So Sánh Đặc Trưng Kinh Tế Kỹ Thuật Giữa Hãng Hàng Không Truyền Thống Với Hãng Hàng Không Giá Rẻ


Thứ hai, để tăng khối cầu dịch vụ hãng đã giảm xuống mức thiết yếu các dịch vụ cao cấp trong cả khâu sản xuất, phân phối dịch vụ và marketing..

Thứ ba, để giảm thiểu chi phí trong giá thành các dịch vụ, hãng LCA sử dụng các loại máy bay thân rộng, mạng bay tầm ngắn, có năng suất hoạt động cao, tần suất lớn, quay vòng nhanh, điểm đối điểm và không trùng hợp với các hãng hàng không truyền thôń g. Có thể thấy rõ ở Bảng 1.1 so sánh dưới đây:

Bảng 1.1. So sánh đặc trưng kinh tế kỹ thuật giữa hãng hàng không truyền thống với hãng hàng không giá rẻ

Hoạt động kinh doanh

Hãng hàng không

truyền thống

Hãng hàng không giá rẻ

Tính độc lập

Độc lập

Đa dạng

Đội bay

Đa chủng loại

Đơn chủng loại

Loại ghế

Đa dạng

Đồng dạng

Mạng bay

Phức tạp

Giản đơn

Sử dụng sân bay

Mọi sân bay

Sân bay thứ cấp

Phục vụ bán sản phẩm

Đa dạng

Chỉ bán trực tuyến

Phục vụ hành khách trên máy bay

Đủ mọi yêu cầu

Phục vụ khi có yêu cầu

Các thủ tục phục vụ

Đủ mọi thủ tục

Phục vụ tối thiểu

Đội ngũ lao động

Chuyên nghiệp cao, chuyên môn hóa

Chuyên nghiệp, đa dịch vụ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.


Giá vé

Cao, đa dạng

Đơn giản, thấp hơn hãng truyền thống khoảng 30%

Chương trình khách hàng thường xuyên

Đa dạng, thường xuyên

Không thường xuyên

Nguồn: Tổng hợp nghiên cứu của tác giả

Từ phân tích những đặc điểm cơ bản trên có thể thấy, hãng LCA là hãng được xây dựng trên cơ sở phối hợp các hoạt động linh hoạt ở tất cả các khâu sản xuất, phân phối nhằm cung cấp các dịch vụ với mức chi phí tối cần thiết nhằm đảm bảo cho chuyến bay an toàn theo qui chuẩn với chi phí dịch vụ thấp, giá vé rẻ và đạt mức tối đa hóa lợi nhuận nhờ mở rộng khối cầu xuống tầng lớp bình dân. Để hiểu rõ hơn đặc trưng của hãng LCA cần phân tích sâu hơn dịch vụ mà hãng cung ứng ra thị trường.

1.1.2.2.Dịch vụ hàng không giá rẻ và các đặc trưng cơ bản

Theo bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì “…một hãng hàng không giá rẻ là một hãng hàng không có mức giá thấp đổi lại việc xóa bỏ các dịch vụ khách hàng truyền thống”. Trong thực tế, không chỉ có các hãng hàng không giá rẻ mới cung cấp dịch vụ hàng không giá rẻ, mà các hãng hàng không truyền thống cũng cung cấp dịch vụ hàng không giá rẻ và ngược lại. Chưa tìm thấy một định nghĩa thống nhất và chính thức nào về dịch vụ hàng không giá rẻ. Song dựa vào những đặc điểm và tính chất của dịch vụ mà nó mang lại cho khách hàng có thể hiểu: Dịch vụ hàng không giá rẻ là một loại dịch vụ đặc thù được tạo ra trên cơ sở tiết kiệm chi phí tối đa nhờ khai thác có hiệu quả các điều kiện bay tối cần thiết nhằm cung cấp chuyến bay an toàn cao nhất cho hành khách để mở rộng đối

tượng phục vụ nhuận.

đến khách hàng có thu nhập thấp với mục tiêu tối đa hóa lợi

Khái niệm này bảo đảm khái quát đầy đủ nội dung và tính chất của dịch vụ hàng không giá rẻ, thể hiện trên các mặt sau:

Một là, nó đã khẳng định được đây là một hình thức đặc thù của loại hình dịch vụ, tức là nó cũng hàm chứa đầy đủ đặc trưng của loại hình dịch vụ, song có những đặc thù riêng.


Hai là, chỉ rõ tính đặc thù cơ bản của loại dịch vụ này là tiết kiệm chi phí tối đa cho khách hàng nhờ khai thác có hiệu quả và tối ưu các điều kiện bay cần thiết ở mức tối thiểu. Tức là loại bỏ các dịch vụ cao cấp chỉ có những khách hàng giàu có mới có khả năng chi trả nhằm mục đích mở rộng thị trường xuống các đối tượng có mức thu nhập thấp, tạo điều kiện thuật lợi cho sự phát triển

của ngành hàng không và bảo đảm cho quảng đại quần chúng có thể được

hưởng thụ một loại hình dịch vụ tiện ích do tiến bộ khoa học công nghệ mang lại.

Dịch vụ hàng không giá rẻ ra đời dựa trên hai nguyên tắc trụ cột và bất biến, đó là: chi phí thấp (giá rẻ) và an toàn. Hai nguyên tắc này có mối quan hệ biện chứng, tức là chỉ có thể bảo đảm an toàn cho hành khách tối đa mới có thể giảm chi phí một cách ổn định và bền vững. Bởi lẽ, nếu dịch vụ hàng không giá rẻ liên tục có những chuyên bay mất an toàn thì chi phí cho việc sửa chữa thiết bị hoặc mua máy mới là rất lớn. Đặc biệt khi xảy ra các tai nạn hàng không thì chi phí cho việc khắc phục hậu quả của nó là rất lớn, thậm chí làm sụp đổ tài chính của hãng và nguy hại hơn cả là lượng khách hàng suy giảm nhanh chóng dẫn đến tan rã loại hình dịch vụ đặc thù do mất uy tín. Trong điều kiện đó, “giá rẻ” không còn là tính hấp dẫn đối với hành khách. Mặt khác, giả rẻ là điều kiện đầu tiên để mở rộng thị trường từ nhu cầu có khả năng thanh toán cao xuống nhu cầu có khả năng thanh toán thấp, từ đó mà tăng cường mở rộng được số lượng dịch vụ cung ứng của hãng nhờ đó mà tổng lợi nhuận sẽ tăng cao tạo điều kiện thuận lợi cho phép hãng nhanh chóng sắm các trang thiết bị hiện đại, độ an toàn của máy móc thiết bị tăng lên, từ đó dễ dàng thực hiện các chuyến bay an toàn cao.

Trên thực tế, để định lượng một dịch vụ hàng không giá rẻ dựa trên chi phí cho một đơn vị sản phẩm, thường tính theo chi phí ghế/dặm. Nếu các hãng hàng không truyền thống có mức chi phí trung bình là 15 cent cho mỗi ghế/dặm, thì dịch vụ hàng không giá rẻ có mức chi phí chiếm khoảng 50 ­ 60% mức chi phí trên có thể tham khảo ở Hiǹ h 1.1 dưới đây.

Hình 1.1: So sánh chi phí trung bình ghế/dặm của một số hãng hàng không truyền thống và giá rẻ của Mỹ


Nguồn Viện Khoa học hàng không số 27 2007 Ngoài đặc điểm vốn có của một 1

Nguồn: Viện Khoa học hàng không số 27/2007

Ngoài đặc điểm vốn có của một sản phẩm dịch vụ như tính vô hình, tính

không thể

phân chia và có khả

năng biến đổi.., thì dịch vụ

hàng không giá rẻ

(LCAS) còn có những đặc thù riêng như sau:

Thứ nhất, khách hàng được hưởng thụ dịch vụ cao cấp có ích lợi cao hơn nhiều so với chi phí bỏ ra, trong điều kiện thị trường hiện tại hãng cung ứng dịch vụ vẫn đủ điều kiện để tối đa hóa lợi nhuận. Đặc điểm này thể hiện ở: 1) Về phía khách hàng được sử dụng phương tiện vận tải hiện đại với tốc độ di chuyển nhanh nhất giúp tiết kiệm được thời gian, giảm đáng kể sự mệt nhọc, tiêu phí sức lực và tài chính cho chuyến đi so với sử dụng các phương tiện khác. Ngoài ra còn duy trì được sự hứng khởi sẵn có và khỏe mạnh khi bước vào các hoạt động tiếp theo như hội nghị, du lịch, nghỉ dưỡng...và 2) Đối với hãng cung ứng dịch vụ hàng không giá rẻ vẫn có thể tối đa hóa lợi nhuận nhờ chiếm lĩnh được thị trường rộng lớn của những hành khách có thu nhập trung bình và thấp, từ đó tăng được khối lượng dịch vụ cung ứng tránh được hiện tượng vận chuyển không tải. Tuy lợi nhuận thu được trên một đơn vị dịch vụ cung ứng không cao, nhưng do cung ứng được nhiều dịch vụ với tần suất và hiệu suất sử dụng phương tiện cao nên tổng lợi nhuận thu được vẫn lớn.

Thứ hai, dịch vụ cung ứng đã rất tốt so với chi phí của hành khách bỏ ra, song không phải là dịch vụ tốt nhất mà năng lực của ngành hàng không đang hoạt động có thể đáp ứng, bởi lẽ mục tiêu kinh doanh của các hãng hàng không giá rẻ


là mở rộng đối tượng tiêu dùng dịch vụ từ tầng lớp có thu nhập cao xuống khách hàng có thu nhập trung bình và thấp để mở rộng thị trường, tối đa hóa lợi nhuận bằng tăng khối lượng dịch vụ. Chính vì vậy mà nhiều dịch vụ cao cấp bổ trợ và phát sinh bị cắt bỏ như: cung cấp đồ ăn, thức uống và một số dịch vụ để hành khách giải trí như cấp miễn phí báo, tạp chí, xem phim ảnh hoặc các phương tiện giúp hành khách giữ ấm, chống nôn khi máy bay lên xuống. Hành khách muốn sử dụng dịch vụ bổ sung phải trả phí phụ thêm, tiếp viên đảm nhận nhiều chức năng để giảm số nhân viên. Ngoài ra, để cắt giảm chi phí triệt để hơn, các hãng thường cung cấp chỗ ngồi chật hơn, thời gian đỗ tại sân bay nhanh hơn, hạ cánh ở các sân bay phụ nhỏ, có các thiết bị cất và hạ cánh ở mức tối thiểu cần thiết, sử dụng cùng một loại máy bay, bay hành trình ngắn, điểm đối điểm, tần suất bay cao…

Thứ ba, dịch vụ cung cấp với chất lượng cao hơn chi phí thực tế bỏ ra của

đối tượng sử dụng đã kích thích sự liên doanh liên kết với nhiều ngành trong

giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh trong điều kiện nền kinh tế thị trường, đặc biệt là ngành du lịch. Bởi lẽ, mục đích tối cao của mọi chuyến đi là rút ngắn được thời gian di chuyển trên hành trình và an toàn trong quá trình di chuyển, thì dịch vụ hàng không giá rẻ thỏa mãn ở mức tốt so với các phương tiện giao thông khác như tàu hỏa, tàu thủy, ô tô… Tuy một số dịch vụ phát sinh cao cấp bị cắt

giảm, song chỉ

tồn tại trong một thời gian ngắn, từ

2 đến 5 giờ

bay thì

ảnh

hưởng không lớn tới nhu cầu và thị hiếu của khách hàng trong toàn bộ tour du lịch, nên du khách dễ dàng chấp nhận và lựa chọn.

1.1.3. Hội nhập quốc tế tạo tiền đề và môi trường khách quan cho liên kết giữa hãng hãng hàng không giá rẻ với du lịch

Trong thời đại toàn cầu hoá không một quốc gia nào có thể phát triển kinh tế đạt hiệu quả nếu không tham gia vào hệ thống phân công lao động và hợp tác quốc tế. Do đó, toàn cầu hoá, khu vực hóa và hội nhập kinh tế quốc tế trở thành tiền đề và môi trường tất yếu cho mọi quá trình liên doanh, liên kết kinh doanh giữa các doanh nghiệp trong một ngành và giữa các ngành ở các quốc gia khác nhau trong nền kinh tế khu vực và toàn cầu.


1.1.3.1. Toàn cầu hóa, khu vực hóa và hội nhập kinh tế quốc tế

Toàn cầu hóa là thuật ngữ xuất hiện năm 1961 và trở nên phổ biến từ năm 1980 trở lại đây và được nhiều nhà khoa học lý giải từ nhiều cách tiếp cận khác nhau.

Theo WTO thì “Toàn cầu hoá là một quan niệm có nhiều mặt vì nó bao quát cả lĩnh vực kinh tế, xã hội, chính trị và hậu quả của sự phân phối” [World Trade Organization, 9/1998. Tourism services, Council for Trade in Service],s.“Toàn cầu hoá về bản chất là một quá trình tăng lên không ngừng các mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động của tất cả các lĩnh vực đời sống kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội của các quốc gia và dân tộc trên toàn thế giới. Trong lĩnh vực kinh tế toàn cầu hoá là quá trình các nền kinh tế quốc gia liên hệ chặt chẽ với nhau trong một hệ thống phân công lao động xã hội toàn cầu từ đó hình thành thị trường thế giới: Theo UNCTAD thì toàn cầu hoá kinh tế “liên quan tới các luồng giao lưu không ngừng tăng lên qua hàng hóa và nguồn lực vượt qua biên giới giữa các quốc gia cùng với sự hình thành các cấu trúc tổ chức trên phạm vi toàn cầu nhằm quản lý các hoạt động và giao

dịch kinh tế quốc tế không ngừng gia tăng” [UNTAD, 1997. Globalization and

Economic Convergence, Trade and Development report 1997.].

Phản ứng trước quá trình toàn cầu hoá là quá trình khu vực hoá, quá trình các nền kinh tế có trình độ phát triển kinh tế ­ xã hội tương đồng nhau, ở trên cùng một vùng lãnh thổ liên kết lại với nhau thành một khối kinh tế để tăng sức cạnh tranh quốc tế và đi tới nhất thể hóa. Về hình thức, xu hướng khu vực hoá hình như chống lại quá trình toàn cầu hoá, song thực chất nó lại thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá, bởi lẽ khu vực hoá luôn gắn với nhất thể hóa kinh tế, tạo điều kiện cho các quốc gia có trình độ phát triển chậm hơn được bảo vệ trước sức cạnh tranh mạnh từ các thực thể bên ngoài và được hỗ trợ để đuổi kịp kinh tế của các quốc gia trong khu vực. Do đó, nhất thể hóa kinh tế, thực chất là một xu hướng thúc đẩy tiến trình toàn cầu hoá nhanh và bền vững hơn, hạn chế được sự sụp đổ của các doanh nghiệp dẫn đến các cuộc khủng hoảng toàn cầu.

Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình xâm nhập vào nhau của các nền kinh tế quốc gia trong cùng một khu vực hoặc liên khu vực để hình thành một khối


kinh tế thông qua việc ký kết các hiệp định cấp nhà nước dựa trên sự liên kết chặt hoặc lỏng giữa các ngành hoặc liên ngành, từ đó hình thành các tam giác, tứ giác hoặc các hành lang kinh tế phát triển và chống lại sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các doanh nghiệp ngoài khối.

1.1.3.2. Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh quốc gia của Micheal Porter

M.Porter đã xây dựng mô hình lý luận 4 nhân tố giữ vai trò chủ chốt ban đầu bảo đảm cho cạnh tranh thành công ở một ngành [Chương trình giảng kinh tế Fulbright, 2004. Lợi thế cạnh tranh quốc gia, Hà Nội.].

Một là, về yếu tố sản xuất. Vị trí của quốc gia về yếu tố sản xuất cần thiết để cạnh tranh trong ngành, ví dụ lao động có tay nghề, cơ sở hạ tầng, tài nguyên thiên nhiên…

Hai là, về nhu cầu. Khối nhu cầu trong nước về sản phẩm hay dịch vụ của

ngành.

Ba là, các ngành bổ trợ và có liên quan. Sự có mặt hay thiếu vắng tại quốc

gia đó những ngành cung tranh quốc tế.

ứng, ngành công nghiệp liên quan có khả

năng cạnh

Bốn là, chiến lược, cấu trúc và cạnh tranh của doanh nghiệp. Điều kiện tại quốc gia đó quyết định việc thành lập, tổ chức, quản lý doanh nghiệp như thế nào và của cạnh tranh trong nước.

Trong tác phẩm “Lợi thế cạnh tranh quốc gia”, M.Porter vận dụng những cơ sở lý luận cạnh tranh trong nước vào lĩnh vực cạnh tranh quốc tế và đưa ra lý thuyết nổi tiếng về mô hình “Viên kim cương”. Các yếu tố quyết định của mô hình gồm các điều kiện về yếu tố sản xuất, điều kiện về cầu, các ngành hỗ trợ và bối cảnh cạnh tranh, chiến lược và cơ cấu doanh nghiệp. Ngoài ra, còn có hai biến số bổ sung là vai trò của nhà nước và yếu tố thời cơ.

Theo M.Porter thì không một quốc gia nào có thể có khả năng cạnh tranh ở tất cả các ngành hoặc ở hầu hết các ngành. Các quốc gia chỉ có thể thành công trên thương trường kinh doanh quốc tế khi họ có lợi thế cạnh tranh bền vững trong một số ngành nào đó. Ông cho rằng, khả năng cạnh tranh của một quốc gia ngày nay lại phụ thuộc cơ bản vào khả năng sáng tạo và sự năng động của từng


ngành trong quốc gia đó. Khi cạnh tranh thế giới mang tính chất toàn cầu, thì nền tảng cạnh tranh sẽ chuyển dịch từ các lợi thế tuyệt đối hay lợi thế so sánh mà tự nhiên ban cho sang những lợi thế cạnh tranh được quốc gia tạo ra và duy trì bởi trí tuệ sáng tạo của con người, nhờ đó có được vị thế cạnh tranh lâu dài của các doanh nghiệp trên thương trường quốc tế.

Khi nền tảng cạnh tranh càng chuyển dịch sang sự sáng tạo và tri thức mới thì vai trò của quốc gia càng tăng lên. Lợi thế cạnh tranh quốc gia được tạo ra và thông qua quá trình địa phương hóa cao độ. Sự khác biệt về giá trị quốc gia như: văn hóa, cấu trúc kinh tế, thiết chế và lịch sử, tạo nên ưu thế quyết định sự thành công trong cạnh tranh. Các quốc gia thành công ở một số ngành trên thị trường toàn cầu vì môi trường kinh doanh trong nước của họ năng động, đi tiên phong và tạo ra nhiều sức ép phát triển lên các công ty. Các công ty của họ thu được lợi thế so với các đối thủ quốc tế nhờ việc có các đối thủ mạnh, các nhà cung cấp có khả năng trong nước, sự phong phú về nhu cầu khách hàng trong nước và sự

liên kết chặt chẽ

của các ngành phụ

trợ

hoặc các ngành liên quan trong dây

truyền tạo ra sản phẩm.

Lý luận của M.Porter về lợi thế cạnh tranh quốc gia giải thích các hiện tượng thương mại quốc tế trên góc độ các doanh nghiệp tham gia kinh doanh quốc tế và vai trò của nhà nước trong việc hỗ trợ cho các ngành có điều kiện thuận lợi để giành lợi thế cạnh tranh quốc gia và doanh nghiệp. Sự thành công của các quốc gia ở ngành kinh doanh nào đó phụ thuộc vào ba vấn đề cơ bản: lợi thế cạnh tranh quốc

gia, năng suất lao động bền vững và

ngành.

sự liên kết hợp tác có hiệu quả trong cụm

Lợi thế cạnh tranh được hiểu là những nguồn lực, lợi thế của ngành, quốc gia, mà nhờ có chúng, các doanh nghiệp kinh doanh trên thương trường quốc tế tạo ra một số ưu thế vượt trội hơn, ưu việt hơn so với các đối thủ cạnh tranh

trực tiếp. Lợi thế cạnh tranh giúp cho nhiều doanh nghiệp có được “Quyền

lực thị

trường” để

thành công trong kinh doanh và trong cạnh tranh. Lợi thế

cạnh tranh quốc gia khác với lợi thế so sánh. Lợi thế so sánh chỉ là những điều kiện đặc thù tạo ra ưu thế một khía cạnh nào đó của một quốc gia hoặc kinh

Xem tất cả 184 trang.

Ngày đăng: 01/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí