1.1. Cơ sở khách quan của liên kết Du lịch Hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tính khách quan của quá trình liên kết kinh doanh của các chủ thể kinh tế thường xuất phát từ chính đặc điểm và các sản phẩm mà chúng cung cấp cho thị trường. Liên kết giữa du lịch hàng không giá rẻ, trước hết cũng xuất phát từ các đặc điểm hoạt động cung ứng các dịch vụ của chúng, do đó việc phân tích bản thân du lịch, hàng không giá rẻ và đặc điểm các dịch vụ chúng cung cấp cho thị trường là cần thiết.
1.1.1. Du lịch và những đặc trưng cơ bản của dịch vụ du lịch trong hội nhập kinh tế quốc tế
1.1.1.1. Du lịch
Theo từ điển Webster’s New University, du lịch (tourism) được định nghĩa “là chuyến đi chơi, là lĩnh vực kinh doanh các chuyến du lịch và các dịch vụ cho khách du lịch”.
Trước thế kỷ XIX, khi kinh tế chưa phát triển, các phương tiện giao thông vận tải và thông tin liên lạc còn thô sơ chưa cho phép một bộ phận lớn dân cư đủ khả năng tài chính, thời gian để vượt những khoảng cách xa trên trái đất, thì du lịch chỉ là hiện tượng cá biệt của một số ít người thuộc tầng lớp quý tộc. Ngay đầu thế kỷ XX, khách du lịch vẫn phải tự lo lấy việc đi lại, ăn ở tại nơi đến tham quan và thưởng ngoạn phong cảnh đẹp, du lịch chưa được coi là một hoạt động kinh tế. Trong điều kiện đó, du lịch chỉ là hiện tượng những người đến một nơi khác ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình do nhiều nguyên nhân, ngoại trừ mục đích kiếm tiền và ở đó người này phải tiêu tiền mà họ kiếm được ở nơi khác.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, khi bùng nổ khoa học công nghệ, kinh tế tăng trưởng và phát triển nhanh chóng, các phương tiện giao thông vận tải và thông tin liên lạc được hiện đại hóa, dòng du khách ngày càng đông, nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng, hội nghị…tăng lên nhanh chóng, du lịch trở thành một hoạt động kinh tế. Từ đó, du lịch được coi là toàn bộ những hoạt động và công việc phối hợp giữa các ngành nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách.
Theo Điều 4, chương I Luật Du lịch Việt Nam (2005), “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.
Có thể bạn quan tâm!
- Liên kết du lịch hàng không giá rẻ trong hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam - 2
- Những Nội Dung Về Liên Kết Du Lịch Hàng Không Giá Rẻ Đã Được Các Tác Giả Nước Ngoài Phân Tích Và Được Đề Cập Tới
- Khái Quát Kết Quả Từ Các Công Trình Đã Được Tổng Quan Và Những Vấn Đề Luận Án Sẽ Tiếp Tục Nghiên Cứu
- So Sánh Đặc Trưng Kinh Tế Kỹ Thuật Giữa Hãng Hàng Không Truyền Thống Với Hãng Hàng Không Giá Rẻ
- Liên Kết Du Lịch hàng Không Giá Rẻ: Bản Chất Và Đặc Trưng Cơ
- Các Điều Kiện Thúc Đẩy Nhu Cầu Liên Kết Du Lịch hàng Không Giá Rẻ Trong Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế
Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.
Khi kinh doanh du lịch ngày càng phát triển, hoạt động liên kết phối hợp gắn bó nhiều ngành tạo thành một hệ thống mở rộng ra trên phạm vi toàn cầu,
cuốn hút nhiều quốc gia vào hệ
thống của nó thì,
du lịch được coi là một
ngành công nghiệp với toàn bộ hoạt động mà mục tiêu là kết hợp giá trị của các tài nguyên du lịch thiên nhiên và nhân văn với các dịch vụ, hàng hóa để tạo
ra sản phẩm du lịch đáp ứng mọi nhu cầu của du khách. Đặc biệt là sự liên
kết giữa du lịch với các ngành của lĩnh vực giao thông vận tải. Để hiểu rõ sự liên kết giữa các ngành trong hoạt động du lịch cần hiểu rõ hơn sự giao thoa
giữa du lịch và ngành giao thông vận tải với ngành lữ phận cấu thành đặc thù của ngành du lịch.
hành du lịch, một bộ
Ngành du lịch (Tourism industry): gồm các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho khách du lịch như:
+ Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nghiệp nòng cốt.
vận chuyển (transports) là doanh
+ Đại lý lữ hành (Travel agency): Điều hành chương trình du lịch (Tour
operators), các điểm tham quan, vui chơi giải trí (Attractions), là doanh nghiệp nòng cốt.
+ Doanh nghiệp kinh doanh lưu trú, ăn uống và các dịch vụ hiếu khách khác (hospitality).
+ Các loại hình doanh nghiệp khác trong nền kinh tế có cung cấp dịch vụ cho khách du lịch (cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho các đối tượng khách hàng khác không phải là khách du lịch, nhưng có tỷ trọng thu nhập từ khách du lịch lớn hơn).
Ngành lữ hành du lịch (Travel and Tourism Industry): Gồm các doanh
nghiệp thuộc ngành du lịch (hoặc có thu nhập từ du lịch), kết hợp với các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ giao thông vận tải và các dịch vụ khác nhằm cung cấp
các hàng hóa và dịch vụ cho khách du lịch tại điểm đến trong chương trình du lịch [WTTC, 1995. Travel and Tourism’s Economic Perspective 1995 2005, WTTC: Brussels. Source: Based on UNSTAT, Recommendations on Tourism Statistics, op cit.].
Dựa trên những phân tích trên đây, có thể thấy rằng lữ hành du lịch là một ngành kinh tế mang tính liên ngành rất chặt chẽ, trong đó hạt nhân liên kết là các doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm, tài nguyên du lịch với doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ giao thông vận tải. Khi tiến hành nghiên cứu về hoạt động lữ hành du lịch cần phải bao gồm nghiên cứu hoạt động của các lĩnh vực liên quan như đại lý lữ hành, điều hành chương trình du lịch, dịch vụ hướng dẫn du lịch, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vận chuyển, điểm tham quan vui chơi giải trí và một số lĩnh vực khác có vai trò hỗ trợ và cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho hoạt động du lịch nói chung.
Du lịch là một hoạt động kinh tế xã hội đặc thù, trong đó phản ánh tổng hòa các quan hệ lợi ích giữa những ngành tham gia vào kinh doanh du lịch. Trong Điều 6 “Dự thảo pháp lệnh du lịch” lần thứ 9 của Việt Nam, thì du lịch được coi là những hoạt động và các quan hệ phát sinh do sự tác động qua lại lẫn nhau giữa
du khách, người kinh doanh du lịch, chính quyền và cộng đồng dân cư địa
phương trong quá trình thu hút, tiếp đón và phục vụ khách du lịch. Để thấy rõ tính khách quan của liên kết Tourism LCA cần hiểu dịch vụ du lịch và các đặc trưng cơ bản của nó.
1.1.1.2. Dịch vụ du lịch và những đặc trưng cơ bản
Cho đến nay chưa có một khái niệm chung thống nhất trên phạm vi toàn cầu về khái niệm dịch vụ, trong đó có dịch vụ du lịch, do đó người ta chỉ có thể dựa vào đặc điểm của nó để đưa ra khái niệm dịch vụ. Theo đó, dịch vụ là các hoạt động sản xuất xã hội, tạo ra các sản phẩm hàng hóa không tồn tại dưới hình thái vật thể, nhằm thỏa mãn tức thời, thuận lợi và có hiệu quả các nhu cầu trong sản xuất và đời sống của con người.
Du lịch là một ngành kinh tế mà sản phẩm của nó chủ yếu là dịch vụ có đặc điểm là: không tồn tại dưới dạng vật thể, không lưu kho, lưu bãi, không thể
chuyển quyền sở hữu khi sử dụng. Lữ hành là một bộ phận quan trọng cấu thành ngành du lịch, vì vậy lữ hành cũng là một lĩnh vực dịch vụ.
Thuật ngữ “Dịch vụ lữ hành du lịch” có ý nghĩa tương tự thuật ngữ “dịch vụ du lịch”. Trong thực tiễn ở nhiều quốc gia trên thế giới, hai thuật ngữ này được sử dụng như nhau, có thể thay thế cho nhau, thậm chí có nhiều tài liệu còn sử dụng thuật ngữ “dịch vụ du lịch lữ hành” để ám chỉ sự tương đồng về nội dung của hai thuật ngữ trên.
Theo Đạo Luật về ngành Lữ hành Du lịch (được sửa đổi ngày 30/3/2011) của bang British Columbia, Canada, “Dịch vụ lữ hành (travel services) bao gồm các dịch vụ vận chuyển, lưu trú dành cho lữ khách, khách du lịch, khách tham quan hoặc các dịch vụ khác có sự kết hợp với dịch vụ vận chuyển hoặc dịch vụ
lưu trú đó” [Website: http://www.tico.ca/news/advisories/287industryadvisory
amend ment todefinitionofqtravelservicesq.html ]
Trong mục 9 của “Danh mục phân loại lĩnh vực dịch vụ” (MTN.GNS/W/120),
WTO cũng đã phân chia dịch vụ lữ
hành du lịch (Tourism and
Travel Related
Services) thành 4 phân ngành. Trong đó, 3 phân ngành đầu tiên nằm trong danh mục “Phân loại tạm thời sản phẩm trung tâm” (Central Products Classification viết tắt là CPC) của Liên Hợp quốc. Những phân ngành và ký hiệu CPC của chúng như sau: 1) Khách sạn và nhà hàng (bao gồm dịch vụ ăn uống) (CPC 641 643); 2) Đại lý lữ hành và dịch vụ điều hành chương trình du lịch (CPC 7471); 3) Dịch vụ hướng dẫn du lịch (CPC 7472); và 4) Các dịch vụ khác.
Vì hoạt động du lịch là một phần của các hoạt động dịch vụ tổng hợp,
đặc biệt là dịch vụ vận chuyển, đồng thời cũng bao gồm một số dịch vụ kinh
doanh, dịch vụ phân phối và dịch vụ giải trí, văn hóa và thể thao. Do vậy, các
dịch vụ
này được phân loại trong nhóm các loại dịch vụ
khác [World Trade
Organization, 9/1998. Tourism services, Council for Trade in Services.].
Từ nhu cầu của quá trình hội nhập của nền kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng, Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) đang phối hợp xây dựng dự thảo Tiêu chuẩn Quốc gia “Du lịch và các dịch vụ liên quan Thuật
ngữ và định nghĩa” (Tourism an other related services Terminology and
Definition) nhằm thống nhất cách hiểu và cách sử dụng thuật ngữ trong du lịch.
Theo đó, dịch vụ du lịch là toàn bộ
các dịch vụ
được cung
ứng cho du
khách, trong đó bao gồm các dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ hướng dẫn du lịch và các dịch vụ khác, nhằm thỏa mãn các nhu cầu liên quan trong chuyến đi của khách du lịch.
Trong điều kiện toàn cầu hóa mở rộng và hội nhập sâu của các nền kinh tế quốc gia vào nền kinh tế khu vực và quốc tế, thì du lịch là ngành tiên phong hội nhập sâu và rộng vào ngành du lịch thế giới. Từ đó khái niệm du lịch quốc tế và dịch vụ du lịch quốc tế cũng xuất hiện.
Trên cơ sở tổng hợp những định nghĩa của Ủy ban Thống kê của Liên Hợp quốc (UNCTAT) [UNTAD, 1997. Globalization and Economic Convergence, Trade and Development report 1997. ] và Luật Du lịch Việt Nam (2005) [Quốc hội, 2005. Luật du lịch Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội] về loại hình du lịch quốc tế, có thể hiểu Du lịch quốc tế là hoạt động du lịch vượt ra khỏi phạm vi biên giới của một quốc gia. Theo cách phân loại của UNWTO [Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa, 2004. Kinh tế du lịch, Nxb Lao động, Hà Nội, tr.28], thì du lịch quốc tế được phân thành 2 loại: Du lịch quốc tế vào (inbound) là hoạt động du lịch của những người từ nước ngoài đến du lịch tại một quốc gia; và Du lịch quốc tế ra (outbound) là hoạt động du lịch của những người trong một quốc gia đi ra khỏi nước mình để du lịch. Từ đó, hình thành nên ba khái niệm khác liên quan đến loại hình du lịch: Du lịch nội địa (Domestic): là hoạt động du lịch của một quốc gia đi du lịch trong quốc gia đó; Du lịch quốc nội (internal): bao gồm du lịch nội địa và du lịch quốc tế vào; và du lịch quốc gia (national): bao gồm du lịch nội địa và du lịch quốc tế ra (Sơ đồ 1.1).
Sơ đồ 1.1: Các hình thức du lịch
Nguồn: Tổ chức du lịch thế giới. [Tổ chưć du lịch thếgiới
(UNWTO), 2010. Dự baó “Tầm nhiǹ du lic̣ h 2020”, Thông tấn xãViệt Nam.]
Từ phân loại du lịch như trên, người ta chia dịch vụ du lịch thành hai
loại: Dịch vụ đối với khách du lịch quốc tế và dịch vụ đối với khách du lịch nội địa. Trong đó, dịch vụ đối với khách du lịch quốc tế lại được chia thành hai loại: Dịch vụ đối với khách du lịch quốc tế vào (inbound) và dịch vụ đối với khách du lịch ra (outbound).
Từ đó có thể hiểu Dịch vụ du lịch quốc tế là toàn bộ các dịch vụ được cung ứng cho khách du lịch quốc tế, bao gồm các dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ hướng dẫn du lịch và các dịch vụ khác nhằm thỏa mãn nhu cầu liên quan trong chuyến đi của đối tượng khách du lịch quốc tế, trong đó vận chuyển và dịch vụ tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng, thể thao, thám hiểm, hội nghị giữ vị trí nòng cốt.
1.1.1.3. Những đặc trưng cơ bản của dịch vụ du lịch
Trong kinh doanh du lịch, cung ứng dịch vụ du lịch gắn liền với nhu cầu phát sinh một đại lượng xác định nhưng hầu hết không tồn tại ở dạng hiện vật. Với tư cách là một lĩnh vực dịch vụ, dịch vụ du lịch cũng chứa đựng những đặc tính cơ bản của dịch vụ nói chung, đó là tính vô hình, tính không thể phân chia, tính có khả năng biến đổi và tính dễ phân hủy. Ngoài ra, dịch vụ du lịch còn có hai thuộc tính đặc thù, đó là tính không đồng nhất và tính không có quyền sở hữu. Thứ nhất, tính vô hình (Intangible): Khác với sản phẩm ở dạng vật thể,
các dịch vụ không thể nhìn thấy, nếm ngửi, cảm giác hay nghe thấy trước khi mua.
Để giảm sự bất định của tính chất vô hình, người mua thường tìm hiểu về dịch vụ thông qua những dấu hiệu hữu hình từ những thông tin được cung cấp và niềm tin về chất lượng của dịch vụ đó thông qua sự trải nghiệm của những người đi trước.
Thứ hai, tính không thể phân chia (Inseparable): Dịch vụ được tạo ra và tiêu thụ một cách đồng thời, vì vậy cả người cung ứng dịch vụ và khách hàng không thể tách rời nhau trong quá trình sản xuất và tiêu dùng. Khách hàng tiếp xúc với nhân viên là một phần quan trọng của việc hình thành sản phẩm và quá trình tiêu thụ dịch vụ diễn ra khi có tác động qua lại giữa người cung cấp dịch vụ với khách hàng.
Thứ ba, tính có khả năng biến đổi (Heterogeneous): Dịch vụ rất dễ thay đổi, chất lượng của sản phẩm tùy thuộc phần lớn vào người cung cấp, địa điểm cung cấp và thời điểm cung cấp. Nguyên nhân là do: 1) Dịch vụ được cung cấp và tiêu thụ đồng thời, nên việc kiểm tra chất lượng sản phẩm rất hạn chế; 2) Sự biến động về nhu cầu gây khó khăn cho việc cung cấp chất lượng đồng nhất, đặc biệt là trong thời điểm có nhu cầu cao; 3) Chất lượng dịch vụ tùy thuộc vào kỹ năng của người cung cấp và thời điểm tiếp xúc giữa khách hàng với nhân viên; 4) Dịch vụ được cung cấp tới khách hàng thông qua các nhân viên phục vụ (yếu tố con người) và do yếu tố tâm lý, sức khỏe của họ, nên không thể tạo ra
được dịch vụ
như
nhau trong những thời gian làm việc khác nhau. Hơn nữa,
khách hàng tiêu dùng là người quyết định chất lượng dịch vụ dựa trên cảm thụ
của họ. Trong những thời gian khác nhau, sự cảm nhận đó cũng khác nhau,
những khách hàng khác nhau cũng có những cảm nhận khác nhau; và 5) Sự thay đổi và thiếu đồng nhất của sản phẩm là nguyên nhân chính tạo nên sự thất vọng ở khách hàng.
Thứ tư, tính dễ phân hủy (Perishable): Dịch vụ không thể tồn kho, nghĩa là sản phẩm du lịch không thể để dành cho ngày mai. Dịch vụ không bán được hôm nay không thể bán cho ngày hôm sau.
Thứ
năm,
tính không đồng nhất (Herogeneity): Việc tạo ra dịch vụ
liên
quan đến sự kết hợp giữa các yếu tố hữu hình (các phương tiện vật chất) và vô hình (kỹ năng phục vụ, thái độ phục vụ của nhân viên). Do đó, chất lượng của dịch vụ được tạo ra trong những thời điểm khác nhau là không đồng nhất.
Thứ sáu, tính không có quyền sở hữu (Non ownership): Dịch vụ không có quyền sở hữu. Khách hàng chỉ mua được quyền sử dụng dịch vụ tạm thời trong một khoảng thời gian nhất định nào đó mà thôi.
Hiện nay, với trình độ
khoa học công nghệ
tiên tiến, các doanh nghiệp
kinh doanh dịch vụ du lịch có thể cạnh tranh nhau thông qua sự hỗ trợ của công
nghệ, để làm tăng thêm giá trị
của dịch vụ. Tuy nhiên, yếu tố
con người vẫn
đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên giá trị, chất lượng của sản phẩm qua việc cung cấp dịch vụ.
Do giao thông vận tải là ngành tạo ra dịch vụ lưu chuyển du khách từ
những địa điểm khác nhau trên trái đất đến những vùng có tài nguyên du lịch tự nhiên, văn hóa đặc thù thỏa mãn được nhu cầu tham quan, giải trí, thám hiểm, nghỉ dưỡng, chữa bệnh…, nên sự liên kết giữa du lịch với các dịch vụ vận tải, đặc biệt là dịch vụ hàng không là một khách quan kinh tế xuất phát từ nhu cầu phát triển ngành du lịch và ngành hàng không.
1.1.2. Hãng hàng không giá rẻ và việc cung cấp dịch vụ hàng không giá
rẻ
1.1.2.1. Hàng không giá rẻ và các đặc trưng cơ bản
Thuật ngữ “Hàng không chi phí thấp” hay Việt hóa thành “Hàng không giá
rẻ” (Low Cost Airlines LCA) ra đời với chuyến bay đầu tiên vào 6/5/1949 dưới tên gọi Pacific SouthWest. Tuy nhiên, đến tận năm 1968, hãng hàng không giá rẻ SouthWest Airlines mới chính thức được thành lập tại bang Texas (Mỹ) và có không gian hoạt động trong nội bang. Từ năm 1970 đến nay, hàng không giá rẻ phát triển mạnh mẽ và lan rộng ra nhiều châu lục đặc biệt là Đông Nam Á.
Hãng LCA có các đặc trưng cơ bản sau:
Thứ
nhất,
giá cả dịch vụ cung cấp cho thị trường có tỷ
suất lợi nhuận
trong cơ cấu giá thành thấp, do đó mức tăng trưởng lợi nhuận của hãng chủ yếu dựa trên tăng cung khối lượng dịch vụ.