Triển Vọng Phát Triển Của Sản Phẩm Hàng Không Giá Rẻ Trong Khu Vực Đông Nam Á

đường bay nội địa với giá vé siêu rẻ là 15.000đ/vé. Cùng với đó là hàng loạt quảng cáo của hãng được đăng trên VTV3 Đài Truyền hình Việt Nam, các banner quảng cáo của Hãng được đặt tại các trang báo điện tử có lượng truy cập lớn tại Việt Nam như www.dantri.com, www.vnexpress.net, Jetstar Pacific còn tham gia tài trợ chương trình “Giờ vàng Euro 2008”… Có thể nói, đây là những chiến lược khôn khéo, đã mang lại hiệu quả tức thời cho Hãng, kết quả là trong thời gian ngắn Hãng đã thu hút được sự chú ý của người dân Việt, khởi đầu cho quá trình kinh doanh và phát triển mới của Jetstar Pacific.

Tóm lại, chương II của Khóa luận đã đưa ra tổng quan về mô hình hàng không giá rẻ và phân tích được quá trình hình thành, phát triển và chiến lược Marketing của đại diện 5 hãng hàng không giá rẻ lớn hoạt động tại Việt Nam . Qua đó, thấy được sự đa dạng của các kiểu chiến lược Marketing mà các hãng đã và đang áp dụng ở Việt Nam Từ đó, thấy được triển vọng phát triển của mô hình hàng không giá rẻ tại khu vực, đồng thời rút ra được những kinh nghiệm và bài học để đưa ra một số đề xuất xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm hàng không giá rẻ của Việt Nam qua chuơng III dưới đây.


CHƯƠNG III: TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO SẢN PHẨM HÀNG KHÔNG GIÁ RẺ TẠI VIỆT NAM‌‌


I. TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CỦA SẢN PHẨM HÀNG KHÔNG GIÁ RẺ TRONG KHU VỰC ĐÔNG NAM Á

1. Các điều kiện lý tưởng của khu vực Đông Nam Á


a) Điều kiện kinh tế - xã hội


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Trong các điều kiện về kinh tế - xã hội, điều kiện có tác động mạnh nhất đến sự hình thành và phát triển của mô hình hàng không giá rẻ ở khu vực Đông Nam Á là sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường. Ngoài ra, điều kiện này còn bao gồm các yếu tố khác như sự mở cửa nền kinh tế, tốc độ đô thị hóa và thu nhập của người dân, mức độ phát triển Internet trong khu vực.

Thị trường hàng không cạnh tranh khốc liệt


Hiện nay, thị trường hàng không Đông Nam Á cũng như thị trường hàng không thế giới đang ở giai đoạn có những biến chuyển mạnh mẽ. Như đã trình bày ở trên, sự ra đời của sản phẩm hàng không giá rẻ là một bước chuyển lớn của ngành công nghiệp hàng không, tác động mạnh mẽ và làm thay đổi cơ cấu thị trường vận tải hàng không. Tiếp theo châu Mỹ và châu Âu, các hãng hàng không giá rẻ cũng được hình thành và phát triển rầm rộ ở châu Á, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á. Sự ra đời của Air Asia, Jetstar Airways, Nok Air, Cebu Pacific…và rất nhiều hãng khác đã làm cho cạnh tranh giữa các hãng hàng không giá rẻ vốn đã gay gắt nay càng khốc liệt hơn. Các hãng đều đưa ra các chính sách giá, chính sách khuyến mại rất linh hoạt và hấp dẫn để hút khách hàng về phía mình. Về phần các hãng hàng không

truyền thống, họ cũng có những phản ứng tức thì về sự xuất hiện của các hãng hàng không giá rẻ trong khu vực và thi nhau đưa ra những hình thức sản phẩm mới, những hoạt động Marketing nhằm bảo vệ thị phần của mình. Như vậy, hiện tại trên thị trường không chỉ tồn tại sự cạnh tranh giữa các hãng hàng không truyền thống với nhau mà còn tồn tại sự cạnh tranh giữa các hãng hàng không giá rẻ. Tuy nhiên, sự cạnh tranh khốc liệt này cũng tạo ra một môi trường cho sự hình thành các hãng hàng không giá rẻ mới và cạnh tranh lại tiếp tục mạnh mẽ hơn.

Tốc độ đô thị hóa và thu nhập của người dân trong khu vực


Quá trình xây dựng nền kinh tế mở cùng với sự phát triển theo hướng tự do hóa thương mại trong vài thập niên qua đã khiến nền kinh tế các nước trong khu vực Đông Nam Á phát triển nhanh chóng. Đi kèm theo nó là tốc độ đô thị hóa ở hầu hết các quốc gia. Cả khu vực Châu Á - Thái Bình Dương hiện tại có tới trên 1600 thành phố có dân số trên 100.000 người và 250 thành phố có dân cư đạt mức trên

1.000.000 người. Con số này ở khu vực Đông Nam Á là 260 thành phố trên

1.000.000 người , 55 thành phố trên 500.000 người và 20 thành phố trên 1.000.000 người. Cơ sở hạ tầng nói chung và cơ sở hạ tầng phục vụ cho ngành hàng không nói riêng không ngừng được mở rộng và phát triển.

Cùng với sự đô thị hóa này là hình thành một bộ phận dân cư mới có thu nhập, nhưng ở mức vừa phải, có cơ cấu tiêu dùng thay đổi so với bộ phận dân cư nông thôn. Mức độ quan tâm hàng đầu đới với bộ phận này là các nhu cầu về giáo dục, văn hóa, y tế và đặc biệt là hoạt động du lịch. Có thể nói Đông Nam Á là thị trường tiềm năng cho các hãng hàng không giá rẻ hoạt động. Theo tính toán, khi các quốc gia có GDP/người ở mức 400 USD/năm, vận tải hàng không nội địa sẽ có điều kiện để phát triển, và khi GDP/người đạt mức từ 800 USD /người thì vận tải hàng không quốc tế sẽ có điều kiện để phát triển.

Với giá vé thấp của sản phẩm hàng không giá rẻ thì việc di chuyển bằng đường hàng không sẽ trở nên dễ hãng hơn, thúc đẩy sự tăng trưởng của hoạt động du lịch. Việc di chuyển bằng đường hàng không sẽ không còn là dịch vụ xa xỉ với người dân nữa mà du lịch bằng máy bay đã vừa tầm tay của phần lớn dân cư có thu nhập ở

mức trung bình. Đây là một điều kiện hết sức thuận lợi cho các hãng hàng không giá rẻ của Đông Nam Á hoạt động.


Tốc độ phát triển của Internet trong khu vực


Cũng như trên thế giới, việc phát triển và ứng dụng Internet tại khu vực Đông Nam Á đang diễn ra hết sức mạnh mẽ. Tỷ lệ người dân sử dụng Internet ở các nước trong khu vực không ngừng tăng cao. Những khái niệm như thương mại điện tử hay cụ thể hơn là vé điện tử đang được nhiều hãng kinh doanh áp dụng.

Các hãng hàng không giá rẻ đã biết tận dụng tối đa sự phát triển của Internet nhằm phục vụ cho công tác bán vé và quản lý. Hiện tại, hầu hết các hãng hàng không giá rẻ thành công trên thế giới, bán vé qua mạng Internet là kênh phân phối chính trên thị trường. Việc áp dụng bán vé qua mạng sẽ giúp cho các hãng giảm một lượng lớn các đại lý bán vé và việc dùng vé điện tử thay vé giấy cũng giúp các hãng tiết kiệm được số tiền khá lớn nhằm cắt giảm chi phí. Do đó việc phổ cập Internet và trình độ sử dụng Internet đóng vai trò quan trọng và là nhân tố nền giúp cho sản phẩm hàng không giá rẻ phát triển thành công.

Hiện nay trong khu vực Đông Nam Á, Singapore, Malaysia và Thái Lan là những quốc gia có tỷ lệ người sử dụng Internet khá cao, đặc biệt là ở Singapore, mức độ phổ cập và ứng dụng Internet ở quốc gia này được đánh giá ngang hàng với các nước phát triển. Trong khi đó các quốc gia khác như Việt Nam, Indonesia, Philipins cũng được đánh giá là những quốc gia có tốc độ phát triển Internet cao thế giới.

b) Điều kiện tự nhiên về vùng lãnh thổ và địa lý


Các nền kinh tế hướng ngoại thường có điều kiện địa lý thuận lợi để thực hiện các hoạt động thương mại quốc tế, với đặc thù của khu vực Đông Nam Á là những quốc đảo và các vùng ven biển của đại lục, lợi thế về địa lý có thể chuyển hóa thành lợi thế về chi phí vận tải cho hoạt động vận tải nói chung và cho các hãng hàng không giá rẻ nói riêng.

Một trong những đặc trưng của các hãng hàng không giá rẻ là tập trung khai thác các tuyến bay tầm ngắn, nối trực tiếp hai điểm không qua trung chuyển và thường có thời gian bay dưới 4h. Với khoảng cách 2500 km hoặc trong 4h bay, có thể dễ dàng kết nối giữa hầu hết các thành phố lớn trong khu vực Đông Nam Á bằng máy bay B737 hoặc Airbus A320 (hai loại máy bay thường sử dụng của các hãng hàng không giá rẻ). Bên cạnh đó, khoảng cách gần gũi với Hàn quốc, Nhật Bản và Trung Quốc cũng mở ra những đường bay đầy triển vọng với các hãng hàng không giá rẻ của khu vực. Có thể thấy rõ các vùng lãnh thổ trong phạm vi 4h bay qua bản đồ dưới đây:

Hình 14 . Bản đồ vị trí địa lý của các nước trong khu vực Đông Nam Á


Nguồn www unitedworld usa com forum img pic asian map jpg 2 Tốc độ phát triển cao của 1

Nguồn: www.unitedworld-usa.com/forum/img/pic/asian_map.jpg

2. Tốc độ phát triển cao của mô hình hàng không giá rẻ tại Đông Nam Á


a) Sự ra đời của các sân bay dành riêng cho hàng không giá rẻ tại khu vực


Đặc trưng của hàng không giá rẻ là giảm tối đa chi phí. Do vậy nếu phải hoạt động tại các sân bay lớn với chi phí tương tự như các hãng hàng không truyền thống thì tiêu chí giảm chi phí khó mà thực hiện được. Các sân bay, nhà ga giá rẻ với thiết bị đơn giản, hệ thống làm thủ tục nhanh nhờ ứng dụng công nghệ thông tin có thể giúp các hãng tiết kiệm chi phí. Vì thế các hãng hàng không giá rẻ rất hoan nghênh ý tưởng xây dựng sân bay phục vụ riêng cho loại hình hoạt động này.

Nhận thức rõ được điều này, Chính phủ các nước trong khu vực Đông Nam Á đã có những động thái tích cực, ngoài các chính sách về mở cửa thị trường khai thác, các chính sách khuyến khích về tài chính, Chính phủ nhiều nước đã cho xây dựng ngày càng nhiều những sân bay dành riêng cho các hãng hàng không giá rẻ hoạt động. Điều đó đã có tác động tốt đến sự phát triển của loại hình vận tải mới mẻ tại khu vực.

Tại khu vực, Singapore, Malaysia và Thái Lan là những nước có hàng không giá rẻ phát triển mạnh nhất, từng bước chiếm lĩnh thị trường hàng không giá rẻ trong khu vực và có vị thế không thua kém so với các hãng hàng không giá rẻ quốc tế. Cũng chính tại các quốc gia này đã xuất hiện những sân bay, nhà ga dành riêng cho hàng không giá rẻ đầu tiên trong khu vực.

Tại Malaysia nhà ga dành riêng cho hàng không giá rẻ được xây dựng ở sân bay quốc tế Kualalumpur, đây là nhà ga đầu tiên thuộc loại này ở châu Á. Nhà ga có tổng diện tích 35.000 m2 với tổng giá trị xây dựng lên đến 29,2 triệu USD. Đây là nơi đặt căn cứ cho hãng hàng không giá rẻ Air Asia. Công suất đầu mà nhà ga này dự kiến khai thác là 10 triệu khách/năm và hiện đã đạt mức 6 triệu mỗi năm.

Các nhà chức trách Singapore đã cố gắng để không chậm chân trong lĩnh vực này. Kế hoạch dự kiến là đến 2008 mới có nhà ga dành riêng cho hàng không giá rẻ nhưng để chớp thời cơ Chính phủ nước này đã cho phép rút ngắn tiến độ để đưa nhà ga vào khai thác từ 26/03/2006. Nhà ga rộng 25.000 m2 bao gồm 2 dãy nhà 1 tầng

nằm liền kề nhau phục vụ riêng cho khách đi và đến, được xây dựng với tổng chi phí 45 triệu SD Singapore. Công suất dự kiến là 2,7 triệu khách/năm. Sau khi đưa vào khai thác lượng khách thông qua nhà ga này tăng lên một cách đáng kể. Từ 72.800 khách trong tháng đầu tiên đã tăng lên 106.000 khách nửa năm sau đó với tỷ lệ tăng trưởng đạt 46%. Nếu không có những xáo trộn về chính trị thì Thái Lan đã có sân bay dành riêng cho hàng không giá rẻ. Chính phủ dự kiến sẽ sớm khởi công xây dựng trong thời gian tới.

Tại Việt Nam, Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao chủ trì thực hiện dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp sân bay Gia Lâm thành một sân bay phục vụ các chuyến bay giá rẻ nội địa và khu vực. Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch sân bay Gia Lâm, theo đó đến năm 2015 sân bay này sẽ trở thành một cảng hàng không nội địa phục vụ cho các chặng bay ngắn.

Trong tương lai, theo đà phát triển, trong khu vực Đông Nam Á sẽ có thêm nhiều sân bay dành riêng cho các hãng hàng không giá rẻ hoạt động. Đây là một trong những tiềm năng tốt nhất để các hãng hàng không giá rẻ phát triển mạnh mẽ.

b) Sự phát triển của các hãng hàng không giá rẻ trong khu vực


Những năm gần đây, hàng không giá rẻ phát triển mạnh trên bầu trời Đông Nam Á, làm thay đổi một cách sâu sắc nhận thức của dân chúng về việc đi lại bằng đường hàng không. Cơ hội để cho những người có thu nhập trung bình và thấp được sử dụng loại hình dịch vụ cao cấp này đang ngày càng rõ nét. Cùng với việc mở cửa nền kinh tế, nới lỏng các quy định xuất nhập cảnh đang làm cho làn sóng du lịch ra nước ngoài không chỉ phát triển ở các nước Âu Mỹ mà đang bùng phát ngay cả ở các nước đang phát triển. Mặc dù xuất hiện tại Đông Nam Á muộn so với các khu vực khác, nhưng đổi lại hàng không giá rẻ lại có được một thị trường đầy tiềm năng.

Bắt đầu chỉ bằng vài chiếc máy bay thân hẹp đi thuê, các hãng hàng không giá rẻ trong khu vực Đông Nam Á giờ đây đang phát triển nhanh. Không chỉ làm thay

đổi phương cách kinh doanh vận tải hàng không cổ truyền, hàng không giá rẻ còn đang làm thay đổi chọn lựa cách di chuyển của nhiều người.

Hãng hàng không giá rẻ đầu tiên được thành lập tại châu Á là Air Asia, mà người khởi xướng là Tony Fernandes, một doanh nhân trẻ người Malaysia, giờ đây được coi là nhân vật hàng đầu trong công nghiệp hàng không giá rẻ châu Á. Air Asia Malaysia châm ngòi cho việc thành lập một loạt các hãng hàng không tương tự tại Đông Nam Á, trong đó có Thai Air Asia, Indonesia Air Asia, Tiger Airways và Jetstar Asia tại Singapore, Lion Air tại Indonesia, Nok Air tại Thái Lan, và giờ đây là sự chuyển mình của Jetstar Pacific tại Việt Nam. Chính sách mở cửa bầu trời và các hiệp định hàng không song phương giữa các quốc gia khu vực đi kèm với hội nhập kinh tế, văn hoá đang khiến cho thị trường hàng không Đông Nam Á trở thành khu vực phát triển nhất thế giới.

Theo Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (International Air Transport Association), Đông Nam Á là khu vực có sự phát triển mạnh nhất về số hành khách trong những năm tới đây. Mức phát triển hành khách quốc tế hằng năm tại Đông Nam Á là khoảng 6,5% kể từ nay đến 2010. Đi cùng với sự tăng trưởng về du lịch hàng không là sự tăng trưởng về lượng khách du lịch giữa các nước châu Á cũng như các địa phương trong một quốc gia.

Các hãng hàng không giá rẻ hiện đang chiếm 20% thị phần hàng không Đông Nam Á từ 1% cách đây khoảng năm năm. Năm 2007 hàng không giá rẻ Đông Nam Á phát triển với tốc độ 40%, và dự kiến sẽ tiếp tục phát triển từ 30% đến 50% trong vòng 5 năm tới. Các hãng hàng không giá rẻ sẽ tiếp tục mở đường bay mới và xâm lấn sang các đường bay dài tới Trung Đông, châu Âu và Australia.

Trung tâm hàng không châu Á - Thái Bình Dương (APAC) dự báo trong năm tới 2009 sẽ có thêm nhiều hãng giá rẻ đi vào hoạt động nâng số chuyến bay hàng không giá rẻ ở khu vực ASEAN từ 420 như hiện nay lên thành 650 chuyến/ngày. Tính đến nay chỉ còn Brunei, Campuchia, Lào và Myanmar là chưa có hãng hàng không giá rẻ.

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí