Sơ Đồ Liên Kết Lý Thuyết 3 Chủ Thể Hợp Tác Hàng Không Giá Rẻ, Lữ Hành Du Lịch, Điểm Đến


Hình 1.2: Sơ đồ liên kết lý thuyết 3 chủ thể hợp tác Hàng không giá rẻ, Lữ hành du lịch, Điểm đến

Nguồn Tổng hợp nghiên cứu của tác giả Qua sơ đồ ta thấy đây là mô hình 1

Nguồn: Tổng hợp nghiên cứu của tác giả

Qua sơ đồ ta thấy, đây là mô hình liên kết lỏng, linh hoạt giữa 3 chủ thể liên kết: các doanh nghiệp lữ hành, các hãng LCA và các khách sạn, nhà hàng, resort hoặc các điểm tham quan vui chơi, giải trí, thám hiểm, các khu nghỉ dưỡng

­ Hội nghị…ở trong một quốc gia hoặc ở các quốc gia khác nhau. Quá trình liên kết được hình thành thông qua một Hợp đồng kinh tế với các qui định chặt chẽ về thời gian, không gian, chất lượng các dịch vụ cung ứng và được điều phối bởi hoạt động thông qua một cơ quan điều phối chung của bộ phận phụ trách các hãng LCA và lữ hành du lịch. Nhờ đó quá trình thực thi các thỏa thuận liên

kết sẽ

hoạt động nhịp nhàng đạt hiệu quả

cao.

Ở đây, cơ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

quan điều phối

chung được hình thành và hoạt động trong thời gian các hợp đồng được ký kết và nó tự giải thể khi các hợp đồng được ký kết và chuyển cho các nhân viên ở các bộ phận chức năng kiêm nhiệm hoặc được tách ra từ đó của hai bộ phận


của cục hàng không và tổng cục du lịch trong cơ quan điều phối thực thi các hợp đồng cho đến khi hoàn thành trọn vẹn các điều khoản trong hợp đồng.

1.2.3.3. Ưu thế của liên kết Du lịch ­ Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế

Thứ nhất, đối với các hãng LCA, liên kết với các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành du lịch là điều kiện để hãng phát triển ổn định, bền vững, thể hiện ở: 1)

Cơ sở

tồn tại của hãng LCA là luôn tạo ra cho mình sức cầu lớn,

ổn định,

thường xuyên đối với sản phẩm của mình tạo ra. Vì khối cầu về LCA lớn, ổn định, liên tục tăng hãng sẽ tránh được các chuyến bay không tải, có tỷ lệ lấp đầy cao làm cho mức chi phí trung bình ghế/dặm giảm xuống, nhờ đó mà giảm được giá vé; 2) Sức cầu LCA làm cho tần suất bay trên cùng một tuyến bay trong mạng tăng, khai thác có hiệu quả thời gian hoạt động trong ngày. Đặc biệt, tận dụng được cả thời gian chết mà các hãng hàng không truyền thống không thể khai thác như sáng sớm và đêm khuya, hoặc những giờ không đẹp theo tâm lý duy tâm của những hành khách sang trọng, có thu nhập cao. Từ đó hãng có thể tăng cường hoạt động, tạo điều kiện để tăng nhanh số vòng chu chuyển của tư bản, tăng được khối lượng lợi nhuận do tăng cường độ hoạt động, xóa bỏ thời gian trống trong ngày; và 3) Khi cầu cao và ổn định về LCA sẽ tạo điều kiện để hãng sử dụng đến mức cao nhất công suất máy móc thiết bị, nhờ đó khấu hao sẽ nhanh hơn, tạo ra sự chênh lệch lớn giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng, làm cho thời gian phục vụ không công của các phương tiện máy móc dài, giống như lợi dụng được sức của lực lượng tự nhiên, đặc biệt là chi phí máy bay có giá trị lớn. Đây là cơ sở quan trọng để giảm chi phí, giảm giá vé ngày một sâu hơn, tạo sự hấp dẫn của dịch vụ càng cao, sức cầu về LCA được kích thích mạnh hơn.

Thứ hai, cung cấp đầy đủ kịp thời LCA là cơ sở và điều kiện để du lịch phát triển ổn định, bền vững.

Đối với các hãng LCA, du lịch là thị trường, nơi tạo ra sức cầu lớn cho sản phẩm của hãng. Tuy nhiên, du khách trừ một số nhỏ tự tổ chức tour cho cá

nhân, phần lớn đều qua các hãng lữ hành du lịch. Do đó, cầu vận tải của du


khách thường trực tiếp thông qua các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành du lịch cung ứng. Trong khi đó, dịch vụ du lịch là một loại hình dịch vụ tổng hợp, gồm nhiều khâu khác nhau, từ marketing, lập tour, vận chuyển du khách về các điểm đến, khách sạn, giải trí, tham quan, chữa bệnh, nghỉ dưỡng…và trở về nơi xuất

phát. Trong các khâu cấu thành tour thì dịch vụ vận chuyển du khách về các

điểm đến và khứ

hồi là khâu đầu tiên tạo ra sự

hấp dẫn đối với du khách.

Nếu được cung cấp dịch vụ vận chuyển LCA nhanh chóng, thuận lợi, chi phí thấp sẽ bảo đảm được ưu thế lớn cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Do đó, khi xuất hiện các hãng LCA thì việc liên kết với du lịch trở thành khách quan kinh tế, vì sự liên kết này không chỉ đảm bảo cho các doanh nghiệp hoạt động trong ngành du lịch, mà còn cả các hãng LCA phát triển ổn định và bền vững. Tính khách quan đó xuất phát từ các lợi thế cụ thể sau: 1) Liên kết với các hãng LCA, các doanh nghiệp du lịch giảm được chi phí thực hiện các tour, đặc biệt là các tour chỉ có một điểm đến phục vụ du khách nghỉ dưỡng, chữa bệnh, hội nghị hoặc tour có nhiều điểm đến gần kề nhau mà điểm đến đầu có khoảng cách di chuyển dài nhất lại gần với các cảng hàng không. Nhờ đó các

doanh nghiệp kinh doanh du lịch mở

rộng được thị

trường xuống các đối

tượng du khách có thu nhập thấp hơn, như học sinh, sinh viên, người hưu trí… bảo đảm cho du lịch có điều kiện phát triển ổn định và bền vững; 2) Cung cấp dịch vụ di chuyển bằng đường hàng không, tuy các dịch vụ bổ trợ không phải là cao cấp nhất, song những dịch vụ di chuyển với thời gian rút ngắn nhiều lần so với các phương tiện khác như tàu hỏa, tàu thủy, ô tô đã tạo điều kiện để du khách giữ được sức khỏe và độ hứng khởi khi bắt đầu một chuyển du lịch, nhờ đó kích thích mạnh hơn đối với du khách khi tiếp tục lựa chọn cho tour lần hai hoặc ba, từ đó doanh nghiệp kinh doanh du lịch giữ được lượng du khách truyền thống ổn định; 3) Liên kết với các hãng LCA, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch có điều kiện mở rộng phân công chuyên môn hóa, tập trung được vốn và các nguồn lực khác nhau vào hoàn thiện, nâng cấp các khâu khác

trong sản phẩm tour cung cấp cho du khách. Từ đó nâng cao được uy tín, vị


thế của doanh nghiệp nhờ hình ảnh an toàn và hiện đại của ngành hàng không trong liên doanh, liên kết; 4) Liên kết với các hãng cung ứng dịch vụ vận tải giá rẻ, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch có điều kiện vươn đến các điểm

đến du lịch xa hơn tại các quốc gia trong vùng hoặc ở những nước xa hơn

nằm trong tầm hoạt động của mạng LCA. Từ đó doanh nghiệp có điều kiện mở rộng được hoạt động kinh doanh phát triển được ngành du lịch; và 5) Liên kết giữa du lịch với các hãng LCA, giúp nền kinh tế quốc gia hội nhập sâu vào nền kinh tế khu vực, nhờ đó mà hiện đại hóa chính bản thân hai ngành công nghiệp mũi nhọn của quốc gia.

1.3. Kinh nghiệm liên kết Du lịch ­ Haǹ g không giárẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế của một số hãng haǹ g không giárẻ điển hình trong khu vực ASEAN và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

1.3.1. Kinh nghiệm liên kết

Du lịch ­ Haǹ g không giáre

của

một số

hãng haǹ g không giárẻ điển hình của khu vực

Trong các cuộc khủng hoảng tài chính ­ tiền tệ liên tiếp nổ ra trên thế giới hiện nay đã thúc đẩy sự ra đời nhanh chóng của các hãng LCA, đặc biệt ở khu vực Đông Nam Á. Trong tiến trình này, các hãng LCA Đông Nam Á đã tìm cách

mở rộng và chiếm lĩnh hầu khắp thị trường cung cấp LCAS toàn khu vực và

vươn rộng ra ở nhiều quốc gia lớn trên thế giới. Sự phát triển mở rộng trong điều kiện hội nhập và tự do hóa bầu trời đã để lại cho LCA Việt Nam những bài học lớn, có thể thấy điều đó ở một số hãng LCA cụ thể sau:

1.3.1.1. Kinh nghiệm liên kết Du lịch ­ Haǹ g không giárẻ của hãng haǹ g không giárẻ Lion Air (Indonesia)

Lion Air (tên đầy đủ

là PT Lion Mentari Airlines) thành lập từ

tháng

10/1999 và chính thức hoạt động vào 30/7/2000, sau 13 năm hoạt động rất thành công với công ty du lịch Lion Tours travel agency. Lion Air có trụ sở chính tại sân bay quốc tế Sockarno ­ Hatta, Jakarta, Indonesia, Đến giữa năm 2005 hãng sở hữu nhà ga 2F Soekarno­Hatta, và lần lượt là nhà ga số 1, 1A, 1B, 2E.. Là hãng LCA đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam, mở ra một xu hướng mới cho sự phát triển của


ngành hàng không Đông Nam Á và kích thích thị trường LCAS phát triển. Khi

thành lập hãng chỉ có 1 máy bay phục vụ tuyến nội địa Jakarta ­ Pontianak theo phương thức điểm đối điểm. Hiện hãng có đội bay 89 chiếc Boeing 737 ­ 200, 300, 400…(tính đến 2012) mạng hoạt động tới 35 điểm đến trong nước và nhiều điểm đến nước ngoài bao gồm Singapore, Kuala Lumpur (Malaysia) và Tân Sơn Nhất (Việt Nam). Riêng Indonesia, hãng có 5 điểm đến. Vừa qua, hãng đã đặt mua thêm 178 chiếc Boeing 737.900ER [Website:http://en.tiket.com/pesawat/tiket­ lion­air?lang=en&twh=19531511&om=1&gclid=CJHz18O­ 1cUCFQ0AvAodQ3gAUA] nhằm tăng cường tiềm lực và mở rộng hoạt động để có khả năng tiếp tục giảm chi phí theo qui mô nhằm cung cấp LCAS với giá rẻ hơn nữa phục vụ hành khách và du khách bình dân có mức thu nhập trung bình. Lion Air đã chiếm tới 50% thị phần các chuyến bay trong nước, tại Indonesia.

Là một trong những hãng đầu tiên tham gia vào thị trường LCAS của châu Á, Lion Air đã thực sự tạo nên một cơn sốt trên thị trường khu vực với sức cạnh tranh mạnh mẽ. Cùng với phương thức giảm chi phí giống các hãng LCA khác như bay điểm đối điểm, gạt bỏ những dịch vụ cao cấp, sử dụng một loại máy bay…thì đội ngũ nhân viên luôn được lòng hành khách với phong cách phục vụ rất chuyên nghiệp và chu đáo. Nhiều dịch vụ bên lề cùng những ưu đãi như đồ ăn miễn phí, chương trình tích điểm thưởng, hoạt động giải trí... được thực hiện một cách thường xuyên để thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu cũng như mong

muốn của du khách và hành khách bình dân. Đặc biệt, hãng luôn ưu đãi cho

những hợp đồng cố định của các hãng lữ hành du lịch trong và ngoài nước bằng cách đặt vé qua email, xếp chỗ trước theo thứ tự ưu tiên, đóng cửa chuyến bay trước 45 phút, thanh toán trực tuyến qua VISA/MASTERCARD và giữ vé cố định trong thời gian từ 6 ­ 12 tháng.

Với những dự định như nâng cao cơ sở hạ tầng và tăng một lượng lớn số máy bay, chính sách phù hợp.. Lion Air sẽ phát triển hơn nữa và tiến tới mục tiêu trở thành thương hiệu hãng LCA hàng đầu trong khu vực cũng như quốc tế. Thời gian tới hãng sẽ phát hành IPO ra thị trường chứng khoán để có nguồn lực tài


chính thực hiện kế hoạch dự

định hai năm tới đạt được 60% thị

phần tại thị

trường trong nước và vươn xa hơn tra thị trường LCAS quốc tế.

Theo ước tính, năm 2011, hãng phục vụ 27 triệu l1ượt khách, tăng 30% và

dự báo tốc độ

tăng trưởng trong tương lai sẽ

đạt 15%/năm

[Website:http://en.tiket.com/pesawat/tiket­lion­air? lang=en&twh=19531511&om=1&gclid=CJHz18O­1cUCFQ0AvAodQ3gAUA].

Từ khảo sát và nghiên cứu Lion Air có thể rút ra như sau:

Lion Air hợp tác rất chặt chẽ với du lịch và chỉ chính thức hoạt động sau khi có 1 lượng khách du lịch của chính mình. Ngoài ra hãng chủ động sở

hữu nhà ga ở sân bay căn cứ và các điểm đến để chủ động làm thủ tục cho

hành khách, áp dụng triệt để công nghệ thông tin như đặt chỗ qua email, thanh toán trực tuyến..

1.3.1.2. Kinh nghiệm liên kết Du lịch ­ Haǹ g không giárẻ của hãng haǹ g không giárẻ Tiger Airways (Singapore)

Tiger Airways có tên đầy đủ là Tiger Airways Private Limited, là một hãng

LCA có trụ sở

đóng tại sân bay quốc tế

Changi Singapore. Đây là hãng hàng

không hợp nhất quốc tế đầu tiên tại Đông Nam Á với hãng hàng không giải thể

Valuair (9/2003) và mua lại 33% cổ phần của hãng hàng không PT Mandala

Airlines của Indonesia. Tiger Airways đã lên kế hoạch mua thêm một lượng lớn máy bay A320 để bổ sung vào 40 máy bay cùng loại hiện có của hãng và dự định tăng lên 68 máy bay vào năm 2015. Để hình thành một tập đoàn hàng không quốc tế giá rẻ với công ty mẹ là Tiger Airways. Hãng đã lên và thực thi kế hoạch mở rộng thị trường ra khu vực Châu Á với các đường bay tới Ấn Độ, Malaysia và Việt Nam. Hiện Tiger Airways hoạt động tại sân bay quốc tế Nội Bài (khai thác từ 07.04.2005, tần suất 2 chuyến 1 tuần) và sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (khai thác từ 31.03.2005, tần suất 10 chuyến 1 tuần). Và đi các nước: Trung Quốc, Ấn Độ, Brunei, Indonesia, Malaysia, Philipines, Singapore, Thái Lan.

Động thái này thể

hiện Tiger Airways đang trở

thành một trong những


hãng LCA phát triển nhanh và tiến tới tập đoàn LCA trên thị trường khu vực và

thế giới. Với Mandala, Tiger đang cạnh tranh trực tiếp với nhiều hãng hàng

không giá rẻ tại Indonesia, trong đó có Lion Air và tiến vào chiếm lĩnh thị trường

LCA của Việt Nam, tạo ra thách thức không nhỏ LCAS của nước ta.

đối với các hãng cung cấp

Sau thời gian hoạt động với nhiều sáng kiến lớn mang tính đột phá và những chiến lược hợp lý tập trung vào mô hình kinh doanh liên kết lỏng với các

doanh nghiệp lữ

hành du lịch

ở các quốc gia khu vực, mạng lưới của Tiger

Airways được mở rộng không ngừng trong khi vẫn duy trì được mức chi phí

hoạt động thấp. Mặc dù gặp những khó khăn và sự cố nhất định, nhưng hiện tại Tiger Airway vẫn là một hãng LCA lớn nhất của Singapore hoạt động tại

nhiều quốc gia trên thế giới với tốc độ tăng trưởng về số lượng hành khách

hàng năm luôn đạt mức cao, với 15­ 20% [Website:http://en.tiket.com/pesawat/tiket­lion­air? lang=en&twh=19531511&om=1&gclid=CJHz18O­1cUCFQ0AvAodQ3gAUA ].

Giải thưởng hàng không CAPA đã công nhận Tiger Airways là hãng LCA có ảnh hưởng và hiệu quả lớn trên thị trường LCAS của khu vực ASEAN thể hiện ở: 1) Có khả năng lãnh đạo tổ chức hoạt động và mở rộng thành tập đoàn hàng không lớn trong khu vực; 2) Mở rộng mạng lưới hoạt động rộng khắp với các chiến lược thôn tính, hợp nhất, liên kết thành công, đặc biệt là liên kết với các doanh nghiệp lữ hành du lịch để mở rộng và chiếm lĩnh thị trường; 3) Trung thành với các nguyên tắc tiết kiệm, giảm chi phí để cung cấp LCAS cho khách

hàng và du khách. Đồng thời cải thiện các điều kiện phục vụ để nâng cấp

thương hiệu đối với hành khách và du khách bình dân; 4) Tạo được phong cách phục vụ tận tình, cởi mở, chu đáo, chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên và tiếp viên phục vụ, từ đó tạo lập được thương hiệu và văn hóa công ty; và 5) Bảo đảm được doanh thu ổn định và không ngừng tăng lên đem lại lợi nhuận cao như cung cấp được khối lượng LCAS ngày một lớn hơn.


Thương hiệu của Tiger Airways đang là sự lựa chọn của những hành

khách và du khách bình dân khắp châu Á. Những du khách mong muốn đi du lịch hàng không từ điểm này đến điểm kia một cách an toàn và tin cậy với giá cả hợp lý nhất đang tìm đến hãng ngày một nhiều hơn nhờ thương hiệu uy tín, hiện đại, tiện dụng, thân thiện và chu đáo của hãng.

Với vị thế là hãng LCA nhưng có phong cách phục vụ chuyên nghiệp, hiện đại cả về tư vấn khách hàng và tiếp viên máy bay, Tiger Airways dần dần chiếm được cảm tình của đại đa số khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ hàng không trong khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là khách du lịch lữ hành ở các quốc gia trong khu vực.

Cùng một số chính sách đặc thù như không hạn chế gửi gậy golf, trượt tuyết, xe đạp, dụng cụ âm nhạc.. và với ưu thế là một hãng LCA có sức ảnh

hưởng lớn

ở khu vực Đông Nam Á,

Tiger Airways cũng từng bước lớn mạnh

thêm, đưa LCAS của mình tới tay khách hàng có nhu cầu ở nhiều quốc gia trong khu vực và chú trọng liên kết kinh doanh với nhiều doanh nghiệp lữ hành du lịch của châu lục.

Từ nghiên cứu Tiger Airways có thể rút ra kết luận như sau:

­ Chỉ sau một thời gian ngắn hoạt động hãng đã nhanh chóng gia tăng số lượng máy bay, có chiến lược mở rộng phạm vi hoạt động của mình và không ngại cạnh tranh trực tiếp với các hãng hàng không nội địa mà hãng bay đến.

­ Hãng luôn trung thành đồng hành với du lịch với chiến lược liên kết lỏng,

­ Đặc biệt là thái độ phục vụ của nhân viên rất có trách nhiệm, cởi mở và thân thiện, tạo được nét văn hoá riêng, chiếm trọn được tình cảm đối với khách du lịch.

1.3.1.3. Kinh nghiệm liên kết Du lịch ­ Haǹ g không giárẻ của hãng haǹ g không giárẻ Air Asia (Malaysia)

Hãng LCA Air Asia là một liên doanh hàng không với nhiều nước như Thai Air Asia, Indonesia Air Asia, Air Asia X, Malaysia Air Asia (IE) với mạng đường bay điểm đối điểm kết nối với 20 quốc gia. Để xây dựng hãng trở thành tập đoàn LCA, hãng xây dựng kế hoạch đặt mua 100 chiếc máy bay A320 của

Xem tất cả 184 trang.

Ngày đăng: 01/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí