Quan Điểm, Định Hướng Phát Triển Du Lịch Thành Phố Hà Nội

Chương 3

QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.1. Quan điểm, định hướng phát triển du lịch thành phố Hà Nội

3.1.1. Bối cảnh mới

Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Trong xu thế chung, du lịch Việt Nam – Hà Nội đã có nhiều cố gắng chủ động hội nhập quốc tế, việc tổ chức thành công nhiều hội nghị quốc tế và khu vực ở Việt Nam trong thời gian qua là một minh chứng. Tuy nhiên, ngành Du lịch đang bước vào một sân chơi mới với những luật lệ canh tranh quốc tế quyết liệt và gay gắt hơn.

Những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Thành Uỷ và Uỷ ban nhân dân Thành phố, sự hỗ trợ của các ban, ngành liên quan và sự nỗ lực tự thân của toàn ngành, Du lịch Hà Nội đã có những bước phát triển mạnh mẽ và đang từng bước hội nhập vào quá trình phát triển của du lịch cả nước và thế giới. Vị thế của Du lịch Hà Nội ngày càng được khẳng định và nâng cao.

Thực hiện Chiến lược phát triển du lịch và Chương trình hành động quốc gia về du lịch, Hà Nội đã đầu tư nhiều tỷ đồng cũng như thu hút được số lượng lớn các dự án đầu tư cho phát triển du lịch Thành phố. Hàng chục khách sạn, khu du lịch cao cấp được xây dựng mới, gia tăng số lượng phòng khách sạn và những sản phẩm du lịch đạt tiêu chuẩn phục vụ khách quốc tế. Công tác xúc tiến, quảng bá, đào tạo nhân lực cũng được đẩy mạnh. Những yếu tố đó dẫn đến việc lượng khách du lịch đến Hà Nội ngày càng đông và đạt 1,3 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2007.

Chúng ta cũng đã hoàn thành và đưa vào triển khai Luật Du lịch và ban hành nhiều văn bản hướng dẫn tạo ra một môi trường pháp lý rõ ràng hơn trong hoạt động kinh doanh du lịch. Trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế, lực lượng kinh doanh du lịch Hà Nội cũng đã phát triển, thích nghi dần với cơ chế mới. Các doanh nghiệp du lịch Nhà nước trên địa bàn Thành phố đã được cổ phần hoá và sắp xếp lại theo hướng hình thành những tập đoàn du

lịch mạnh, Công ty mẹ – công ty con để từng bước làm ăn hiệu quả trước môi trường cạnh tranh quốc tế. Du lịch Hà Nội còn mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế, ký hiệp định hợp tác du lịch song phương với các nước trong và ngoài khu vực, thiết lập quan hệ với nhiều hãng du lịch của gần 50 quốc gia và vùng lãnh thổ. Chúng ta còn tham gia tích cực và hiệu quả vào các diễn đàn hợp tác du lịch quốc tế và khu vực như Tổ chức Du lịch thế giới, hợp tác du lịch ASEAN, Hiệp hội Du lịch châu Á - Thái Bình Dương… và năm 2006 vừa qua chúng ta tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng Du lịch APEC được bạn bè quốc tế đánh giá cao.

Du lịch Hà Nội đang đứng trước vận hội mới, vị thế của Việt Nam – Hà Nội được nâng lên, “sân chơi” rộng mở và luật chơi cũng rõ ràng. Tiến trình hội nhập WTO sẽ thúc đẩy việc cải thiện và mở rộng các mối quan hệ kinh tế song phương và đa phương giữa Việt Nam và thế giới, giúp môi trường đầu tư kinh doanh nói chung và trong lĩnh vực du lịch nói riêng của Hà Nội ngày một thông thoáng hơn, cạnh tranh tự do và bình đẳng hơn. Do vậy, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia và huy động được nhiều nguồn lực vào các hoạt động kinh doanh và phát triển du lịch. Đặc biệt, khả năng thu hút vốn FDI của ta ngày càng được cải thiện. Đây là nguồn vốn quan trọng để phát triển ngành Du lịch Hà Nội theo kịp trình độ của các nước trong khu vực và trên thế giới. WTO đang mở ra những viễn cảnh đầu tư mới. Hiện tại nhiều tập đoàn kinh tế lớn đang hướng sự chú ý đến Hà Nội và “đổ bộ” vào đầu tư đón đầu trong lĩnh vực du lịch. Hội nhập cũng tạo cơ hội học hỏi kiến thức, kinh nghiệm, trình độ quản lý, tổ chức khai thác kinh doanh du lịch từ những nước có nền du lịch phát triển, giúp đào tạo nguồn nhân lực theo kịp trình độ quốc tế. Bên cạnh đó, sức ép cạnh tranh do hội nhập cũng là một đông lực mạnh mẽ thúc đẩy tiến trình đổi mới, hoàn thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp du lịch nhằm tồn tại và phát triển một cách bền vững.

Du lịch Việt Nam đang ở trong giai đoạn ban đầu gia nhập WTO, cho nên phải vừa hợp tác, vừa tìm hiểu cơ chế và luật chơi quốc tế. Vì vậy, có nhiều hạn chế và khó khăn, trong khi hệ thống luật pháp chưa hoàn chỉnh. Hội nhập cũng sẽ tạo áp lực rất lớn đối với doanh nghiệp du lịch Hà Nội trong cạnh tranh bởi phần lớn các doanh nghiệp du lịch thuộc loại nhỏ, chất lượng dịch vụ hạn chế, năng lực quản lý thấp. Đồng thời quá trình hội nhập, mở cửa có thể tạo ra nguy cơ phá hoại môi trường và cảnh quan du lịch nếu không có sự quan tâm và những biện pháp quản lý hiệu quả.

Hội nhập là xu thế tất yếu. Trong quá trình hội nhập, Nhà nước chỉ hỗ trợ tạo môi trường pháp lý thông thoáng và thuận lợi, còn thành công tuỳ thuộc vào sức cạnh tranh, sự năng động của các doanh nghiệp. Do vậy, đã đến lúc các doanh nghiệp du lịch không thể trông chờ vào vào sự bảo hộ của Nhà nước mà phải bắt tay vào cuộc, thật sự tự thân nỗ lực.

Trong thời gian tới, Tổng cục Du lịch sẽ hướng dẫn cụ thể những cam kết thực hiện lộ trình WTO theo các kết quả đàm phán để các doanh nghiệp biết và chủ động chuẩn bị, điều chỉnh phương hướng kinh doanh, phát triển; nghiên cứu tìm ra các giải pháp đảm bảo một môi trường du lịch lành mạnh. Điều quan trọng nữa là toàn ngành phải có ý thức xây dựng những sản phẩm du lịch đặc sắc dựa trên thế mạnh tiềm năng của Thủ đô nhằm tạo dựng hình ảnh Hà Nội là một điểm đến hấp dẫn, an toàn, thân thiện trong mắt của du khách quốc tế.

3.1.2. Dự báo sự phát triển du lịch của thành phố Hà Nội

Các mục tiêu cụ thể dự báo sự phát triển du lịch Hà Nội được xác định dựa trên các cơ sở: chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố Hà Nội; chiến lược phát triển du lịch Việt Nam; các điều kiện kinh tế – chính trị – văn hoá - xã hội; hiện trạng và xu hướng của dòng khách du lịch quốc tế và nội địa đến Hà Nội; các chương trình và kế hoạch của Nhà nước nhằm thúc đẩy phát triển Ngành Du lịch Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI.

Các chỉ tiêu cụ thể như sau:

*Khách du lịch

Thời gian tới, Hà Nội sẽ có nhiều chương trình để kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Đây sẽ là cơ hội để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến khu vực này. Vì vậy, đến năm 2010, khách quốc tế đến Hà Nội sẽ tăng trưởng khá. Dự kiến giai đoạn 2008 – 2010 tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 16-17%/năm (cả nước tăng 14%/năm), và như vậy đến năm 2010 Hà Nội sẽ đón khoảng 1,8 triệu lượt khách quốc tế [2, tr.5].

Khách du lịch nội địa đến Hà Nội từ khắp các tỉnh thành trong cả nước với nhiều mục đích khác nhau như tham quan, thăm thân, dự hội nghị hội thảo… Dự kiến đến năm 2010 Hà Nội sẽ đón khoảng trên 5,7 triệu lượt khách nội địa, tăng bình quân 8%/năm [2, tr.7].

*Doanh thu từ du lịch

Hiện nay, bình quân mỗi khách du lịch quốc tế đến Hà Nội chi tiêu 110 USD/ngày, mỗi khách du lịch nội địa chi tiêu 200.000 VNĐ/ngày. Trong những năm tới, với sản phẩm du lịch ngày càng phong phú đa dạng, chất lượng được nâng cao thì mức chi tiêu của khách cũng sẽ tăng lên. Dự kiến đến năm 2010, mỗi du khách quốc tế sẽ chi tiêu khoảng 120 USD/ngày và du khách nội địa là 300.000VNĐ/ngày. Doanh thu của ngành Du lịch Hà Nội năm 2007 là 10.947 tỷ đồng, dự kiến năm 2008 là 12.117 tỷ đồng và đến 2010 là14.551,5 tỷ đồng [2, tr.8].

Bảng 3.1.2.1. Dự báo doanh thu du lịch Hà Nội giai đoạn 2009-2010


Chỉ tiêu

Doanh thu (triệu VNĐ)

Doanh thu từ du lịch quốc tế

10.374.750

Doanh thu từ du lịch nội địa

4.203.750

Tổng doanh thu

14.551.500

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch thành phố Hà Nội - 10

(nguồn: 2, tr.8)

Về cơ cấu chi tiêu của du khách: Việc chuyển dịch cơ cấu chi tiêu của du khách cho hợp lý là một yếu tố quan trọng trong kinh doanh du lịch. Để có thể

nâng cao hiệu quả kinh tế phải hướng cho khách chi tiêu nhiều hơn và việc mua sắm hàng hoá, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác. Dự kiến chi tiêu của khách du lịch đến Hà Nội giai đoạn 2009 - 2010 được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3.1.2.2. Cơ cấu chi tiêu của khách du lịch đến Hà Nội giai đoạn 2009- 2010


Các dịch vụ

Giá trị (triệu USD)

Tỷ trọng %

Lưu trú

191,598

22,0

Ăn uống

130,635

15,0

Lữ hành

156,762

18,0

Vận chuyển

74,026

8,5

Hàng hoá lưu niệm

95,799

11,0

Vui chơi giải trí

113,217

13,0

Dịch vụ khác

108,863

12,5

Tổng cộng

870.900

100

(Nguồn: 34)

*Sự đóng góp của du lịch trong GDP và nhu cầu vốn đầu tư

Căn cứ vào các số liệu dự báo về khách du lịch cả quốc tế và nội địa cũng như cơ cấu chi tiêu của khách và tổng doanh thu của Ngành Du lịch, khả năng đóng góp của Ngành Du lịch trong tổng GDP của Hà Nội là 6.160 tỷ VNĐ vào năm 2010 (tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 17%/năm).

Ngành Du lịch Hà Nội cũng xác định nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2009- 2010 là 325,2 triệu USD. Nội dung đầu tư tập trung vào các cơ sở vui chơi giải trí, các phương tiện vận chuyển, các cơ sở đào tạo nghiệp vụ du lịch và các dịch vụ khác với quy mô thích hợp, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách du lịch, đồng thời tập trung cải tạo các cơ sở lưu trú đã có.

*Nhu cầu khách sạn

Để đảm bảo lưu trú cho khách du lịch đến Hà Nội, việc xác định số phòng lưu trú là yêu cầu rất quan trọng. Việc xác định dựa trên số lượng khách, với số ngày lưu trú của khách, với công suất sử dụng phòng bình quân. Nhu cầu về phòng cho khách du lịch quốc tế thấp hơn cho khách du lịch nội

địa. Dự kiến nhu cầu phòng ở Hà Nội vào năm 2010 cho khách quốc tế là 9.800 phòng và cho khách du lịch nội địa là 12.400 phòng, tổng cộng là

22.200 phòng [2, tr.11].

* Nhu cầu về các khu vui chơi giải trí

Những năm tới đây, nhu cầu của người dân về các khu vui chơi giải trí hiện đại ngày càng cao nên cần đầu tư thêm vào các khu vui chơi giải trí mới. Quy mô, nội dung của các khu vui chơi giải trí không trùng lặp, mang đặc thù riêng để tránh sự đơn điệu, nhàm chán. Tại Hà Nội, tập trung xây dựng 7 khu vui chơi giải trí hiện đại [34].

*Nhu cầu lao động

Theo những tính toán, một lao động trực tiếp trong ngành du lịch của Hà Nội sẽ kéo theo khoảng 2,2 lao động gián tiếp. Dựa vào nhu cầu lao động trực tiếp và gián tiếp tính bình quân cho một phòng khách sạn, nhu cầu lao động của du lịch Hà Nội vào năm 2010 được xác định:

Bảng 3.1.2.3. Dự báo nhu cầu lao động của du lịch Hà Nội năm 2010


Loại lao động

Số lao động (ngàn người)

Tổng số lao động

149,085

Lao động trực tiếp

46,589

Lao động gián tiếp

102,496

Số LĐ trực tiếp đã có

41,382

Số LĐ trực tiếp cần thêm

5,207

(Nguồn: 2, tr.12)

3.1.3. Quan điểm, định hướng phát triển du lịch ở thành phố Hà Nội

* Quan điểm

Trên cơ sở những quan điểm phát triển du lịch Việt Nam, định hướng, mục tiêu phát triển Ngành Du lịch của Đảng bộ Thành phố và mục tiêu, định hướng chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của Thủ đô Hà Nội đến năm 2010, phát triển ngành Du lịch Hà Nội cần phải dựa vào 5 quan điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, quan điểm phát triển Du lịch Hà Nội với vai trò là một ngành kinh tế mũi nhọn

Để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thủ đô phải tạo được sự chuyển biến quan trọng về cơ cấu kinh tế. Chỉ khi ngành Du lịch có tốc độ tăng trưởng cao (25 - 30%/năm) thì sự phát triển kinh tế – xã hội của Thủ đô mới phù hợp với xu hướng biến đổi trong cơ cấu của nền kinh tế thế giới, phù hợp với yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoa đất nước và qua đó mà khai thác tối đa mọi tiềm năng để phát triển du lịch. Phát triển kinh tế du lịch mũi nhọn phải là sự phát triển bền vững theo định hướng du lịch sinh thái và du lịch văn hoá lịch sử, đảm bảo sự tăng trưởng liên tục. Xem việc phát triển kinh tế du lịch mũi nhọn ở Hà Nội là bộ phận quan trọng có ý nghĩa nòng cốt, gắn bó hữu cơ với chiến lược phát triển du lịch của cả nước. Đặt sự phát triển kinh tế du lịch mũi nhọn Hà Nội trong mối quan hệ với tổng thể phát triển của ngành khác, đặc biệt là những ngành có liên quan trực tiếp đến hoạt động du lịch.

Thứ hai, quan điểm đồng bộ trong phát triển du lịch Hà Nội

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung văn hoá sâu sắc. Để Du lịch Thủ đô phát triển, cần có sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa các ngành và phải thể hiện được từ nhận thức và hành động, từ chủ trương, đường lối, chính sách đến chỉ đạo cụ thể với mục tiêu mở rộng hoạt động du lịch nhang phải quản lý chặt chẽ và đưa vào nề nếp. Mọi phương án phát triển du lịch cần có sự phối kết hợp trong một kế hoạch tổng hợp cho từng giai đoạn, phù hợp với khả năng quản lý và phát triển, đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội trước mắt và lâu dài. Bên cạnh đó, quan điểm đồng bộ còn thể hiện: phát triển du lịch Hà Nội phải coi trọng cả du lịch quốc tế và du lịch nội địa, nâng cao hiệu quả nhiều mặt của du lịch.

Thứ ba, quan điểm đa thành phần kinh tế kinh doanh du lịch ở Hà Nội Hà Nội cần thực hiện nhất quán chính sách cơ cấu kinh tế nhiều thành

phần nhằm khai thác triệt để mọi khả năng về vốn, kinh tế, lao động của mọi cá nhân, mọi tổ chức trong và ngoài nước để phát triển du lịch. Đa dạng hoá các thành phần kinh tế kinh doanh du lịch, tăng cường đầu tư cho doanh

nghiệp Nhà nước, đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Đó cũng là yêu cầu cấp thiết để tạo cơ sở cho sự phát triển lâu dài và vững chắc của ngành Du lịch Hà Nội.

Thứ tư, quan điểm giữ gìn bản sắc dân tộc và tính thời đại trong hoạt động du lịch ở Thủ đô Hà Nội

Phát triển du lịch phải đảm bảo quan hệ giữa yêu cầu phát triển kinh tế và việc giữ gìn an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái và môi trường xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, giá trị của tài nguyên thiên nhiên và nhân phẩm của con người Việt Nam. Hấp thụ tinh hoa của văn hoá thế giới, mở rộng giao lưu văn hoá hiện đại và lành mạnh, chủ động ngăn chặn văn hoá và lối sống đồi truỵ, giảm thiểu những tác động tiêu cực của du lịch đối với môi trường và xã hội.

Thứ năm, quan điểm xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành trung tâm du lịch của vùng Bắc Bộ và là một trung tâm du lịch lớn của cả nước

Trong chiến lược tăng tốc nền kinh tế của đất nước, Hà Nội giữ một vị trí cực kỳ quan trọng của vùng kinh tế và công nghiệp trọng điểm Bắc Bộ, tam giác Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, đóng vai trò động lực phát triển cho cả vùng. Không chỉ là trung tâm hành chính, kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật của cả nước, Hà Nội còn là một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng). Hà Nội hội đủ những điều kiện về tài nguyên, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật… cần thiết của một trung tâm du lịch.

* Định hướng phát triển du lịch Thành phố Hà Nội

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X và Đại hội lần thứ XIV của Đảng bộ Thành phố Hà Nội đã chỉ rõ định hướng phát triển ngành Du lịch: Một là, phát huy cao độ lợi thế so sánh của Thủ đô; Hai là, nâng cao chất lượng và phát triển đồng bộ dịch vụ du lịch trở thành ngành quan trọng trong cơ cấu kinh tế Thủ đô; Ba là, phát triển du lịch

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 18/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí