sạn

Nhà nghỉ

Căn hộ du lịch

cao cấp

Cơ sở

Phòng

Cơ sở

Phòng

Cơ sở

Phòng

Năm 2016

64

9,254

486

11,214

6

1,312

Năm 2017

64

9,265

483

11,195

6

1,312

Năm 2018

65

9,985

480

11,121

7

1,319

Năm 2019

66

10,004

490

11,396

8

1.349

Nguồn: Tổng hợp số liệu của Sở Du lịch Hà Nội và Tổng cục Du lịch Việt Nam.

Năm 2016, tổng số cơ sở lưu trú được xếp hạng trên địa bàn là 556 cơ sở, trong đó có 5 khách sạn 5 sao, 14 khách sạn 4 sao và 45 khách sạn 3 sao, 6 căn hộ du lịch cao cấp. Năm 2019, Theo Sở Du lịch Hà Nội, trên địa bàn thành phố hiện có

3.499 cơ sở lưu trú du lịch. Số cơ sở lưu trú được xếp hạng là 572, trong đó có 66 khách sạn được xếp hạng từ 3-5 sao, 8 khu căn hộ du lịch cao cấp từ 4-5 sao, 222 cơ sở đã được xếp hạng sao còn hạn quyết định, 490 nhà nghỉ đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt. Công suất sử dụng phòng trung bình toàn khối đạt 55,2%, ngày lưu trú bình quân của khách du lịch đạt 1,3 ngày/khách. Trong đó, các thị trường khách quốc tế đứng đầu về lượng khách gồm: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đông Nam Á, Mỹ, Pháp, Úc. Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Trần Đức Hải cho biết, năm 2019, nhiều sự kiện quan trọng diễn ra tại Hà Nội và cả nước, đây là cơ hội để ngành Du lịch Thủ đô tạo nhiều dấu ấn cho bạn bè trong nước và quốc tế, điển hình như Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ - Triều Tiên lần 2; Đại lễ Phật đản Vesak; các hoạt động kỷ niệm quan hệ ngoại giao với các quốc gia Hàn Quốc, Nhật Bản… “Việc các cơ sở lưu trú nâng cấp chất lượng dịch vụ, trong đó có nhiều cơ sở đạt chuẩn “sao” quốc tế, thêm khẳng định, Hà Nội là điểm đến uy tín, hấp dẫn có thể đáp ứng nhiều đối tượng du khách trong và ngoài nước”, ông Trần Đức Hải nhận định.

* Về doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, vận chuyển

Hà Nội hiện có khoảng 1100 xe ô tô chuyên dụng chở khách du lịch, 117 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ taxi với hơn 17000 đầu xe, 300 xe xích lô, 1000 thuyền đò, 2 doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển khách du lịch bằng ô tô điện tại

khu vực phố cổ và xung quanh Hồ Tây,.. Tính đến năm 2019, toàn thành phố có

1.500 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành hoạt động, trong đó có 600/1.425 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế, hướng dẫn viên được cấp thẻ là 3.649 người...

2.1.2.5. Doanh thu từ du lịch

Theo báo cáo của Sở VHTT&DL Hà Nội, tổng thu từ du lịch của Hà Nội có mức tăng trưởng tương đối ổn định và khá cao so với các địa bàn trọng điểm du lịch trong cả nước. Tăng trưởng trung bình giai đoạn 2015 - 2019 đạt 26,7%/năm.

Bảng 2.13. Tổng thu từ du lịch của du lịch Hà Nội giai đoạn 2015 - 2019

Đ/V tính: Tỷ đồng


Năm

2015

2016

2017

2018

2019

Tổng thu từ du lịch

55.000

61.778

70.958

75.815

103.800

Nguồn: Tổng hợp số liệu của Sở Du lịch Hà Nội năm 2019

Tổng thu từ khách du lịch tới Hà Nội tăng ổn định, giai đoạn 2014 - 2019 tăng bình quân 26,7%/năm. Năm 2016, tổng thu từ khách du lịch đạt 61.778 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2015. Năm 2019, tổng doanh thu từ khách du lịch đạt 103.800 tỷ đồng, tăng 34% so với năm 2018. Mức chi tiêu bình quân của khách du lịch quốc tế ở Hà Nội đạt khoảng 110 USD/ngày và khách nội địa khoảng 55 USD/ngày. Thị trường khách có khả năng chi trả cao như: Tây âu, Đông Bắc Á, Bắc Mỹ... Thành phố tiếp tục mở rộng quảng bá, xúc tiến du lịch.

Theo nghị quyết, du lịch Hà Nội phấn đấu đến năm 2020, Năm 2020, ngành Du lịch Hà Nội phấn đấu thu hút khoảng 32 triệu lượt khách, tăng 10,2% so với năm 2019; trong đó khách quốc tế là 8,22 triệu lượt (khách lưu trú là 5,77 triệu khách), tăng 17%. Tổng thu từ du lịch đạt 116.762 tỷ đồng, tăng 12,5% so với năm 2019. Công suất sử dụng phòng trung bình của cơ sở lưu trú, khách sạn đạt từ 65- 68%. Hà Nội cũng phấn đấu đào tạo, bồi dưỡng nghề, bồi dưỡng kiến thức du lịch cho khoảng 90.500 người.

2.1.5. Các đặc điểm và lợi thế du lịch ở thành phố Luangprabang và thành phố Hà Nội

Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của Bắc Bộ, Hà Nội sở hữu nhiều di sản tự nhiên và văn hóa. Thủ đô Hà Nội là một trong hai trung tâm du lịch lớn nhất của

Việt Nam, Hà Nội có sân bay quốc tế Nội Bài và là trung tâm du lịch quốc gia nơi thu hút khách hàng đầu của cả nước và là đầu mối phân phối khách du lịch quốc tế cho các địa phương phía Bắc. Những năm qua, du lịch Hà Nội đã có sự phát triển đáng ghi nhận, đóng góp vào sự phát triển chung của du lịch Việt Nam.

Trong khi đó, thành phố Luangprabang có nhiều nét tương đồng với thành phố Hà Nội trong phát triển DL, có nhiều sản phẩm có giá trị văn hóa cao cho DL. Trong quá trình phát triển DL, Luangprabang luôn coi trọng việc giữ gìn cảnh quan môi trường và tài nguyên du lịch nhân văn. Thành phố nhỏ nhắn này vẫn lưu giữ được vẻ mặt của một cố đô, mang đậm dáng dấp cổ xưa với những bức tường, mái ngói phủ kín rêu phong đặc trưng, không gian đẹp, có cả những đàn cá bơi lội tung tăng trong con suối trong vắt.Có thể thấy, nền văn hóa Lào từ truyền thống đến hiện đại là một nguồn mạch dồi dào giàu bản sắc, nhất quán trong đặc điểm dân tộc và tính thời đại để phát triển DL. Nhờ các chiến lược phù hợp, Luangprabang đã nhận thức và chú trọng việc quảng bá văn hóa của dân tộc mình ra khắp các vùng miền trên thế giới; đưa DL khám phá, trải nghiệm những nét văn hóa đặc trưng của nơi đây trở thành một loại hình sản phẩm DL quan trọng của quốc gia; khai thác tốt tiềm năng DL trong các giá trị văn hóa truyền thống.

- Tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú và hấp dẫn

Thủ đô Hà Nội và thành phố Luangprabang đều là những thành phố có nguồn tài nguyên du lịch phong phú. Thủ đô Hà Nội có hơn 5000 di tích lịch sử, trong số đó có một số di tích được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới đã được xếp hạng. Thành phố Luangprabang có vị trí địa lí thuận lợi, giao thông vận tải phát triển và các tài nguyên du lịch nhân văn rất phong phú với hơn 1000 di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội truyền thống, các làng nghề thủ công, ca múa nhạc, các món ăn đặc sản và các khu phố cổ cùng với chùa chiền, đền đài; tài nguyên du lịch tự nhiên: dòng sông - thác nước, rừng, hang động... là cơ sở để địa phương náy phát triển kinh tế du lịch. Cố đô Luangprabang đã được Tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào ngày 9, tháng 12, năm 1995 cũng tạo ra tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế du lịch

- Hoạt động du lịch phát triển

Thành phố Hà Nội và thành phố Luangprabang có nguồn thu từ khách du lịch rất lớn, chiếm tỷ lệ tới 30% của Việt Nam và 40% ở Lào. Cơ cấu nguồn thu từ lưu trú (chiếm 65,5%); ăn uống (15,3%); bán hàng (12%); vận chuyển (7,0%); còn lại từ các dịch vụ khác. Lượng khách du lịch đến Hà Nội và Luangprabang liên tục tăng theo các năm trong tương quan với sự phát triển du lịch ở một số thị trường trong điểm của cả nước, đặc biệt là trong sự phát triển của du lịch phía Bắc của Lào và du lịch đồng bằng Bắc Bộ ở Việt Nam.

- Giao thông thuận lợi

Hà Nội và Luangprabang đều có hệ thống giao thông rất thuận lợi, hai thành phố đều có sân bay quốc tế, có những tuyến đường nối các tỉnh thuận lợi cả về đường bộ và đường thủy. Vì thế thời gian đi lại giữa các tỉnh trong nước và hai thành phố được rút ngắn, tạo tiền đề cho sự liên kết phát triển du lịch giữa hai thành phố

2.2. Các hoạt động liên kết giữa thành phố Luangprabang và thành phố Hà Nội

2.2.1. Liên kết phát triển chuỗi sản phẩm du lịch

2.2.1.1.Liên kết song phương giữa thành phố Luangprabang và thành phố Hà Nội.

Liên kết giữa các cơ quan quản lý Nhà nước của hai đất nước Việt Nam - Lào

Theo Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam cho biết, thời gian qua, hợp tác phát triển du lịch giữa Việt Nam và Lào được triển khai dưới hai hình thức song phương và đa phương. Hợp tác song phương thông qua việc triển khai Hiệp định hợp tác du lịch cấp Chính phủ, các thỏa thuận giữa hai bộ chủ quản du lịch. Bên cạnh đó, hai nước tích cực tham gia và thúc đẩy hợp tác du lịch đa phương chủ yếu qua các khuôn khổ: “Ba quốc gia một điểm đến”, “Tam giác phát triển” (Việt Nam - Lào - Campuchia), “Bốn quốc gia một điểm đến” (Việt Nam - Lào - Campuchia - Myanmar), “Hành lang Đông Tây”, “Tiểu vùng Mê Kông mở rộng” (GMS), “Mê Kông - Lan Thương”...

Lãnh đạo ngành du lịch hai nước Việt Nam - Lào nói chung và hai thành phố Hà Nội - Luangprabang nói riêng thường xuyên trao đổi đoàn, thực hiện nhiều

chuyến khảo sát nhằm nối các tuyến, điểm du lịch giữa hai nước, bao gồm: Tuyến Hà Nội - Luangprabang qua Cửa khẩu Huổi Puốc nằm trên địa bàn xã Mường Lói, huyện Điện Biên, nối tỉnh Điện Biên và tỉnh Luangprabang thông qua cửa khẩu tương ứng Na Son bên phía Lào; tuyến Hà Nội - Viêng Chăn - Luangprabang qua cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh); từ Luông Pha Băng (Lào) qua cửa khẩu Nậm Cắn (Nghệ An) tới Thừa Thiên Huế. Hai bên cũng phối hợp với Thái Lan phát triển các tuyến du lịch đường bộ liên hoàn từ Đông Bắc Thái Lan qua Nam Lào đến các tỉnh miền Trung Việt Nam và tuyến “Tam giác di sản thế giới” nối vịnh Hạ Long (Việt Nam) với cố đô LuôngPrabang (Lào) và Udon Thani (Thái Lan)...Hàng năm chính phủ hai nước Việt Nam và Lào luôn tổ chức những cuộc gặp song phương với những chuyến khảo sát nhằm kết nối các điểm đến mới. Từ cuộc khảo sát, cơ quan chức năng đã khẳng định việc liên kết giữa các địa phương để cùng phát triển du lịch hiện là nhu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.

Trong khi đó, ngày 20/3/2018 tại Hà Nội, lãnh đạo Sở Du Lịch Hà Nội đã có buổi làm việc với lãnh đạo Sở Du lịch tỉnh Luangprabang (Lào) về việc xúc tiến kết nối du lịch Hà Nội - Luangprabang; Hà Nội - Luangprabang là hai địa phương có ngành du lịch phát triển bậc nhất của hai nước Việt Nam - Lào. Bên cạnh những nét tương đồng, mỗi địa phương có những thế mạnh riêng có thể bổ trợ nhau trong hoạt động liên kết phát triển du lịch. Chương trình Kết nối du lịch Hà Nội - Luangprabang do Sở Du Lịch Hà Nội và Sở Du lịch Luangprabang (Lào) phối hợp xúc tiến. Theo đó, hai bên sẽ phối hợp tuyên truyền du lịch, trao thông tin; kết nối tuyến du lịch Hà Nội - Luangprabang và đi một số địa danh vùng lân cận; thúc đẩy đầu tư du lịch; thường xuyên trao đổi hợp tác kinh nghiệm giữa hai địa phương. Được biết, ngoài việc xúc tiến kết nối với du lịch Hà Nội, Luangprabang còn mong muốn kết nối với các điểm du lịch là Di sản thế giới của Việt Nam. Trong tương lai, Sở Du lịch Luangprabang muốn phối hợp với Sở Du Lịch Hà Nội xây dựng tuyến du lịch giữa các nước Đông Dương, tạo thành chuỗi sản phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn. Luangprabang là tỉnh có nhiều tiềm năng du lịch, nhất là du lịch sinh thái. Thời gian qua, lượng khách Hà Nội đến Luangprabang và ngược lại bằng đường bộ và hàng không đang gia tăng. Hạ tầng cơ sở tại Luangprabang phục vụ du lịch tương

Xem tất cả 176 trang.

Ngày đăng: 02/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí