Dự Báo Về Vận Tải Hàng Không Việt Nam Tới Năm 2015:


Mục tiêu quan trọng nhất đó là thực hiện tốt những nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, phát triển cân đối và đa dạng các ngành nghề trong đó lấy hoạt động VTHK làm cơ bản, đạo điều kiện để các doanh nghiệp ngoài VTHK phát triển nhanh và hiệu quả. Có sự phối hợp chặt chẽ với các ngành của môi trường kinh tế xã hội vĩ mô, đầu tư một cách đồng bộ dựa trên mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận cấu thành của ngành. Đặt an toàn và hiệu quả lên làm mục tiêu hàng đầu, chú trọng tới chất lượng dịch vụ xứng tầm với một hãng hàng không lớn trong khu vực. Ưu tiên đầu tư phát triển đội bay cơ sở vật chất kỹ thuật theo hướng hiện đại phục vụ tốt nhất nhu cầu của hành khách đồng thời gia tăng vị thế cạnh tranh trên thị trường VTHK. Tất cả những điều này phải được dựa trên nguồn lực bản thân (tài chính, nhân lực…), tăng cường đoàn kết đảm bảo huy động được sức mạnh tập thể, tự chủ và chủ động đối phó với những khó khăn trước mắt. Hội nhập và hợp tác đa phương trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế như ICAO, IATA, AAPA, ASEAN, ký kết các hiệp định song phương tạo cơ sở pháp lý mở rộng đường bay và giải quyết tranh chấp phát sinh.

b) Định hướng phát triển:


Tổng công ty sẽ tiếp tục phát “huy nội lực, thực hành tiết kiệm, cắt giảm chi phí hướng tới tương lai” nhằm đảm bảo tăng trưởng hợp lý, ổn định và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh, cân đối tài chính (gồm cân đối thu chi kinh doanh, cân đối tổng dòng tiền và khả năng thanh toán, cân đối thu chi ngoại tệ, cân đối khả năng huy động và thanh toán nợ vay). Đồng thời không ngừng củng cố vai trò, vị trí và hình ảnh của hãng hàng không quốc gia, nỗ lực trở thành một hãng hàng không có bản sắc riêng đủ năng lực cạnh tranh và kinh doanh hiệu quả, tạo dựng được uy tín trên thị trường quốc tế, lấy trọng tâm là thị trường nội địa. Theo dự báo năm 2010, thị trường VTHK quốc tế và khu vực sẽ đạt mức tăng trưởng từ 4 - 4,5% so với năm 2009 nhưng tiếp tục chứa đựng nhiều tiềm ẩn bất ổn do hệ lụy của hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu. Mục tiêu hướng tới của VNA là phấn đấu trong năm 2010 sẽ vận chuyển được 11 triệu lượt hành khách, tăng gần 18% so với năm 2009, đạt tổng


doanh thu trên 32 000 tỷ đồng tăng 30% so với năm 2009. Mặt khác, VNA sẽ tận dụng thời cơ của hậu khủng hoảng khi thị trường còn nhiều khó khăn để tiếp tục triển khai các dự án nâng cấp đầu tư đảm bảo sang năm 2011 sẽ có một diện mạo mới về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và khai thác. Năm 2010 được coi là năm bản lề cho VNA nói chung và các hãng hàng không khác nói riêng phát triển, với quyết tâm sẽ có những bước đi đột phá tạo tiền đề vững chắc vào thập kỷ mới. Nhằm không ngừng nâng cao uy tín trên trường quốc tế, VNA đang nỗ lực đàm phán hoàn tất những khâu cuối cùng của thủ tục để trở thành thành viên đầy đủ của liên minh hàng không lớn thứ hai thế giới Sky Team trong năm nay. Để nâng cao hiệu quả hoạt động, VNA sẽ lành mạnh hóa các hoạt động tài chính, phát triển vốn, thực hiện kinh doanh có lãi. Trên cơ sở những mục tiêu định hướng đó, các chiến lược phát triển cụ thể được đưa ra là:

- Nâng cao cơ sở vật chất, kho bãi: hãng sẽ chú trọng tới xây dựng và cải tạo những cảng hàng không trọng điểm trong thời gian tới đảm bảo phục vụ tốt các dịch vụ như check-in, phòng chờ, dịch vụ lên máy bay bởi chất lượng nhà ga không tốt cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng được cung ứng. Trong thời gian tới sẽ mở rộng nâng cấp và xây dựng mới các cảng hàng không sân bay như: Cảng hàng không Quốc tế Cần Thơ, Cảng hàng không Liên Khương, Cảng hàng không Quốc tế Phú Quốc mới, Cảng hàng không Quốc tế Long Thành….triển khai xây dựng nhà ga hành khách T2 Sân bay Quốc tế Nội Bài để đưa vào khai thác chào mừng Đại Lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội. Dự án nâng cấp hai Cảng hàng không chiến lược của miền Trung là Cảng hàng không Đà Nẵng (Tp Đà Nẵng) và Chu Lai (Quảng Nam) trị giá 1 tỷ USD chủ yếu từ ngân sách nhà nước trong giai đoạn đến 2015, dự án sẽ đáp ứng khả năng vận chuyển hàng hóa và hành khách với công suất lớn phục vụ sự phát triển kinh tế khu vực này.

- Chính sách nguồn nhân lực: Mục tiêu của VNA là xây dựng đội ngũ nguồn nhân lực đủ về số lượng đồng đều về chất lượng, đạt tiêu chuẩn quốc tế ở những vị trí chủ chốt, phát triển đội ngũ cán bộ thấm nhuần bản lĩnh chính trị giỏi về chuyên môn vững về nghiệp vụ, tạo nền tảng cho sự phát triển vững chắc và hiệu


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

quả của VNA. Có ba nhóm nhân lực chủ yếu đó là: đội ngũ phi công, hiện tại VNA đang phải thuê khoảng 30 % phi công nước ngoài, trong tương lai cần phải có đội ngũ phi công riêng đáp ứng được nhu cầu khai thác đội bay của VNA được đào tạo cơ bản rèn luyện về mọi mặt, có kinh nghiệm dày dặn, có khả năng làm việc ở cường độ cao và đặc biệt là phải gắn bó với hãng; đội ngũ nhân viên mặt đất phụ trách phần kỹ thuật, những người này phải được đào tạo chuyên ngành kỹ thuật hàng không, có kiến thức sâu rộng và luôn học hỏi để cập nhật những tiêu chuẩn mới của thế giới về bảo dưỡng sửa chữa máy bay…; đội ngũ tiếp viên trẻ, năng động, nhiệt tình, giỏi ngoại ngữ, đạt trình độ quốc tế về nghiệp vụ, luôn được bồi dưỡng về tư tưởng chính trị. Ngoài ra, đội ngũ quản lý điều hành phải có năng lực, đầu óc nhạy bén, được đào tạo với trình độ phù hợp với công việc, đây là đội ngũ không kém phần quan trọng được coi là nguồn lực nòng cốt của VNA tác động nhiều tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của hãng thông qua những quyết định cá nhân. Tất cả sẽ được xây dựng thành một tập thể vững mạnh, gắn kết sức mạnh chung đưa hãng phát triển lên một tầm cao mới.

- Phát triển đội bay, mạng bay: Hiện tại VNA đang phải thuê nhiều máy bay từ nước ngoài với giá thuê chiếm từ 37% - 41% giá thành, điều này khiến cho việc kinh doanh của hãng trong giai đoạn khủng hoảng là rất khó khăn. Trong thời gian tới, VNA đang có kế hoạch phát triển đội bay, mua thêm nhiều máy bay mới, nâng cấp máy bay cũ, đưa vào sử dụng những chiếc máy bay hiện đại an toàn hơn. Mạng bay nội địa và quốc tế được mở rộng trong đó hai thành phố lớn là Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh sẽ là trục và các đường bay được tỏa đi tới các sân bay vệ tinh. VNA tổ chức khai thác các đường bay vốn là thế mạnh với tần suất cao, khả năng luân chuyển và nối chặng tốt. Việc tham gia liên kết với nhiều liên minh và tổ chức quốc tế cũng sẽ góp phần mở rộng đường bay với các hãng hàng không lớn trên thế giới thông qua việc chia sẻ chuyến bay (code-share), tận dụng được các ưu thế về quy mô, khắc phục những hạn chế chủ quan.

Kinh nghiệm phát triển vận tải hàng không một số nước trên thế giới và bài học đối với Việt Nam - 9

- Chiến lược về hệ thống quản trị tài chính: Thị trường luôn tiềm ẩn nhiều bất ổn ảnh hưởng tới khả năng đảm bảo nguồn tài chính liên quan tới các hoạt động


đầu tư, việc ổn định cân đối tài chính luôn là mục tiêu được quan tâm hướng đến. VNA sẽ cân đối các khoản thu chi kinh doanh, đảm bảo trạng thái dòng tiền và khả năng thanh toán luôn ở mức độ tốt, đảm bảo ngoại tệ cho hoạt động kinh doanh và đầu tư. Hoàn chỉnh hệ thống quản lý tài khoản và dòng tiền. Tăng cường công tác kế toán quản trị và thông tin kinh tế, đây là yêu cầu có tính chuẩn mực và bắt buộc, để làm được điều này VNA đang triển khai Đề án về thông tin quản trị tài chính nhằm tạo cơ sở ban đầu cho việc hình thành hệ thống kế toán quản trị nhằm cung cấp các thông tin quản trị kịp thời đáng tin cậy góp phần xử lý và điều hành sản xuất kinh doanh linh hoạt. Tăng cường công tác quản trị các rủi ro tài chính bằng các biện pháp sau: Thứ nhất, tăng cường cơ hội thị trường vốn suy thoái đã thực hiện cố định lãi suất vay dài hạn cho hầu hết các khoản vay phát sinh với mức lãi suất cố định hấp dẫn ổn định (dưới 4%/năm cho các kỳ hạn trên 10 năm). Thứ hai, thực hiện xong toàn bộ hành lang pháp lý và quy trình nội bộ để triển khai các giao dịch phái sinh về nhiên liệu bay. Thứ ba, thường xuyên quản trị các cân đối tài chính nhằm đảm bảo khả năng thanh toán và tính bền vững trong kinh doanh như chỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu, dòng tiền, cân đối ngoại tệ…Thứ tư, từng bước tiếp cận các nghiệp vụ giao dịch ngoại hối để chuẩn bị cho việc triển khai các nghiệp vụi phái sinh về ngoại hối trong tương lai. Ngoài ra, các hệ thống tin học ứng dụng phục vụ công tác quản lý tài chính cũng cần phải được hoản thiện để đảm bảo cho thông tin được thông suốt, phù hợp với yêu cầu quản lý.

- Chính sách nâng cao năng lực hệ thống bán và chất lượng dịch vụ: Chính sách chiết khấu thương mại áp dụng cho các tuyến đường có nhu cầu giảm sút làm tăng lợi thế cạnh tranh của VNA so với các đối thủ, thực sự làm động lực cho các đại lý khi lựa chọn và bán sản phẩm cho VNA. Chính sách hỗ trợ, khuyến khích bán dành cho đại lý và nhân viên bán với rất nhiều hình thức phong phú và đa dạng như tổ chức các khóa đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên đại lý, triển khai chăm sóc hình ảnh tại các đại lý, nâng cao chất lượng hỗ trợ đại lý giúp năng thị phần của VNA trên thị trường. Công tác xúc tiến thương mại, chăm sóc và quan hệ khách hàng sẽ được quan tâm, đầu tư và nâng cấp so với các năm trước. Các mẫu và hình ảnh quảng cáo được thiết kế đẹp, lưu trữ khoa học trợ giúp đắc lực cho hoạt động


quảng cáo chiến thuật. Các chương trình FAM tour cho đại lý và khách hàng lớn(CA) sẽ tạo ra sự gắn kết và cải thiện hình ảnh của VNA đối với khách hàng. Song song với nâng cao công tác bán, chất lượng dịch vụ cũng sẽ được chú trọng, VNA ưu tiên nâng cấp chất lượng dịch vụ của cả mặt đất và trên không theo một quy chuẩn đồng đều thể hiện đẳng cấp của một hãng hàng không có tầm cỡ trong khu vực. VNA đã đạt được một số kết quả đáng mừng trong khâu cung ứng dịch vụ khi được tổ chức đánh giá uy tín Skytax đánh giá vị trí 118/167 trên toàn thế giới và 25/49 ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, các dịch vụ luôn được xếp hạng từ mức Khá (3 sao) đến Tốt (4 sao). Tuy nhiên những bậc thang trong quá trình cải tiến không ngừng về chất lượng mà vẫn tiếp tục tiến lên với những cơ hội và thách thức mới đòi hỏi VNA phải giữ vững vai trò kiên định với chính sách được đưa ra.

- Chính sách sản phẩm, dịch vụ vận chuyển hành khách: Chính sách được xây dựng theo định hướng thị trường, tập trung vào các điểm chính sau:

Xây dựng hệ thống sản phẩm phong phú với lịch bay thuận tiện, đúng giờ, giảm việc hủy chuyến, tăng chuyến, kết hợp với chương trình dành cho khách hàng thường xuyên, hoạt động tiếp thị hiệu quả, đưa ra giá cạnh tranh đối với mạng đường bay nội địa, đường bay ngắn.

Còn những đường bay tầm trung – xa phạm vi quốc tế thì VNA sẽ xây dựng hệ thống sản phẩm được tiêu chuẩn hóa, mang đặc thù VN, liên kết các sản phẩm lữ hành, khách sạn với chất lượng dịch vụ và giá cả hợp lý.

- Chính sách vận chuyển hàng hóa: Nâng cao năng lực chuyên chở vận tải hàng hóa, khai thác luồng hàng từ VN đi các thị trường xuất khẩu truyền thống, đưa vào sử dụng nhiều máy bay chở hàng có tải lớn, kết hợp máy bay chở khách và máy bay chở hàng một cách linh hoạt. Với loại hàng cần vận chuyển nhanh có khối lượng nhỏ, VNA hướng tới các tuyến bay trong khu vực như Hà Nội – Tp Hồ Chí Minh – Đà Nẵng – Singapore – Bangkok – Hongkong. Với loại hàng có giá trị thấp thì nhằm vào thị trường nội địa và khu vực sử dụng các loại máy bay có trọng tải


nhỏ. Loại hàng hóa có trọng tải lớn giá cao, tập trung vào thị trường tiềm năng như Đông Bắc Á, Châu Âu, Bắc Mỹ, sử dụng các loại máy bay chuyên dụng và tải lớn.

- Chiến lược hội nhập quốc tế: Tham gia liên minh tiếp thị và kết nối mạng đường bay toàn cầu trên nguyên tắc có đi có lại, cân bằng lợi ích gồm: phối hợp mạng đường bay và lịch bay, trao đổi chỗ trên một số đường bay có lựa chọn, kết hợp với các chính sách giá cước và hệ thống phân phối. VNA sẽ hòa vào mạng đường bay toàn cầu của các hãng hàng không trên thế giới, tận dụng cơ hội để khuếch trương thị trường, đặc biệt trong thời điểm ngành VTHK đang có sự cạnh tranh diễn ra quyết liệt. VNA sẽ hợp tác với các đối tác có tiềm lực về vốn, công nghệ, kỹ thuật, thế mạnh thị trường nhằm tăng khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm cung ứng của mình.

- Chiến lược về khoa học – công nghệ: Ứng dụng công nghệ mới vào từng khâu của hoạt động sản xuất kinh doanh, tiếp thu những kiến thức của nước ngoài và từng bước làm chủ công nghệ giúp tiết kiệm thời gian chi phí, nghiên cứu và đào tạo, khuyến khích các cá nhân tập thể trong công ty tìm hiểu những vấn đề phát sinh. Tin học hóa các lĩnh vực quản lý – điều hành, sản xuất kinh doanh. Mới đây trang web thương mại điện tử VNA đã được khai trương nằm trong chiến lược đổi mới của hãng, với nhiều hạng mục khác nhau từ bán hàng tới phục vụ hành khách, từ tổ chức nhân sự tới tổ chức dữ liệu…Đặc biệt tính năng nổi bật nhất của web này chính là cho phép khách hàng có thể truy cập và đặt chỗ trực tuyến, thanh toán bằng 5 loại thẻ tín dụng quốc tế VISA, Master, Amex, JCB, Diner Club với tính bảo mật cao. Sẽ có nhiều tiện ích sớm được đưa vào khai thác trực tuyến như: thay đổi đặt chỗ/ hoàn vé tự động (AER – Auto Exchange and Refund), tra cứu và trả thưởng cho hội viên chương trình Bông sen vàng, thanh toán trực tuyến bằng thẻ ATM do các ngân hàng của VN phát hành.

3.1.2.2. Dự báo về vận tải hàng không Việt nam tới năm 2015:


Ngành VTHK của VN tương đối nhỏ nhưng đã có sự tăng trưởng đáng kể trong những năm gần đây. Trong năm 2008, VN là một trong những thị trường du lịch phát triển nhanh nhất thế giới, hội đồng Du lịch và Thương mại quốc tế kỳ


vọng rằng VN sẽ đứng trong top 10 quốc gia năng động nhất vào thập kỷ tới. VN đang có kế hoạch phát triển các sân bay mới và nâng cấp sân bay cũ để đáp ứng sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường hàng không nội địa trong tương lai. Tổng lượng hành khách chuyên chở năm 2009 đạt 9,3 triệu tăng 6,6% so với năm 2008, dự báo lượng hành khách sẽ tăng lên 32,5 triệu vào năm 2015 và 63 triệu năm 2020. Hiện tại, VN có 21 sân bay dân sự chính bao gồm 3 sân bay quốc tế, trong đó Tân Sơn Nhất là sân bay lớn nhất cả nước phụ trách gần 70% vận chuyển hành khách quốc tế. Chính phủ dự định tăng số lượng sân bay lên con số 24 vào năm 2015 gồm 6 sân bay quốc tế, tăng lên 26 vào 2020 với 10 sân bay quốc tế1. Đây là kế hoạch được đưa ra bởi Cục hàng không dân dụng VN (CAAV), theo đó sẽ cần một khoản

tiền ước tính 115 nghìn tỷ VND (tương đương 7,2 tỷ USD) để hiện thực hóa, toàn bộ số tiền dùng đầu tư cho cơ cở vật chất sân bay được lấy chủ yếu từ ngân sách quốc gia, trái phiếu Chính phủ, các khoản tín dụng phát triển và ODA.

Tới năm 2015 trên cả nước có 18 sân bay nội địa là Điện Biên, Nà Sản, Cát Bi, Vinh, Phú Bài, Đồng Hới, Phù Cát, Tuy Hòa, Cam Ranh, Pleiky, Buôn Ma Thuột, Liên Khương, Vũng Tàu, Cần Thơ, Rạch Giá, Cà Mau, Phú Quốc và Côn Đảo; 6 sân bay quốc tế là Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Cát Bi, Long Thành, Đà Nẵng và Chu Lai. CAAV đang làm việc để đẩy nhanh tiến độ xây dựng sân bay quốc tế Long Thành của tỉnh Đồng Nai bởi tới năm 2012, sân bay Tân Sơn Nhất sẽ trở nên quá tải, sân bay mới này có khả năng chuyên chở 25 triệu lượt khách mỗi năm. Trong giai đoạn từ 2015-2020, sẽ xây thêm hai sân bay mới là Quảng Ninh và Lào Cai phục vụ vận chuyển trong vùng, Quảng Ninh sẽ sử dụng loại máy bay lớn như A320 trong khi Lào Cai dùng loại máy bay hạng nhẹ như Fokker. Kinh phí cho giai đoạn đầu tư này là 70 nghìn tỷ đồng.

CAAV dự báo tăng trưởng trong ngành hàng không sẽ khoảng 10-15% mỗi năm trong những năm tới do tốc độ tăng trưởng nhanh của nền kinh tế, chính sách tự do hóa hàng không của Chính phủ và ngành du lịch phát triển2. Ngành hàng không là ngành được ưu tiên đầu tư của Chính phủ bởi hầu hết các sân bay đều

1 Nguồn: Viet Nam Country Commercial Guide, March 2009

2 Nguồn: Market Brief – Viet Nam, April 2006


được xây dựng từ trước năm 1975 nên phần lớn đều đã xuống cấp và quá tải. Hệ thống sân bay mới sẽ đảm bảo hiệu quả hoạt động, với ba cặp sân bay quốc tế được đặt tại mỗi vùng Bắc Trung Nam nằm trong trục tâm kinh tế của vùng. Các sân bay địa phương sẽ nằm gần những cặp sân bay này, hoạt động như là điểm chuyên chở hành khách phục vụ dụ lịch. Ngoài ra nếu cần thiết một số sân bay sẽ chuyển đổi thành sân bay quốc tế đáp ứng nhu cầu như sân bay Cam Ranh, Phú Bài hay Liên Khương. Lượng vốn đầu tư cần tới năm 2020 là 14,2 tỷ USD và giai đoạn từ 2020- 2030 là 20,5 tỷ USD. Trong giai đoạn từ 2011-2015, VNA sẽ mua thêm 16 máy bay mới, thêm 13 máy bay từ năm 2016-2020, tổng số máy bay đạt được tới năm 2030 là 250 và một nửa trong số đó thuộc sở hữu của hãng hàng không này.‌

Với đà phát triển nhanh chóng như hiện nay, dự báo sau năm 2020 ngành vận tải hàng không của Việt Nam sẽ vượt qua Philipine để đứng thứ 5 trong khu vực ASEAN chuyên chở 84 triệu hành khách mỗi năm. Theo Tổ chức hàng không Quốc tế, tăng trưởng thị trường hàng không VN sẽ đạt gần gấp đôi tốc độ trung bình của thế giới và khu vực Châu Á- Thái Bình Dương.

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngành vận tải hàng không Việt Nam:

3.2.1. Giải pháp đối với nguồn vốn đầu tư:


VNA là nhà VTHK hàng đầu VN với thị phần áp đảo trên thị trường nội địa, có vai trò quyết định thúc đẩy phát triển kinh tế, tăng cường giao lưu văn hóa giữa các vùng, hợp tác với thế giới, đảm bảo an ninh quốc phòng, ảnh hưởng tới nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Việc đầu tư cho VNA là cần thiết, nhận được nhiều sự quan tâm của các bộ ban ngành và nằm trong kế hoạch dài hơi của Chính Phủ. Ngành hàng không có đặc điểm là tỷ trọng tài sản cố định như sân bãi, cảng hàng không, đội máy bay…thường chiếm tỷ lệ lớn, đa số máy bay trong đội bay đang khai thác là đi thuê với giá thuê gần bằng một nửa giá trị thực, phần còn lại của vốn sẽ dùng để phát triển các lĩnh vực đồng bộ (kết cấu hạ tầng kỹ thuật, huấn luyện và đào tạo…). Trong thời gian tới, VNA nỗ lực mở rộng đội bay, đàm phán mua và thuê nhiều loại máy bay cỡ lớn phục vụ nhu cầu vận chuyển, chính vì thế cần một

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí